Quay về với Tết “sinh thái”

Ngày 26 tết năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa ở tòa nhà Vimeco (Hà Nội) sẽ gói mẻ bánh chưng đầu tiên sau nhiều năm ăn bánh chưng mua sẵn.

Hình ảnh những người bán lá dong dùng để gói bánh chưng ngày càng hiếm dần.

Ảnh chụp một người bán rong trên phố Nguyễn Công Trứ, Hà Nội – Ảnh: Việt Dũng

Cực kỳ hào hứng với sự kiện này, nhất là 2 bé con lai Việt – Pháp 13 và 8 tuổi của gia đình, nên từ cách đây mấy ngày, cả nhà chị Hoa đã có một chuyến về quê ngoại ở Hưng Yên chặt lá dong, rồi mua sẵn gạo nếp và đậu. Ngày 26 tết, 2 con lợn còi gia đình nuôi ở trang trại cách Hà Nội 60 km cũng được mang về làm thịt để gói bánh và giò xào.

Quay về truyền thống

Vốn rất coi trọng vệ sinh thực phẩm, nên từ lâu nay chị Hoa hơi ngại thực phẩm làm sẵn mua ở chợ mà thích món ăn nhà làm. Nhà có trang trại rộng, mọi năm bố chị vẫn gói giò nhưng gói bánh chưng thì cả nhà vẫn ngại, nào rửa lá, đãi gạo, đãi đậu, gói và luộc bánh kéo dài cả ngày mà ăn thì chẳng bao nhiêu.

Nhưng năm nay chị muốn cho bọn trẻ được hưởng một cái tết y hệt như ngày chị còn bé, sống cùng cha mẹ nên chị quyết định ăn tết truyền thống. Từ trước đó 1 tuần, chị đã hỏi bạn bè đăng ký số lượng bánh chưng để chuẩn bị gạo cho đủ, rồi lên lịch để bọn trẻ có thể cùng nhau rửa lá, bắt đầu khâu đầu tiên chuẩn bị một nồi bánh chưng tết. Gạo và đậu đã có, lá dong đã chặt về. Ngoài ra còn có 4 gia đình bạn bè cũng được mời về chung vui.

Gia đình chị Thanh Hương ở Khương Hạ, Hà Nội cũng sẽ đón 1 cái tết con rắn có bánh chưng nhà làm. Từ 2 năm trước, chị Hương đón bố mẹ chồng ở Hải Hậu, Nam Định lên sống cùng và từ đó có lệ tết đến là gói bánh chưng kiểu Hải Hậu, Nam Định ở Hà Nội.

Trước khi gói bánh, gạo nếp cái hoa vàng được ngâm đãi sạch và trộn với nước gừng, thịt lợn dùng để gói bánh cũng được trộn với một số hương liệu là hạt tiêu, gừng và thảo quả. Chiếc bánh gói không dày những đậu, thịt như ở thành phố mà mỏng hơn, da bánh màu vàng chanh nhẹ chứ không xanh như màu da bánh chưng mua sẵn và tỏa mùi thơm ấm áp của gừng, một mùi vị hơi lạ so với hương vị bánh chưng Hà Nội.

Phong trào “tự làm, tự nấu”

Những ngày chuẩn bị Tết Nguyên đán náo nức sẽ góp một quãng chùng vào một bản nhạc lúc nào cũng căng cứng và ngột ngạt cho người đô thị trong tiết xuân Hà Nội.

Chính vì thế, năm nay cái tết của nhà chị Thanh Giang ở Giảng Võ, Hà Nội rất xôm tụ với các thứ của nhà và của bạn bè làm: gà đặt của nhà bạn gái nuôi từ trước đó nửa năm nhưng giá vẫn “hữu nghị” 180.000 đồng/kg, giò xào nhà tự gói từ nguồn thịt lợn đặt từ Nam Định, bánh chưng gói chung với gia đình người bạn. Ngay cả mứt để đãi khách dịp tết, cô bạn cùng cơ quan cũng làm tặng chị 2 hộp mứt cà chua và mứt quất, màu đỏ và vàng sậm của mứt đựng trong giấy bóng kính đẹp không khác gì mứt nhà hàng, hứa hẹn một cái tết vừa vui vừa đầm ấm.

Còn nhớ trước đây Joe – anh chàng người Canada nói tiếng Việt rất sõi và duyên – từng băn khoăn rằng bạn bè mời Joe đến nhà thường nói “Joe ăn đi, đây là bánh bao nhà tự làm, bánh chưng nhà tự làm…đấy”, nhưng theo Joe làm gì có bánh bao nhà làm! Nhiều người cũng đồng tình với Joe, muốn làm bánh bao phải có men bánh bao để ủ bột đủ độ cho bột nở, phải biết nặn và hấp bánh sao cho bánh vừa tròn trịa và trắng trẻo.

Thế nhưng giờ đây chuyện nặn và làm bánh bao tại nhà là “muỗi” với chị em. Mua bột bánh bao đã có sẵn gói men ở siêu thị, rồi làm như hướng dẫn! Chỉ cần như vậy, sau 3g một chị vụng ơi là vụng cũng có thể có đĩa bánh bao nhân thịt và lạp xưởng đãi chồng con.

Tiện dụng như thế nên phong trào “tự làm, tự nấu” năm nay đang cao hơn hết thảy. Thứ gì không làm được thì đặt của nhà bạn bè, vừa vui lại vừa yên tâm về mặt chất lượng.

Không khí tự làm, tự nấu góp tết cũng là để giữ cái hồn tết Việt ở đô thị, nơi dòng chảy cuộc sống hầu như không ngủ, lúc nào người ta cũng bận rộn kiếm sống và không lúc nào hết lo lắng, kể cả những người giàu.

 –  Songxanh
thiet ke noi that – cua cuondich vu bao ve    cua cong inox – cau thang inox  –  lan can inox

Áp dụng sản xuất sạch hơn tại Bình Định

Làng nghề sản xuất tinh bột sắn Hoài Hảo (Bình Định) áp dụng các biện pháp SXSH (Nguồn: bản tin công nghệ xanh số 3)
Bình Định là 1 trong 5 tỉnh, thành phố ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Bên cạnh những đóng góp tích cực, việc phát triển của các khu, cụm, điểm công nghiệp ở Bình Định cũng đang phải đối mặt với nhiều cách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp.
Triển khai Chiến lược SXSHHiện nay, Bình Định đã và đang tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng theo quy hoạch 8 khu công nghiệp (KCN), chưa tính các KCN trong khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội với tổng diện tích quy hoạch là 1.761 ha, 37 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.519,37 ha, đặc biệt là KKT Nhơn Hội (12.000 ha, trong đó có 1.300 ha KCN); tập trung xây dựng thành phố Quy Nhơn (đô thị loại I thuộc tỉnh) trở thành trung tâm tăng trưởng phía Nam của vùng và đầu mối giao thông phục vụ trực tiếp cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên… Các khu, cụm, điểm công nghiệp hiện nay đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có công nghệ sản xuất còn lạc hậu, bố trí các công đoạn sản xuất chưa khoa học, chưa đạt hiệu quả cao trong quản lý, sản xuất và hầu hết là theo phương pháp xử lý cuối đường ống. Như vậy, tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh là rất lớn và theo đó, hiệu quả đem lại cũng rất lớn, không những cho bản thân doanh nghiệp mà còn cho mục đích bảo vệ môi trường.

Cuối năm 2009, Bình Định bắt đầu tiếp cận và triển khai Chương trình SXSH trên địa bàn tỉnh với một số nội dung tuyên truyền phổ biến về Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 thông qua một số hoạt động chủ yếu như: Tổ chức hội thảo, tập huấn, tham quan mô hình trình diễn, đánh giá nhanh SXSH cho các doanh nghiệp điển hình, đưa thông tin lên website Sở Công Thương và báo Công Thương Bình Định.

Ngoài ra, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Định đã tham mưu Sở Công Thương thành lập Văn phòng SXSH thuộc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động SXSH trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2010-2015. Năm 2010, Trung tâm đã tổ chức hội thảo thúc đẩy áp dụng SXSH cho các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tập huấn nâng cao nhận thức SXSH cho cán bộ quản lý,

kỹ thuật các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và đá, tập huấn về triển khai áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các đối tượng là cán bộ quản lý các sở, ban ngành. Kết hợp với việc tham quan một số mô hình đã áp dụng thành công SXSH với những kết quả bước đầu tương đối khả quan tại các doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược nhằm nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ quản lý, kỹ thuật các sở, ban ngành có đủ năng lực hướng dẫn và thực hiện việc áp dụng SXSH trong công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tiếp theo đó, năm 2011, Bình Định tổ chức 02 lớp tập huấn SXSH cho cán bộ quản lý, kỹ thuật các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề ở khu vực phía Bắc và phía Nam tỉnh. Đặc biệt, đã đánh giá nhanh SXSH cho 05 đơn vị điển hình trên địa bàn tỉnh bao gồm: Công ty CP Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định, Công ty CP Bia Sài Gòn – Quy Nhơn, Công ty CP Đá Granite Bình Định, Công ty CP Chế biến gỗ nội thất Pisico, Công ty CP Xây lắp Cơ điện Hùng Vương.

Những thuận lợi và khó khăn

Cũng như những tỉnh khác trong toàn quốc, Bình Định cũng có những thuận lợi về cơ chế, chính sách. Đó là Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công. Theo đó, SXSH là một trong những nội dung của hoạt động khuyến công. Các hoạt động về SXSH bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Qua khảo sát, đánh giá thực tế tại các doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy, tiềm năng áp dụng SXSH của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay là rất lớn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhưng vì còn là một hoạt động mới nên việc áp dụng SXSH ở Bình Định vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Đặc biệt là tình trạng chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện các nội dung Chiến lược, trình tự thủ tục hồ sơ triển khai, định mức hỗ trợ các dự án… Bên cạnh đó, nguồn kinh phí để triển khai thực hiện SXSH còn hạn chế. Kinh phí địa phương phân bổ hàng năm còn hạn hẹp, chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công là chính. Cán bộ phụ trách triển khai thực hiện hoạt động SXSH còn hạn chế cả về số lượng và năng lực chuyên môn. Đáng chú ý là phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mặc dù đã nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH mang lại, nhưng chưa mạnh dạn đầu tư thực hiện vì nhiều nguyên nhân.

Nỗ lực từ nhiều phía

Từ những nhận thức về thuận lợi và khó khăn này, Bình Định đã đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy SXSH trong giai đoạn tiếp theo. Để duy trì SXSH, Sở Công Thương Bình Định tiếp tục tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các văn bản chính sách hỗ trợ thúc đẩy SXSH tại tỉnh. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng. Tranh thủ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương và các nguồn khác hỗ trợ cho hoạt động SXSH triển khai các dự án trình diễn đánh giá tiềm năng SXSH cho các doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng SXSH và duy trì hoạt động SXSH sau áp dụng. Sở Công Thương cũng tìm cách nâng cao năng lực hoạt động của Văn phòng SXSH thuộc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp; chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực Trung tâm đủ khả năng, trình độ tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Giải pháp nữa không kém phần quan trọng là Bình Định sẽ thường xuyên trao đổi thông tin với các đơn vị có liên quan trong và ngoài tỉnh tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, công nghệ sạch, công nghệ mới thân thiện với môi trường.

Bên cạnh những nỗ lực tự thân, Bình Định cũng đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần quan tâm hơn nữa trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020. Đồng thời, có cơ chế chính sách hỗ trợ bước đầu để doanh nghiệp tiếp cận thực hiện các đề án, dự án về áp dụng SXSH trong công nghiệp. Với tư cách là một địa phương đã có kinh nghiệm áp dụng SXSH trong những năm qua, Bình Định thấy vai trò và ý nghĩa của các dự án trình diễn (triển khai dựa trên cơ sở hiệu quả thực tiễn của các giải pháp SXSH đem lại cho doanh nghiệp, không phải chỉ vì phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước), cũng như việc tuyên truyền các kết quả đạt được nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông, vì vậy, Bình Định sẽ tiếp tục tập trung vào mảng công tác này.

Có thể nói, SXSH tại Bình Định trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. SXSH đã được tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề; các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao nhận thức cho các đơn vị về lợi ích được mang lại từ việc áp dụng SXSH, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng SXSH trong công nghiệp, bảo vệ môi trường, sử dụng nhiên, nguyên vật liệu có hiệu quả; đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Bình Định theo hướng bền vững. Tuy nhiên, để việc thực hiện SXSH tại Bình Định không chỉ dừng ở hội nghị, hội thảo, tập huấn; mà còn được hỗ trợ chuyên sâu về kỹ thuật, tư vấn, mô hình trình diễn SXSH, thì rất cần sự nỗ lực từ nhiều phía.

Theo sxsh

Năng lượng từ lá nhân tạo

Đội ngũ các chuyên gia thuộc Đại học Đông Anglia (UEA, Anh) đang triển khai dự án 1,26 triệu USD nhằm tái tạo lại quy trình quang hợp với hy vọng chuyển hóa ánh sáng thành năng lượng sử dụng được.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Julea Butt cho hay, dự án trên nhằm tạo ra hydrogen cho dòng xe chạy năng lượng sạch không thải khói ô nhiễm, hoặc chuyển hóa thành năng lượng xanh.

Năng lượng từ lá nhân tạo
Nhiều nỗ lực đang được triển khai nhằm bắt chước quá trình quang hợp trong tự nhiên –

Ảnh: Nanowerk

“Chúng tôi sẽ xây dựng một hệ thống quang hợp nhân tạo bằng cách đặt các bản điện mặt trời nhỏ xíu vào vi khuẩn”, theo Giáo sư Butt phát biểu trong thông cáo báo chí của đại học Anh.

Hệ thống này sẽ thu thập ánh sáng mặt trời và kích hoạt quá trình sản sinh hydrogen, theo tờGuardian.

Dự án của UEA, cùng hợp tác với Đại học Leeds và Cambridge, là nỗ lực mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng thay thế sạch từ hoạt động quang hợp.

Hiện Đại học Hoàng đế London (Anh) và Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cũng đang theo đuổi công nghệ tương tự.

 Songxanh

Tạo ra pin quang năng rẻ và hiệu quả từ sợi nano

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lund (Thụy Điển) cho biết, việc sử dụng các sợi nano để sản xuất ra những tấm pin năng lượng mặt trời chi phí thấp và hiệu quả hơn là điều hoàn toàn có thể.


Pin quang năng từ sợi nano hứa hẹn sẽ thay thế các tấm pin mặt trời vốn đắt đỏ hiện nay
(Ảnh: sciencedaily)

Các chuyên gia về công nghệ quang năng thường kết hợp các loại vật liệu bán dẫn khác nhau để tạo ra loại pin khai thác hiệu quả nguồn năng lượng dồi dào từ Mặt trời. Tuy nhiên, công nghệ này rất đắt đỏ nên khó ứng dụng trong cuộc sống.
Kỹ thuật mới của Đại học Lund dựa vào các sợi nano được tạo thành từ chất bán dẫn indium phốt pho và hoạt động giống như một ăng-ten có thể hấp thu ánh sáng Mặt trời và sản xuất điện. Theo đó, các sợi nano được sắp xếp trên các khuôn có diện tích 1 mm2 mà mỗi khuôn như vậy chứa đến 4 triệu sợi nano.
Do kích cỡ siêu nhỏ, các sợi nano có thể được kết hợp với các vật liệu tương tự nhau dễ hơn so với các vật liệu chế tạo pin quang năng thông thường (chẳng hạn như silicon), và vì vậy cũng đạt hiệu quả cao hơn mà giá thành lại thấp.
Giáo sư vật lý Knut Deppert và cộng sự khẳng định hiệu quả hấp thu năng lượng công nghệ này hiện đạt 13,8%, cao hơn mức 10% của các tấm pin hiện hành. Họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và tin tưởng sẽ nâng cao hơn nữa hiệu suất của loại pin quang năng làm từ sợi nano này.
Nghiên cứu thuộc dự án AMON-RA do Liên minh châu Âu tài trợ đã được công bố trên tạp chí Khoa học số mới nhất.
Songxanh

Khu vườn luôn xanh tốt suốt 41 năm

David Latimer là người đầu tiên sở hữu một “khu vườn” xanh tốt được trồng trong bình thủy tinh suốt 41 năm mà không phải tưới bất kỳ giọt nước nào.

Thiên tài với những ngón tay xanh bắt đầu ý tưởng thực hiện khu vườn trong bình thủy tinh từ năm 1960. Ông cho biết đã sử dụng một bình hình cầu lớn chứa axit sulphuric và một ít phân bón, sau đó ông cẩn thận cho cây giống vào, kèm theo đó là 250ml nước. Mãi đến năm 1972 ông thêm vào bình 1 ít nước và bắt đầu đóng chặt nút bình đến tận hôm nay. Sau đó việc duy nhất ông làm cho khu vườn đóng chai là đem nó ra ngoài ánh sáng.

Kết quả, sau 41 năm bị cách ly khỏi thế giới bên ngoài, loài cây Tradescantia vẫn phát triển xanh tốt um tùm bên trong bình thủy tinh mà không cần phải tưới bất kỳ giọt nước nào cả.

Ông lý giải mặc dù khu vườn bị cắt đứt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, tuy nhiên nó vẫn hấp thụ ánh sáng. Vì thế, quá trình quang hợp vẫn diễn ra bình thường, giúp chúng chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng cần thiết phát triển cây.

Quang hợp tạo ra ôxy, tạo ra độ ẩm không khí, chúng tích tụ trên thành chai thành các giọt nước và cung cấp nước trở lại cho cây. Những chiếc lá già rơi xuống phân hủy tạo ra carbon dioxide cần thiết cho quá trình quang hợp, đồng thời tích lũy chất dinh dưỡng cung cấp cho rễ cây.

Đây là chu kỳ hoàn hảo của cuộc sống, chứng minh thực vật có thể sống trong môi trường khép kín, nhưng điều quan trọng nó có thể tồn tại trong bao lâu?

Songxanh

Bếp rơm không khói.

Sau nhiều năm tự mày mò, anh Bùi Trọng Tuấn (phố Thanh Bình, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã chế tạo thành công bếp hóa khíđốt rơm rạ, mùn cưa, phơi bào, lá cây, bã thải của các nhà máy mía đường không khói tro, muội than bụi.

Loại bếp này được coi là một giải pháp mới vừa tiết kiệm vừa góp phần làm sạch môi trường. Và mới đây, tác phẩm báo chí “Bếp rơm không khói” của Ban Khoa học, Đài Truyền hình Việt Nam – bộ phim tài liệu 9 phút giới thiệu về loại bếp này – đã giành 1 trong 2 giải nhất của Giải Báo chí Khoa học Công nghệ năm 2012 trong tổng số 21 giải thưởng các loại bình chọn từ 591 tác phẩm tham gia.

Người nội trợ đang vận hành bếp rơm không khói. (Ảnh:devi-renewable.com.)
Người nội trợ đang vận hành bếp rơm không khói
(Ảnh: devi-renewable.com)

Theo mô tả của tác giả bộ phim, đây là một loại bếp mới, dùng nguyên liệu đốt là phế thải nông nghiệp như: rơm rạ, thân cây, mùn cưa, bã thải mía, ngô… nhưng khi cháy không có khói muội và ngọn lửa lên mạnh như bếp ga, bếp hồng ngoại.

Bếp không tiêu tốn quá nhiều nguyên liệu đốt mà hiệu suất đun nấu cao. Vừa sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tình trạng đốt rơm rạ, đổ phế thải nông nghiệp tràn lan của bà con hiện nay.

Sản phẩm rất phù hợp với nhu cầu đun nấu của các hộ gia đình và đặc biệt với các cơ sở sản xuất nhỏ tại nông thôn có nhu cầu đun nấu liên tục, trong khi nếu dùng bếp ga vô cùng đắt đỏ (theo VTV2/VTV).

Về nội dung công nghệ, tác giả của sáng chế cho biết: Bếp hóa khí được sản xuất dựa trên nguyên lý khí động học, truyền nhiệt thông qua việc lợi dụng sự hòa khí hoàn toàn giữa không khí và hơi nước ngăn cản sự sản sinh ra hắc ín, kéo dài thời gian đốt mà không có khói tro và muội than. Với kỹ thuật tuần hoàn kín ép nén ngọn lửa làm tăng bức xạ nhiệt, nâng cao hiệu suất nhiệt tới mức cực đại thực hiện đốt sạch hoàn toàn với năng suất cao.

Bếp hóa khí gồm các bộ phận: Thùng chứa nhiên liệu, bình chế khí và đốt trực tiếp, thiết bị lọc sạch, đường ống và bếp. Thùng nhiên liệu được làm từ thép, bên trong là ruột chịu lửa chuyên dụng. Nguyên liệu được đưa vào buồng hóa khí thể tích 0,3 mét khối.

Sau khi áp dụng nhiệt giải hấp khô và phản ứng ôxy hóa sinh ra thể khí mang tính cháy được với sự trợ giúp của khí nitơ và ôxy. Bếp có tính năng làm cho nhiên liệu đầu vào bốc cháy và tạo khí CO (cácbon điôxit), CH4 (Methane), H (Hydrogen), CH3CH3 (Ethane)…

Toàn bộ khí thải thoát ra này được tự động thu vào hệ thống phân ly qua các bước: Thiết bị khử sạch hắc ín, khói, tro, hơi nước, từ đó tạo thành chất khí đốt sạch, rồi đi qua ống dẫn khí đưa tới mặt bếp và chuyển hoá thành bức xạ nhiệt tia hồng ngoại.

Bản thân tia hồng ngoại có mang một nguồn năng lượng không cần đến không khí dẫn xuất, tự thân nó đã có năng lực xuyên thấu cực mạnh nên nhiệt được nâng lên rất nhiều, hiệu suất chuyển hoá năng lượng được nâng cao gấp nhiều lần so với nguyên liệu đốt trực tiếp.

Việc sử dụng bếp cũng rất đơn giản. Người sử dụng bỏ nhiên liệu vào thùng hóa khí và đậy nắp lại. Mở các van theo hướng dẫn và bật lửa (như bếp gas). Quá trình đun nấu có thể tăng giảm ngọn lửa trên bếp bằng cách điều chỉnh tốc độ quạt gió hoặc điều chỉnh khóa bếp.

Thực tế cho thấy, nếu cho 2kg nhiên liệu có thể đốt khoảng 3 giờ; nếu cho 10kg nhiên liệu chỉ cần đốt một lần, sau khi dùng xong, tắt quạt, đóng van ủ lại và dùng được 7 ngày tiếp theo. Thông thường 2 đến 3 ngày nạp nhiên liệu 1 lần, 5 đến 7 ngày xả tro 1 lần. Gia đình bình thường chỉ cần 2 – 3 kg nhiên liệu là đáp ứng đủ nhu cầu thường nhật, tiết kiệm tới trên 70% so với bếp thông thường (theo mạngtietkiemnangluong).

Nếu cho 2kg nhiên liệu có thể đốt khoảng 3 giờ; 10kg nhiên liệu chỉ cần đốt một lần, sau khi dùng xong, tắt quạt, đóng van ủ lại và dùng được 7 ngày tiếp theo. Thông thường 2 – 3 ngày nạp nhiên liệu 1 lần, 5 – 7 ngày xả tro 1 lần.

Sáng kiến khoa học công nghệ của nhà sáng chế Bùi Trọng Tuấn được được đăng ký sáng chế độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

 Songxanh

Sử dụng phế thải sinh khối để sấy nông sản: Hiệu quả lớn

Ảnh minh họa (Nguồn: tietkiemnangluong.com.vn)
Khi được áp dụng tại Công ty Cà phê Sơn La, công nghệ đốt tầng sôi sử dụng chất thải sinh khối (trấu, mùn cưa, gỗ vụn…) đã sinh ra lượng nhiệt 700-800kWt/h, thay thế một phần than để sấy cà phê, ngô, mang lại hiệu quả lớn. Đây là một trong những mô hình sử dụng phế thải sinh khối để sấy nông sản được Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch thử nghiệm thành công, mở ra một hướng sử dụng năng lượng mới hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Mặc dù lượng điện cung cấp cho nông thôn đang ngày một tăng với chất lượng ngày càng cao, tuy nhiên, điện dùng trong sản xuất, chế biến nông lâm sản còn hạn chế. Cụ thể, dù gần 100% số xã; 85-99% số thôn và 94-98% số hộ nông dân được sử dụng điện nhưng điện dùng trong sản xuất, làm khô khi chế biến nông lâm thủy sản chỉ đạt dưới 7% tổng lượng điện cung cấp. Trong khi đó, lượng phế thải sinh khối của nước ta khá dồi dào và chưa được sử dụng triệt để. Cụ thể, các loại phế thải sinh khối được sử dụng nhiều là gỗ, củi, trấu dùng để đun nấu; vỏ cà phê và các chất phế thải khác hoặc được sử dụng rất ít hoặc bị thải, bỏ, gây lãng phí cũng như ô nhiễm môi trường. Nếu tổng hợp các nguồn phế thải sinh khối trong chế biến nông, lâm sản của nước ta hàng năm có thể thu được từ 8-11 triệu tấn phế thải sinh khối. Để sản xuất 1kWh điện bằng nguồn nguyên liệu này cần khoảng 3-4kg chất thải sinh khối, như vậy mỗi năm cả nước tạo được khoảng 3,8-4 triệu kWh điện và 11-12 triệu kWt nhiệt. Với tiềm năng đó, phế thải sinh khối có thể được sử dụng hiệu quả trong công nghệ đốt tạo nhiệt và điện phục vụ cho sản xuất và đời sống.Ngoài những giá trị về môi trường, sử dụng phế thải sinh khối để sinh nhiệt còn có tác dụng lớn về kinh tế. Bởi từ 2-4 kg chất thải sinh khối sẽ cho lượng nhiệt tương đương với 1 kg than antraxit, với giá chỉ bằng 5-10% giá than, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.Với những lợi thế như vậy, ở Việt Nam, công nghệ sấy tầng sôi đã được áp dụng bằng cách dùng chất thải sinh khối (vỏ trấu, vỏ cà phê, mùn cưa…) để phát nhiệt – điện, mang lại hiệu quả cao. Nếu vừa thu nhiệt vừa phát điện, công nghệ này mỗi giờ tiêu thụ từ 600-700kg chất thải sinh khối (tạo được 50kW điện, sấy được 20-25 tấn thóc/mẻ). Nếu chỉ dùng nhiệt để sấy, mỗi giờ chỉ tiêu thụ từ 50-70kg chất thải (sấy từ 6-7 tấn hạt nông sản/mẻ, đưa độ ẩm từ 30% xuống còn 14%).

Để nhân rộng hiệu quả từ công nghệ này, trong thời gian qua, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã lựa chọn hệ thống đốt tầng sôi tạo khí nóng với nhiệt độ thích hợp để phục vụ cho việc sấy cà phê, ngô, sắn tại 8 công ty, hộ gia đình ở Sơn La, Hà Nội, Gia Lai, Nghệ An; sấy lúa ở Long An. Hệ thống này có đặc điểm sử dụng trấu làm chất đốt, cung cấp lượng nhiệt sạch để sấy nông sản (để sấy thóc có độ ẩm từ 22% xuống còn 16% thì mỗi giờ có thể sấy được khoảng 8 tấn). Tro thu được sau quá trình sấy được sử dụng làm vật liệu xây dựng (gạch, xi măng) hoặc làm phân bón. Cụ thể, khi được áp dụng tại Công ty Cà phê Sơn La, công nghệ đốt tầng sôi sử dụng chất thải sinh khối (trấu, mùn cưa, gỗ vụn…) đã sinh ra lượng nhiệt 700-800kWt/h, thay thế một phần than để sấy cà phê, ngô, mang lại hiệu quả lớn và được nông dân chấp nhận.

Mặc dù mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế và môi trường nhưng không dễ để nhân rộng công nghệ này trong thực tế. Nguyên nhân đầu tiên chính là dù cực kỳ dồi dào nhưng nguồn nguyên liệu này lại có tính mùa vụ, do đó, làm sao có giải pháp để ổn định lượng nguyên liệu dùng phát nhiệt là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, công nghệ phát nhiệt, điện từ phế thải sinh khối, giống như hầu hết các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo khác, khá đắt và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đầu tư. Do đó, theo GS. TSKH Phạm Văn Lang – Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, Nhà nước cần hình thành hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo nói chung, trong đó có năng lượng từ phế thải sinh khối, từ đó phục vụ tốt hơn cho phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống cộng đồng.

Theo Batdongsan

Một số cơ chế đối thoại công – tư cho phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam hiện nay

Khu vực công giữ vai trò chủ chốt trong việc khởi xướng, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển công nghệ xanh, tiến tới thực hiện tăng trưởng xanh (Nguồn: bản tin công nghệ xanh số 3)
Để xanh hóa nền công nghiệp không thể chỉ có quyết tâm từ phía cơ quan nhà nước (khu vực công) mà phải có sự vào cuộc của cả cộng đồng doanh nghiệp và xã hội. Đây là cơ sở để đặt ra vấn đề hợp tác công – tư nhằm phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam. Việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác giữa các khu vực chính phủ và khu vực tư nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy các sáng kiến để phát triển bền vững. Kinh nghiệm rút ra được từ các dự án, chương trình hợp tác công – tư đã được thực hiện trong thời gian qua cho thấy, mối quan hệ hợp tác công – tư tạo ra kết quả tốt khi họ tạo sự phân công lao động hiệu quả, tiếp cận nhanh chóng với các nguồn quĩ tài trợ.
Trong khi khu vực công tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong việc khởi xướng, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển công nghiệp xanh, tiến tới thực hiện tăng trưởng xanh thì việc chuyển đổi theo hướng sản xuất sạch hơn, cung cấp năng lượng xanh và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên cần phải có các sáng kiến và các khoản đầu tư của khu vực tư nhân. Ở đây, Nhà nước giữ vai trò là người xây dựng các chính sách, tạo áp lực hỗ trợ việc thực hiện; doanh nghiệp (khu vực tư nhân) giữ vai trò là người thực hiện. Do vậy, cần nhìn nhận và đánh giá cao hơn về tầm quan trọng của khu vực tư nhân vì nếu không có sự tham gia và đầu tư của khu vực tư nhân thì sẽ không thể thực sự bước vào con đường tăng trưởng xanh. Mặt khác, khu vực tư nhân cũng thiết lập được mối quan hệ sâu rộng với các chính quyền địa phương và tổ chức xã hội, đặc biệt thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng. Sự tham gia của khu vực tư nhân còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm gánh nặng đầu tư của Nhà nước theo phương thức Nhà nước và doanh nghiệp cùng chia sẻ chi phí cho việc xanh hóa qui trình sản xuất, kinh doanh. Công nghiệp xanh kết hợp hài hòa lợi ích của cả khu vực tư nhân và Nhà nước ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, để phát triển hiệu quả công nghiệp xanh cần phải thúc đẩy sự phối hợp giữa hai khu vực này và các bên hữu quan khác. Hiện nay, Việt Nam đã và đang có một số cơ chế đối thoại chính sách công – tư với mục tiêu  đề xuất, tham mưu, tư vấn cho Chính phủ xây dựng các chính sách đảm bảo định hướng phát triển bền vững trong đó có phát triển công nghiệp xanh, Một số cơ chế nổi bật bao gồm:* Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch, thành viên là 41 đại diện cho các cơ quan quốc hội, văn phòng chính phủ, các Bộ, ngành, các tổ chức xã hội và nghề nghiệp, doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông đại chúng. Hội đồng có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp  Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách, các chương trình, nhiệm vụ và hoạt động về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh; giám sát đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam theo Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giám sát đánh giá việc thực hiện các chương trình, nhiệm vụ và hoạt động về nâng cao năng lực cạnh tranh; tổng kết thực hiện phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh ở Việt Nam…* Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): là cầu nối giữa các cơ quan chính phủ và khu vực doanh nghiệp nhằm truyền tải thông tin và phản ánh nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong quá trình triển khai chương trình phát triển bền vững; xây dựng mối quan hệ đối thoại giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng nhằm xây dựng những giải pháp hiệu quả, đặt nền tảng cho những hoạt động thực tiễn nhất quán. Ngoài ra, Hội đồng còn thực hiện chức năng hỗ trợ và tư vấn cho doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam về thông tin, kiến thức về phát triển bền vững, kinh nghiệm, các bài học thực tế, phổ biến các thông lệ tốt về kinh doanh bền vững bao gồm cả trách nhiệm xã hội doanh nghiệp nhằm nâng cao vai trò và nghĩa vị của doanh nghiệp cho một tương lai bền vững. Hàng năm, VCCI tổ chức nhiều Diễn đàn cấp quốc gia và cấp vùng, đối thoại chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với các cơ quan nhà nước, trong đó có những Diễn đàn về vấn đề phát triển bền vững… Tuy nhiên, VCCI cũng cho rằng việc tổ chức đối thoại công – tư nói chung và trong lĩnh vực phát triển công nghiệp xanh nói riêng đều là giai đoạn mở đầu và có tính chất đặt nền móng. Vấn đề quan trọng, cốt lõi là phải xây dựng và triển khai trên thực tế các chương trình hợp tác công – tư có hiệu quả trong lĩnh vực phát triển công nghiệp xanh.

Thực tế đã có rất nhiều mô hình điển hình về phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam với sự phối hợp của các doanh nghiệp, bộ, ban, ngành Nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức quốc tế, các chuyên gia và học giả trong và ngoài nước. Ví dụ như dự án hợp tác của Chương trình Liên hợp quốc về phát triển (UNDP) với Bộ Khoa học và Công nghệ “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ – PECSME” từ năm 2006-2011 nhằm thúc đẩy đầu tư cho các dự án tiết kiệm năng lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất gạch, gốm sứ, dệt may, giấy và chế biến thực phẩm. Hay như Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp – CPI do Đan Mạch phối hợp với Bộ Công Thương hỗ trợ các tỉnh mục tiêu thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường… Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2010. Trong 5 năm thực hiện Chương trình này, tổng năng lượng cả nước tiết kiệm được tương đương 56,9 tỉ kWh điện, tiết kiệm 3,4% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn 2006-2010, hoàn thành kế hoạch đặt ra là 3-5%. Theo đó, giai đoạn 2012-2015, Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gồm 4 dự án với mục tiêu đạt mức tiết kiệm từ 5-8% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc, tập trung vào các lĩnh vực bao gồm: sản xuất công nghiệp; công trình xây dựng sử dụng nhiều năng lượng; giao thông vận tải, hoạt động dịch vụ, hộ gia đình; phổ biến phương tiện hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng. Mô hình Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý được thành lập từ năm 2002 với chức năng hỗ trợ tài chính dưới hình thức cho vay ưu đãi hoặc tài trợ cho các dự án và hoạt động bảo vệ môi trường đã được vận hành khá hiệu quả. Trên cơ sở này, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã qui định việc thành lập Quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh. Đây là mô hình hợp tác công – tư thông qua cơ chế hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ở đây, Nhà nước và người cấp vốn ban đầu và hình thành cơ chế đảm bảo nguồn thu của Quỹ, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý Quỹ. Doanh nghiệp có các chương trình, dự án phù hợp với mục tiêu của Quỹ sẽ được hỗ trợ tài chính để thực hiện. Chính phủ Việt Nam đã khẳng định quyết tâm trong tiến trình thực hiện công nghiệp xanh, coi đây là cuộc trường chinh phải vượt qua trong công cuộc CNH, HĐH của nền kinh tế nhằm hướng tới tăng trưởng xanh vì sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, để tăng trưởng xanh trở thành hiện thực thì chỉ quyết tâm của Chính phủ là chưa đủ, mà cần phải có sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, của cả xã hội. Vì vậy, cơ chế hợp tác công – tư được thực hiện một cách hiệu quả có thể coi là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh.

 

Theo Sxsh

“Xanh hóa” tổng công ty giấy Việt Nam

Vinapaco luôn thực hiện áp dụng công nghệ mới, tiên tiến để góp phần định hướng mô hình sản xuất “xanh hóa” (Nguồn: bản tin công nghệ xanh số 3)
Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có nhiều tác động tới môi trường, những năm qua, Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco)  luôn chủ động hoàn thiện công nghệ, sản xuất theo hướng xanh, bền vững. Bên cạnh khai thác, trồng mới rừng nguyên liệu hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, nhiều năm qua, Vinapaco đã tích cực triển khai tiết kiệm các nguồn nguyên nhiên liệu, hợp lý hóa sản xuất, giảm thiểu các yếu tố tác động đến môi trường ngay từ đầu nguồn. Ngoài việc trở thành đơn vị đi đầu trong ngành Giấy về độ thân thiện với môi trường, việc làm đúng hướng này còn giúp Vinapaco nâng cao chất lượng sản phẩm, sự tín nhiệm, yêu mến của khách hàng.
Trong các dự án cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu, Vinapaco luôn thực hiện áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nhất nguồn nguyên liệu trong nước, năng lượng, hóa chất và nước sạch.Đáng kể nhất là thông qua nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong nước, chuyển giao công nghệ, hợp tác với các công ty tư vấn nước ngoài, Vinapaco đã thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn I, tăng năng lực sản xuất bột giấy lên 73.000 tấn/năm, và năng lực sản xuất giấy lên 100.000 tấn/năm. Dự án có tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng, trong đó hơn 200 tỷ dành cho đầu tư hệ thống xử lý môi trường. Đây là sự kết hợp các phương pháp xử lý hóa lý với xử lý vi sinh bùn hoạt tính tương đối hoàn chỉnh, công nghệ tiên tiến, phổ biến trên thế giới. Theo đó phần nổi cộm nhất trong sản xuất giấy là xử lý chất thải đã cơ bản được giải quyết. Nổi bật là Hệ thống xử lý nước thải vi sinh, được đầu tư hoàn mới, do Công ty PURAC Thụy Điển cung cấp và chuyển giao, với công suất thiết kế 30.000 m3/ngày đêm. Toàn bộ nước thải sản xuất; nước thải vệ sinh, sinh hoạt của các CBCNV trong Tổng công ty cũng như nước thải của các công ty xung quanh (mà Tổng công ty có hợp đồng nhận xử lý), đều được thu gom bằng hệ thống cống ngầm và đưa về khu xử lý nước thải tập trung. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý từ hệ thống này đã đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Bụi trong khói thải và thực tế hiệu suất xử lý bụi của toàn bộ hệ thống đạt trên 96%, giảm được đến 90% lượng khí mang mùi ra môi trường. Nhiều chất thải rắn như vỏ cây, mùn cưa, xỉ than, bùn sơ cấp và thứ cấp đã được thu hồi, bán làm nguyên liệu.

Để tiết kiệm, trong sản xuất, Vinapaco đã tuyên truyền và phát động tất cả CBCNV sử dụng tiết kiệm năng lượng, điện, nước sạch, vật tư nguyên liệu. Việc duy trì sản xuất sạch hơn, hợp lý hóa các khâu trong qui trình sản xuất, đẩy mạnh các biện pháp quản lý nội vi tại các phân xưởng… đã giúp đơn vị giảm thải ngay tại nguồn. Ngoài ra, Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 được tối ưu hóa tại Vinapacođã giúp mọi quá trình phục vụ và sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và liên tục cải tiến. Tất cả CBCNV trong hệ thống đều hiểu công việc mình phải làm và tuân thủ đúng các quy định của công việc có trong các hướng dẫn đã được văn bản hóa.

Bắt đầu từ năm 2011, Đơn vị còn lập kế hoạch định mức kinh tế kỹ thuật hàng năm, làm cơ sở xây dựng đúng giá thành, phát hiện những khâu bất hợp lý và đề ra biện pháp khắc phục. Nhiều sáng kiến hữu ích được đưa vào áp dụng đã giúp Vinapaco giải quyết được nhiều ác tắc trong sản xuất, tạo ra giá trị làm lợi đáng kể. Tính đến nay, đã có gần 150 sáng kiến được áp dụng mang đến giá trị làm lợi lên đến gần 120 tỷ đồng.

Giai đoạn 2003-2010, Vina-paco đã triển khai hàng loại các cải tạo, hoàn thiện và hợp lý hóa hệ thống sản xuất: Cải tạo công nghệ tẩy trắng, bổ sung thêm giai đoạn tách loại lignin bằng ôxy để làm trắng bột giấy, do đó làm giảm 60% lượng hóa chất clo nguyên tố độc hại phải sử dụng (149 tỷ đồng); Chuyển đổi chưng bốc dịch đen từ trực tiếp sang gián tiếp, giảm 90% lượng khí mang mùi ra môi trường (130 tỷ đồng); Chuyển đổi công nghệ điện phân màng ngăn amiang sang màng trao đổi ion ở nhà máy hóa chất, làm tăng chất lượng các sản phẩm hóa chất sản xuất ra, hạn chế rò rỉ hóa chất ra môi trường, đồng thời loại bỏ chất độc hại ami-ang ra khỏi dây chuyền; Tuần hoàn tái sử dụng nước rửa ngược từ bộ phận xử lý nước thô (khoảng 2.000m3/ngày) cho sản xuất… Những thay đổi hoàn thiện này đã giúp Vinapaco làm tốt khâu xử lý cuối đường ống, giảm phát thải, kiểm soát chặt chẽ các chất thải ra môi trường, đặc biệt tại các phân xưởng sản xuất bột giấy và giấy.

Tất cả những hoạt động này đã góp phần định hướng mô hình sản xuất “xanh hóa” ở Vinapaco.

Theo sxsh

Giải pháp sản xuất sạch hơn hiệu quả của Sabeco – Hà Nội

Ông Nguyễn Văn Biên, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật giới thiệu Hệ thống xử lý nước thải cung cấp đủ gas cho hệ thống lò hơi, giúp giảm tiêu hao 10% nhiên liệu sản xuất cho công ty bia Sài Gòn – Hà Nội
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội (SABECO – HANOI) hiện đang có một đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ tay nghề cao, làm chủ công nghệ mới. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, SABECO – HANOI luôn lấy an toàn, vệ sinh thực phẩm, chất lượng, uy tín và sự phát triển bền vững là tiêu chuẩn hàng đầu. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng (TKNL), sản xuất sạch hơn (SXSH), đặc biệt là việc tận dụng nguồn khí biogas thải ra trong quá trình xử lý nước thải để đốt lò hơi là một giải pháp rất hay và độc đáo.
Luôn xác định tiết kiệm nguyên nhiên liệu là vấn đề then chốt và lâu dài mang tính chiến lược trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao nguyên – nhiên liệu cụ thể (tính theo 1.000 lít bia thành phẩm) cho từng tháng, quý, năm; thành lập ban kiểm soát tiết kiệm, giám sát và kiểm soát chặt chẽ các số liệu thống kê, lập báo cáo hàng tuần cho lãnh đạo Công ty; gắn tinh thần, trách nhiệm đến từng CBCNV trong nhà máy bằng cách giao khoán các chỉ tiêu định mức tiết kiệm và có chế độ hưởng lương theo định mức đó.Công ty cũng đã và đang áp dụng nghiêm túc tiêu chuẩn ISO 9001- 2008; ISO 1400 trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo yêu cầu về công nghệ và các công tác về bảo trì, duy tu thiết bị; đồng thời ban hành và áp dụng tiêu chuẩn HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm.Trong chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của Công ty, vấn đề về môi trường luôn được ưu tiên hàng đầu. Các biện pháp giảm định mức tiêu thụ nước và tận dụng triệt để lượng nước trong quá trình sản xuất đã làm giảm tối đa lượng nước thải ra ngoài môi trường, đồng thời cũng giảm thiểu các nguồn thải BOD, COD, TSS…

Trong nhà xưởng sản xuất, trước đây, công nhân thường dùng nước để lau rửa nền nhà, vừa tốn nước, vừa gây ướt, bẩn khi đi lại. Công ty đã sử dụng phương pháp lau khô, vừa giúp sàn nhà sạch sẽ, khô ráo, lại không tốn nước. Toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện của Công ty đều được lắp biến tần để giảm tiêu thụ điện năng, TKNL. Đặc biệt, nồi nấu hoa của hệ thống nấu bia chính là hệ thống gây tốn nhiều điện và nước nhất trong quá trình sản xuất bia. Công ty đã đầu tư một bộ gia nhiệt nhằm tận dụng hơi bốc ra từ nồi hoa khi dịch bia sôi để quay lại gia nhiệt dịch, giúp giảm thiểu một lượng dầu lớn để đun sôi dịch bia. Trong quá trình trao đổi nhiệt, lượng nước ngưng rất nhiều, Công ty đã tận dụng lượng nước ngưng đó chuyển về cho lò hơi, vừa làm giảm lượng tiêu thụ dầu để đun nóng lò hơi, vừa tiết kiệm nước đáng kể. Do vậy, thay vì phải xây dựng một hệ thống nước riêng như trước đây, lượng nước ngưng này đủ để cung cấp cho lò hơi.

Đặc biệt, giải pháp được coi là hiệu quả nhất là tận dụng nguồn khí biogas thải ra ở bể yếm khí trong quá trình xử lý nước thải để sử dụng cho lò hơi đốt gas. Công ty đã thiết kế và lắp đặt một hệ thống lò hơi đốt gas công suất 750kg/h, áp suất làm việc của lò tối đa lên tới 10bar. Lượng hơi sinh ra tại lò hơi đốt gas này được hòa cùng với hệ thống cấp nhiệt của nhà máy và được sử dụng chính ở hai dây chuyền chiết chai và chiết lon. Hệ thống này giúp tiết kiệm lượng nhiên liệu dầu và điện đáng kể cho nhà máy. Ngoài ra, lượng nước nóng tạo ra trong quá trình chuyển dịch lạnh nhanh luôn dư thừa. Công ty đã thiết kế để hệ thống lò hơi đốt gas sử dụng nguồn nước nóng này nhằm tiết kiệm nhiệt lượng cho quá trình gia nhiệt cấp cho lò. Giải pháp này không chỉ ngăn ngừa khí biogas thải ra gây ô nhiễm môi trường, mà còn tận dụng được lượng nước nóng dư thừa trong quá trình sản xuất. Theo Phó Giám đốc kỹ thuật Nguyễn Văn Biên, việc tận dụng triệt để nguồn khí biogas thải ra trong quá trình xử lý nước thải để đốt lò hơi là một giải pháp rất hay, nó vừa đảm bảo giúp nhà máy tiết giảm năng lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn cho môi trường. Với tất cả những giải pháp trên, lượng điện, dầu, nước của Công ty đều giảm khoảng 10% so với định mức chung của toàn Tổng công ty. Cụ thể, với lượng dầu FO, định mức chung là 33kg/1.000 lít bia, nhưng Công ty chỉ sử dụng khoảng 30,05kg/1000 lít bia; lượng điện cũng giảm từ 110 kW xuống còn 108 kW/1000 lít; nước từ 6,2m3 giảm xuống còn 5,1m3/1.000 lít bia. Kết quả này thuộc phạm vi công nghệ tốt nhất trong SXSH theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Công Thương.

Theo sxsh
Dịch vụ liên quan –  công ty cho thue xe 4 cho tai ha noi