Đổi mới công nghệ để có sản phẩm sạch và xanh

Tân Hiệp Phát đã tạo được sự tín nhiệm của người tiêu dùng và khẳng định được vị trí dẫn đầu trên thị trường nước giải khát Việt Nam về sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Để xây dựng uy tín và sự thành công của mình, Tân Hiệp Phát không chỉ chú trọng chất lượng sản phẩm mà còn rất quan tâm đến việc sản xuất theo quy trình sạch, thân thiện với môi trường.

Không chỉ “sạch” mà còn “xanh”

Việc đưa dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại được coi là “bí quyết” để Tân Hiệp Phát thực hiện được cả hai mục tiêu “sạch” và “xanh”. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển, cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, cụ thể hóa bằng việc sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất hiện nay, công nghệ chiết lạnh Asepstic.

 

Theo Tân Hiệp Phát, công nghệ Aseptic với thiết bị hiện đại được thực hiện khép kín trong điều kiện vô trùng. Trong đó, sản phẩm sau khi tạo ra phải đưa qua hệ thống UHT (siêu thanh trùng). Ngoài ra, nắp chai, vỏ chai, bao bì… cũng phải qua hệ thống vô trùng. Kể cả các trang thiết bị sản xuất hỗ trợ để tạo ra sản phẩm cũng được vô trùng. Công nhân khi vào phòng chiết phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh để đảm bảo tốt nhất vấn đề an toàn vệ sinh khi sản xuất.
Công nghệ trang thiết bị hiện đại không chỉ giúp Tân Hiệp Phát thực hiện mục tiêu sản xuất “sạch” mà còn hướng đến mục tiêu sản xuất “xanh”. Hiện nay, hệ thống kiểm soát chất lượng của Tân Hiệp Phát cũng rất quan tâm đến môi trường. Tân Hiệp Phát đã quan tâm đầu tư theo quy trình sản xuất sạch hơn bằng cách cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.

Bảo vệ môi trường từ “gốc”
Trong thời gian tới, Tân Hiệp Phát tiếp tục đặt mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe với cam kết sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, để có sản phẩm vừa “sạch” lại vừa “xanh”, Tân Hiệp Phát đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, gắn quy trình sản xuất với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tân Hiệp Phát đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại của Italia trị giá 3 triệu USD. Toàn bộ nước thải của nhà máy đều được thu gom về hệ thống, được xử lý theo phương pháp vi sinh kết hợp với lắng lọc trước khi xả ra môi trường. Đây là một trong những hệ thống xử lý nước thải hiện đại tại Việt Nam đã đạt QCVN 24:2009 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) và đạt COD (Chemical Oxygen Deman – nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ). Nước thải qua xử lý của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn A mặc dù trong khu vực chỉ bắt buộc đạt tiêu chuẩn B. Đây cũng là mô hình xử lý nước thải công nghiệp được chọn làm mô hình tiêu biểu cho toàn tỉnh Bình Dương. Hiện nay, Tân Hiệp Phát còn chịu sự giám sát của hệ thống camera tự động kiểm soát việc xử lý nước thải của Công ty 24/24h do Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Dương lắp đặt.
Bên cạnh đó, Tân Hiệp Phát còn đầu tư xây dựng hệ thống khí thải bằng phương pháp hấp thụ và đạt tiêu chuẩn khí thải trước khi thải ra môi trường. Về rác thải, Công ty đã quy hoạch khu chứa rác trung tâm và thực hiện phân loại rác tại nguồn gồm rác sinh hoạt, phế liệu, phế phẩm, rác độc hại và thực hiện quản lý chất thải theo luật định… là doanh nghiệp Việt Nam được cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) đánh giá đạt tiêu chuẩn tích hợp ISO và HACCP đầy đủ nhất trong lĩnh vực thực phẩm bao gồm Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, Hệ thống quản lý Vệ Sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.
Có thể nói, Tân Hiệp Phát không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn An toàn – Vệ sinh – Môi trường. Việc sản xuất và kinh doanh theo phương châm: “nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất” nhưng không quên nhiệm vụ “bảo vệ môi trường”, đã giúp Tân Hiệp Phát đã khẳng định thương hiệu là nhà sản xuất nước giải khát chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam.
Bảo Hân

baomoi.com

Những công nghệ sạch sẽ ‘lên ngôi’ năm 2012

Nhiên liệu sinh học từ tảo, pin kẽm, ánh sáng thông minh,… được dự đoán là những công nghệ sạch tạo ra bước đột phá trong năm 2012.

1. Nhiên liệu sinh học từ tảo

Nếu nền kinh tế không bị suy thoái trong những năm tới, 12% nhiêu liệu tiêu thụ của ngành hàng không thế giới sẽ được sản xuất từ tảo vào năm 2030.

Nhiên liệu sinh học từ tảo chỉ tạo ra khí thải CO2 bằng 1/5 so với nhiêu liệu hóa thạch. Ngoài ra, phát triển nhiên liệu từ tảo giúp các bờ biển trở nên sạch hơn. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với các dự án phát triển nhiên liệu từ tảo là thiếu kinh phí đầu tư.

2. Pin kẽm (Zinc-air)

Với trữ lượng kẽm trên thế giới lớn hơn gấp 100 lần so với lithium ion, việc thay thế pin Li-ion sang pin kẽm trong các thiết bị cầm tay chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ưu điểm của pin kẽm là có thể tái chế, giá rẻ và khả năng tích điện cao. Hiện nay, các loại pin kẽm dùng 1 lần đã được sử dụng trong các thiết bị trợ thính. Trong tương lai, pin kẽm sẽ được sản xuất ở dạng có thể sạc điện với tuổi thọ vài năm, sử dụng cho máy tính và ô tô.

 
       Năng lượng gió biển sẽ là một công nghệ sạch sẽ lên ngôi.

3. Pin mặt trời hữu cơ

Pin mặt trời hữu cơ với chi phí thấp có thể trở nên phổ biến trong những năm tới. Các tấm pin mặt trời hữu cơ được phun một lớp sơn đặc biệt thay vì sử dụng vật liệu silicon có chi phí cao như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề còn vướng mắc là hiệu xuất hấp thu ánh sáng của pin mặt trời hữu cơ thấp hơn 9% so với pin mặt trời truyền thống.

4. Năng lượng biển

Các nước Anh, Mỹ, Canada và Na Uy đang dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng từ sóng biển và thủy triều. Nước Anh dự định sẽ sử dụng 20% lượng điện từ sóng biển và thủy triều vào những năm 2020. Tuy nhiên, chi phí của nguồn năng lượng này vẫn còn khá cao chưa thể phát triển thương mại.

5. Ánh sáng thông minh

Thay thế những bóng đèn sợi đốt truyền thống bằng bóng đèn huỳnh quang sẽ giúp tiết kiệm 80% lượng điện tiêu thụ. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiết kiệm điện hơn nữa nhờ công nghệ ánh sáng thông minh được tạo ra từ những chất hóa sinh có khả năng phát quang.

6. Dầu nhiệt phân

Cuộc đua phát triển nhiên liệu sinh học cho các phương tiện giao thông có thể gây ra khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới vì đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp. Nguy cơ này có thể tránh được nhờ công nghệ sản xuất dầu nhiệt phân từ rác thải – tạo ra nhiên nhiệu khi đốt rác thải ở 500 độ C.

Anh dự định sẽ thử nghiệm áp dụng công nghệ này vào năm 2014 và thương mại hóa trong vòng 10 đến 15 năm nữa. Lượng CO2 thải ra do sử dụng nhiên liệu nhiệt phân thấp hơn 95% so với nhiên liệu hóa thạch.

7. Năng lượng gió biển

Gió biển là một nguồn vô tận và rất ổn định. Cho tới nay, 5% lượng điện tiêu thụ ở Anh là từ các trang trại điện gió nằm trên biển. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với các dự án phát triển nguồn điện gió trên biển là việc lắp đặt và bảo dưỡng rất khó khăn và phức tạp.

8. Công nghệ khử muối

Công nghệ khử muối trong nước biển thành nước sạch có thể uống đã được áp dụng tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Mỹ và một số nước khác trên thế giới.

Tuy nhiên, chi phí của công nghệ khử muối hiện vẫn rất cao và tiêu thụ nhiều điện năng. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu công nghệ mới giúp cải tiến cơ chế lọc nước thẩm thấu và thẩm thấu ngược nhằm hạ giá thành.

9. Công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2

Thiết bị thu hồi và lưu giữ CO2 (CCS) có khả năng giúp giảm 90% lượng khí CO2 từ các nhà máy điện chạy bằng than, khí và các nhà máy sản xuất xi măng. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ước tính, cần khoảng 3.000 hệ thống CCS trên thế giới vào năm 2050 nếu muốn nhiệt độ Trái đất không tăng thêm 2 độ C.

Hà Hương

vietnamnet

Xe Mercedes công nghệ sạch sản xuất ở Việt Nam

Công ty Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) vừa ra mắt thị trường mẫu xe E250 CGI   BlueEfficiency – phiên bản xe “xanh” của dòng xe E-Class sang trọng đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam

Chiếc xe trên với giá bán 1,608 tỷ đồng (tương đương 86,900 USD), đã bao gồm thuế. E250 CGI BlueEfficiency sở hữu loại động cơ xăng đầu tiên trên thế giới với công nghệ phun xăng trực tiếp vào buồng đốt áp suất cao, công suất 150kw/204 mã lực với sức kéo cực đại 310Nm.

Đặc biệt, động cơ CGI nằm bên dưới nắp capô của chiếc xe “xanh” này chỉ có 4 xylanh với tổng dung tích 1.8L, nhưng lại mạnh mẽ hơn khoảng 20% so với loại xe khác tương đương động cơ. Do đó, chiếc xe “xanh” vẫn có thể tăng tốc từ 0 đến 100km trong thời gian 7,8 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa 238km/h.

E250 CGI BlueEfficiency chỉ tiêu thụ nhiên liệu dưới 8 lít/100km, thấp hơn 20% so với những mẫu xe tương đương khác và đáp ứng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt nhất thế giới – Euro 5.

E250 CGI còn trở thành chiếc xe an toàn hàng đầu với các hệ thống Pre-Safe, ABS, BAS, ASR, ESP, Neck-Pro, hệ thống cảnh báo buồn ngủ Attention Assist, hệ thống Parktronic và hướng dẫn đậu xe…

Ngoài ra, E250 CGI thừa hưởng hàng loạt tính năng đẳng cấp tiêu chuẩn khác của dòng E-class như đèn LED chiếu sáng ban ngày nổi bật, các dải đèn LED bao quanh nội thất đem lại cảm giác thanh bình ấm cúng cho người ngồi trong xe…

Đại diện MBV cũng cho biết, sau khi được giới thiệu chính thức trên dòng C-class – ra mắt công chúng tại Triển lãm ôtô Việt Nam 2009 vừa qua, mẫu C250 CGI đã rất được săn đón và tạo nên một xu hướng mới trong phân khúc xe cao cấp tại Việt Nam.

MBV cũng ứng dụng công nghệ “xanh và sạch” này trên dòng E-class sang trọng danh tiếng sản xuất tại Việt Nam để cho ra đời mẫu E250 CGI BlueEfficiency ./.

Văn Xuyên (Vietnam+)

(http://www.baomoi.com)

sử dụng công nghệ sạch tốt cho sức khỏe cộng đồng

 

Sử dụng công nghệ sạch không những rất tốt cho sức khỏe cộng đồng mà còn còn giúp tiết kiệm chi phí – Chủ tịch Nhóm Phát triển Liên Hợp quốc cho biết như vậy trong chuyến thăm làng Bát Tràng – một trung tâm nghề gốm cổ truyền của Việt Nam hồi giữa tháng 6.

Bà Helen Clark, Chủ tịch Nhóm Phát triển Liên Hợp quốc UNDP, thăm làng Bát Tràng, một trung tâm nghề gốm cổ truyền của Việt Nam, nhằm khuyến khích sử dụng công nghệ sạch hơn ở các lò gốm.

“Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội rất lớn với tiềm năng khí hậu sẵn có cho các công tác liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ tác động đến môi trường – ý tôi ở đây là các công nghệ năng lượng sạch hơn. Sử dụng công nghệ sạch sẽ rất tốt cho sức khỏe cộng đồng, và ở đây sử dụng công nghệ sạch còn giúp tiết kiệm chi phí. ” – bà Helen Clark phát biểu.

Dự án kéo dài năm năm này được cấp kinh phí bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu/ UNDP (5,5 triệu dollar Mỹ) và Chính phủ Việt Nam (23,5 triệu dollar Mỹ) là một phần của một sáng kiến lớn hơn do UNDP hỗ trợ nhằm làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hoạt động thân thiện hơn với môi trường.

Đến nay, hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đã được tiếp cận với công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, giúp họ giảm mức tiêu thụ năng lượng. Đồng thời, lợi nhuận của các doanh nghiệp tham gia vào sáng kiến này cũng đã tăng lên – nhờ tiết kiệm được năng lượng một cách trực tiếp và nhờ những cải thiện về chất lượng sản phẩm, ví dụ như lĩnh vực sản xuất gạch và gốm hiện đang sử dụng các lò nung hiện đại hơn.

(http://xukymoitruong.com)

Hiệu quả sản xuất sạch hơn trong các ngành công nghiệp

Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, tăng trưởng công nghiệp góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, việc nâng cao nhận thức đối với cộng đồng doanh nghiệp, áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn (SXSH) không chỉ cho hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động tới môi trường. Làm được điều đó cũng chính là xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững hơn, đặc biệt, trong bối cảnh các nguồn năng lượng, nhiên liệu đang ngày càng trở nên cạn kiệt và đắt đỏ.

Sản xuất sạch hơn được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc định nghĩa là biện pháp áp dụng liên tục các chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường trong quá trình sản xuất, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro đến môi trường. Đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của khâu sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ…

Có thể thấy, một lợi ích kép đạt được cùng lúc, đó là: tiết kiệm nguồn năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất và giảm lượng nước thải, chất thải, khí thải ra môi trường. Đặc biệt, đối với Việt Nam, khi suất tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cho mỗi sản phẩm còn ở mức cao, vừa lãng phí năng lượng, vừa đội chi phí giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, vừa ảnh hưởng tới môi trường… Chính vì vậy, kể từ khi tiếp cận với khái niệm này từ năm 1996, tham gia ký Tuyên ngôn quốc tế về SXSH năm 1999, và thực tế triển khai Chương trình Hợp phần sản xuất sạch hơn do Đan Mạch tài trợ giai đoạn 2005 – 2010 tại 5 tỉnh mục tiêu với nhiều lợi ích thiết thực, năm 2009 “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ 1419.

Bà Nguyễn Anh Thư – chuyên gia nghiên cứu về SXSH trong công nghiệp, thành viên ban tư vấn thuộc Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp do Bộ Công thương tổ chức cho biết, 100% các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sạch hơn đều mang lại hiệu quả rõ nét. Hàng năm có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Nhưng hiện nay, hệ thống thiết bị công nghiệp của Việt Nam chưa phải hiện đại, ý thức của con người cũng chưa cao chính vì vậy tiềm năng để áp dụng sản xuất sạch hơn là rất lớn

Theo Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Nguyễn Huy Hoàn, sau 5 năm triển khai Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại 5 tỉnh mục tiêu là Nghệ An, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam và Bến Tre. Ngoài những kết quả đạt được trong công tác quản lý ô nhiễm thì SXSH đạt tỷ lệ khá cao như ngành sản xuất giấy tại Phú Thọ giảm được lượng tiêu thụ nước từ 15 – 30%, điện từ 10 – 15%, nguyên liệu đầu vào khoảng 5%. Đối với các doanh nghiệp trình diễn đã hoàn thành giai đoạn 2 còn cho kết quả cao hơn nhiều. Vì vậy, tuy Hợp phần SXSH trong công nghiệp đã kết thúc vào quý I.2011, nhưng các hoạt động SXSH của Bộ Công thương vẫn tiếp tục được thực hiện trong khuôn khổ Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Với mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 50% DNVN sẽ tham gia SXSH và các đơn vị tham gia sẽ tiết kiệm từ 8 – 13% năng lượng, nguyên nhiên vật liệu/một đơn vị sản phẩm, bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Trưởng nhóm triển khai chương trình SXSH – Vụ Khoa học  – Công nghệ, Bộ Công thương cho biết: các hoạt động trọng tâm đang được triển khai nhằm đạt được mục tiêu này, như tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo tập huấn; phổ biến thông tin qua trang web; hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật… Tuy nhiên, sau dự án Hợp phần SXSH do Đan Mạch tài trợ, đến nay chưa có cơ chế tài chính. Hiện, Bộ công thương đang xây dựng để có thể có nguồn tài chính hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho một số đối tượng, nhóm ngành cụ thể…

Có thể nói, nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đã là một thắng lợi lớn, bởi từ nhận thức đến hành động là một khoảng cách gần. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế xanh thì rõ ràng SXSH có thể xem như một công cụ phù hợp để giải quyết bài toán kinh tế xanh. Tuy nhiên ở đây có thể nói rằng, rõ ràng khi mà một công cụ giải quyết được một mục tiêu lớn và hiệu quả như vậy thì cũng nhất thiết phải cần một công cụ được xây dựng một cách phù hợp… thì có thể nói vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất để nâng cao hơn hiệu quả của SXSH vẫn là làm sao để xây dựng được một nguồn lực để triển khai…

Công nghệ xanh: Tái sử dụng nước rửa chén

Máy rửa chén là một trong những thiết bị gia đình phổ biến nhất ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, có nhiều cuộc tranh cãi giữa các chuyên gia về độ tiết kiệm  năng lượng và nước của loại máy này.

1. Rửa chén bằng máy hay rửa chén bằng tay tiết kiệm nước hơn?
Theo một nghiên cứu tại Anh, thành phố Luân Đôn có thể tiết kiệm tới hơn 16 tỉ lít nước mỗi năm nếu các gia đình dùng máy rửa chén thay cho việc rửa chén bằng tay. Nghiên cứu này dựa trên những khám phá của Đại học Bonn ở Đức. Theo đó, nếu bạn rửa chén bằng tay, bạn sẽ tiêu tốn khoảng 10,5 lít nước mỗi lần cho mỗi người, trong khi đó mẫu máy rửa chén tốt nhất chỉ dùng có 2,27 lít (mỗi lần rửa, mỗi người).

 

Máy rửa chén thông thường

Tất nhiên, lượng nước dùng khi rửa chén bằng tay là khá linh động, tuỳ vào ý thức tiết kiệm nước của mỗi người nên nghiên cứu này không thể là cơ sở vững chắc để kết luận máy rửa chén tiết kiệm nước hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy phần lớn người dùng chỉ dùng một không gian bé hơn một nửa sức chứa của máy, do đó không tận dụng được hết khả năng tiết kiệm nước của máy rửa chén.

2. Tiết kiệm năng lượng và thời gian?
Cũng theo nghiên cứu của Đại học Bonn, rửa chén bằng tay tiêu tốn 2.5 kWH để làm nóng nước rửa chén và toàn bộ quy trình khiến bạn mất khoảng 80 phút. Trong khi đó, máy rửa chén chỉ dùng khoảng 1 đến 2 kWH cho mỗi lần rửa và chỉ tốn 15 phút để sắp xếp chén đĩa vào máy trước khi chạy máy và lấy ra sau khi rửa xong. Điều này cho thấy rửa chén bằng máy không những tốn ít công sức mà lại tiết kiệm được về năng lượng sử dụng nói chung và cả thời gian nữa.

3. Sản phẩm công nghệ xanh: Máy rửa chén Gota

Thiết kế hiện đại của máy rửa chén Gota
Tuy vậy, không phải tất cả các máy rửa chén trên thị trường đều là loại máy đạt chuẩn tiết kiệm nước và năng lượng. Các nhà nghiên cứu công nghệ xanh đã phát minh ra một loại máy rửa chén mới thậm chí còn dùng ít nước hơn chuẩn máy hiện nay: máy rửa chén Gota. Chiếc máy này chỉ sử dụng một nửa lượng nước mà một chiếc máy rửa chén thông thường sử dụng. Quy trình hoạt động của máy như sau: trước tiên máy sẽ hấp nóng mọi chén đĩa trong khung rổ của máy, sau đó máy sẽ tận dụng lại lượng hơi nước từ việc hấp để rửa chén đĩa cho sạch. Lượng nước còn tồn đọng sau mỗi lần rửa sẽ được lọc lại và bơm vào ngăn chứa nước của máy để dùng cho những lần rửa sau.

Máy rửa chén Gota thoả mãn nhu cầu của những gia đình thường không dùng hết không gian rộng lớn của một chiếc máy rửa chén truyền thống. Đồng thời, chiếc máy rửa chén “công nghệ xanh” này cũng sử dụng năng lượng điện ít hơn so với máy rửa chén thường. Với thiết kế nhỏ gọn, công nghệ tiết kiệm nước và năng lượng, máy rửa chén Gota rõ ràng là lựa chọn lý tưởng cho một gia đình hiện đại, thân thiện với môi trường.

Nguồn : http://thebox.vn/

(htmlhttp://www.tinhte.vn)

Sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu: Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường hiệu quả

Thực hiện sản xuất sạch hơn là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam (CNĐT) được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn. Tuy nhiên, sự hoạt động và phát triển của ngành CNĐT đã và đang phát sinh nhiều vấn đề về môi trường đã làm suy giảm chất lượng môi trường tại nhiều khu vực.

Sản xuất sạch hơn trong ngành CNĐT

Sản xuất sạch hơn – SXSH (Cleaner Production – CP) là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực quản lý môi trường. Cách tiếp cận này được Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa: “ Là quá trình áp dụng liên tục một chiến lược tổng hợp, phòng ngừa về mặt môi trường đối với các quy trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.

– Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có nhiều cơ hội để áp dụng SXSH.

– SXSH là sự lựa chọn hợp lý và phù hợp cho các cơ sở đóng tàu và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng các yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp trước khi xây dựng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm thì cần phải thực hiện chương trình SXSH.

– SXSH chỉ thành công trong quy mô toàn ngành khi có quyết tâm rất lớn của mỗi doanh nghiệp, đồng thời việc giải quyết những rào cản đối với quá trình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam – VINASHIN, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý môi trường và sự giúp đỡ của các cơ quan tư vấn kỹ thuật SXSH.

– Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có nhiều cơ hội để áp dụng SXSH.

– SXSH là sự lựa chọn hợp lý và phù hợp cho các cơ sở đóng tàu và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng các yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp trước khi xây dựng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm thì cần phải thực hiện chương trình SXSH.

– SXSH chỉ thành công trong quy mô toàn ngành khi có quyết tâm rất lớn của mỗi doanh nghiệp, đồng thời việc giải quyết những rào cản đối với quá trình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam – VINASHIN, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý môi trường và sự giúp đỡ của các cơ quan tư vấn kỹ thuật SXSH.

Đóng tàu Việt Nam là một ngành có truyền thống từ lâu đời, nhưng chỉ thực sự phát triển trong hơn mười năm trở lại đây.

Vấn đề áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành CNĐT có thể thực hiện được ở mỗi công đoạn sản xuất, đóng mới tàu thủy: chuẩn bị, phóng dạng, hạ liệu, làm dưỡng mẫu; Công tác cán phẳng, làm sạch, sơn lót; Công đoạn gia công phân đoạn, tổng phân đoạn; Lắp ráp, hoàn chỉnh; Kiểm tra và bàn giao. Trong đó, qua nhiều nghiên cứu, đánh giá dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và hiện trạng chung của ngành đóng tàu Việt Nam cơ hội sản xuất sạch hơn thể hiện rõ nét nhất ở các công đoạn cắt nguyên liệu, công đoạn làm sạch bề mặt và công đoạn sơn.

Các giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn vào ngành CNĐT

Dựa trên quá trình phân loại các cơ hội sản xuất sạch hơn kết hợp với các quá trình phân tích các điều kiện về kinh tế, điều kiện về kỹ thuật, điều kiện về môi trường và các điều kiện khác nhằm lựa chọn những giải pháp mang tính khả thi nhất, đồng thời hạn chế những tác động tới quá trình sản xuất.

Ngành CNĐT Việt Nam có thể áp dụng giải pháp này từ khâu quản lý. Trước hết là phải phổ biến và nâng cao nhận thức sản xuất sạch hơn đối với CBCNV tham gia trực tiếp và các ngành liên quan. Sự chuyển biến về nhận thức sản xuất sạch hơn là một nhân tố mang tính quyết định đem lại thành công cho các doanh nghiệp ngành đóng tàu. Bên cạnh đó phải cải tiến hệ thống quản lý vì các giải pháp sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực quản lý là các giải pháp không cần chi phí hoặc chi phí rất ít như mang lại những lợi ích rất lớn.

Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng cần được đẩy mạnh trong quá trình gia công chế tạo chi tiết, cụm chi tiết. Giải pháp sản xuất sạch hơn trong công đoạn làm sạch bề mặt là phương pháp được lựa chọn để thay đổi cho phương pháp làm sạch bề mặt kim loại bằng cát là phương pháp làm sạch bề mặt kim loại bằng hạt mài. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các xưởng đóng tàu hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ngoài phương pháp làm sạch bề mặt bằng hạt mài, còn có phương pháp làm sạch bằng phun nước áp lực hiện cũng đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới, chủ yếu được áp dụng tại một số quốc gia châu Âu.

Giải pháp sản xuất sạch hơn trong công đoạn sơn cũng là một khâu quan trọng bởi đối với phương thức sơn phun hiện nay gây thất thoát một lượng lớn sơn và dung môi, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Do đó ngoài những giải pháp về kỹ thuật sơn có thể áp dụng quy trình công nghệ sơn tĩnh điện, sơn tự động cho một số chi tiết.

Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện đảm bảo chất lượng của sản phẩm sơn tốt, bên cạnh còn hạn chế lượng sơn thất thoát so với quy trình sơn phun. Bên cạnh đó các cơ sở có thể tăng cường dùng các loại sơn lót có thể hàn được và sử dụng các hệ thống chứa linh hoạt và mang đi được.

Thực hiện sản xuất sạch hơn là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong thực tế, việc áp dụng SXSH hiện nay đang gặp phải một số thách thức cần phải giải quyết như những rào cản do nhận thức, nhiều người còn quan niệm rằng SXSH chỉ liên quan đến môi trường và tốn kém tiền bạc mà chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó, các khó khăn về tài chính, quản lý và kỹ thuật vẫn đang kìm hãm việc áp dụng các giải pháp SXSH vào ngành đóng tàu tại Việt Nam.

Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Tại Thông tư số 12/2006/ BTNMT, ngày 26-12-2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (CTNH), trong đó quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH.

Theo đó, chủ nguồn thải CTNH phải thực hiện đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hay bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận.

Bên cạnh đó, chủ nguồn thải, chủ vận chuyển cũng phải áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an toàn thông qua việc lựa chọn chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy có đủ điều kiện phù hợp cũng như theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý, tiêu hủy CTNH với sự trợ giúp của Chứng từ CTNH.

Chủ nguồn thải CTNH cũng phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây ra, gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra…

L.A (baomoi.com)

 

Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp: Góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Hợp phần “Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp” (CPI) là một trong 6 hợp phần của Chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường giai đoạn 2006-2010, được triển khai dưới sự giúp đỡ của Vương quốc Đan Mạch tại 5 tỉnh mục tiêu gồm: Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre. Sau 5 năm triển khai, kết quả bước đầu đã làm thay đổi đáng kể nhận thức của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc áp dụng sản xuất sạch bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sức lan toả rộng. 

Hiệu quả cao 

Số vốn hỗ trợ ban đầu cho CPI là 55 triệu Kuron Đan Mạch trên tổng hỗ trợ cho toàn Chương trình là 250 triệu. Mục đích của Hợp phần là cải thiện chất lượng môi trường và cuộc sống của những người dân sống, làm việc xung quanh và trong các cơ sở sản xuất công nghiệp thông qua cải thiện hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường của các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt từ năm 2009, với sự ra đời của Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020, Hợp phần bắt đầu hỗ trợ Bộ Công Thương thực hiện chiến lược tại các tỉnh thành trên cả nước, tạo đà cho Bộ tiếp tục thực hiện Chiến lược ngay cả khi Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch về môi trường kết thúc.

Đến nay qua 5 năm thực hiện, Hợp phần đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Các giải pháp SXSH đã giúp cải thiện đáng kể năng suất và hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp, mặc khác cũng góp phần đáng kể giảm thiểu mức độ ô nhiễm trong môi trường làm việc và nguồn phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh của doanh. Số lượng các dự án trình diễn đã vượt xa kế hoạch mà hợp phần đặt ra là sẽ có 40 doanh nghiệp tại 5 tỉnh mục tiêu trong giai đoạn 2005 – 2010. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp tham gia trình diễn đã là 57. Ngoài ra, trên 3000 doanh nghiệp tại 5 tỉnh mục tiêu và hàng trăm doanh nghiệp tại 38 tỉnh, thành phố khác trên cả nước đã được tiếp cận các hoạt động hoặc kiến thức liên quan đến SXSH. Đặc biệt các dự án đã được CPI triển khai đều đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Theo kết quả quan trắc mà các tỉnh báo cáo thì tại các tỉnh mục tiêu, công tác quản lý ô nhiễm đã được nâng cao hơn một bước, SXSH đạt tỷ lệ khá cao như ngành sản xuất giấy tại Phú Thọ giảm được lượng tiêu thụ nước từ 15% – 30%, điện từ 10% – 15%, nguyên liệu đầu vào khoảng 5%; Ngành luyện kim tại Thái Nguyên giảm lượng tiêu thụ điện từ 5% – 10%, than từ 7% – 20% …Đối với các doanh nghiệp trình diễn đã hoàn thành giai đoạn 2 thì mức tiêu thụ than giảm trung bình từ 23,2%; tiêu thụ dầu FO giảm trung bình 87%; tiêu thụ điện giảm trung bình 9%; tiêu thụ nước giảm trung bình khoảng 23,6%; tiêu thụ củi giảm trung bình 55,1%…

Đối với hệ thống tổ chức ở Trung ương, CPI đã có nhiều hỗ trợ để thành lập Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch – Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp – Bộ Công Thương. Cụ thể là hỗ trợ nâng cao năng lực cho Trung tâm; giao cho Trung tâm thực hiện việc giám sát hiệu quả của các dự án trình diễn, nghiên cứu thực trạng và đề xuất cải tiến đối với hoạt động giám sát môi trường tại các tỉnh, thành cũng như hướng dẫn SXSH trên 10 ngành. Trung tâm sẽ có nhiệm vụ tiếp quản và nhân rộng những kết quả mà CPI đã đạt được sau khi CPI kết thúc.

Theo Ban chỉ đạo Hợp phần, đến hết năm 2010, về cơ bản hầu hết các hoạt động của Hợp phần đã thực hiện và đang đi đến giai đoạn cuối. Dự kiến Hợp phần sẽ thực hiện đến hết quý III/2011 và tập trung chủ yếu vào việc hoàn thành hệ thống cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp tham gia các dự án trình diễn, tiến hành hoạt động quan trắc và báo cáo lần cuối của các dự án trình diễn, tập trung vào các hoạt động truyền thông và một số hoạt động khác để đóng gói Hợp phần.

Những điển hình áp dụng thành công SXSH

Năm 2006, Phú Thọ là 1 trong 5 tỉnh được chọn làm điểm CPI. Sau 5 năm triển khai hoạt động trên 3 góc độ (truyền thông, đào tạo và hỗ trợ tư vấn), hoạt động SXSH trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến rõ nét về nhận thức và ứng dụng vào sản xuất. Đã có hơn 400 cán bộ thuộc 200 doanh nghiệp được đào tạo; hơn 10 doanh nghiệp tham gia CPI đã cơ bản hoàn thành và kết thúc, mang lại hiệu quả rõ rệt. Ngoài lợi ích trực tiếp, các doanh nghiệp khi tham gia CPI đã biết vận dụng các giải pháp của SXSH một cách thường xuyên, rộng rãi trong doanh nghiệp, kết hợp với các tiêu chuẩn chất lượng để tổ chức sản xuất tốt hơn, tiết kiệm hơn; qua đó tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong tiến trình hội nhập, góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

Cùng với Phú Thọ, Thái Nguyên là một trong 5 đơn vị được lựa chọn tham gia Hợp phần CPI. Để triển khai dự án hiệu quả, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 185/QĐ-UBND về “Đề án BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH giai đoạn 2007- 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Cùng với đó, Thái Nguyên tích cực tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, tổ chức hội thi tìm hiểu về SXSH nhằm nâng cao nhận thức về SXSH trong công nghiệp của các đối tượng thụ hưởng.…Kết quả từ năm 2007 đến nay, Thái Nguyên đã có 12 doanh nghiệp tham gia trình diễn dự án. Trong thời gian tới, Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh bảo vệ môi trường thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tích cực đẩy mạnh sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

Nghệ An tham gia CPI tương đối sớm. Qua 5 năm thực hiện, một số doanh nghiệp đã tích cực tham gia chương trình và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, đã có 9 doanh nghiệp tham gia dự án trình diễn và được Hợp phần CPI tư vấn hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như tài chính để thực hiện SXSH. Để triển khai áp dụng quy trình SXSH trong công nghiệp, trong 5 năm qua Sở Công thương Nghệ An triển khai nhiều cuộc tập huấn, hội thảo để giới thiệu, phổ biến kiến thức về SXSH trong công nghiệp đến các doanh nghiệp và các nhà quản lý. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, kỹ thuật đã hiểu rõ lợi ích và phương pháp áp dụng SXSH để mang lại hiệu quả.

Bến  Tre cũng là một trong 5 tỉnh mục tiêu được CPI lựa chọn tham gia vào việc thực hiện các mô hình trình diễn SXSH. Từ năm 2008 đến tháng 5/2011, Sở Công Thương/Trung tâm Khuyến công tỉnh Bến Tre đã tổ chức 5 lớp tập huấn, hội thảo, đào tạo về SXSH trong công nghiệp cho gần 400 lượt cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các doanh nghiệp sản xuất tại địa phương. Bên cạnh đó, Sở Công Thương Bến Tre cũng đã xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về SXSH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay Bến Tre đã có 6 doanh nghiệp và 1 làng nghề được Hợp phần CPI hỗ trợ thực hiện mô hình trình diễn SXSH. Bên cạnh đó, toàn tỉnh hiện có 50 doanh nghiệp có nhận thức về  SXSH, 16 doanh nghiệp đã áp dụng SXSH vào thực tiễn sản xuất và quản lý môi trường.

Riêng tại Quảng Nam, hầu hết các doanh nghiệp tham gia CPI đều đã cơ bản hoàn thành với hiệu quả tương đối cao. Lợi ích trực tiếp của các doanh nghiệp tham gia dự án  mang lại bình quân  tiết kiệm từ 10-30% chi phí vật tư, nguyên  nhiên liệu đầu vào. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thông qua Hợp phần đầu tư đổi mới trang thiết bị, bố trí lại sản xuất, tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Quan trọng hơn, nhận thức của doanh nghiệp, của những người làm công tác quản lý môi trường về SXSH đã có những chuyển biến rõ rệt, đó là SXSH không chỉ nhằm mục đích bảo về môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Theo VCCI

Sản xuất sạch hơn: Giải pháp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp

 

Trong tiến trình hội nhập kinh tế đất nước, đặc biệt trong bối cảnh giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất có sự biến động tăng cao thì vấn đề áp dụng quy trình sản xuất sạch, tiết kiệm các nguồn tài nguyên năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, dù mới được triển khai ở Bình Thuận từ năm 2010, nhưng chương trình sản xuất sạch hơn (SXSH) đã thu hút được được nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký tham gia.

 
Gia công thủy sản xuất khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Thuận (Thaimex) Ảnh: Đ.Hòa

Toàn tỉnh hiện có khoảng 6.756 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp. Sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của hệ thống các doanh nghiệp, đã tạo cho nền kinh tế tỉnh ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng kinh tế nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kinh tế công nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư công nghệ không đồng bộ, gây thất thoát lớn về tài nguyên, năng lượng cũng như các nguyên, vật liệu đầu vào phuc vụ sản xuất. Do vậy, áp dụng SXSH trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một đòi hỏi khách quan.

Bà Văn Thị Thanh Chi – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công Bình Thuận cho biết: Trong 2 năm thực hiện chương trình, Trung tâm đã tổ chức được 1 lớp hội thảo và 2 lớp tập huấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Từ đó, doanh nghiệp đã nhận thức được hiệu quả chương trình như Công ty TNHH Hải Nam, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Thuận (Thaimex), Công ty TNHH Thủy sản Hai Wang, Công ty cổ phần Nước mắm Phan Thiết, Công ty TNHH TM DV Dung Đại Hưởng (Hàm Thuận Bắc). Tuy nhiên, chiến lược SXSH vẫn là một khái niệm khá mới mẻ, đến nay chỉ có 68 doanh nghiệp đăng ký thực hiện, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ. Để đạt được mục tiêu thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, thời gian tới Trung tâm Khuyến công tập trung tuyên truyền, tư vấn để các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến nhận thức sâu sắc việc áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn vừa là trách nhiệm, vừa là bảo đảm được lợi ích cho doanh nghiệp. Bởi tiết kiệm các chi phí tiêu hao năng lượng, nguyên liệu vật tư đầu vào, từ đó sẽ hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế giảm thiểu các chất thải  trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đến năm 2015 phấn đấu, có 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 25% cơ sở áp dụng SXSH; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng chương trình sẽ tiết kiệm được từ 5-8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.

Theo Báo Bình Thuận

 

Đầu tư công nghệ sạch, xóa các “điểm nóng”

Ứng dụng công nghệ môi trường trong quân đội

 

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường trong quân đội có nhiều kết quả khả quan. 5 năm gần đây, các cơ quan, đơn vị đã triển khai hiệu quả gần 170 công trình, giải pháp công nghệ xử lí ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường. Ứng dụng công nghệ sạch, tập trung xử lí triệt để các loại chất thải nguy hại, xóa các “điểm nóng” về môi trường sẽ tiếp tục được chú trọng, ưu tiên trong thời gian tới.

Đa dạng hóa công trình, giải pháp công nghệ

Hệ thống xử lí nước sạch tại Đoàn B25 (Binh đoàn Hương Giang). Ảnh: ANH TUẤN.

Công nghiệp quốc phòng (CNQP) là ngành công nghiệp đặc thù, phát thải nhiều loại chất thải độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Theo Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN và MT), Cục Quản lí công nghệ (Tổng cục CNQP), thời gian qua công tác bảo vệ môi trường luôn được lãnh đạo, chỉ huy tổng cục và các đơn vị trực thuộc quan tâm. Cùng với nâng cấp, củng cố hệ thống xử lí chất thải hiện có tại gần 10 nhà máy, tổng cục đã triển khai xong dự án tổng thể xử lí chất thải công nghiệp tại Nhà máy Z27. Việc ứng dụng công nghệ môi trường để xử lí các chất thải độc hại trong sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ bước đầu đạt được kết quả tích cực. Đến nay, đã có 3 dự án bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống xử lí nước thải TNT, xử lí nước thải trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp, xử lí khí thải, chất thải mạ… được triển khai hiệu quả tại các Nhà máy Z15, Z31, Z17. Tổng cục CNQP cũng tích cực chỉ đạo Nhà máy Z95 hoàn thành dự án xử lí ô nhiễm môi trường, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện trong năm 2010…

Đại tá, tiến sĩ Trần Ngọc Tâm, Trưởng phòng Quản lí môi trường, Cục KH, CN và MT (Bộ Quốc phòng) cho biết:

– Giai đoạn 2005-2009, toàn quân đã triển khai 164 công trình, giải pháp công nghệ xử lí môi trường, tập trung vào các lĩnh vực: Xử lí chất thải trong bảo đảm kĩ thuật và sản xuất quốc phòng; xử lí nguồn cấp nước sinh hoạt bị ô nhiễm; xử lí chất thải bệnh viện, chất thải sinh hoạt… Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường của quân đội thời gian qua được mở rộng, đi vào chiều sâu, bám sát thực tiễn hoạt động quân sự, thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, bảo đảm đời sống, sức khỏe của bộ đội… 5 năm gần đây, gần 50 đơn vị đã được xử lí nước thải, khí thải, chất thải rắn trong sản xuất quốc phòng; 56 đơn vị được xử lí nước sinh hoạt; gần 40 đơn vị đã áp dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải sinh hoạt và sử dụng năng lượng mặt trời.

Xóa “điểm nóng”, chú trọng cải thiện môi trường

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường trong quân đội thời gian qua vẫn còn không ít hạn chế, bất cập.

Theo Thượng tá Đoàn Minh Định, Trưởng phòng KH, CN và MT Tổng cục Kỹ thuật: Một trong những bất cập lớn trong ứng dụng công nghệ môi trường mà một số đơn vị trực thuộc tổng cục gặp phải là việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lí chất thải chưa đồng bộ. Có cơ sở chỉ được đầu tư xây dựng hệ thống xử lí chất thải rắn mà chưa xây dựng hệ thống xử lí khí thải, chất thải lỏng và ngược lại… Theo đánh giá của cơ quan chức năng, số lượng các công nghệ phục vụ cải thiện môi trường tại các đơn vị còn ít, nguồn kinh phí để duy trì hệ thống xử lí chất thải hoạt động còn khó khăn. Dây chuyền, công nghệ sản xuất, sửa chữa ở một số đơn vị còn lạc hậu; nhiều cơ quan, đơn vị chưa bảo đảm hài hòa giữa đầu tư thực hiện nhiệm vụ chính trị với nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Việc áp dụng công nghệ sạch còn hạn chế, phần lớn công nghệ xử lí môi trường hiện đang áp dụng là công nghệ “xử lí sau đường ống”, chất lượng, hiệu quả chưa cao.

Thời gian tới, theo định hướng của Cục KH, CN và MT, một trong những nhiệm vụ ưu tiên là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường, xử lí nước sạch cho bộ đội, xử lí chất thải y tế tại các bệnh viện quân y, chất thải sinh hoạt trong các đơn vị quân đội; mở rộng hợp tác trong và ngoài nước để tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ mới… Ưu tiên hoàn thiện, ứng dụng công nghệ mới xử lí triệt để các loại chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại; đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch, nhằm giảm thiểu ô nhiễm, sớm xóa bỏ các “điểm nóng” về môi trường tại các cơ sở sản xuất quốc phòng, cơ sở đảm bảo kĩ thuật.

Tại hội thảo khoa học về kết quả ứng dụng công nghệ môi trường trong quân đội tổ chức mới đây, nhiều ý kiến đề xuất cần có những quy định bắt buộc đưa nội dung, phương án bảo vệ môi trường vào các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất; lựa chọn, đầu tư công nghệ sạch một cách đồng bộ; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ về công nghệ môi trường. Mặt khác, cần nghiên cứu ban hành cơ chế tài chính hợp lí, như quy định hỗ trợ kinh phí ứng dụng công nghệ môi trường cho các đơn vị, có thể cho phép sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị để bảo đảm duy trì, bảo dưỡng, vận hành các công trình xử lí ô nhiễm, cải thiện điều kiện môi trường…

NGUYỄN TRUNG KIÊN

(http://www.baomoi.com)