Sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu: Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường hiệu quả

Thực hiện sản xuất sạch hơn là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam (CNĐT) được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn. Tuy nhiên, sự hoạt động và phát triển của ngành CNĐT đã và đang phát sinh nhiều vấn đề về môi trường đã làm suy giảm chất lượng môi trường tại nhiều khu vực.

Sản xuất sạch hơn trong ngành CNĐT

Sản xuất sạch hơn – SXSH (Cleaner Production – CP) là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực quản lý môi trường. Cách tiếp cận này được Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa: “ Là quá trình áp dụng liên tục một chiến lược tổng hợp, phòng ngừa về mặt môi trường đối với các quy trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.

– Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có nhiều cơ hội để áp dụng SXSH.

– SXSH là sự lựa chọn hợp lý và phù hợp cho các cơ sở đóng tàu và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng các yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp trước khi xây dựng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm thì cần phải thực hiện chương trình SXSH.

– SXSH chỉ thành công trong quy mô toàn ngành khi có quyết tâm rất lớn của mỗi doanh nghiệp, đồng thời việc giải quyết những rào cản đối với quá trình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam – VINASHIN, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý môi trường và sự giúp đỡ của các cơ quan tư vấn kỹ thuật SXSH.

– Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có nhiều cơ hội để áp dụng SXSH.

– SXSH là sự lựa chọn hợp lý và phù hợp cho các cơ sở đóng tàu và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng các yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp trước khi xây dựng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm thì cần phải thực hiện chương trình SXSH.

– SXSH chỉ thành công trong quy mô toàn ngành khi có quyết tâm rất lớn của mỗi doanh nghiệp, đồng thời việc giải quyết những rào cản đối với quá trình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam – VINASHIN, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý môi trường và sự giúp đỡ của các cơ quan tư vấn kỹ thuật SXSH.

Đóng tàu Việt Nam là một ngành có truyền thống từ lâu đời, nhưng chỉ thực sự phát triển trong hơn mười năm trở lại đây.

Vấn đề áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành CNĐT có thể thực hiện được ở mỗi công đoạn sản xuất, đóng mới tàu thủy: chuẩn bị, phóng dạng, hạ liệu, làm dưỡng mẫu; Công tác cán phẳng, làm sạch, sơn lót; Công đoạn gia công phân đoạn, tổng phân đoạn; Lắp ráp, hoàn chỉnh; Kiểm tra và bàn giao. Trong đó, qua nhiều nghiên cứu, đánh giá dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và hiện trạng chung của ngành đóng tàu Việt Nam cơ hội sản xuất sạch hơn thể hiện rõ nét nhất ở các công đoạn cắt nguyên liệu, công đoạn làm sạch bề mặt và công đoạn sơn.

Các giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn vào ngành CNĐT

Dựa trên quá trình phân loại các cơ hội sản xuất sạch hơn kết hợp với các quá trình phân tích các điều kiện về kinh tế, điều kiện về kỹ thuật, điều kiện về môi trường và các điều kiện khác nhằm lựa chọn những giải pháp mang tính khả thi nhất, đồng thời hạn chế những tác động tới quá trình sản xuất.

Ngành CNĐT Việt Nam có thể áp dụng giải pháp này từ khâu quản lý. Trước hết là phải phổ biến và nâng cao nhận thức sản xuất sạch hơn đối với CBCNV tham gia trực tiếp và các ngành liên quan. Sự chuyển biến về nhận thức sản xuất sạch hơn là một nhân tố mang tính quyết định đem lại thành công cho các doanh nghiệp ngành đóng tàu. Bên cạnh đó phải cải tiến hệ thống quản lý vì các giải pháp sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực quản lý là các giải pháp không cần chi phí hoặc chi phí rất ít như mang lại những lợi ích rất lớn.

Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng cần được đẩy mạnh trong quá trình gia công chế tạo chi tiết, cụm chi tiết. Giải pháp sản xuất sạch hơn trong công đoạn làm sạch bề mặt là phương pháp được lựa chọn để thay đổi cho phương pháp làm sạch bề mặt kim loại bằng cát là phương pháp làm sạch bề mặt kim loại bằng hạt mài. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các xưởng đóng tàu hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ngoài phương pháp làm sạch bề mặt bằng hạt mài, còn có phương pháp làm sạch bằng phun nước áp lực hiện cũng đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới, chủ yếu được áp dụng tại một số quốc gia châu Âu.

Giải pháp sản xuất sạch hơn trong công đoạn sơn cũng là một khâu quan trọng bởi đối với phương thức sơn phun hiện nay gây thất thoát một lượng lớn sơn và dung môi, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Do đó ngoài những giải pháp về kỹ thuật sơn có thể áp dụng quy trình công nghệ sơn tĩnh điện, sơn tự động cho một số chi tiết.

Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện đảm bảo chất lượng của sản phẩm sơn tốt, bên cạnh còn hạn chế lượng sơn thất thoát so với quy trình sơn phun. Bên cạnh đó các cơ sở có thể tăng cường dùng các loại sơn lót có thể hàn được và sử dụng các hệ thống chứa linh hoạt và mang đi được.

Thực hiện sản xuất sạch hơn là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong thực tế, việc áp dụng SXSH hiện nay đang gặp phải một số thách thức cần phải giải quyết như những rào cản do nhận thức, nhiều người còn quan niệm rằng SXSH chỉ liên quan đến môi trường và tốn kém tiền bạc mà chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó, các khó khăn về tài chính, quản lý và kỹ thuật vẫn đang kìm hãm việc áp dụng các giải pháp SXSH vào ngành đóng tàu tại Việt Nam.

Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Tại Thông tư số 12/2006/ BTNMT, ngày 26-12-2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (CTNH), trong đó quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH.

Theo đó, chủ nguồn thải CTNH phải thực hiện đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hay bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận.

Bên cạnh đó, chủ nguồn thải, chủ vận chuyển cũng phải áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an toàn thông qua việc lựa chọn chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy có đủ điều kiện phù hợp cũng như theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý, tiêu hủy CTNH với sự trợ giúp của Chứng từ CTNH.

Chủ nguồn thải CTNH cũng phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây ra, gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra…

L.A (baomoi.com)