sử dụng công nghệ sạch tốt cho sức khỏe cộng đồng

 

Sử dụng công nghệ sạch không những rất tốt cho sức khỏe cộng đồng mà còn còn giúp tiết kiệm chi phí – Chủ tịch Nhóm Phát triển Liên Hợp quốc cho biết như vậy trong chuyến thăm làng Bát Tràng – một trung tâm nghề gốm cổ truyền của Việt Nam hồi giữa tháng 6.

Bà Helen Clark, Chủ tịch Nhóm Phát triển Liên Hợp quốc UNDP, thăm làng Bát Tràng, một trung tâm nghề gốm cổ truyền của Việt Nam, nhằm khuyến khích sử dụng công nghệ sạch hơn ở các lò gốm.

“Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội rất lớn với tiềm năng khí hậu sẵn có cho các công tác liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ tác động đến môi trường – ý tôi ở đây là các công nghệ năng lượng sạch hơn. Sử dụng công nghệ sạch sẽ rất tốt cho sức khỏe cộng đồng, và ở đây sử dụng công nghệ sạch còn giúp tiết kiệm chi phí. ” – bà Helen Clark phát biểu.

Dự án kéo dài năm năm này được cấp kinh phí bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu/ UNDP (5,5 triệu dollar Mỹ) và Chính phủ Việt Nam (23,5 triệu dollar Mỹ) là một phần của một sáng kiến lớn hơn do UNDP hỗ trợ nhằm làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hoạt động thân thiện hơn với môi trường.

Đến nay, hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đã được tiếp cận với công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, giúp họ giảm mức tiêu thụ năng lượng. Đồng thời, lợi nhuận của các doanh nghiệp tham gia vào sáng kiến này cũng đã tăng lên – nhờ tiết kiệm được năng lượng một cách trực tiếp và nhờ những cải thiện về chất lượng sản phẩm, ví dụ như lĩnh vực sản xuất gạch và gốm hiện đang sử dụng các lò nung hiện đại hơn.

(http://xukymoitruong.com)

Hiệu quả sản xuất sạch hơn trong các ngành công nghiệp

Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó, tăng trưởng công nghiệp góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, việc nâng cao nhận thức đối với cộng đồng doanh nghiệp, áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn (SXSH) không chỉ cho hiệu quả kinh tế, giảm thiểu tác động tới môi trường. Làm được điều đó cũng chính là xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững hơn, đặc biệt, trong bối cảnh các nguồn năng lượng, nhiên liệu đang ngày càng trở nên cạn kiệt và đắt đỏ.

Sản xuất sạch hơn được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc định nghĩa là biện pháp áp dụng liên tục các chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường trong quá trình sản xuất, dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu rủi ro đến môi trường. Đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả chất thải ngay tại nguồn thải. Đối với sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của khâu sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ…

Có thể thấy, một lợi ích kép đạt được cùng lúc, đó là: tiết kiệm nguồn năng lượng đầu vào của quá trình sản xuất và giảm lượng nước thải, chất thải, khí thải ra môi trường. Đặc biệt, đối với Việt Nam, khi suất tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cho mỗi sản phẩm còn ở mức cao, vừa lãng phí năng lượng, vừa đội chi phí giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, vừa ảnh hưởng tới môi trường… Chính vì vậy, kể từ khi tiếp cận với khái niệm này từ năm 1996, tham gia ký Tuyên ngôn quốc tế về SXSH năm 1999, và thực tế triển khai Chương trình Hợp phần sản xuất sạch hơn do Đan Mạch tài trợ giai đoạn 2005 – 2010 tại 5 tỉnh mục tiêu với nhiều lợi ích thiết thực, năm 2009 “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ 1419.

Bà Nguyễn Anh Thư – chuyên gia nghiên cứu về SXSH trong công nghiệp, thành viên ban tư vấn thuộc Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp do Bộ Công thương tổ chức cho biết, 100% các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất sạch hơn đều mang lại hiệu quả rõ nét. Hàng năm có thể đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Nhưng hiện nay, hệ thống thiết bị công nghiệp của Việt Nam chưa phải hiện đại, ý thức của con người cũng chưa cao chính vì vậy tiềm năng để áp dụng sản xuất sạch hơn là rất lớn

Theo Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Nguyễn Huy Hoàn, sau 5 năm triển khai Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại 5 tỉnh mục tiêu là Nghệ An, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Nam và Bến Tre. Ngoài những kết quả đạt được trong công tác quản lý ô nhiễm thì SXSH đạt tỷ lệ khá cao như ngành sản xuất giấy tại Phú Thọ giảm được lượng tiêu thụ nước từ 15 – 30%, điện từ 10 – 15%, nguyên liệu đầu vào khoảng 5%. Đối với các doanh nghiệp trình diễn đã hoàn thành giai đoạn 2 còn cho kết quả cao hơn nhiều. Vì vậy, tuy Hợp phần SXSH trong công nghiệp đã kết thúc vào quý I.2011, nhưng các hoạt động SXSH của Bộ Công thương vẫn tiếp tục được thực hiện trong khuôn khổ Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Với mục tiêu đến năm 2020, ít nhất 50% DNVN sẽ tham gia SXSH và các đơn vị tham gia sẽ tiết kiệm từ 8 – 13% năng lượng, nguyên nhiên vật liệu/một đơn vị sản phẩm, bà Nguyễn Thị Lâm Giang – Trưởng nhóm triển khai chương trình SXSH – Vụ Khoa học  – Công nghệ, Bộ Công thương cho biết: các hoạt động trọng tâm đang được triển khai nhằm đạt được mục tiêu này, như tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo tập huấn; phổ biến thông tin qua trang web; hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật… Tuy nhiên, sau dự án Hợp phần SXSH do Đan Mạch tài trợ, đến nay chưa có cơ chế tài chính. Hiện, Bộ công thương đang xây dựng để có thể có nguồn tài chính hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho một số đối tượng, nhóm ngành cụ thể…

Có thể nói, nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đã là một thắng lợi lớn, bởi từ nhận thức đến hành động là một khoảng cách gần. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế xanh thì rõ ràng SXSH có thể xem như một công cụ phù hợp để giải quyết bài toán kinh tế xanh. Tuy nhiên ở đây có thể nói rằng, rõ ràng khi mà một công cụ giải quyết được một mục tiêu lớn và hiệu quả như vậy thì cũng nhất thiết phải cần một công cụ được xây dựng một cách phù hợp… thì có thể nói vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất để nâng cao hơn hiệu quả của SXSH vẫn là làm sao để xây dựng được một nguồn lực để triển khai…

Công nghệ xanh: Tái sử dụng nước rửa chén

Máy rửa chén là một trong những thiết bị gia đình phổ biến nhất ở các nước tiên tiến. Tuy nhiên, có nhiều cuộc tranh cãi giữa các chuyên gia về độ tiết kiệm  năng lượng và nước của loại máy này.

1. Rửa chén bằng máy hay rửa chén bằng tay tiết kiệm nước hơn?
Theo một nghiên cứu tại Anh, thành phố Luân Đôn có thể tiết kiệm tới hơn 16 tỉ lít nước mỗi năm nếu các gia đình dùng máy rửa chén thay cho việc rửa chén bằng tay. Nghiên cứu này dựa trên những khám phá của Đại học Bonn ở Đức. Theo đó, nếu bạn rửa chén bằng tay, bạn sẽ tiêu tốn khoảng 10,5 lít nước mỗi lần cho mỗi người, trong khi đó mẫu máy rửa chén tốt nhất chỉ dùng có 2,27 lít (mỗi lần rửa, mỗi người).

 

Máy rửa chén thông thường

Tất nhiên, lượng nước dùng khi rửa chén bằng tay là khá linh động, tuỳ vào ý thức tiết kiệm nước của mỗi người nên nghiên cứu này không thể là cơ sở vững chắc để kết luận máy rửa chén tiết kiệm nước hơn. Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho thấy phần lớn người dùng chỉ dùng một không gian bé hơn một nửa sức chứa của máy, do đó không tận dụng được hết khả năng tiết kiệm nước của máy rửa chén.

2. Tiết kiệm năng lượng và thời gian?
Cũng theo nghiên cứu của Đại học Bonn, rửa chén bằng tay tiêu tốn 2.5 kWH để làm nóng nước rửa chén và toàn bộ quy trình khiến bạn mất khoảng 80 phút. Trong khi đó, máy rửa chén chỉ dùng khoảng 1 đến 2 kWH cho mỗi lần rửa và chỉ tốn 15 phút để sắp xếp chén đĩa vào máy trước khi chạy máy và lấy ra sau khi rửa xong. Điều này cho thấy rửa chén bằng máy không những tốn ít công sức mà lại tiết kiệm được về năng lượng sử dụng nói chung và cả thời gian nữa.

3. Sản phẩm công nghệ xanh: Máy rửa chén Gota

Thiết kế hiện đại của máy rửa chén Gota
Tuy vậy, không phải tất cả các máy rửa chén trên thị trường đều là loại máy đạt chuẩn tiết kiệm nước và năng lượng. Các nhà nghiên cứu công nghệ xanh đã phát minh ra một loại máy rửa chén mới thậm chí còn dùng ít nước hơn chuẩn máy hiện nay: máy rửa chén Gota. Chiếc máy này chỉ sử dụng một nửa lượng nước mà một chiếc máy rửa chén thông thường sử dụng. Quy trình hoạt động của máy như sau: trước tiên máy sẽ hấp nóng mọi chén đĩa trong khung rổ của máy, sau đó máy sẽ tận dụng lại lượng hơi nước từ việc hấp để rửa chén đĩa cho sạch. Lượng nước còn tồn đọng sau mỗi lần rửa sẽ được lọc lại và bơm vào ngăn chứa nước của máy để dùng cho những lần rửa sau.

Máy rửa chén Gota thoả mãn nhu cầu của những gia đình thường không dùng hết không gian rộng lớn của một chiếc máy rửa chén truyền thống. Đồng thời, chiếc máy rửa chén “công nghệ xanh” này cũng sử dụng năng lượng điện ít hơn so với máy rửa chén thường. Với thiết kế nhỏ gọn, công nghệ tiết kiệm nước và năng lượng, máy rửa chén Gota rõ ràng là lựa chọn lý tưởng cho một gia đình hiện đại, thân thiện với môi trường.

Nguồn : http://thebox.vn/

(htmlhttp://www.tinhte.vn)

Sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu: Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường hiệu quả

Thực hiện sản xuất sạch hơn là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam (CNĐT) được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn. Tuy nhiên, sự hoạt động và phát triển của ngành CNĐT đã và đang phát sinh nhiều vấn đề về môi trường đã làm suy giảm chất lượng môi trường tại nhiều khu vực.

Sản xuất sạch hơn trong ngành CNĐT

Sản xuất sạch hơn – SXSH (Cleaner Production – CP) là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực quản lý môi trường. Cách tiếp cận này được Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa: “ Là quá trình áp dụng liên tục một chiến lược tổng hợp, phòng ngừa về mặt môi trường đối với các quy trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”.

– Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có nhiều cơ hội để áp dụng SXSH.

– SXSH là sự lựa chọn hợp lý và phù hợp cho các cơ sở đóng tàu và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng các yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp trước khi xây dựng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm thì cần phải thực hiện chương trình SXSH.

– SXSH chỉ thành công trong quy mô toàn ngành khi có quyết tâm rất lớn của mỗi doanh nghiệp, đồng thời việc giải quyết những rào cản đối với quá trình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam – VINASHIN, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý môi trường và sự giúp đỡ của các cơ quan tư vấn kỹ thuật SXSH.

– Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có nhiều cơ hội để áp dụng SXSH.

– SXSH là sự lựa chọn hợp lý và phù hợp cho các cơ sở đóng tàu và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng các yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp trước khi xây dựng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm thì cần phải thực hiện chương trình SXSH.

– SXSH chỉ thành công trong quy mô toàn ngành khi có quyết tâm rất lớn của mỗi doanh nghiệp, đồng thời việc giải quyết những rào cản đối với quá trình sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự quan tâm chỉ đạo của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam – VINASHIN, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý môi trường và sự giúp đỡ của các cơ quan tư vấn kỹ thuật SXSH.

Đóng tàu Việt Nam là một ngành có truyền thống từ lâu đời, nhưng chỉ thực sự phát triển trong hơn mười năm trở lại đây.

Vấn đề áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành CNĐT có thể thực hiện được ở mỗi công đoạn sản xuất, đóng mới tàu thủy: chuẩn bị, phóng dạng, hạ liệu, làm dưỡng mẫu; Công tác cán phẳng, làm sạch, sơn lót; Công đoạn gia công phân đoạn, tổng phân đoạn; Lắp ráp, hoàn chỉnh; Kiểm tra và bàn giao. Trong đó, qua nhiều nghiên cứu, đánh giá dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và hiện trạng chung của ngành đóng tàu Việt Nam cơ hội sản xuất sạch hơn thể hiện rõ nét nhất ở các công đoạn cắt nguyên liệu, công đoạn làm sạch bề mặt và công đoạn sơn.

Các giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn vào ngành CNĐT

Dựa trên quá trình phân loại các cơ hội sản xuất sạch hơn kết hợp với các quá trình phân tích các điều kiện về kinh tế, điều kiện về kỹ thuật, điều kiện về môi trường và các điều kiện khác nhằm lựa chọn những giải pháp mang tính khả thi nhất, đồng thời hạn chế những tác động tới quá trình sản xuất.

Ngành CNĐT Việt Nam có thể áp dụng giải pháp này từ khâu quản lý. Trước hết là phải phổ biến và nâng cao nhận thức sản xuất sạch hơn đối với CBCNV tham gia trực tiếp và các ngành liên quan. Sự chuyển biến về nhận thức sản xuất sạch hơn là một nhân tố mang tính quyết định đem lại thành công cho các doanh nghiệp ngành đóng tàu. Bên cạnh đó phải cải tiến hệ thống quản lý vì các giải pháp sản xuất sạch hơn trong lĩnh vực quản lý là các giải pháp không cần chi phí hoặc chi phí rất ít như mang lại những lợi ích rất lớn.

Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng cần được đẩy mạnh trong quá trình gia công chế tạo chi tiết, cụm chi tiết. Giải pháp sản xuất sạch hơn trong công đoạn làm sạch bề mặt là phương pháp được lựa chọn để thay đổi cho phương pháp làm sạch bề mặt kim loại bằng cát là phương pháp làm sạch bề mặt kim loại bằng hạt mài. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi trong các xưởng đóng tàu hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc…

Ngoài phương pháp làm sạch bề mặt bằng hạt mài, còn có phương pháp làm sạch bằng phun nước áp lực hiện cũng đang trong quá trình áp dụng thử nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới, chủ yếu được áp dụng tại một số quốc gia châu Âu.

Giải pháp sản xuất sạch hơn trong công đoạn sơn cũng là một khâu quan trọng bởi đối với phương thức sơn phun hiện nay gây thất thoát một lượng lớn sơn và dung môi, đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Do đó ngoài những giải pháp về kỹ thuật sơn có thể áp dụng quy trình công nghệ sơn tĩnh điện, sơn tự động cho một số chi tiết.

Quy trình công nghệ sơn tĩnh điện đảm bảo chất lượng của sản phẩm sơn tốt, bên cạnh còn hạn chế lượng sơn thất thoát so với quy trình sơn phun. Bên cạnh đó các cơ sở có thể tăng cường dùng các loại sơn lót có thể hàn được và sử dụng các hệ thống chứa linh hoạt và mang đi được.

Thực hiện sản xuất sạch hơn là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong thực tế, việc áp dụng SXSH hiện nay đang gặp phải một số thách thức cần phải giải quyết như những rào cản do nhận thức, nhiều người còn quan niệm rằng SXSH chỉ liên quan đến môi trường và tốn kém tiền bạc mà chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của nó. Bên cạnh đó, các khó khăn về tài chính, quản lý và kỹ thuật vẫn đang kìm hãm việc áp dụng các giải pháp SXSH vào ngành đóng tàu tại Việt Nam.

Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Tại Thông tư số 12/2006/ BTNMT, ngày 26-12-2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (CTNH), trong đó quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ nguồn thải, chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy CTNH.

Theo đó, chủ nguồn thải CTNH phải thực hiện đúng các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường hay bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được xác nhận.

Bên cạnh đó, chủ nguồn thải, chủ vận chuyển cũng phải áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh CTNH; chịu trách nhiệm đối với CTNH cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an toàn thông qua việc lựa chọn chủ vận chuyển, chủ xử lý, tiêu hủy có đủ điều kiện phù hợp cũng như theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý, tiêu hủy CTNH với sự trợ giúp của Chứng từ CTNH.

Chủ nguồn thải CTNH cũng phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do CTNH gây ra, gồm các nội dung: biện pháp, quy trình phòng ngừa, ứng phó khẩn cấp đối với các loại sự cố có thể xảy ra…

L.A (baomoi.com)

 

Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp: Góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Hợp phần “Sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp” (CPI) là một trong 6 hợp phần của Chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch trong lĩnh vực môi trường giai đoạn 2006-2010, được triển khai dưới sự giúp đỡ của Vương quốc Đan Mạch tại 5 tỉnh mục tiêu gồm: Phú Thọ, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam và Bến Tre. Sau 5 năm triển khai, kết quả bước đầu đã làm thay đổi đáng kể nhận thức của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc áp dụng sản xuất sạch bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sức lan toả rộng. 

Hiệu quả cao 

Số vốn hỗ trợ ban đầu cho CPI là 55 triệu Kuron Đan Mạch trên tổng hỗ trợ cho toàn Chương trình là 250 triệu. Mục đích của Hợp phần là cải thiện chất lượng môi trường và cuộc sống của những người dân sống, làm việc xung quanh và trong các cơ sở sản xuất công nghiệp thông qua cải thiện hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường của các cơ sở công nghiệp. Đặc biệt từ năm 2009, với sự ra đời của Chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020, Hợp phần bắt đầu hỗ trợ Bộ Công Thương thực hiện chiến lược tại các tỉnh thành trên cả nước, tạo đà cho Bộ tiếp tục thực hiện Chiến lược ngay cả khi Chương trình hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch về môi trường kết thúc.

Đến nay qua 5 năm thực hiện, Hợp phần đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Các giải pháp SXSH đã giúp cải thiện đáng kể năng suất và hiệu suất hoạt động của các doanh nghiệp, mặc khác cũng góp phần đáng kể giảm thiểu mức độ ô nhiễm trong môi trường làm việc và nguồn phát thải các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh của doanh. Số lượng các dự án trình diễn đã vượt xa kế hoạch mà hợp phần đặt ra là sẽ có 40 doanh nghiệp tại 5 tỉnh mục tiêu trong giai đoạn 2005 – 2010. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp tham gia trình diễn đã là 57. Ngoài ra, trên 3000 doanh nghiệp tại 5 tỉnh mục tiêu và hàng trăm doanh nghiệp tại 38 tỉnh, thành phố khác trên cả nước đã được tiếp cận các hoạt động hoặc kiến thức liên quan đến SXSH. Đặc biệt các dự án đã được CPI triển khai đều đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường.

Theo kết quả quan trắc mà các tỉnh báo cáo thì tại các tỉnh mục tiêu, công tác quản lý ô nhiễm đã được nâng cao hơn một bước, SXSH đạt tỷ lệ khá cao như ngành sản xuất giấy tại Phú Thọ giảm được lượng tiêu thụ nước từ 15% – 30%, điện từ 10% – 15%, nguyên liệu đầu vào khoảng 5%; Ngành luyện kim tại Thái Nguyên giảm lượng tiêu thụ điện từ 5% – 10%, than từ 7% – 20% …Đối với các doanh nghiệp trình diễn đã hoàn thành giai đoạn 2 thì mức tiêu thụ than giảm trung bình từ 23,2%; tiêu thụ dầu FO giảm trung bình 87%; tiêu thụ điện giảm trung bình 9%; tiêu thụ nước giảm trung bình khoảng 23,6%; tiêu thụ củi giảm trung bình 55,1%…

Đối với hệ thống tổ chức ở Trung ương, CPI đã có nhiều hỗ trợ để thành lập Trung tâm Môi trường và Sản xuất sạch – Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp – Bộ Công Thương. Cụ thể là hỗ trợ nâng cao năng lực cho Trung tâm; giao cho Trung tâm thực hiện việc giám sát hiệu quả của các dự án trình diễn, nghiên cứu thực trạng và đề xuất cải tiến đối với hoạt động giám sát môi trường tại các tỉnh, thành cũng như hướng dẫn SXSH trên 10 ngành. Trung tâm sẽ có nhiệm vụ tiếp quản và nhân rộng những kết quả mà CPI đã đạt được sau khi CPI kết thúc.

Theo Ban chỉ đạo Hợp phần, đến hết năm 2010, về cơ bản hầu hết các hoạt động của Hợp phần đã thực hiện và đang đi đến giai đoạn cuối. Dự kiến Hợp phần sẽ thực hiện đến hết quý III/2011 và tập trung chủ yếu vào việc hoàn thành hệ thống cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp tham gia các dự án trình diễn, tiến hành hoạt động quan trắc và báo cáo lần cuối của các dự án trình diễn, tập trung vào các hoạt động truyền thông và một số hoạt động khác để đóng gói Hợp phần.

Những điển hình áp dụng thành công SXSH

Năm 2006, Phú Thọ là 1 trong 5 tỉnh được chọn làm điểm CPI. Sau 5 năm triển khai hoạt động trên 3 góc độ (truyền thông, đào tạo và hỗ trợ tư vấn), hoạt động SXSH trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến rõ nét về nhận thức và ứng dụng vào sản xuất. Đã có hơn 400 cán bộ thuộc 200 doanh nghiệp được đào tạo; hơn 10 doanh nghiệp tham gia CPI đã cơ bản hoàn thành và kết thúc, mang lại hiệu quả rõ rệt. Ngoài lợi ích trực tiếp, các doanh nghiệp khi tham gia CPI đã biết vận dụng các giải pháp của SXSH một cách thường xuyên, rộng rãi trong doanh nghiệp, kết hợp với các tiêu chuẩn chất lượng để tổ chức sản xuất tốt hơn, tiết kiệm hơn; qua đó tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong tiến trình hội nhập, góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

Cùng với Phú Thọ, Thái Nguyên là một trong 5 đơn vị được lựa chọn tham gia Hợp phần CPI. Để triển khai dự án hiệu quả, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 185/QĐ-UBND về “Đề án BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH giai đoạn 2007- 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Cùng với đó, Thái Nguyên tích cực tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo, tổ chức hội thi tìm hiểu về SXSH nhằm nâng cao nhận thức về SXSH trong công nghiệp của các đối tượng thụ hưởng.…Kết quả từ năm 2007 đến nay, Thái Nguyên đã có 12 doanh nghiệp tham gia trình diễn dự án. Trong thời gian tới, Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh bảo vệ môi trường thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tích cực đẩy mạnh sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.

Nghệ An tham gia CPI tương đối sớm. Qua 5 năm thực hiện, một số doanh nghiệp đã tích cực tham gia chương trình và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đến nay, đã có 9 doanh nghiệp tham gia dự án trình diễn và được Hợp phần CPI tư vấn hỗ trợ về mặt kỹ thuật cũng như tài chính để thực hiện SXSH. Để triển khai áp dụng quy trình SXSH trong công nghiệp, trong 5 năm qua Sở Công thương Nghệ An triển khai nhiều cuộc tập huấn, hội thảo để giới thiệu, phổ biến kiến thức về SXSH trong công nghiệp đến các doanh nghiệp và các nhà quản lý. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, kỹ thuật đã hiểu rõ lợi ích và phương pháp áp dụng SXSH để mang lại hiệu quả.

Bến  Tre cũng là một trong 5 tỉnh mục tiêu được CPI lựa chọn tham gia vào việc thực hiện các mô hình trình diễn SXSH. Từ năm 2008 đến tháng 5/2011, Sở Công Thương/Trung tâm Khuyến công tỉnh Bến Tre đã tổ chức 5 lớp tập huấn, hội thảo, đào tạo về SXSH trong công nghiệp cho gần 400 lượt cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các doanh nghiệp sản xuất tại địa phương. Bên cạnh đó, Sở Công Thương Bến Tre cũng đã xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về SXSH trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay Bến Tre đã có 6 doanh nghiệp và 1 làng nghề được Hợp phần CPI hỗ trợ thực hiện mô hình trình diễn SXSH. Bên cạnh đó, toàn tỉnh hiện có 50 doanh nghiệp có nhận thức về  SXSH, 16 doanh nghiệp đã áp dụng SXSH vào thực tiễn sản xuất và quản lý môi trường.

Riêng tại Quảng Nam, hầu hết các doanh nghiệp tham gia CPI đều đã cơ bản hoàn thành với hiệu quả tương đối cao. Lợi ích trực tiếp của các doanh nghiệp tham gia dự án  mang lại bình quân  tiết kiệm từ 10-30% chi phí vật tư, nguyên  nhiên liệu đầu vào. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thông qua Hợp phần đầu tư đổi mới trang thiết bị, bố trí lại sản xuất, tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn. Quan trọng hơn, nhận thức của doanh nghiệp, của những người làm công tác quản lý môi trường về SXSH đã có những chuyển biến rõ rệt, đó là SXSH không chỉ nhằm mục đích bảo về môi trường mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.

Theo VCCI

Sản xuất sạch hơn: Giải pháp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp

 

Trong tiến trình hội nhập kinh tế đất nước, đặc biệt trong bối cảnh giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất có sự biến động tăng cao thì vấn đề áp dụng quy trình sản xuất sạch, tiết kiệm các nguồn tài nguyên năng lượng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, dù mới được triển khai ở Bình Thuận từ năm 2010, nhưng chương trình sản xuất sạch hơn (SXSH) đã thu hút được được nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đăng ký tham gia.

 
Gia công thủy sản xuất khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bình Thuận (Thaimex) Ảnh: Đ.Hòa

Toàn tỉnh hiện có khoảng 6.756 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiêp – tiểu thủ công nghiệp. Sự phát triển về số lượng cũng như chất lượng của hệ thống các doanh nghiệp, đã tạo cho nền kinh tế tỉnh ta có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giảm tỷ trọng kinh tế nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kinh tế công nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư công nghệ không đồng bộ, gây thất thoát lớn về tài nguyên, năng lượng cũng như các nguyên, vật liệu đầu vào phuc vụ sản xuất. Do vậy, áp dụng SXSH trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một đòi hỏi khách quan.

Bà Văn Thị Thanh Chi – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công Bình Thuận cho biết: Trong 2 năm thực hiện chương trình, Trung tâm đã tổ chức được 1 lớp hội thảo và 2 lớp tập huấn cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Từ đó, doanh nghiệp đã nhận thức được hiệu quả chương trình như Công ty TNHH Hải Nam, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Thuận (Thaimex), Công ty TNHH Thủy sản Hai Wang, Công ty cổ phần Nước mắm Phan Thiết, Công ty TNHH TM DV Dung Đại Hưởng (Hàm Thuận Bắc). Tuy nhiên, chiến lược SXSH vẫn là một khái niệm khá mới mẻ, đến nay chỉ có 68 doanh nghiệp đăng ký thực hiện, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhỏ. Để đạt được mục tiêu thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020, thời gian tới Trung tâm Khuyến công tập trung tuyên truyền, tư vấn để các doanh nghiệp, các cơ sở chế biến nhận thức sâu sắc việc áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn vừa là trách nhiệm, vừa là bảo đảm được lợi ích cho doanh nghiệp. Bởi tiết kiệm các chi phí tiêu hao năng lượng, nguyên liệu vật tư đầu vào, từ đó sẽ hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời hạn chế giảm thiểu các chất thải  trong quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Đến năm 2015 phấn đấu, có 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 25% cơ sở áp dụng SXSH; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng chương trình sẽ tiết kiệm được từ 5-8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm.

Theo Báo Bình Thuận

 

Đầu tư công nghệ sạch, xóa các “điểm nóng”

Ứng dụng công nghệ môi trường trong quân đội

 

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường trong quân đội có nhiều kết quả khả quan. 5 năm gần đây, các cơ quan, đơn vị đã triển khai hiệu quả gần 170 công trình, giải pháp công nghệ xử lí ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường. Ứng dụng công nghệ sạch, tập trung xử lí triệt để các loại chất thải nguy hại, xóa các “điểm nóng” về môi trường sẽ tiếp tục được chú trọng, ưu tiên trong thời gian tới.

Đa dạng hóa công trình, giải pháp công nghệ

Hệ thống xử lí nước sạch tại Đoàn B25 (Binh đoàn Hương Giang). Ảnh: ANH TUẤN.

Công nghiệp quốc phòng (CNQP) là ngành công nghiệp đặc thù, phát thải nhiều loại chất thải độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Theo Đại tá Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH, CN và MT), Cục Quản lí công nghệ (Tổng cục CNQP), thời gian qua công tác bảo vệ môi trường luôn được lãnh đạo, chỉ huy tổng cục và các đơn vị trực thuộc quan tâm. Cùng với nâng cấp, củng cố hệ thống xử lí chất thải hiện có tại gần 10 nhà máy, tổng cục đã triển khai xong dự án tổng thể xử lí chất thải công nghiệp tại Nhà máy Z27. Việc ứng dụng công nghệ môi trường để xử lí các chất thải độc hại trong sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ bước đầu đạt được kết quả tích cực. Đến nay, đã có 3 dự án bảo vệ môi trường bao gồm hệ thống xử lí nước thải TNT, xử lí nước thải trong sản xuất thuốc nổ công nghiệp, xử lí khí thải, chất thải mạ… được triển khai hiệu quả tại các Nhà máy Z15, Z31, Z17. Tổng cục CNQP cũng tích cực chỉ đạo Nhà máy Z95 hoàn thành dự án xử lí ô nhiễm môi trường, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện trong năm 2010…

Đại tá, tiến sĩ Trần Ngọc Tâm, Trưởng phòng Quản lí môi trường, Cục KH, CN và MT (Bộ Quốc phòng) cho biết:

– Giai đoạn 2005-2009, toàn quân đã triển khai 164 công trình, giải pháp công nghệ xử lí môi trường, tập trung vào các lĩnh vực: Xử lí chất thải trong bảo đảm kĩ thuật và sản xuất quốc phòng; xử lí nguồn cấp nước sinh hoạt bị ô nhiễm; xử lí chất thải bệnh viện, chất thải sinh hoạt… Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường của quân đội thời gian qua được mở rộng, đi vào chiều sâu, bám sát thực tiễn hoạt động quân sự, thiết thực góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, bảo đảm đời sống, sức khỏe của bộ đội… 5 năm gần đây, gần 50 đơn vị đã được xử lí nước thải, khí thải, chất thải rắn trong sản xuất quốc phòng; 56 đơn vị được xử lí nước sinh hoạt; gần 40 đơn vị đã áp dụng công nghệ sinh học trong xử lí chất thải sinh hoạt và sử dụng năng lượng mặt trời.

Xóa “điểm nóng”, chú trọng cải thiện môi trường

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường trong quân đội thời gian qua vẫn còn không ít hạn chế, bất cập.

Theo Thượng tá Đoàn Minh Định, Trưởng phòng KH, CN và MT Tổng cục Kỹ thuật: Một trong những bất cập lớn trong ứng dụng công nghệ môi trường mà một số đơn vị trực thuộc tổng cục gặp phải là việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lí chất thải chưa đồng bộ. Có cơ sở chỉ được đầu tư xây dựng hệ thống xử lí chất thải rắn mà chưa xây dựng hệ thống xử lí khí thải, chất thải lỏng và ngược lại… Theo đánh giá của cơ quan chức năng, số lượng các công nghệ phục vụ cải thiện môi trường tại các đơn vị còn ít, nguồn kinh phí để duy trì hệ thống xử lí chất thải hoạt động còn khó khăn. Dây chuyền, công nghệ sản xuất, sửa chữa ở một số đơn vị còn lạc hậu; nhiều cơ quan, đơn vị chưa bảo đảm hài hòa giữa đầu tư thực hiện nhiệm vụ chính trị với nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Việc áp dụng công nghệ sạch còn hạn chế, phần lớn công nghệ xử lí môi trường hiện đang áp dụng là công nghệ “xử lí sau đường ống”, chất lượng, hiệu quả chưa cao.

Thời gian tới, theo định hướng của Cục KH, CN và MT, một trong những nhiệm vụ ưu tiên là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường, xử lí nước sạch cho bộ đội, xử lí chất thải y tế tại các bệnh viện quân y, chất thải sinh hoạt trong các đơn vị quân đội; mở rộng hợp tác trong và ngoài nước để tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ mới… Ưu tiên hoàn thiện, ứng dụng công nghệ mới xử lí triệt để các loại chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại; đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch, nhằm giảm thiểu ô nhiễm, sớm xóa bỏ các “điểm nóng” về môi trường tại các cơ sở sản xuất quốc phòng, cơ sở đảm bảo kĩ thuật.

Tại hội thảo khoa học về kết quả ứng dụng công nghệ môi trường trong quân đội tổ chức mới đây, nhiều ý kiến đề xuất cần có những quy định bắt buộc đưa nội dung, phương án bảo vệ môi trường vào các dự án đầu tư, mở rộng sản xuất; lựa chọn, đầu tư công nghệ sạch một cách đồng bộ; chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ về công nghệ môi trường. Mặt khác, cần nghiên cứu ban hành cơ chế tài chính hợp lí, như quy định hỗ trợ kinh phí ứng dụng công nghệ môi trường cho các đơn vị, có thể cho phép sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị để bảo đảm duy trì, bảo dưỡng, vận hành các công trình xử lí ô nhiễm, cải thiện điều kiện môi trường…

NGUYỄN TRUNG KIÊN

(http://www.baomoi.com)

Sản xuất sạch hơn: Bước đột phá môi trường làng nghề

Để giảm thiểu ô nhiễm và phát triển bền vững tại các làng nghề truyền thống, áp dụng sản xuất sạch hơn được xem là một trong những giải pháp mang tính đột phá.

Không thể phủ nhận được những hiệu quả của hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn khi tạo ra một lượng việc làm lớn cho lao động nông thôn, đóng góp cho ngân sách Nhà nước cũng như thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tuy nhiên, vấn đề tồn tại lớn nhất của hình thức sản xuất này chính là tình trạng ô nhiễm môi trường. Theo thống kê của Bộ TN&MT, hiện nay trên cả nước có khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có hơn 1.300 làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho 11 triệu lao động nông thôn. Song thực tế khá phổ biến tình trạng làng nghề vi phạm pháp luật về môi trường.

Đơn cử như Hà Nội là nơi tập trung đông đảo các làng nghề truyền thống. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề đa phần đều được di dời từ nơi khác về… Mệnh danh là “đất trăm nghề”, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hà Nội nhiều năm qua đã trở thành một trong những vấn đề nổi cộm. Với 272 làng nghề, không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thường bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn như CO2, NH3, CH4. Không khí tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương… bị ô nhiễm do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh gây phát sinh một lượng lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm bị ô nhiễm do bụi bông, bụi than, hơi hóa chất, xút thải…

Không những gây ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm làng nghề còn khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các nhóm người trong độ tuổi lao động.

Thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, hiện 70% số thiết bị được sử dụng tại các làng nghề là máy móc, trang thiết bị đơn giản. Số máy móc hiện đại chỉ tập trung tại một số làng với những ngành nghề như dệt, may, gốm sứ. Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước thải tại các khu vực làng nghề nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Do vậy, ô nhiễm môi trường làng nghề đang trở thành tình trạng chung, là vấn đề nổi cộm của hầu hết các làng nghề ngoại thành Hà Nội và ngày càng có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất.

Theo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hoàn toàn có thể khắc phục được nếu áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Ứng dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề là một trong những trọng tâm của hoạt động sản xuất sạch hơn đang được triển khai trên địa bàn.

Điển hình như làng gốm Bát Tràng, trước đây, mỗi ngày, làng nghề tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải vào môi trường các loại khí độc hại: CO, SO2, H2S, bụi silic, chất thải rắn… Để giải quyết bài toán phát triển bền vững, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất làng nghề Bát Tràng đã tích cực tham gia chuyển đổi công nghệ sản xuất. 6 năm trước đây, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu của UNDP triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” tại làng nghề. Dự án đã giúp các doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ nung gốm từ các lò than, lò gas truyền thống sang lò gas hiện đại.

Đến thời điểm này, Bát Tràng đã có trên 400 hộ sử dụng lò nung gốm bằng khí gas hóa lỏng, góp phần làm giảm phần lớn lượng phế phẩm so với lò than và hạn chế ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Thành công của dự án này ở làng nghề Bát Tràng đã có sức lan tỏa rất lớn. Các doanh nghiệp tham gia dự án thành công với việc chuyển đổi sang mô hình tiết kiệm năng lượng đã khích lệ doanh nghiệp và các hộ sản xuất khác trong làng nghề học tập và làm theo. Đến nay, cả làng nghề Bát Tràng đã có 131 doanh nghiệp và hộ sản xuất áp dụng công nghệ lò gas cải tiến. Đặc biệt, nhờ có hơn 90% các hộ sản xuất gốm sứ chuyển sang sử dụng công nghệ lò gas cải tiến đã giúp giảm tiêu hao năng lượng, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường của công nghệ sản xuất trước kia, giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động. Doanh thu của xã Bát Tràng hiện nay đạt 400 tỷ đồng/năm, bình quân 22 triệu đồng/người, lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần so với công nghệ cũ.

Một số doanh nghiệp mây tre đan ở làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã áp dụng sản xuất sạch hơn, đem lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến môi trường. Khi chưa áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp bị hao hụt tới 10% mây tươi ở khâu luộc, tẩm, thu mua. Hóa chất tổn thất nhiều do hệ thống luộc và tẩm mây làm bằng xi măng không có gia nhiệt; cũng ở khâu này, thêm 10% nguyên liệu tiếp tục bị hao hụt. Khi thực hiện sản xuất sạch hơn, kết quả mang lại rất khả quan, lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh mà doanh nghiệp không mất nhiều chi phí, đặc biệt, giảm phát thải ra môi trường.

(tainguyenmoitruong.com.vn)

Vay Tiền

Vay Tiền – Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh

Green Credit Trust Fund (GCTF – Quỹ ủy thác tín dụng xanh) được thành lập từ sáng kiến của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) với mục đích thúc đẩy các dự án đầu tư trung và dài hạn trong đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng thân thiện môi trường thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các DN vừa và nhỏ. Mới đây, tại TP.HCM, GCTF đã giới thiệu các điều kiện cụ thể trong bảo lãnh tín dụng cho DN Việt Nam.

Bà Nguyễn Lệ Hằng, điều phối viên GCTF tại Việt Nam cho biết, GCTF sẽ bảo lãnh đến 50% tổng giá trị khoản vay từ ngân hàng cho DN (khi DN cần vay để đổi mới dây chuyền, thiết bị sản xuất sạch hơn, cải thiện môi trường…) và thưởng đến 25% tổng giá trị khoản vay khi dự án đạt trên 50% mức độ cải thiện môi trường, thưởng 15% khi đạt trên 30% mức độ cải thiện môi trường. Mức thưởng tối đa một dự án là 200 ngàn USD. Thời gian GCTF cho vay một dự án kéo dài từ 2-3 năm và có thể hỗ trợ bảo đảm tín dụng từ 10 ngàn USD đến 1 triệu USD cho một dự án. Tuy nhiên, GCTF không can thiệp vào chính sách lãi suất của các ngân hàng và lãi suất này do DN thỏa thuận với ngân hàng.

Triển khai tại Việt Nam, GCTF có 4 phía tham gia là các ngân hàng thương mại Việt Nam (ACB, Techcombank, VIBank), Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ. Ba ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ đánh giá DN về hiện trạng tài chính, đàm phán, thiết lập điều kiện vay (lãi suất, thời hạn vay, các điều khoản…), giải ngân và thu hồi vốn vay, khai thác khách hàng mới. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam sẽ thẩm định dự án của DN về mặt kỹ thuật để xác định tính khả thi của dự án, tư vấn cho ngân hàng về tài chính của công nghệ sản xuất sạch hơn trong dự án và các vấn đề tác động đến môi trường, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của dự án để xác định mức trả thưởng. Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ sẽ tư vấn cho VNCPC về kỹ thuật đối với các dự án có giá trị tín dụng trên 100 ngàn USD. Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ  phát hành thư tín dụng, chuyển tiền cho 3 ngân hàng Việt Nam thông qua RBC (Royal Bank of Canada).

Tại Việt Nam, GCTF tập trung vào hỗ trợ các DN vừa và nhỏ có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD và số nhân viên dưới 1 ngàn người. Nhưng GCTF vẫn hỗ trợ đối với các công ty lớn, đang dẫn đầu trong một lĩnh vực có nhiều DN tương tự quy mô nhỏ hơn đang hoạt động, để có thể nhân rộng mô hình cải thiện môi trường sau khi thành công.

Theo bà Hằng, muốn tham dự vào GCTF, DN phải có ít nhất 51% quyền sở hữu trong nước, DN không phải là một phần của một công ty đa quốc gia, DN đang hoạt động (không là DN mới) và có dự án đề xuất thay đổi công nghệ mới, đầu tư mới thiết bị – máy móc hoặc thiết bị – máy móc second-hand nhưng sẽ mang lại hiệu quả về môi trường. Một DN có thể đăng ký nhiều dự án nhưng tổng trả thưởng sẽ không vượt quá 500 ngàn USD/DN. DN phải cho GCTF sử dụng kết quả, công bố trong giới hạn bảo mật thông thường, để quảng bá đến nhiều DN khác sau khi dự án thành công.

Theo đó, sẽ có rất nhiều DN trong ngành công nghiệp tại Việt Nam nằm trong mục tiêu hỗ trợ của GCTF. Các ngành như sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, xi măng…), sản xuất thủy tinh (thay lò nấu thủy tinh …), ngành nhựa (thay máy ép thế hệ mới…), ngành dệt nhuộm (thay máy nhuộm, lò hơi…), ngành chế biến thực phẩm, sản xuất thép, luyện kim, thuộc da, sản xuất hóa chất, sơn, pin, ắc quy… Ngoài ra, các lĩnh vực khác như nhà hàng, dịch vụ ăn uống, khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại, khu vui chơi – giải trí, toà nhà văn phòng… cũng có thể tham gia vào GCTF nếu có các dự án liên quan đến tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và bảo vệ môi trường…

Được biết đã có một số DN Việt Nam được GCTF thẩm định dự án và hỗ trợ  như Công ty TNHH thép Việt – Pháp với dự án thay thế 4 lò trung tấn và máy đúc phôi liên tục bằng những thiết bị hiệu quả hơn nhằm giảm tiêu thụ điện năng và tuần hoàn nước làm mát (giải ngân thông qua Techcombak), Công ty Cổ phần nhựa Tân Phú với dự án đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất thùng 5 gallon, vỏ ắc quy N150, đây là dự án thứ hai của công ty được GCTF hỗ trợ (giải ngân thông qua Ngân hàng ACB)…

Một số dự án khác đang được phê duyệt về mặt kỹ thuật và trong quá trình thương lượng với ngân hàng như dự án của Công ty Cổ phần PLATO Việt Nam về việc thay thế dây chuyền mạ điện Ni-Cr thủ công bằng dây chuyền bán tự động với hệ thống mạ thu hồi dòng chảy ngược thiết kế hợp lý, dự án của Công ty Cổ phần giấy Đông Nam về việc thay thế dây chuyền sản xuất giấy Kraft giảm tiêu thụ điện năng và tăng năng suất, dự án của HTX Hồng Tiến về việc thay thế lò nung lạc hậu bằng lò nung công nghệ mới thẳng đứng nhằm giảm phát thải khí CO2

Ngoài ra, còn có một số dự án đang trong giai đoạn chuẩn bị như dự án thay thế buồng đốt lạc hậu bằng thiết bị mới sử dụng năng lượng mặt trời và thay lò sấy củ bằng lò tầng sôi của Công ty Cổ phần chè Văn Hưng, dự án thay thế thiết bị đúc nhựa của Công ty TNHH nhựa Hữu Tín…

Phùng Long

Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Moi Truong Xanh-Vay Tien 

Môi Trường Xanh

Môi trường xanh-Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Vay Tien

”Môi trường xanh” nghĩa là gì?”Cuộc sống xanh” nghĩa là gì?

Là môi trường ổn định về khí hậu mà theo mình thì nó nên là mùa thu vì đó là mùa sống rất dễ chịu hơn nữa bạn biết đấy mỗi khi chuyển mùa trẻ con và người già khổ lắm, tiếp đó phải là một môi trường có thể sạch sẽ hết mức có thể và sự sạch sẽ này phải toàn thể chứ không phải cục bộ để mọi người ai cũng có thể tận hưởng nó không mất tiền, môi trường xanh là môi trường có thể gợi cho con người ta hướng về thiên nhiên,làm cho con người yêu thích thiên nhiên và cảm thấy sự nghỉ ngơi ,bình yên và vĩ đại mỗi khi được gần nó.bên tây người ta làm rất tốt cái này(những con đường trồng đầy cây cối, những hồ nước rộng và trong trong một thành phố,những cánh đồng mà sự đẹp đẽ của nó mình không thể tả hết bằng lời được…)
cuộc sống xanh theo mình quan niệm thì đơn giản thôi , đó là cuộc sống con người biết trân trọng ,ý thức được vai trò của mình với thiên nhiên và ngược lại,là cuộc sống con người hòa cùng thiên nhiên ,sống cùng thiên nhiên trong sự vui vẻ và hãy biết xây dựng cuộc sống đó sao cho nó thật đẹp không bị những tác động của công việc,toan tính vật chất làm ảnh hưởng.có vẻ đơn giản và buồn ngủ quá phải không?

Mỗi chúng ta ai cũng có quê hương , trong quê hương lại có hình ảnh của người mẹ, người thầy , đó là nơi mà người ta vẫn thường nói là nơi “chôn rau cắt rốn” là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên với biết bao kỉ niệm cùng gia đình làng xóm. Quê hương mỗi người chỉ một nên tình yêu ấy càng nên thiêng liêng và cao quý.
Hò..ơ..ơ.ơ.ghe chiếu Cà Mau cắm sào trên bờ kinh Ngã Bảy , sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào” đó là câu hát mà tôi tin chắc rằng, nó không chỉ là lời hát thoáng qua mà đó là cả những lời nhắn gửi, những tình cảm chân thành đã khắc sâu vào tim của người dân quê tôi. Qhê hương tôi không có suối, không có thác ghềnh, không có biển cả mênh mông, nhưng quê hương tôi lại có cả một dòng sông hiền hòa lúc nào cũng để lại ần tượng đẹp bởi nó mang một nét đơn sơ bình dị:
                             Dòng sông xưa hình hài còn đó
                   Mái trường nay trải khắp một màu xanh.
Vâng! Nằm dọc bên bờ kênh Lái Hiếu là THPT Nguyễn Minh Quang một mái trường được xây cất cách đây 10 năm, tuy không được khang trang, cơ sở vật chất không đựợc đầy đủ để đáp ứng nhu cầu cho học tập nhưng đó là một mái trường trải khắp một màu xanh, màu xanh mơ ước, màu xanh chắp cánh cho cả tương lai. Nhưng nếu một ngày nào đó màu xanh này không còn xanh tươi nữa mà thay vào đó là một màu nâu sậm thì liệu tương lai và cả sự sinh tồn sẽ ra sao nếu cuộc sống xã hội và mái trường này “thiếu vắng một màu xanh”. Vì thế tất cả vẫn luôn là một dấu chấm hỏi một sự lo toan thao thức của nhà trường, chính nỗi lo đó đã thúc giục lòng quyết tâm, sự phấn đấu của thầy trò trường THPT Nguyễn Minh Quang tin rằng “tất cả mọi thứ trên đời này có thể xóa nhòa đi, nhưng màu xanh của mái trường là mãi mãi” màu xanh của hy vọng sẽ chắp cánh cho các em đi đến bến bờ trí thức .Chính vì thế Đoàn trường phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” gắn với chủ đề xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.
Xanh là gì? Phải chăng đó là màu của cây lá, màu tượng trưng cho sự xinh tươi nảy nở, trong môi trường của chúng ta, để phát triển toàn diện thì ngoài những yếu tố tri thức, có điều kiện sống tốt, chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn đến mái trường. Vì đó cũng là nhân tố là điều kiện thiết yếu quyết định sự sống còn của nhân loại nói chung và sự phát triển từng người nói riêng.Khi sống và làm việc học tập trong môi trường tốt bầu không khí mát mẻ trong lành thì giúp ta cảm thấy dễ chịu, phấn chấn và học tôtd hơn, có thể giải tỏa những mệt mỏi, những căng thẳng sau những giờ học khó hơn.Nhưng đó chỉ nói riêng về xang về sạch thì sao…
Một môi trường mà xung quanh toàn là khí bụi, rác thải công nghiệp thì sẽ làm cuộc sống mỗi người trở nên ngột ngạt và khó thở hơn nếu không phải là một môi trường sạch. Vì thế một môi trường xanh và sạch luôn là nền tảng của một môi trường vững chắc để nâng cao chất lượng hiệu quả học và làm việc cho đội ngũ giáo viên và học sinh.Cụ thể hiện tại trên sân trường có những tám cây khô vàng, có những cây thì lại quá bé không thể nào làm mái để che mát cho học sinh, sân trường thì rải khắp đầy lá bang rụng, nilon vẫn còn đâu đó.Vì thế đội ngũ nhà giáo luôn tích cực xây dựng chủ trương trường học thân thiện học sinh tích cực (xanh – sạch – đẹp – an toàn) nhằm giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên yêu cái đẹp thân thiện với mọi người, ra sức phát động họ sinh trồng thêm cây xanh, cụ thể trước phòng Ban Giáo Hiệu có thể trồng xen vào đó lá hoa nhài hoa cúc, hoa mười giờ, rác, túi nilon thì tích cực thu luợm để vào thùng rác, có nắp đậy, nguồn nước sạch, cần phải đảm bảo an toàn, nhà vệ sinh phải thoáng mát , đủ ánh sáng

Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nền Kinh tế Xanh mà không phải quốc gia nào cũng có được

Năm 2012, Liên Hợp Quốc lấy chủ đề cho Ngày Môi trường Thế giới là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của bạn”. Việc chọn chủ đề này nhằm phản ánh nhận thức sâu rộng đối với Kinh tế Xanh như là bước đi tiếp theo hướng tới thế kỷ XXI bền vững.

Quan trọng hơn, khi mà các quốc gia trên thế giới đang vực dậy sau khủng hoảng kinh tế, chủ đề này nhấn mạnh sự cần thiết rằng, nền Kinh tế Xanh không chỉ mang ý nghĩa bao quát mà còn mang lại những kết quả tích cực cho sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội và sự tiến bộ trong quản lý môi trường.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống, tạo việc làm và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.

Thực tế, kể từ khi thuật ngữ “Kinh tế Xanh” được công nhận năm 2008 thì chỉ 1 năm sau, theo tính toán của UNEP, cộng đồng EU và Mỹ đã tạo ra 2 – 3,5 triệu việc làm khi xây dựng các tòa nhà xanh, Trung Quốc tạo nên 10 triệu việc làm trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo với doanh thu 17 tỷ USD/năm. Và Brazil – quốc gia Nam Mỹ đi đầu trong việc xây dựng một nền Kinh tế Xanh có ngành công nghiệp tái chế với nguồn thu 2 tỷ USD/năm, đồng thời giảm 10 triệu tấn khí nhà kính thải ra môi trường.

Đấy là tại những nước và khu vực phát triển, còn ở nhóm nước đang phát triển, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Kinh tế Xanh như xây dựng, năng lượng, vận tải có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu.

Những thống kê này cho thấy, “gieo mầm” Kinh tế Xanh, tạo nên tăng trưởng xanh là chiến lược cho phát triển bền vững ở tương lai.

Bên cạnh đó, thực tiễn tại các nước cũng cho thấy rằng, việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh tạo ra tiềm năng lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm nghèo đói với tốc độ chưa từng thấy. Riêng đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước nhảy vọt để phát triển kinh tế mà không theo con đường phát triển kinh tế “Ô nhiễm trước, xử lý sau”.

So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam hội tụ nhiều lợi thế để phát triển Kinh tế Xanh. Việt Nam có vị trí địa lý nằm trung tâm châu Á, một châu lục được đánh giá là đang và sẽ phát triển năng động nhất thế giới. Chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, nền nông nghiệp phát triển với nhiều sản phẩm đứng trong Top 5 thế giới. Việt Nam có nền chính trị ổn định, xã hội thân thiện, thuần nhất và người dân ôn hòa. Đây là những lợi thế mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Tuy nhiên, để hướng tới sự phát triển này, Việt Nam phải khắc phục những hạn chế về trình độ phát triển, công nghệ sản xuất, trình độ phát triển khoa học cũng như thể chế pháp luật… Bên cạnh đó, nhận thức và năng lực của toàn hệ thống (con người, cơ sở hạ tầng, tài chính và thể chế) cũng cần thay đổi nhằm xóa bỏ thói quen cũ trong sản xuất và quản lý.

Theo các chuyên gia, đứng trước thời cơ mới, Việt Nam cần phát huy các lợi thế so sánh, khắc phục các yếu kém để phát triển đất nước. Phương thức tăng trưởng xanh là con đường tốt nhất để giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển trong thời gian tương đối ngắn, nhờ sử dụng hiệu quả nội lực và toàn cầu hóa.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Mục tiêu hướng tới chất lượng tăng trưởng của Việt Nam sẽ tập trung phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, có sử dụng công nghệ cao để từng bước nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.

Điều này thể hiện trong Dự thảo chiến lược Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soản thảo. Chiến lược nêu rõ “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực tiễn tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ vài cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Như vậy, tăng trưởng xanh là phù hợp với chiến lược dài hạn của Việt Nam và định hướng phát triển bền vững nói chung, phù hợp với những lợi thế so sánh mà Việt Nam cần phát huy trong thế giới toàn cầu hóa.

Những Bài Liên Quan:  Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh – Vay Tien

 

Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Moi Truong Xanh-Vay Tien