Bếp rơm không khói.

Sau nhiều năm tự mày mò, anh Bùi Trọng Tuấn (phố Thanh Bình, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã chế tạo thành công bếp hóa khíđốt rơm rạ, mùn cưa, phơi bào, lá cây, bã thải của các nhà máy mía đường không khói tro, muội than bụi.

Loại bếp này được coi là một giải pháp mới vừa tiết kiệm vừa góp phần làm sạch môi trường. Và mới đây, tác phẩm báo chí “Bếp rơm không khói” của Ban Khoa học, Đài Truyền hình Việt Nam – bộ phim tài liệu 9 phút giới thiệu về loại bếp này – đã giành 1 trong 2 giải nhất của Giải Báo chí Khoa học Công nghệ năm 2012 trong tổng số 21 giải thưởng các loại bình chọn từ 591 tác phẩm tham gia.

Người nội trợ đang vận hành bếp rơm không khói. (Ảnh:devi-renewable.com.)
Người nội trợ đang vận hành bếp rơm không khói
(Ảnh: devi-renewable.com)

Theo mô tả của tác giả bộ phim, đây là một loại bếp mới, dùng nguyên liệu đốt là phế thải nông nghiệp như: rơm rạ, thân cây, mùn cưa, bã thải mía, ngô… nhưng khi cháy không có khói muội và ngọn lửa lên mạnh như bếp ga, bếp hồng ngoại.

Bếp không tiêu tốn quá nhiều nguyên liệu đốt mà hiệu suất đun nấu cao. Vừa sử dụng nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do tình trạng đốt rơm rạ, đổ phế thải nông nghiệp tràn lan của bà con hiện nay.

Sản phẩm rất phù hợp với nhu cầu đun nấu của các hộ gia đình và đặc biệt với các cơ sở sản xuất nhỏ tại nông thôn có nhu cầu đun nấu liên tục, trong khi nếu dùng bếp ga vô cùng đắt đỏ (theo VTV2/VTV).

Về nội dung công nghệ, tác giả của sáng chế cho biết: Bếp hóa khí được sản xuất dựa trên nguyên lý khí động học, truyền nhiệt thông qua việc lợi dụng sự hòa khí hoàn toàn giữa không khí và hơi nước ngăn cản sự sản sinh ra hắc ín, kéo dài thời gian đốt mà không có khói tro và muội than. Với kỹ thuật tuần hoàn kín ép nén ngọn lửa làm tăng bức xạ nhiệt, nâng cao hiệu suất nhiệt tới mức cực đại thực hiện đốt sạch hoàn toàn với năng suất cao.

Bếp hóa khí gồm các bộ phận: Thùng chứa nhiên liệu, bình chế khí và đốt trực tiếp, thiết bị lọc sạch, đường ống và bếp. Thùng nhiên liệu được làm từ thép, bên trong là ruột chịu lửa chuyên dụng. Nguyên liệu được đưa vào buồng hóa khí thể tích 0,3 mét khối.

Sau khi áp dụng nhiệt giải hấp khô và phản ứng ôxy hóa sinh ra thể khí mang tính cháy được với sự trợ giúp của khí nitơ và ôxy. Bếp có tính năng làm cho nhiên liệu đầu vào bốc cháy và tạo khí CO (cácbon điôxit), CH4 (Methane), H (Hydrogen), CH3CH3 (Ethane)…

Toàn bộ khí thải thoát ra này được tự động thu vào hệ thống phân ly qua các bước: Thiết bị khử sạch hắc ín, khói, tro, hơi nước, từ đó tạo thành chất khí đốt sạch, rồi đi qua ống dẫn khí đưa tới mặt bếp và chuyển hoá thành bức xạ nhiệt tia hồng ngoại.

Bản thân tia hồng ngoại có mang một nguồn năng lượng không cần đến không khí dẫn xuất, tự thân nó đã có năng lực xuyên thấu cực mạnh nên nhiệt được nâng lên rất nhiều, hiệu suất chuyển hoá năng lượng được nâng cao gấp nhiều lần so với nguyên liệu đốt trực tiếp.

Việc sử dụng bếp cũng rất đơn giản. Người sử dụng bỏ nhiên liệu vào thùng hóa khí và đậy nắp lại. Mở các van theo hướng dẫn và bật lửa (như bếp gas). Quá trình đun nấu có thể tăng giảm ngọn lửa trên bếp bằng cách điều chỉnh tốc độ quạt gió hoặc điều chỉnh khóa bếp.

Thực tế cho thấy, nếu cho 2kg nhiên liệu có thể đốt khoảng 3 giờ; nếu cho 10kg nhiên liệu chỉ cần đốt một lần, sau khi dùng xong, tắt quạt, đóng van ủ lại và dùng được 7 ngày tiếp theo. Thông thường 2 đến 3 ngày nạp nhiên liệu 1 lần, 5 đến 7 ngày xả tro 1 lần. Gia đình bình thường chỉ cần 2 – 3 kg nhiên liệu là đáp ứng đủ nhu cầu thường nhật, tiết kiệm tới trên 70% so với bếp thông thường (theo mạngtietkiemnangluong).

Nếu cho 2kg nhiên liệu có thể đốt khoảng 3 giờ; 10kg nhiên liệu chỉ cần đốt một lần, sau khi dùng xong, tắt quạt, đóng van ủ lại và dùng được 7 ngày tiếp theo. Thông thường 2 – 3 ngày nạp nhiên liệu 1 lần, 5 – 7 ngày xả tro 1 lần.

Sáng kiến khoa học công nghệ của nhà sáng chế Bùi Trọng Tuấn được được đăng ký sáng chế độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.

 Songxanh