QUỸ ỦY THÁC TÍN DỤNG XANH : CẦU NỐI GÍUP CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2012, có 1.664 doanh nghiệp (DN) giải thể và 1.595 DN tạm ngừng hoạt động. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động Chính phủ đã có nhiều giải pháp đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý để vừa tháo gỡ khó khăn, vừa thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát; bảo đảm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, ổn định tỷ giá; hỗ trợ tín dụng xây dựng nhà cho các đối tượng xã hội, người có thu nhập thấp.

Nhằm khuyến khích các DNVVN của Việt Nam đầu tư thay thế các thiết bị/công nghệ cũ đang sử dụng bằng các thiết bị/công nghệ mới thân thiện với môi trường cũng như khuyến khích các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư công nghệ mang lại lợi ích về môi trường, những năm qua Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh do Thuỵ Sĩ tài  trợ (Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam điều phối) đã hỗ trợ tài chính cho các DNVVN bằng cách hỗ trợ bảo lãnh (tối đa 50% giá trị tín dụng) và hoàn trả một phần (tới 25%) của vốn đầu tư dựa trên tác động môi trường được giảm nhẹ do dự án mang lại. Để hiểu rõ hơn về sự hỗ trợ này, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với Ms. Nguyễn Lê Hằng, Điều phối viên Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh.

PV: Xin cho biết, vai trò của Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh đối với các DN vừa và nhỏ ?

Ms. Hằng: Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (gọi tắt là GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) dành cho các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trung và dài han vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đối tượng hỗ trợ tài chínhcủa GCTF là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của Việt Nam. Những doanh nghiệp này thường hay gặp phải những trở ngại như: thiếu vốn, khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ ngân hàng do không đủ tài sản thế chấp, … khi đứng trước những hạng mục đầu tư lớn (đổi mới thiết bị/công nghệ). Chính vì thế, Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh thiết kế 2 hình thức hỗ trợ tài chính song hành cho nhóm đối tượng này, bao gồm:

(1) phát hành thư bảo lãnh tín dụng đối với 50% giá trị khoản tín dụng mà doanh nghiệp được ngân hàng phê duyệt ;

(2) trả thưởng cho doanh nghiệp tới 25% giá trị khoản vay tín dụng khi dự án đầu tư đạt được mức độ cải thiện môi trường nhất định. Trả thưởng ở đây có nghĩa là GCTF sẽ ‘thưởng’ cho doanh nghiệp thông qua trả hộ doanh nghiệp một phần nợ với ngân hàng.

Hệ thống tuyển nổi bằng không khí hòa tan (DAF) của công ty TNHH Giấy Bắc Hà mới được đưa vào sử dụng nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Ủy Thác TÍn Dụng Xanh

 

PV : Làm thế nào để các DN tiếp cận nguồn vốn của Quỹ ?

Ms. Hằng: Xin được làm rõ là Qũy không giữ vai trò cấp vốn cho các dự án. Toàn bộ nguồn tín dụng cho doanh nghiệp là sẽ do các ngân hàng đã có cam kết với Quỹ cung cấp. Vai trò của Quỹ là hỗ trợ thế chấp thông qua bảo lãnh và trả thưởng.

Mọi DNVVN của Việt Nam (trên 50% sở hữu trong nước) của các ngành công nghiệp và một số ngành dịch vụ (khách sạn, tòa nhà, nhà hàng,khu dịch vụ vui chơi giải trí, giặt là) đều có thể đăng ký tìm kiếm hỗ trợ tài chính của Quỹ khi có các dự định thay đổi thiết bị/công nghệ phù hợp.

Các doanh nghiệp có thể tìm thấy biểu mẫu đăng ký dự án với GCTF thông qua trang web https://gctf.vncpc.org, điền thông tin của doanh nghiệp và dự án và gửi về ban điều phối GCTF tại Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam qua địa chỉ email : [email protected]. Bên cạnh đó Doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận với Quỹ qua các cán bộ đầu mối tại các ngân hàng :

(1) [email protected] (bà Nguyễn Thị Khai Phương – Techcombank)

(2) [email protected] (bà Lê Thị Thường Chiếu – ACB)

(3) [email protected] (Bà Nguyễn Thị Khánh Hoài – VIB)

 

PV : Sau một thời gian triển khai, Quỹ có gặp những thuận lợi và khó khăn gì ?

Với sự hỗ trợ của Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh, Cty Nhựa Tân Phú đầu tư công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp đã xảy ra là doanh nghiệp xây dựng được những dự án khả thi về tiêu chí kỹ thuật của Quỹ những bản thân họ lại có những vấn đề tài chính riêng mà ngân hàng không chấp thuận cung cấp tín dụng ví dụ nợ xấu, không đủ tài sản thế chấp (mặc dù đã tính tới phần hỗ trợ bảo lãnh của GCTF, đang có quá nhiều khoản nợ song song, …)

Về những thuận lợi, bản thân việc trả thưởng như vừa đề cập ở trên cũng có thể được xem như một thuận lợi nên doanh nghiệp xác định được rõ điều này. Bên cạnh đó, một trong yếu tố có tác động tới việc doanh nghiệp quyết đổi mới thiết bị/công nghệ là khuôn khổ chính sách của nhà nước, ví dụ Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa, Luật bảo vệ môi trường, …

 

PV : Hoạt động của Quỹ trong thời gian tới ?

Chúng tôi tiếp tục các hoạt động truyền thông để quảng bá Quỹ tới các nhóm mục tiêu. Các dự án đã tiếp cận tới Quỹ sẽ được triển khai theo đúng lộ trình đã thống nhất với doanh nghiệp và ngân hàng. 

 

PV : Xin cảm ơn… về cuộc trao đổi này.

Thực hiện : Phạm Đình Tuyên – Tạp chí Môi trường Số 04/2012

Ra mắt Quỹ Tín dụng xanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quỹ Tín dụng xanh với số vốn 5 triệu USD do Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ đã chính thức ra mắt tại Hà Nội ngày 10-10, nhằm khích lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo vệ môi trường.

Đối tác Quỹ Tín dụng xanh là Trung tâm Sản xuất sạch (VNCPC) và Ngân hàng Thương mại châu Á, Ngân hàng Quốc tế VN (VIB Bank), Ngân hàng Kỹ thương VN (Techcombank).

Để có thể vay tín dụng từ quỹ này, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải trình kế hoạch kinh doanh, sau đó có sự sát hạch của VNCPC. Nếu đủ điều kiện được vay, doanh nghiệp sẽ nộp đơn vào 1/3ngân hàng nêu trên. Khi ngân hàng phê duyệt khoản tín dụng, quỹ sẽ bảo lãnh 50% vốn vay.

Nếu sau 6 tháng sử dụng công nghệ sạch mà giảm được 50% lượng phát thải sẽ được hỗ trợ 25% chi phí đầu tư hoặc tối đa là 200.000 USD.(Nguồn: NLĐ, 12/10)

Tài trợ cho các dự án đầu tư công nghệ sạch qua Quỹ tín dụng xanh

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2007 – Techcombank đã được Quỹ tín dụng xanh (GCTF) của Ban thư ký về các vấn đề Kinh tế của chính phủ Thụy Sỹ (SECO) chọn là một trong ba ngân hàng tài trợ cho các dự án đầu tư công nghệ sạch qua Quỹ này.

Thông qua Quỹ Tín dụng xanh, Techcombank sẽ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn dưới 5 triệu USD và dưới 500 nhân công) trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp khoản vay ưu đãi trong thời hạn từ 2 đến 5 năm với hạn mức tối đa là 1 triệu USD. Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp cần phải đạt được tiêu chuẩn về sự ảnh hưởng tới môi trường, cụ thể là phải cải thiện được các chỉ tiêu về môi trường tối thiểu là 30% theo đánh giá của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam – VNCPC. Nếu mức độ cải thiện môi trường lớn hơn 30% và nhỏ hơn 50% thì mức hỗ trợ không hoàn lại là 15% giá trị khoản tín dụng đầu tư vào thiết bị cải thiện môi trường. Nếu mức độ cải thiện môi trường lớn hơn 50% thì mức hỗ trợ không hoàn lại là 25% giá trị khoản tín dụng đầu tư.

Dự án Quĩ tín dụng xanh (GCTF) được Ban thư ký về các vấn đề Kinh tế của chính phủ Thụy Sỹ (SECO) lập để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đầu tư dài hạn vào công nghệ sản xuất sạch, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Quỹ có tổng mức tài trợ và bảo lãnh là 5 triệu USD, trong đó 3 triệu USD được dùng để hỗ trợ không hoàn lại cho các dự án có mức độ cải thiện môi trường đạt tiêu chuẩn và 2 triệu USD được dùng để đảm bảo 50% giá trị các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia dự án thiếu tài sản đảm bảo.

Giới thiệu Quỹ tại TP Hồ Chí Minh

Do nhu cầu mong muốn được tham dự của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các tỉnh phía Nam là rất lớn nên Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam cũng đã tổ chức một buổi giới thiệu với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp. Tại đây các doanh nghiệp cũng rất mong muốn được tham gia chứng tỏ Quỹ đã rất hấp dẫn với bên có nhu cầu vì thủ tục đơn giản và quan trọng là góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn để thay đổi công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Tổ chức Hội thảo chuyền đề “Sản xuất sạch hơn và giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh” tại Long An

Phối hợp với Sở Công thương tỉnh Long An, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đã tổ chức Hội thảo chuyền đề “Sản xuất sạch hơn và giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh” tại Thị xã Long An. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 70 đại biểu từ các cơ quan chức năng và khoảng 40 doanh nghiệp của tỉnh tham dự.

Hội thảo “Giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh và Sản xuất sạch hơn” tại thành phổ Hải Dương

Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với Sở Công thương tỉnh Hải Dương tổ chức Hội thảo “Giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh và Sản xuất sạch hơn” tại thành phổ Hải Dương. Trên 70 đại biểu từ cơ quan chức năng địa phương và khoảng 40 công ty sản xuất công nghiệp trong địa bàn tỉnh Hải Dương đã tới tham dự hội thảo.

Hội thảo “Giới thiệu và Xúc tiến Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp và Quỹ tín Ủy thác dụng xanh trong cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hà Nam” tại thành phố Phủ Lý.

Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Công nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam (VASMIE) đã tổ chức Hội thảo “Giới thiệu và Xúc tiến Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp và Quỹ tín Ủy thác dụng xanh trong cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Hà Nam” tại thành phố Phủ Lý‎ (tỉnh Hà Nam). Trên 40 doanh nghiệp đã được nghe giới thiệu về Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp và giải thích cụ thể về tiêu chí và hỗ trợ của Quỹ GCTF.

Hội thảo “Phổ biến sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” do Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình tổ chức

Tại Hội thảo “Phổ biến sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” do Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình tổ chức, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam là đơn vị thuyết trình đã giới thiệu tới các đại biểu khái niệm Sản xuất sạch hơn, các kỹ thuật Sản xuất sạch hơn và Quỹ GCTF về hỗ trợ các dự án đầu tư thay đổi công nghệ theo hướng sạch hơn. Một số doanh nghiệp tham dự Hội thảo đã trao đổi với Quỹ những câu liên quan tới các dự định thay đổi thiết bị/công nghệ của mình.

Quỹ ủy thác tín dụng xanh – GCTF tại Hội chợ triển lãm Entech HN 2011

Ngày 25/05/2011 , Q uỹ ủy thác tín dụng xanh – GCTF tham gia hội chợ triển lãm mang tên ENTECH HANOI 2011 với chủ đề “HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG – MÔI TRƯỜNG, HIỆU QUẢ KINH DOANH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” đã được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ Triễn lãm Việt Nam, 148 Giảng Võ, Hà Nội. Hội chợ có sự tham gia của 150 gian hàng trong và ngoài nước với trên 80 doanh nghiệp Việt Nam, Hàn Quốc, Hồng Kông, Trung Quốc, New Zealand….
Hầu hết các dự án đều hỗ trợ các doanh nghiệp những giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng, nguyên nhiên vật liệu cũng như hóa chất trong quá trình sản xuất. Một điểm đáng chú ý là dự án Quỹ tín dụng xanh GCTF còn đưa ra hỗ trợ về tài chính cho các dự án đầu tư đổi mới công nghệ/thiết bị. Đây là một ý tưởng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam do Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ – SECO tài trợ., VNCPC đóng vai trò là cơ quan điều phối và thẩm định dự án về mặt kỹ thuật.
Khái niệm sản xuất sạch hơn và phát triển bền vững không còn là khái niệm xa lạ với những SMEs của Việt Nam, cũng do nhận thức thay đổi, rất nhiều SMEs mong muốn thay đổi thiết bị công nghệ nhưng hiện tại những giải pháp công nghệ cũng như thiết bị tiết kiệm năng lượng giá vẫn còn khá cao, vượt quá khả năng của nhà sản xuất. Chính vì thế, Quỹ Ủy thác tín dụng xanh – GCTF như là một giải pháp tài chính tháo gỡ khó khăn cho các SMEs.
Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, việc huy động vốn để mở rộng sản xuất cũng như thay đổi thiết bị là một rào cản rất lớn đối với các SMEs, chính vì thế tại Hội chợ lần này cả phía các Doanh nghiệp và phía các nhà cung cấp thiết bị , dây chuyền công nghệ về thiết bị tiết kiệm năng lượng, và năng lượng sạch đặc biệt quan tâm đến Quỹ. Các nhà cung cấp cũng chia sẻ rằng với tình hình thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát của Chính phủ họ rất cần những hỗ trợ như của “Quỹ ủy thác tín dụng xanh – GCTF” thật là giải pháp để họ có thể kích cầu khách hàng của họ.
Đối với một doanh nghiệp, nguồn vốn hỗ trợ là vô cùng quý báu và trong thời buổi kinh tế biến động như hiện nay, việc huy động nguồn vốn lại càng vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, khi tham gia Quỹ GCTF doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bảo lãnh tới 50% vốn vay tại các ngân hàng Techcombank, ACB và VIBank với giá trị tín dụng tối đa lên tới 1.000.000 USD. Hơn thế, nếu công nghệ/thiết bị thay thế chứng minh được các tác động tích cực ở một mức độ nhất định, Quỹ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn trả một phần vốn vay ngân hàng tới 25%. Do đó, Quỹ GCTF thực sự là một nguồn hỗ trợ rất hấp dẫn khi mà doanh nghiệp được hỗ trợ cả về mặt tài chính cũng như kỹ thuật với sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm của VNCPC.
Quỹ ủy thác tín dụng xanh – GCTF luôn mong muốn mang những hỗ trợ của mình nhằm thúc đẩy quá trình thay đổi thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến hơn đến với các SMEs nhằm cải thiện mức độ ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường.

Hội thảo giới thiệu dự án SPIN tại Bình Định

Sáng ngày 8/3/2012 vừa qua, Dự án SPIN cùng với Quỹ ủy thác Tín dụng Xanh (GCTF) đã phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Bình Định (PFA) tổ chức buổi hội thảo giới thiêu dự án tại thành phố Quy Nhơn – Bình Định.

Phần thảo luận với các doanh nghiệp

Buổi hội thảo đã nhận được sự quan tâm của hơn 40 doanh nghiệp Chế biến Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Bình Định thông qua PFA, trong đó, các doanh nghiệp tham gia hội thảo đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với việc Đổi mới Sản phẩm Bền vững và những công nghệ, kỹ thuật mà SPIN đang phát triển nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, giảm thiểu chất thải và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Song song với đó, đoàn cán bộ Dự án cũng đã có chuyển khảo sát tại 3 doanh nghiệp Chế biến Gỗ trên địa bàn để đánh giá tiềm năng Đổi mới Sản phẩm và khả năng tham gia vào Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh. Qua chuyến tham quan này, chúng tôi nhận thấy tiềm năng Đổi mới Sản phẩm và Đổi mới Công nghệ của các doanh nghiệp trên là rất lớn. Tại hầu hết các doanh nghiệp này, lượng nguyên liệu đầu vào được đưa vào sản phẩm chỉ dao động từ 45-55%, còn lại được bỏ đi, hoặc dùng làm nhiên liệu cho lò sấy, hoặc được bán lại với giá rẻ… gây ra một sự lãng phí rất lớn. Những phụ phẩm này đều là những nguồn nguyên liệu quý, có chất lượng khá tốt và hoàn toàn có thể dùng làm nguyên liệu đầu vào cho một dây chuyền sản xuất khác như đồ chơi trẻ em, đồ dùng học tập…. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên hoàn toàn có thể nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí hóa, sản xuất nhiên liệu sinh khối để tiết kiệm chi phí cho lò đốt, sấy và gia tăng giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Về những dự định sẽ triển khai với các doanh nghiệp trên:
– Đánh giá khả năng tham gia và đề xuất tham gia vào Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh dựa vào nguyện vọng của các doanh nghiệp,
– Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và ứng dụng công nghệ khí hóa, phát triển nhiên liệu, hệ thống năng lượng mặt trời…
– Chuyên gia thiết kế sẽ tham quan và làm việc với các doanh nghiệp để đề xuất việc phát triển sản phẩm từ phụ phẩm hiện nay nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào và gia tăng giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Admin GCTF