Sản xuất sạch hơn: Bước đột phá môi trường làng nghề

Để giảm thiểu ô nhiễm và phát triển bền vững tại các làng nghề truyền thống, áp dụng sản xuất sạch hơn được xem là một trong những giải pháp mang tính đột phá.

Không thể phủ nhận được những hiệu quả của hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn khi tạo ra một lượng việc làm lớn cho lao động nông thôn, đóng góp cho ngân sách Nhà nước cũng như thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tuy nhiên, vấn đề tồn tại lớn nhất của hình thức sản xuất này chính là tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo thống kê của Bộ TN&MT, hiện nay trên cả nước có khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có hơn 1.300 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho 11 triệu lao động nông thôn. Song thực tế khá phổ biến tình trạng làng nghề vi phạm pháp luật về môi trường.

Đơn cử như Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề đa phần đều được di dời từ nơi khác về… Mệnh danh là “đất trăm nghề”, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội nhiều năm qua đã trở thành một trong những vấn đề nổi cộm. Với 272 làng nghề, không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thường bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn như CO2, NH3, CH4. Không khí tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương… bị ô nhiễm do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh gây phát sinh một lượng lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm bị ô nhiễm do bụi bông, bụi than, hơi hóa chất, xút thải…

Không những gây ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm làng nghề còn khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các nhóm người trong độ tuổi lao động.

Thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện 70% số thiết bị được sử dụng tại các làng nghề là máy móc, trang thiết bị đơn giản. Số máy móc hiện đại chỉ tập trung tại một số làng với những ngành nghề như dệt, may, gốm sứ. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực làng nghề nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Do vậy, ô nhiễm môi trường làng nghề đang trở thành tình trạng chung, là vấn đề nổi cộm của hầu hết các làng nghề ngoại thành Hà Nội và ngày càng có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất.

Theo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hoàn toàn có thể khắc phục được nếu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề là một trong những trọng tâm của hoạt động sản xuất sạch hơn đang được triển khai trên địa bàn.

Điển hình như làng gốm Bát Tràng, trước đây, mỗi ngày, làng nghề tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải vào môi trường các loại khí độc hại: CO, SO2, H2S, bụi silic, chất thải rắn… Để giải quyết bài toán phát triển bền vững, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất làng nghề Bát Tràng đã tích cực tham gia chuyển đổi công nghệ sản xuất. 6 năm trước đây, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu của UNDP triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” tại làng nghề. Dự án đã giúp các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ nung gốm từ các lò than, lò gas truyền thống sang lò gas hiện đại.

Đến thời điểm này, Bát Tràng đã có trên 400 hộ sử dụng lò nung gốm bằng khí gas hóa lỏng, góp phần làm giảm phần lớn lượng phế phẩm so với lò than và hạn chế ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Thành công của dự án này ở làng nghề Bát Tràng đã có sức lan tỏa rất lớn. Các doanh nghiệp tham gia dự án thành công với việc chuyển đổi sang mô hình tiết kiệm năng lượng đã khích lệ doanh nghiệp và các hộ sản xuất khác trong làng nghề học tập và làm theo. Đến nay, cả làng nghề Bát Tràng đã có 131 doanh nghiệp và hộ sản xuất áp dụng công nghệ lò gas cải tiến. Đặc biệt, nhờ có hơn 90% các hộ sản xuất gốm sứ chuyển sang sử dụng công nghệ lò gas cải tiến đã giúp giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường của công nghệ sản xuất trước kia, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động. Doanh thu của xã Bát Tràng hiện nay đạt 400 tỷ đồng/năm, bình quân 22 triệu đồng/người, lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần so với công nghệ cũ.

Một số doanh nghiệp mây tre đan ở làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã áp dụng sản xuất sạch hơn, đem lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến môi trường. Khi chưa áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp bị hao hụt tới 10% mây tươi ở khâu luộc, tẩm, thu mua. Hóa chất tổn thất nhiều do hệ thống luộc và tẩm mây làm bằng xi măng không có gia nhiệt; cũng ở khâu này, thêm 10% nguyên liệu tiếp tục bị hao hụt. Khi thực hiện sản xuất sạch hơn, kết quả mang lại rất khả quan, lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh mà doanh nghiệp không mất nhiều chi phí, đặc biệt, giảm phát thải ra môi trường.

(tainguyenmoitruong.com.vn)

Vay Tiền

Vay Tiền – Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh

Green Credit Trust Fund (GCTF – Quỹ ủy thác tín dụng xanh) được thành lập từ sáng kiến của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) với mục đích thúc đẩy các dự án đầu tư trung và dài hạn trong đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng thân thiện môi trường thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các DN vừa và nhỏ. Mới đây, tại TP.HCM, GCTF đã giới thiệu các điều kiện cụ thể trong bảo lãnh tín dụng cho DN Việt Nam.

Bà Nguyễn Lệ Hằng, điều phối viên GCTF tại Việt Nam cho biết, GCTF sẽ bảo lãnh đến 50% tổng giá trị khoản vay từ ngân hàng cho DN (khi DN cần vay để đổi mới dây chuyền, thiết bị sản xuất sạch hơn, cải thiện môi trường…) và thưởng đến 25% tổng giá trị khoản vay khi dự án đạt trên 50% mức độ cải thiện môi trường, thưởng 15% khi đạt trên 30% mức độ cải thiện môi trường. Mức thưởng tối đa một dự án là 200 ngàn USD. Thời gian GCTF cho vay một dự án kéo dài từ 2-3 năm và có thể hỗ trợ bảo đảm tín dụng từ 10 ngàn USD đến 1 triệu USD cho một dự án. Tuy nhiên, GCTF không can thiệp vào chính sách lãi suất của các ngân hàng và lãi suất này do DN thỏa thuận với ngân hàng.

Triển khai tại Việt Nam, GCTF có 4 phía tham gia là các ngân hàng thương mại Việt Nam (ACB, Techcombank, VIBank), Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ. Ba ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ đánh giá DN về hiện trạng tài chính, đàm phán, thiết lập điều kiện vay (lãi suất, thời hạn vay, các điều khoản…), giải ngân và thu hồi vốn vay, khai thác khách hàng mới. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam sẽ thẩm định dự án của DN về mặt kỹ thuật để xác định tính khả thi của dự án, tư vấn cho ngân hàng về tài chính của công nghệ sản xuất sạch hơn trong dự án và các vấn đề tác động đến môi trường, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của dự án để xác định mức trả thưởng. Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ sẽ tư vấn cho VNCPC về kỹ thuật đối với các dự án có giá trị tín dụng trên 100 ngàn USD. Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ  phát hành thư tín dụng, chuyển tiền cho 3 ngân hàng Việt Nam thông qua RBC (Royal Bank of Canada).

Tại Việt Nam, GCTF tập trung vào hỗ trợ các DN vừa và nhỏ có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD và số nhân viên dưới 1 ngàn người. Nhưng GCTF vẫn hỗ trợ đối với các công ty lớn, đang dẫn đầu trong một lĩnh vực có nhiều DN tương tự quy mô nhỏ hơn đang hoạt động, để có thể nhân rộng mô hình cải thiện môi trường sau khi thành công.

Theo bà Hằng, muốn tham dự vào GCTF, DN phải có ít nhất 51% quyền sở hữu trong nước, DN không phải là một phần của một công ty đa quốc gia, DN đang hoạt động (không là DN mới) và có dự án đề xuất thay đổi công nghệ mới, đầu tư mới thiết bị – máy móc hoặc thiết bị – máy móc second-hand nhưng sẽ mang lại hiệu quả về môi trường. Một DN có thể đăng ký nhiều dự án nhưng tổng trả thưởng sẽ không vượt quá 500 ngàn USD/DN. DN phải cho GCTF sử dụng kết quả, công bố trong giới hạn bảo mật thông thường, để quảng bá đến nhiều DN khác sau khi dự án thành công.

Theo đó, sẽ có rất nhiều DN trong ngành công nghiệp tại Việt Nam nằm trong mục tiêu hỗ trợ của GCTF. Các ngành như sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, xi măng…), sản xuất thủy tinh (thay lò nấu thủy tinh …), ngành nhựa (thay máy ép thế hệ mới…), ngành dệt nhuộm (thay máy nhuộm, lò hơi…), ngành chế biến thực phẩm, sản xuất thép, luyện kim, thuộc da, sản xuất hóa chất, sơn, pin, ắc quy… Ngoài ra, các lĩnh vực khác như nhà hàng, dịch vụ ăn uống, khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại, khu vui chơi – giải trí, toà nhà văn phòng… cũng có thể tham gia vào GCTF nếu có các dự án liên quan đến tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và bảo vệ môi trường…

Được biết đã có một số DN Việt Nam được GCTF thẩm định dự án và hỗ trợ  như Công ty TNHH thép Việt – Pháp với dự án thay thế 4 lò trung tấn và máy đúc phôi liên tục bằng những thiết bị hiệu quả hơn nhằm giảm tiêu thụ điện năng và tuần hoàn nước làm mát (giải ngân thông qua Techcombak), Công ty Cổ phần nhựa Tân Phú với dự án đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất thùng 5 gallon, vỏ ắc quy N150, đây là dự án thứ hai của công ty được GCTF hỗ trợ (giải ngân thông qua Ngân hàng ACB)…

Một số dự án khác đang được phê duyệt về mặt kỹ thuật và trong quá trình thương lượng với ngân hàng như dự án của Công ty Cổ phần PLATO Việt Nam về việc thay thế dây chuyền mạ điện Ni-Cr thủ công bằng dây chuyền bán tự động với hệ thống mạ thu hồi dòng chảy ngược thiết kế hợp lý, dự án của Công ty Cổ phần giấy Đông Nam về việc thay thế dây chuyền sản xuất giấy Kraft giảm tiêu thụ điện năng và tăng năng suất, dự án của HTX Hồng Tiến về việc thay thế lò nung lạc hậu bằng lò nung công nghệ mới thẳng đứng nhằm giảm phát thải khí CO2

Ngoài ra, còn có một số dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị như dự án thay thế buồng đốt lạc hậu bằng thiết bị mới sử dụng năng lượng mặt trời và thay lò sấy củ bằng lò tầng sôi của Công ty Cổ phần chè Văn Hưng, dự án thay thế thiết bị đúc nhựa của Công ty TNHH nhựa Hữu Tín…

Phùng Long

Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Moi Truong Xanh-Vay Tien 

Môi Trường Xanh

Môi trường xanh-Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Vay Tien

”Môi trường xanh” nghĩa là gì?”Cuộc sống xanh” nghĩa là gì?

Là môi trường ổn định về khí hậu mà theo mình thì nó nên là mùa thu vì đó là mùa sống rất dễ chịu hơn nữa bạn biết đấy mỗi khi chuyển mùa trẻ con và người già khổ lắm, tiếp đó phải là một môi trường có thể sạch sẽ hết mức có thể và sự sạch sẽ này phải toàn thể chứ không phải cục bộ để mọi người ai cũng có thể tận hưởng nó không mất tiền, môi trường xanh là môi trường có thể gợi cho con người ta hướng về thiên nhiên,làm cho con người yêu thích thiên nhiên và cảm thấy sự nghỉ ngơi ,bình yên và vĩ đại mỗi khi được gần nó.bên tây người ta làm rất tốt cái này(những con đường trồng đầy cây cối, những hồ nước rộng và trong trong một thành phố,những cánh đồng mà sự đẹp đẽ của nó mình không thể tả hết bằng lời được…)
cuộc sống xanh theo mình quan niệm thì đơn giản thôi , đó là cuộc sống con người biết trân trọng ,ý thức được vai trò của mình với thiên nhiên và ngược lại,là cuộc sống con người hòa cùng thiên nhiên ,sống cùng thiên nhiên trong sự vui vẻ và hãy biết xây dựng cuộc sống đó sao cho nó thật đẹp không bị những tác động của công việc,toan tính vật chất làm ảnh hưởng.có vẻ đơn giản và buồn ngủ quá phải không?

Mỗi chúng ta ai cũng có quê hương , trong quê hương lại có hình ảnh của người mẹ, người thầy , đó là nơi mà người ta vẫn thường nói là nơi “chôn rau cắt rốn” là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên với biết bao kỉ niệm cùng gia đình làng xóm. Quê hương mỗi người chỉ một nên tình yêu ấy càng nên thiêng liêng và cao quý.
Hò..ơ..ơ.ơ.ghe chiếu Cà Mau cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy , sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào” đó là câu hát mà tôi tin chắc rằng, nó không chỉ là lời hát thoáng qua mà đó là cả những lời nhắn gửi, những tình cảm chân thành đã khắc sâu vào tim của người dân quê tôi. Qhê hương tôi không có suối, không có thác ghềnh, không có biển cả mênh mông, nhưng quê hương tôi lại có cả một dòng sông hiền hòa lúc nào cũng để lại ần tượng đẹp bởi nó mang một nét đơn sơ bình dị:
                             Dòng sông xưa hình hài còn đó
                   Mái trường nay trải khắp một màu xanh.
Vâng! Nằm dọc bên bờ kênh Lái Hiếu là THPT Nguyễn Minh Quang một mái trường được xây cất cách đây 10 năm, tuy không được khang trang, cơ sở vật chất không đựợc đầy đủ để đáp ứng nhu cầu cho học tập nhưng đó là một mái trường trải khắp một màu xanh, màu xanh mơ ước, màu xanh chắp cánh cho cả tương lai. Nhưng nếu một ngày nào đó màu xanh này không còn xanh tươi nữa mà thay vào đó là một màu nâu sậm thì liệu tương lai và cả sự sinh tồn sẽ ra sao nếu cuộc sống xã hội và mái trường này “thiếu vắng một màu xanh”. Vì thế tất cả vẫn luôn là một dấu chấm hỏi một sự lo toan thao thức của nhà trường, chính nỗi lo đó đã thúc giục lòng quyết tâm, sự phấn đấu của thầy trò trường THPT Nguyễn Minh Quang tin rằng “tất cả mọi thứ trên đời này có thể xóa nhòa đi, nhưng màu xanh của mái trường là mãi mãi” màu xanh của hy vọng sẽ chắp cánh cho các em đi đến bến bờ trí thức .Chính vì thế Đoàn trường phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” gắn với chủ đề xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.
Xanh là gì? Phải chăng đó là màu của cây lá, màu tượng trưng cho sự xinh tươi nảy nở, trong môi trường của chúng ta, để phát triển toàn diện thì ngoài những yếu tố tri thức, có điều kiện sống tốt, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến mái trường. Vì đó cũng là nhân tố là điều kiện thiết yếu quyết định sự sống còn của nhân loại nói chung và sự phát triển từng người nói riêng.Khi sống và làm việc học tập trong môi trường tốt bầu không khí mát mẻ trong lành thì giúp ta cảm thấy dễ chịu, phấn chấn và học tôtd hơn, có thể giải tỏa những mệt mỏi, những căng thẳng sau những giờ học khó hơn.Nhưng đó chỉ nói riêng về xang về sạch thì sao…
Một môi trường mà xung quanh toàn là khí bụi, rác thải công nghiệp thì sẽ làm cuộc sống mỗi người trở nên ngột ngạt và khó thở hơn nếu không phải là một môi trường sạch. Vì thế một môi trường xanh và sạch luôn là nền tảng của một môi trường vững chắc để nâng cao chất lượng hiệu quả học và làm việc cho đội ngũ giáo viên và học sinh.Cụ thể hiện tại trên sân trường có những tám cây khô vàng, có những cây thì lại quá bé không thể nào làm mái để che mát cho học sinh, sân trường thì rải khắp đầy lá bang rụng, nilon vẫn còn đâu đó.Vì thế đội ngũ nhà giáo luôn tích cực xây dựng chủ trương trường học thân thiện học sinh tích cực (xanh – sạch – đẹp – an toàn) nhằm giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên yêu cái đẹp thân thiện với mọi người, ra sức phát động họ sinh trồng thêm cây xanh, cụ thể trước phòng Ban Giáo Hiệu có thể trồng xen vào đó lá hoa nhài hoa cúc, hoa mười giờ, rác, túi nilon thì tích cực thu luợm để vào thùng rác, có nắp đậy, nguồn nước sạch, cần phải đảm bảo an toàn, nhà vệ sinh phải thoáng mát , đủ ánh sáng

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nền Kinh tế Xanh mà không phải quốc gia nào cũng có được

Năm 2012, Liên Hợp Quốc lấy chủ đề cho Ngày Môi trường Thế giới là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của bạn”. Việc chọn chủ đề này nhằm phản ánh nhận thức sâu rộng đối với Kinh tế Xanh như là bước đi tiếp theo hướng tới thế kỷ XXI bền vững.

Quan trọng hơn, khi mà các quốc gia trên thế giới đang vực dậy sau khủng hoảng kinh tế, chủ đề này nhấn mạnh sự cần thiết rằng, nền Kinh tế Xanh không chỉ mang ý nghĩa bao quát mà còn mang lại những kết quả tích cực cho sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội và sự tiến bộ trong quản lý môi trường.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống, tạo việc làm và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.

Thực tế, kể từ khi thuật ngữ “Kinh tế Xanh” được công nhận năm 2008 thì chỉ 1 năm sau, theo tính toán của UNEP, cộng đồng EU và Mỹ đã tạo ra 2 – 3,5 triệu việc làm khi xây dựng các tòa nhà xanh, Trung Quốc tạo nên 10 triệu việc làm trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo với doanh thu 17 tỷ USD/năm. Và Brazil – quốc gia Nam Mỹ đi đầu trong việc xây dựng một nền Kinh tế Xanh có ngành công nghiệp tái chế với nguồn thu 2 tỷ USD/năm, đồng thời giảm 10 triệu tấn khí nhà kính thải ra môi trường.

Đấy là tại những nước và khu vực phát triển, còn ở nhóm nước đang phát triển, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Kinh tế Xanh như xây dựng, năng lượng, vận tải có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu.

Những thống kê này cho thấy, “gieo mầm” Kinh tế Xanh, tạo nên tăng trưởng xanh là chiến lược cho phát triển bền vững ở tương lai.

Bên cạnh đó, thực tiễn tại các nước cũng cho thấy rằng, việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh tạo ra tiềm năng lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm nghèo đói với tốc độ chưa từng thấy. Riêng đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước nhảy vọt để phát triển kinh tế mà không theo con đường phát triển kinh tế “Ô nhiễm trước, xử lý sau”.

So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam hội tụ nhiều lợi thế để phát triển Kinh tế Xanh. Việt Nam có vị trí địa lý nằm trung tâm châu Á, một châu lục được đánh giá là đang và sẽ phát triển năng động nhất thế giới. Chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, nền nông nghiệp phát triển với nhiều sản phẩm đứng trong Top 5 thế giới. Việt Nam có nền chính trị ổn định, xã hội thân thiện, thuần nhất và người dân ôn hòa. Đây là những lợi thế mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Tuy nhiên, để hướng tới sự phát triển này, Việt Nam phải khắc phục những hạn chế về trình độ phát triển, công nghệ sản xuất, trình độ phát triển khoa học cũng như thể chế pháp luật… Bên cạnh đó, nhận thức và năng lực của toàn hệ thống (con người, cơ sở hạ tầng, tài chính và thể chế) cũng cần thay đổi nhằm xóa bỏ thói quen cũ trong sản xuất và quản lý.

Theo các chuyên gia, đứng trước thời cơ mới, Việt Nam cần phát huy các lợi thế so sánh, khắc phục các yếu kém để phát triển đất nước. Phương thức tăng trưởng xanh là con đường tốt nhất để giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển trong thời gian tương đối ngắn, nhờ sử dụng hiệu quả nội lực và toàn cầu hóa.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Mục tiêu hướng tới chất lượng tăng trưởng của Việt Nam sẽ tập trung phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, có sử dụng công nghệ cao để từng bước nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.

Điều này thể hiện trong Dự thảo chiến lược Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soản thảo. Chiến lược nêu rõ “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực tiễn tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ vài cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Như vậy, tăng trưởng xanh là phù hợp với chiến lược dài hạn của Việt Nam và định hướng phát triển bền vững nói chung, phù hợp với những lợi thế so sánh mà Việt Nam cần phát huy trong thế giới toàn cầu hóa.

Những Bài Liên Quan:  Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh – Vay Tien

 

Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Moi Truong Xanh-Vay Tien 

Hiệu quả thực hành sản xuất sạch hơn tại nhà máy

 

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ An Giang) vừa thực hiện thành công dự án “Tập huấn kỹ thuật và hướng dẫn thực hành sản xuất sạch hơn (SXSH) tại nhà máy”. Tổng kinh phí thực hiện hơn 108 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ 63,14 triệu đồng.

Dự án do Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Trương Kiến Thọ làm chủ nhiệm, Thạc sĩ Vũ Bá Minh-Trường đại học Bách khoa TP.HCM phối hợp thực hiện. Có 3 nhà máy đông lạnh thủy sản tham gia thực hiện thử nghiệm đánh giá sản xuất sạch hơn (SXSH) là: Việt An, An Xuyên (TP.Long Xuyên), Thuận An 3 (Châu Thành). Mục tiêu dự án nhằm phổ biến kiến thức và thực hiện SXSH, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh; áp dụng đánh giá SXSH cho 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với mức tiết kiệm trên 10% chi phí năng lượng, nước…

Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Trương Kiến Thọ cho biết, trung tâm đã tổ chức được 2 lớp tập huấn cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành thiết bị nhằm nâng cao nhận thức về phát triển công nghiệp và sử dụng tài nguyên, chi phí cho dòng thải và lãng phí trong sản xuất, thực hiện SXSH, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Qua tập huấn, đã triển khai thực hành SXSH tại 2 nhà máy chế biến thủy sản, hướng dẫn nhà máy xây dựng các báo cáo đánh giá SXSH.
Qua đó đề xuất các giải pháp giảm tiêu hao tài nguyên, sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm. Tại Nhà máy đông lạnh thủy sản Việt An, công ty có 2 phân xưởng chế biến thủy sản đông lạnh: Việt Thắng và An Thịnh, 1 bộ phận phụ trợ là 2 khu xử lý nước thải. Nhà máy sử dụng lượng điện 21 triệu kWh/năm, nước 200 ngàn m3/năm, tiêu thụ 99 ngàn lít dầu DO/năm (năm 2010). Có 33 giải pháp SXSH được nhận dạng, trong đó có 10 giải pháp tiết kiệm năng lượng. Qua đó cho thấy, tiềm năng giúp nhà máy tiết kiệm khoảng 100m3 nước/tháng, 25 ngàn kWh điện/tháng. Tại Nhà máy Thuận An 3 có phân xưởng chế biến thủy sản đông lạnh, phân xưởng chế biến phụ phẩm và phân xưởng chế biến thực phẩm, 2 bộ phận phụ trợ là nồi hơi và khu xử lý nước thải. Lượng điện nhà máy sử dụng trên 4,7 triệu kWh, 123 ngàn m3 nước (năm 2010). Có 46 giải pháp SXSH được nhận dạng, trong đó có 11 giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiềm năng tiết kiệm từ 70-90m3 nước/tháng và 15 ngàn kwh điện/tháng.

 

Hiện nay, một số giải pháp SXSH ít chi phí đã được nhà máy thực hiện đem lại hiệu quả cao, như: Lắp đặt đồng hồ điện, nước tại các đầu vào; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở công nhân về ý thức rò rỉ, lãng phí; sử dụng đèn chiếu sáng; dùng vòi rửa có đường kính nhỏ, dùng bơm cao áp và nước nóng xịt rửa vệ sinh, tách nước thải ô nhiễm. Song song đó, ban giám đốc các nhà máy dự kiến từ năm 2013 sẽ đầu tư thực hiện các giải pháp: Lắp đặt biến tần cho bơm nước, quạt; sử dụng nước nóng từ năng lượng mặt trời…

 

Việc thực hiện các giải pháp SXSH vừa giúp tiết kiệm cho các nhà máy hàng trăm triệu đồng/năm vừa giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường. Dự án sau khi kết thúc còn giúp nâng cao nhận thức các doanh nghiệp trong tỉnh về SXSH. Trên cơ sở các giải pháp SXSH, các doanh nghiệp tiến hành đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ với sự hỗ trợ Sở Khoa học và Công nghệ, thúc đẩy hoạt động SXSH, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh. Dự án còn mang ý nghĩa xã hội và lợi ích môi trường, tạo hình ảnh nhà máy thân thiện môi trường, góp phần giảm phụ tải điện lưới, giảm sử dụng tài nguyên nước, điện, dầu, góp phần giảm phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

 

Những Bài Liên Quan:  Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh – Vay Tien

 

Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Moi Truong Xanh-Vay Tien 

Sản Xuất Sạch

Sản xuất sạch–Quy Dau Tu-Moi Truong Xanh-Vay Tien

Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường

  • Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.
  • Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm.

Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về sản xuất sạch hơn.Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là:- Giảm thiểu chất thải; – Phòng ngừa ô nhiễm; và – Năng suất xanh.Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.Các giải pháp về sản xuất sạch hơn có thể là:

–        Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi; – Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra;- Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác; – Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất

–        Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và – Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.Sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễmSản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải, nước thải hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO14000. Xem thêm chi tiết phần Lợi ích của sản xuất sạch hơn.UNEP dịnh nghĩa sản xuất sạch hơn là:

–        Việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. – Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu dộc hại và giảm lượng và tính dộc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. – Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế dến thải bỏ. – Đối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn dưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ

–        Lợi ích của sản xuất sạch hơn Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15% !Sạch hơn tốt hơn cho các doanh nghiệpTại sao vậy ? Các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.Các lợi ích của sản xuất sạch hơnKinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng sản xuất sạch hơn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường.

Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:

    • Cải thiện hiệu suất sản xuất;
    • Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
    • Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
    • Giảm ô nhiễm;
    • Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
    • Tạo nên hình ảnh về mình tót hơn; và
    • Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.

Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng

Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn.

Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn

Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hienẹ dadng nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiêpj của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện

Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn sẽ có thể mở ra đựoc nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.

Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.

Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn.

Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn

Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.

Môi trường làm việc tốt hơn

Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được khả năng cạnh tranh.

Tuân thủ luật môi trường tốt hơn

Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên nagỳ một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn.

Những Bài Liên Quan:  Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh – Vay Tien

Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Moi Truong Xanh-Vay Tien 


Thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất xanh hơn thông qua Quỹ Ủy thác tín dụng xanh

ThienNhien.Net – Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, đầu tư công nghệ mới, sử dụng năng lượng hợp lý… là những giải pháp quan trọng cần được hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ, để đối phó với tình trạng suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp. Việc Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (Green Credit Trust Fund – GCTF) ra đời sẽ góp phần thúc đẩy các giải pháp này – bà Nguyễn Lê Hằng, điều phối viên GCTF tại Việt Nam, chia sẻ.

– Xin bà cho biết Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh có mặt tại Việt Nam khi nào?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) dành cho các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Mô hình này đã được SECO triển khai trước đó ở Colombia và Peru (thuộc nhóm quốc gia mục tiêu của chương trình hỗ trợ mà SECO dành cho các nước đang phát triển). Từ kinh nghiệm triển khai tại hai quốc gia này và qua khảo sát đặc điểm, hiện trạng hoạt động của ngành ngân hàng cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ, cuối năm 2007, SECO đã chính thức cho ra mắt Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh tại Việt Nam thông qua sự điều phối của Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam(VNCPC).

 – Liệu đây có phải là một hình thức tín dụng mới ở Việt Nam và có nhận được sự tham gia của các tổ chức tài chính trong nước?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Cơ chế hoạt động của GCTF khá khác biệt so với các quỹ hỗ trợ về môi trường khác ở Việt Nam. Nguồn ngân sách của GCTF do SECO cung cấp (5 triệu USD) chỉ bao gồm 2 mục tiêu: hỗ trợ thế chấp thông qua bảo lãnh (2 triệu USD) và trả thưởng cho dự án hoàn thành (3 triệu USD).

Trong khi đó, điểm chung của hầu hết các quỹ khác là “có một nguồn vốn hoạt động riêng” được huy động từ nhiều nguồn khác nhau (như ngân sách nhà nước, nguồn vay tín dụng từ ngân hàng lớn, đối ứng của ban quản lý hay ban điều hành Quỹ, khoản hỗ trợ không hoàn lại từ các dự án, chương trình hợp tác phát triển do nước ngoài tài trợ, …) và do Ban quản lý quỹ điều hành.

Về cơ chế hỗ trợ tài chính, GCTF hỗ trợ bảo lãnh và trả thưởng sau khi dự án được thực hiện thành công, trong khi các quỹ khác cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi. Nguồn tín dụng cấp cho các dự án GCTF là từ các dòng ngân sách dành cho tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp của ba ngân hàng thương mại được VNCPC lựa chọn làm đối tác gồm ACB, Techcombank, và VIB.

– Xin hỏi, tại sao lại là tín dụng XANH?

Bà Nguyễn Lê Hằng: “Xanh” ở đây mang hàm ý về môi trường. Tác động môi trường mà GCTF quan tâm bao gồm: phát thải CO2 (thông qua giảm tiêu thụ nhiên liệu và điện năng), phát thải ODS, PTS, giảm sử dung nước sạch, BOD, COD, TOC, bụi ngoài trời PM10, … Tính chất “xanh” còn thể hiện ở tiêu chí lựa chọn dự án. Dự án thay đổi thiết bị hay công nghệ phải hướng tới việc giảm một chỉ thị tác động xấu đến môi trường ít nhất 30% so với hiện trạng hoặc nếu là trường hợp đầu tư một dây chuyền sản xuất mới thì công nghệ được lập dự án phải thể hiện tính ưu việt về bảo vệ môi trường so với một dự án đầu tư sản xuất thông thường. Bên cạnh đó, GCTF khích lệ doanh nghiệp đầu tư để cải thiện môi trường đạt mức cao hơn so với mức cơ bản đươc pháp luật quy đinh.

Một số dự án đã được thực hiện trong khuôn khổ của Quỹ đã giúp các công ty ứng dụng công nghệ tiến tiến để giảm điện năng tiêu thụ hoặc giảm lượng nước sạch phải khai thác cho sản xuất và lượng phát thải CO2 do tận dụng được năng lượng tái tạo (sinh khối, mặt trời).

– Xin bà cho biết những đối tượng nào sẽ được Quỹ ưu tiên?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Nhóm đối tượng mục tiêu của Quỹ, xét về quy mô,  là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD (trong đó vốn trong nước chiếm ít nhất 51%) và số lượng công nhân viên dưới 1.000 người. Còn với tiêu chí ngành nghề, nhóm mục tiêu bao gồm tất cả các doanh nghiệp có sản xuất công nghiệp (bao gồm cả chế biến nông sản) và một số ngành dịch vụ.

Để tiếp cận GCTF, các DN sẽ phải đệ trình kế hoạch kinh doanh và trải qua các quy trình xét duyệt như: thông qua 3 ngân hàng để vay vốn theo quy trình thực hiện của các ngân hàng này, thông qua Trung tâm sản xuất sạch (VNCPC) xem xét, đánh giá về kỹ thuật của các dự án đầu tư, xác định hiện trạng môi trường trước khi đầu tư và đánh giá mức độ cải thiện môi trường sau khi lắp đặt công nghệ sản xuất mới và thông qua SECO để ký duyệt khi có đầy đủ kết luận của VNCPC và ngân hàng.

– Cho đến thời điểm này, đã có bao nhiêu dự án được hưởng lợi từ GCTF?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Quỹ đã nhận được khoảng 50 hồ sơ đăng ký dự án, trong số này có 30 dự án đạt được các điều kiện sàng lọc ban đầu. Từ đó có 18 dự án đã được phê duyệt kỹ thuật và hiện tại có 7 dự án đã giải ngân và 4 dự án đã được trả thưởng. Dự án có giá trị tín dụng lớn nhất là 970.000USD và được trả thưởng ở mức 15%. Ở chiều ngược lại là dự án được giải ngân 101.942USD và được trả thưởng ở mức 25%..

Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ theo khuôn khổ GCTF nằm trong khuôn khổ tiếp cận sản xuất sạch hơn. Áp dụng cách tiếp cận này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tài chính thông qua giảm lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu; thu hồi, tái sử dụng được nhiều loại phế phẩm; cải thiện điều kiện làm việc và sức khỏe, giảm phát thải ra môi trường; cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và mở ra cơ hội thị trường mới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì thế việc “xanh” hơn do thực hiện sản xuất sạch hơn là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh.

– Xin chân thành cảm ơn bà!

Những Bài Liên Quan:  Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh – Vay Tien

Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Moi Truong Xanh-Vay Tien