“Xanh hóa” tổng công ty giấy Việt Nam

Vinapaco luôn thực hiện áp dụng công nghệ mới, tiên tiến để góp phần định hướng mô hình sản xuất “xanh hóa” (Nguồn: bản tin công nghệ xanh số 3)
Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có nhiều tác động tới môi trường, những năm qua, Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco)  luôn chủ động hoàn thiện công nghệ, sản xuất theo hướng xanh, bền vững. Bên cạnh khai thác, trồng mới rừng nguyên liệu hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, nhiều năm qua, Vinapaco đã tích cực triển khai tiết kiệm các nguồn nguyên nhiên liệu, hợp lý hóa sản xuất, giảm thiểu các yếu tố tác động đến môi trường ngay từ đầu nguồn. Ngoài việc trở thành đơn vị đi đầu trong ngành Giấy về độ thân thiện với môi trường, việc làm đúng hướng này còn giúp Vinapaco nâng cao chất lượng sản phẩm, sự tín nhiệm, yêu mến của khách hàng.
Trong các dự án cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu, Vinapaco luôn thực hiện áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả nhất nguồn nguyên liệu trong nước, năng lượng, hóa chất và nước sạch.Đáng kể nhất là thông qua nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong nước, chuyển giao công nghệ, hợp tác với các công ty tư vấn nước ngoài, Vinapaco đã thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn I, tăng năng lực sản xuất bột giấy lên 73.000 tấn/năm, và năng lực sản xuất giấy lên 100.000 tấn/năm. Dự án có tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng, trong đó hơn 200 tỷ dành cho đầu tư hệ thống xử lý môi trường. Đây là sự kết hợp các phương pháp xử lý hóa lý với xử lý vi sinh bùn hoạt tính tương đối hoàn chỉnh, công nghệ tiên tiến, phổ biến trên thế giới. Theo đó phần nổi cộm nhất trong sản xuất giấy là xử lý chất thải đã cơ bản được giải quyết. Nổi bật là Hệ thống xử lý nước thải vi sinh, được đầu tư hoàn mới, do Công ty PURAC Thụy Điển cung cấp và chuyển giao, với công suất thiết kế 30.000 m3/ngày đêm. Toàn bộ nước thải sản xuất; nước thải vệ sinh, sinh hoạt của các CBCNV trong Tổng công ty cũng như nước thải của các công ty xung quanh (mà Tổng công ty có hợp đồng nhận xử lý), đều được thu gom bằng hệ thống cống ngầm và đưa về khu xử lý nước thải tập trung. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý từ hệ thống này đã đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Bụi trong khói thải và thực tế hiệu suất xử lý bụi của toàn bộ hệ thống đạt trên 96%, giảm được đến 90% lượng khí mang mùi ra môi trường. Nhiều chất thải rắn như vỏ cây, mùn cưa, xỉ than, bùn sơ cấp và thứ cấp đã được thu hồi, bán làm nguyên liệu.

Để tiết kiệm, trong sản xuất, Vinapaco đã tuyên truyền và phát động tất cả CBCNV sử dụng tiết kiệm năng lượng, điện, nước sạch, vật tư nguyên liệu. Việc duy trì sản xuất sạch hơn, hợp lý hóa các khâu trong qui trình sản xuất, đẩy mạnh các biện pháp quản lý nội vi tại các phân xưởng… đã giúp đơn vị giảm thải ngay tại nguồn. Ngoài ra, Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 được tối ưu hóa tại Vinapacođã giúp mọi quá trình phục vụ và sản xuất được kiểm soát chặt chẽ và liên tục cải tiến. Tất cả CBCNV trong hệ thống đều hiểu công việc mình phải làm và tuân thủ đúng các quy định của công việc có trong các hướng dẫn đã được văn bản hóa.

Bắt đầu từ năm 2011, Đơn vị còn lập kế hoạch định mức kinh tế kỹ thuật hàng năm, làm cơ sở xây dựng đúng giá thành, phát hiện những khâu bất hợp lý và đề ra biện pháp khắc phục. Nhiều sáng kiến hữu ích được đưa vào áp dụng đã giúp Vinapaco giải quyết được nhiều ác tắc trong sản xuất, tạo ra giá trị làm lợi đáng kể. Tính đến nay, đã có gần 150 sáng kiến được áp dụng mang đến giá trị làm lợi lên đến gần 120 tỷ đồng.

Giai đoạn 2003-2010, Vina-paco đã triển khai hàng loại các cải tạo, hoàn thiện và hợp lý hóa hệ thống sản xuất: Cải tạo công nghệ tẩy trắng, bổ sung thêm giai đoạn tách loại lignin bằng ôxy để làm trắng bột giấy, do đó làm giảm 60% lượng hóa chất clo nguyên tố độc hại phải sử dụng (149 tỷ đồng); Chuyển đổi chưng bốc dịch đen từ trực tiếp sang gián tiếp, giảm 90% lượng khí mang mùi ra môi trường (130 tỷ đồng); Chuyển đổi công nghệ điện phân màng ngăn amiang sang màng trao đổi ion ở nhà máy hóa chất, làm tăng chất lượng các sản phẩm hóa chất sản xuất ra, hạn chế rò rỉ hóa chất ra môi trường, đồng thời loại bỏ chất độc hại ami-ang ra khỏi dây chuyền; Tuần hoàn tái sử dụng nước rửa ngược từ bộ phận xử lý nước thô (khoảng 2.000m3/ngày) cho sản xuất… Những thay đổi hoàn thiện này đã giúp Vinapaco làm tốt khâu xử lý cuối đường ống, giảm phát thải, kiểm soát chặt chẽ các chất thải ra môi trường, đặc biệt tại các phân xưởng sản xuất bột giấy và giấy.

Tất cả những hoạt động này đã góp phần định hướng mô hình sản xuất “xanh hóa” ở Vinapaco.

Theo sxsh

Giải pháp sản xuất sạch hơn hiệu quả của Sabeco – Hà Nội

Ông Nguyễn Văn Biên, Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật giới thiệu Hệ thống xử lý nước thải cung cấp đủ gas cho hệ thống lò hơi, giúp giảm tiêu hao 10% nhiên liệu sản xuất cho công ty bia Sài Gòn – Hà Nội
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội (SABECO – HANOI) hiện đang có một đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ tay nghề cao, làm chủ công nghệ mới. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, SABECO – HANOI luôn lấy an toàn, vệ sinh thực phẩm, chất lượng, uy tín và sự phát triển bền vững là tiêu chuẩn hàng đầu. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng (TKNL), sản xuất sạch hơn (SXSH), đặc biệt là việc tận dụng nguồn khí biogas thải ra trong quá trình xử lý nước thải để đốt lò hơi là một giải pháp rất hay và độc đáo.
Luôn xác định tiết kiệm nguyên nhiên liệu là vấn đề then chốt và lâu dài mang tính chiến lược trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao nguyên – nhiên liệu cụ thể (tính theo 1.000 lít bia thành phẩm) cho từng tháng, quý, năm; thành lập ban kiểm soát tiết kiệm, giám sát và kiểm soát chặt chẽ các số liệu thống kê, lập báo cáo hàng tuần cho lãnh đạo Công ty; gắn tinh thần, trách nhiệm đến từng CBCNV trong nhà máy bằng cách giao khoán các chỉ tiêu định mức tiết kiệm và có chế độ hưởng lương theo định mức đó.Công ty cũng đã và đang áp dụng nghiêm túc tiêu chuẩn ISO 9001- 2008; ISO 1400 trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo yêu cầu về công nghệ và các công tác về bảo trì, duy tu thiết bị; đồng thời ban hành và áp dụng tiêu chuẩn HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm.Trong chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của Công ty, vấn đề về môi trường luôn được ưu tiên hàng đầu. Các biện pháp giảm định mức tiêu thụ nước và tận dụng triệt để lượng nước trong quá trình sản xuất đã làm giảm tối đa lượng nước thải ra ngoài môi trường, đồng thời cũng giảm thiểu các nguồn thải BOD, COD, TSS…

Trong nhà xưởng sản xuất, trước đây, công nhân thường dùng nước để lau rửa nền nhà, vừa tốn nước, vừa gây ướt, bẩn khi đi lại. Công ty đã sử dụng phương pháp lau khô, vừa giúp sàn nhà sạch sẽ, khô ráo, lại không tốn nước. Toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện của Công ty đều được lắp biến tần để giảm tiêu thụ điện năng, TKNL. Đặc biệt, nồi nấu hoa của hệ thống nấu bia chính là hệ thống gây tốn nhiều điện và nước nhất trong quá trình sản xuất bia. Công ty đã đầu tư một bộ gia nhiệt nhằm tận dụng hơi bốc ra từ nồi hoa khi dịch bia sôi để quay lại gia nhiệt dịch, giúp giảm thiểu một lượng dầu lớn để đun sôi dịch bia. Trong quá trình trao đổi nhiệt, lượng nước ngưng rất nhiều, Công ty đã tận dụng lượng nước ngưng đó chuyển về cho lò hơi, vừa làm giảm lượng tiêu thụ dầu để đun nóng lò hơi, vừa tiết kiệm nước đáng kể. Do vậy, thay vì phải xây dựng một hệ thống nước riêng như trước đây, lượng nước ngưng này đủ để cung cấp cho lò hơi.

Đặc biệt, giải pháp được coi là hiệu quả nhất là tận dụng nguồn khí biogas thải ra ở bể yếm khí trong quá trình xử lý nước thải để sử dụng cho lò hơi đốt gas. Công ty đã thiết kế và lắp đặt một hệ thống lò hơi đốt gas công suất 750kg/h, áp suất làm việc của lò tối đa lên tới 10bar. Lượng hơi sinh ra tại lò hơi đốt gas này được hòa cùng với hệ thống cấp nhiệt của nhà máy và được sử dụng chính ở hai dây chuyền chiết chai và chiết lon. Hệ thống này giúp tiết kiệm lượng nhiên liệu dầu và điện đáng kể cho nhà máy. Ngoài ra, lượng nước nóng tạo ra trong quá trình chuyển dịch lạnh nhanh luôn dư thừa. Công ty đã thiết kế để hệ thống lò hơi đốt gas sử dụng nguồn nước nóng này nhằm tiết kiệm nhiệt lượng cho quá trình gia nhiệt cấp cho lò. Giải pháp này không chỉ ngăn ngừa khí biogas thải ra gây ô nhiễm môi trường, mà còn tận dụng được lượng nước nóng dư thừa trong quá trình sản xuất. Theo Phó Giám đốc kỹ thuật Nguyễn Văn Biên, việc tận dụng triệt để nguồn khí biogas thải ra trong quá trình xử lý nước thải để đốt lò hơi là một giải pháp rất hay, nó vừa đảm bảo giúp nhà máy tiết giảm năng lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn cho môi trường. Với tất cả những giải pháp trên, lượng điện, dầu, nước của Công ty đều giảm khoảng 10% so với định mức chung của toàn Tổng công ty. Cụ thể, với lượng dầu FO, định mức chung là 33kg/1.000 lít bia, nhưng Công ty chỉ sử dụng khoảng 30,05kg/1000 lít bia; lượng điện cũng giảm từ 110 kW xuống còn 108 kW/1000 lít; nước từ 6,2m3 giảm xuống còn 5,1m3/1.000 lít bia. Kết quả này thuộc phạm vi công nghệ tốt nhất trong SXSH theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Công Thương.

Theo sxsh
Dịch vụ liên quan –  công ty cho thue xe 4 cho tai ha noi

Ứng dụng công nghệ xanh cho nhà máy xi măng

Ông Nguyễn Công Đồng (Nguồn: bản tin công nghệ xanh số 3)
Là một trong những ngành sản xuất công nghiệp gây ra lượng phát thải cao, ảnh hưởng lớn đến môi trường, áp dụng công nghệ xanh là hướng đi cần thiết  cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất xi măng. Holcim Việt Nam là một trong những DN đã áp dụng những công nghệ như vậy. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Đồng – Quản lý Geocycle Việt Nam (một trong những đơn vị kinh doanh của Holcim Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Sản xuất xanh theo hướng phát triển bền vững đang là xu hướng của nhiều DN và nhiều quốc gia trên thế giới, vậy ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của Holcim Việt Nam (HVL) trong hoạt động sản xuất xanh nói chung?Ông Nguyễn Công Đồng: Khi tiến hành đầu tư, các dự án tại Việt Nam nói chung đều được HVL thiết kế và xây dựng theo công nghệ tiên tiến nhất, hướng đến sản xuất xanh theo chiến lược phát triển bền vững (PTBV). Theo đà phát triển, mỗi năm HVL đều dành những khoản đầu tư thích đáng cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả, từ đó giảm phát thải. Từ năm 2003, HVL bắt đầu triển khai dự án đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng sau nhiều cuộc thảo luận với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cùng các bên có liên quan. Hơn 9 năm qua, chúng tôi đã phát triển hoạt động này và đầu tư rất nhiều cho cơ sở hạ tầng cũng như con người làm việc ở đây. Đó là một hành trình dài hơi, đòi hỏi những bước đi thận trọng và may mắn là chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ quí báu từ phía Bộ TNMT bởi tiềm năng của hoạt động đồng xử lý chất thải tại Việt Nam. Tiếp nối thành quả này, HVL gần đây đã đầu tư xây dựng “Nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng nhiệt thải”. Hệ thống này sử dụng chất thải để phát điện và công suất của hệ thống có thể cung cấp điện cho toàn nhà máy xi măng tại Hòn Chông (Kiên Giang) hoạt động trong 80 ngày. Mặc dù hình thức chuyển nhiệt thải thành năng lượng không mới trong ngành công nghiệp xi măng thế giới nhưng chúng tôi vẫn rất tự hào vì là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng công nghệ này ở Việt Nam.

Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng là một trong những công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường và đã được ứng dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng lại khá mới tại Việt Nam. Vậy ông có thể nói rõ hơn về việc áp dụng công nghệ này tại HVL?

Ông Nguyễn Công Đồng: Công nghệ đồng xử lý chất thải trong lò nung xi măng được công nhận trên thế giới là công nghệ thân thiện nhất với môi trường để xử lý nhiều loại chất thải nguy hại và không nguy hại. Việc dùng chất thải trong quy trình sản xi măng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của xi măng thành phẩm. Lò nung xi măng của Holcim đang hoạt động tại Kiên Giang là một thiết bị có tác dụng tiêu hủy hoàn toàn các chất thải (bao gồm chất thải nguy hai và không nguy hại) mà không để lại tro nhờ vào các đặc tính chuyên biệt như nhiệt độ rất cao và ổn định lên đến 1.450oC (2.652oF). Nhiệt độ này vượt cả yêu cầu tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu để xử lý chất thải nguy hại một cách an toàn. Bên cạnh đó, với môi trường kiềm cao, các khí axít từ quá trình đốt sẽ được hấp thụ hoàn toàn trong môi trường kiềm được tạo ra bởi đá vôi, một nguyên liệu chính trong sản xuất clinker. Vì thế những ảnh hưởng tới môi trường từ các khí axít này sẽ được loại bỏ. Ngoài ra, phát thải được giám sát liên tục để giám sát toàn bộ các phát thải khí, đảm bảo không tạo ra chất khí thải nguy hại nào. Với những tính năng đó, công nghệ này xử lý được hầu hết các loại chất thải công nghiệp và nông nghiệp (trừ chất thải y tế, thuốc nổ, chất phóng xạ)… Để đảm bảo an toàn, toàn bộ chất thải phải được lấy mẫu và kiểm tra nghiêm ngặt trước khi tiếp nhận để đảm bảo tính phù hợp của nó với công nghệ đồng xử lý.

Là DN nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, ông nhìn nhận và đánh giá như thế nào về các thể chế, chính sách của Việt Nam đối với DN ông trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, thưa ông?

 

Ông Nguyễn Công Đồng: Chúng tôi nhận thấy sự phát triển nhanh chóng của việc xây dựng luật cũng như các quy định về môi trường ở Việt Nam. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng và Bộ TNMT đã hoàn thành rất tốt vai trò của mình trong nỗ lực làm cho các quy định này phù hợp với thực tế phát triển ở Việt Nam.

Thời gian tới, Holcim Việt Nam có những kế hoạch gì tới nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững?

Ông Nguyễn Công Đồng: Tập đoàn Holcim toàn cầu đặt PTBV làm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của mình. Vì thế, PTBV cũng là mục tiêu quan trọng của HVL và mục tiêu này đang được lồng ghép vào tất cả các hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không ngừng cải tiến công nghệ để hoạt động PTBV ngày càng hoàn thiện. Và tôi cho rằng, đây chính là nhân tố thành công cho chúng tôi trong lĩnh vực hoạt động của mình. Để đảm bảo cho PTBV thì sự hỗ trợ của Ban Giám đốc Tổng công ty là yếu tố quan trọng, nhưng theo tôi sự đối thoại cởi mở, cùng chung tay của chính quyền và người dân địa phương thực hiện PTBV mới chính là nhân tố quyết định cho sự thành công của PTBV.

Theo sxsh

Xe máy điện thân thiện với môi trường.

Là phương tiện giao thông xanh, sạch, tiết kiệm, dòng xe này rất thích hợp với phụ nữ, đặc biệt là những người nội trợ, sinh viên, “dân” văn phòng.

Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TPHCM (ECC-HCMC, trực thuộc Sở Khoa học – Công nghệ TPHCM) vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng xe máy điện có thể giúp tiết kiệm đến 90% chi phí so với sử dụng xe máy chạy xăng.

Rẻ, không ô nhiễm

Giá xăng tăng cao, ô nhiễm môi trường từ khói bụi… là những vấn đề làm đau đầu không chỉ các cơ quan quản lý mà cả người sử dụng xe máy. Bên cạnh đó, mật độ giao thông dày đặc với số lượng xe máy chạy xăng tăng lên không ngừng (theo số liệu thống kê, trong 1,8 triệu hộ gia đình tại TPHCM, mỗi gia đình có ít nhất từ 1-2 xe máy) làm cho vấn đề bảo vệ môi trường càng trở nên cấp bách. Đây chính là những lý do mà dự án nghiên cứu tính khả thi sử dụng xe máy điện tại Việt Nam được triển khai, đại diện ECC-HCMC cho biết.

 Các mẫu xe máy điện đang được ECC-HCMC thử nghiệm để chuẩn bị sản xuất đại trà tại Việt Nam
Các mẫu xe máy điện đang được ECC-HCMC thử nghiệm để chuẩn bị sản xuất đại trà tại Việt Nam
– Ảnh: ECC-HCMC

Từ tháng 8-2012, ECC-HCMC đã phối hợp cùng Công ty Terra Motors (Nhật Bản) triển khai dự án nghiên cứu sử dụng xe máy điện. Xe máy sử dụng xăng và xe máy điện đã được đưa vào khảo sát theo 2 tiêu chí là năng lượng sử dụng và đoạn đường di chuyển. Ba mươi người dân tại TPHCM đã được mời tham gia khảo sát thực nghiệm.

Kết quả cho thấy với xe máy chạy xăng, hiệu quả năng lượng trung bình khoảng 40 km/lít xăng, chi phí cho 1 km khoảng 544,7 đồng/km, hệ số phát thải CO2 là 2,297 kg CO2/lít xăng. Với xe máy điện, hiệu quả năng lượng trung bình khoảng 29 km/KWh, chi phí cho 1 km khoảng 43,1 đồng và hệ số phát thải CO2 là 0,5764 kg CO2/KWh (tính theo lượng điện dùng để sạc pin). Tính toán cụ thể, tỉ lệ chi phí tiết kiệm tối thiểu cho 1 km khi dùng xe máy điện là 90,61% so với dùng xe máy xăng. Tỉ lệ phát thải CO2 của xe máy điện thấp hơn 75% so với xe máy xăng.

Đại diện quỹ phi lợi nhuận quốc tế về năng lượng, khí hậu Myclimate tính toán: Nếu mỗi năm một người dân chạy 10.000 km, với xe chạy xăng sẽ tiêu thụ 250 lít xăng, tương đương 250 USD/năm (5 triệu đồng/năm). Trong khi đó, cũng cùng quãng đường này, xe máy điện tiêu thụ 370 KWh điện năng, tương đương 30 – 40 USD/năm (0,6 – 0,8 triệu đồng/năm). Như vậy, khi sử dụng xe máy điện, mỗi năm sẽ tiết kiệm được hơn 210 USD so với xe máy chạy xăng.

Ba mươi người dân đã chạy thử nghiệm xe máy điện từ ngày 23-10-2012 đến ngày 23-11-2012 cho biết xe máy điện rất tốt, thấy rõ mức tiết kiệm năng lượng rõ ràng, lại không gây tiếng ồn. Xe máy điện còn giúp giảm đáng kể lượng khói thải và khí nhà kính ra môi trường so với xe máy chạy xăng.

Cần có xe máy điện chất lượng

ECC-HCMC cho biết xe máy điện đã xuất hiện tại Việt Nam khá lâu nhưng số người sử dụng không nhiều bởi những hạn chế của nó. Phần lớn loại xe này (đang được sử dụng tại thị trường Việt Nam) có xuất xứ từ Trung Quốc với những nhược điểm như pin có thời gian sử dụng ít (20-30 km), bình sạc không tiện dụng (hết bình mới sạc được), lại không phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam (độ ẩm cao) nên dễ chết máy, khó khăn về bảo trì, bảo dưỡng…

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, thị trường xe máy Việt Nam cần phải có một sự thay đổi để mang lại hiệu quả thực sự. ECC-HCMC sẽ đề xuất đưa vào thay thế xe máy chạy xăng bằng xe máy điện vào đầu năm 2013 tại TPHCM. Hiện ECC-HCMC đang thử nghiệm một mẫu xe máy điện của Nhật Bản với nhiều khác biệt so với các mẫu xe hiện có trên thị trường như công suất lớn hơn; pin có thời gian sử dụng dài (80 – 90 km) có thể sạc điện mọi lúc, mọi nơi, gọn nhẹ và tháo lắp dễ dàng; hình thức đẹp mắt; tốc độ xe 40 – 50 km/giờ… Dòng xe máy điện này rất thích hợp với phụ nữ, đặc biệt là những người nội trợ, sinh viên, “dân” văn phòng…

Những chuyên gia tiết kiệm năng lượng đến từ Nhật Bản cho biết các nhà sản xuất nên tăng công suất pin của xe máy điện lên nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu di chuyển xa. Xe máy điện nên có thêm các tính năng như chống nước (phù hợp với thời tiết và điều kiện giao thông ở Việt Nam), rút ngắn thời gian sạc pin. Ngoài ra, các loại xe máy điện nên dùng những vật liệu bền hơn và quan trọng nhất là giá cả phù hợp với thu nhập của người Việt Nam.

Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc ECC-HCMC, cho biết: “Cùng với các dự án nghiên cứu sử dụng máy điều hòa không khí hiệu suất cao trong hộ gia đình, sử dụng vòi nước nóng tiết kiệm nước, máy nước nóng năng lượng mặt trời, dự án xe máy điện đã được ECC-HCMC triển khai nhằm giúp người dân có thể tiếp cận với công nghệ mới, hiệu quả về mặt kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường”.

Nhật Bản sản xuất xe máy điện tại Long An

Ông Toshihiko Kasai, đại diện Tổ chức Phát triển Công nghệ công nghiệp và năng lượng mới Nhật Bản (NEDO), cho biết một nhà máy sản xuất của hãng Terra Motors đặt tại tỉnh Long An có công suất 1.000 xe máy điện/tháng đã đi vào hoạt động và sẽ cung cấp các sản phẩm xe máy điện chất lượng tốt cho thị trường Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Songxanh

Giải pháp sản xuất sạch hơn hiệu quả của SABECO – HANOI

 

Ảnh minh họa
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nội (SABECO – HANOI) hiện đang có một đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ tay nghề cao, làm chủ công nghệ mới. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, SABECO – HANOI luôn lấy an toàn, vệ sinh thực phẩm, chất lượng, uy tín và sự phát triển bền vững là tiêu chuẩn hàng đầu. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm năng lượng (tknl), sản xuất sạch hơn (sxsh), đặc biệt là việc tận dụng nguồn khí biogas thải ra trong quá trình xử lý nước thải để đốt lò hơi là một giải pháp rất hay và độc đáo.
Luôn xác định tiết kiệm nguyên nhiên liệu là vấn đề then chốt và lâu dài mang tính chiến lược trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao nguyên – nhiên liệu cụ thể (tính theo 1.000 lít bia thành phẩm) cho từng tháng, quý, năm; thành lập ban kiểm soát tiết kiệm, giám sát và kiểm soát chặt chẽ các số liệu thống kê, lập báo cáo hàng tuần cho lãnh đạo Công ty; gắn tinh thần, trách nhiệm đến từng CBCNV trong nhà máy bằng cách giao khoán các chi tiêu định mức tiết kiệm và có chế độ hưởng lương theo định mức đó.Công ty cũng đã và đang áp dụng nghiêm túc tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008; ISO 1400 trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo yêu cầu công nghệ và các công tác về bảo trì, duy tu thiết bị; đồng thời ban hành và áp dụng tiêu chuẩn HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm.Trong chiến lược phát triển sản xuất,  kinh doanh của Công ty, vấn đề về môi trường luôn được ưu tiên hàng đầu. Các biện pháp giảm định mức tiêu thụ nước và tận dụng triệt để lượng nước trong quá trình sản xuất đã làm giảm tối đa lượng nước thải ra ngoài môi trường, đồng thời cũng giảm thiểu các nguồn thải BOD, COD, TSS…Trong nhà xưởng sản xuất, trước đây, công nhân thường dùng nước để lau rửa nền nhà, vừa tốn nước, vừa gây ướt, bẩn khi đi lại. Công ty đã sử dụng phương pháp lau khô, vừa giúp sàn nhà sạch sẽ, khô ráo, lại không tốn nước. Toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện của Công ty đều được lắp biến tần để giảm tiêu thụ điện năng, tknl. Đặc biệt, nồi nấu hoa của hệ thống bia chính là hệ thống gây tốn nhiều điện và nước nhất trong quá trình sản xuất bia, Công ty đã đầu tư một bộ gia nhiệt nhằm tận dụng hơi nước bốc ra từ nồ hoa khi dịch bia sôi để quay lại gia nhiệt dịch, giúp giảm thiểu một lượng dầu lớn để đun sôi dịch bia. Trong quá trình trao đổi nhiệt, lượng nước ngưng rất nhiều, Công ty đã tận dụng lượng nước ngưng đó chuyển về cho lò hơi, vừa làm giảm lượng tiêu thụ dầu để đun nóng lò hơi, vừa tiết kiệm nước đáng kể. Do vậy, thay vì phải xây dựng một hệ thống nước riêng như trước đây, lượng nước nhưng này đủ đề cung cấp cho lò hơi.Đặc biệt, giải pháp được coi là hiệu quả nhất là tận dụng nguồn khí thải biogas thải ra bể yếm khí trong quá trình xử lý nước thải để sử dụng cho lò hơi đốt gas. Công ty đã thiết kế và lắp đặt một hệ thống lò hơi đốt gas công suất 750kg/h, áp suất làm việc của lò tối đa lên tới 10bar. Lượng hơi sinh ra tại lò hơi đốt gas này được hòa cùng với hệ thống cung cấp nhiệt của nhà máy và được sử dụng chính ở hai dây chuyền chiết chai và chiết lon. Hệ thống này giúp tiết kiệm nhiên liệu dầu và điện đáng kể cho nhà máy. Ngoài ra, lượng nước nóng tạo ra trong quá trình chuyển dịch lạnh nhanh luôn dư thừa. Công ty đã thiết kế để hệ thống lò hơi đốt gas sử dụng nguồn nước nóng chảy này nhằm tiết kiệm nhiệt lượng cho quá trình gia nhiệt cho lò. Giải pháp này không chỉ ngằn ngừa biogas thải ra gây ô nhiễm môi trường, mà còn tận dụng được lượng nước nóng dư thừa trong quá trình sản xuất.Theo Phó Giám đốc kỹ thuật Nguyễn Văn Biên, việc tận dụng triệt để nguồn khí biogas thải ra trong quá trình xử lý nước thải để đốt lò hơi là một giải pháp rất hay, nó vừa đảm bảo giúp nhà máy tiết giảm năng lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn cho môi trường.Với tất cả những giải pháp trên, lượng điện, dầu, nước của Công ty đểu giảm 10% so với định mức chung của toàn Tổng công ty. Cụ thể, với lượng dầu FO, định mức chung là 33kg/1.000 lít bia, nhưng Công ty chỉ sử dụng khoảng 30,5kg/1.000 lít bia; lượng điện cũng giảm từ 110kW xuống còn 108 kW/1.000 lít bia; nước từ 6,2 m3 giảm xuống còn 5,1 /1.000 lít bia. Kết quả này thuộc phạm vi công nghệ tốt nhất trong sxsh theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Công Thương.
Theo sxsh

Sản xuất sạch hơn giúp làng nghề truyền thống phát triển bền vững

Hệ thống xử lý nước thải sau mạ tại một cơ sở sản xuất của làng nghề Đồng Côi (Nam Định) (Nguồn: songxanh.vn)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống trên cả nước là một vấn đề rất đáng lo ngại. Nhiều năm qua, các làng nghề truyền thống hoạt động với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mang tính chất hộ gia đình, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp. Hầu hết, các làng nghề đều chưa có hệ thống xử lý chất thải, nước thải, trong khi nhận thức của người dân làng nghề về BVMT còn hạn chế… Để các làng nghề truyền thống phát triển bền vững, một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn là áp dụng chương trìnhsản xuất sạch hơn (SXSH).
Theo Báo cáo kết quả giám sát về môi trường của khu kinh tế, làng nghề trong năm 2011, cả nước có hơn 3.000 làng nghề, trong đó có hơn 1.200 làng nghề truyền thống, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của các làng nghề đã và đang tạo ra những áp lục lớn đối với chất lượng môi trường tại các vùng nông thôn. Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến cho rằng, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề cần áp dụng tổng hợp các giải pháp quản lý: Hoàn thiện khung pháp lý về BVMT làng nghề; Quy hoạch môi trường làng nghề; Quan trắc, kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề; Giáo dục nâng cao nhận thức… đặc biệt là áp dụng SXSH. Vì thế, SXSH đã và đang là một trong những giải pháp giúp cải thiện chất lượng môi trường tại các làng nghề.Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có trên 90 làng nghề, thu hút 130.000 lao động: Làng nghề đúc đồng Tống Xá; Gỗ mỹ nghệ La Xuyên; Cơ khí Xuân Kiên, Vân Chàng, Đồng Côi; Sơn mài Cát Đằng… Nhiều làng nghề trong số đó đang ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, điển hình là các làng nghề: Mây tre đan Yên Tiến (Ý Yên); Cơ khí Đồng Côi (Nam Trực). Tại các làng nghề sản xuất cơ khí như Vân Chàng, Đồng Côi, các cơ sở sản xuất của các làng nghề sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất như: axít, sút, dung dịch mạ, dung môi hữu cơ, sơn màu…, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề. Theo kết quả quan trắc tại các làng nghề trên, những thông số BODs, COD, tổng N và tổng P đều vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt là NH3 vượt từ 1,5 – 13 lần.

Trước những thách thức trên, các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, đặc biệt là đầu tư, cải tiến công nghệ, thực hiện SXSH, nhằm BVMT, nâng cao hiệu suất lao động và tiết kiệm chi phí…

Một mô hình áp dụng SXSH thành công tại Nam Định đang là điểm sáng cho các làng nghề truyền thống của tỉnh, đó là làng nghề Đồng Côi, với nghề cơ khí mạ truyền thống. Làng nghề hiện có hơn 10 cơ sở sản xuất, phần lớn đều chưa có hệ thông xử lý nước thải, công nghệ lạc hậu. Trong quá trình sản xuất, nước thải của hoạt động mạ chứa nhiều hóa chất độc hại và kim loại nặng, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề.

Để giải quyết bài toán ô nhiễm, với sự hỗ trợ của Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường), giải pháp SXSH tại một số cơ sở sản xuất của làng nghề được thực hiện thông qua việc lắp đặt thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải sau mạ. Dòng nước thải chứa kiềm, axít và crôm được dẫn vào 2 bể khác nhau. Bể chứa axít và crôm, sử dụng lớp phôi xỉ sắt để khử crôm 6 thành crôm 3. Nước thải sau khi qua hai bể chứa được tập trung vào bể điều hòa để ổn định và điều hòa lưu lượng nước thải. Khi đưa sang thiết bị hợp khối, nước thải được bổ sung dung dịch kiềm để điều chỉnh độ pH và kết tủa kim loại có trong nước thải, sau đó chảy sang ngăn lắng để tách bùn. Nước thải sau khi thu về bể chứa được bơm tiếp sang thiết bị lọc nổi để giữ lại các chất hữu cơ hòa tan, các chất màu còn lại trong dòng thải. Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn được thu vào bồn chứa nước sạch để sử dụng lại. Bùn thải lắng tại đáy thiết bị hợp khối được hút sang sân phơi bùn. Sau một thời gian lắp đặt hệ thống xử lý nước thải mới, môi trường sản xuất tại các cơ sở sản xuất của làng nghề được cải thiện rõ rệt. Các thông số môi trường trong nước thải sản xuất như BODs, COD, kim loại nặng… đều ở tiêu chuẩn cho phép, nước thải sau xử lý đã không còn mùi khó chịu. Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tại Đồng Côi đã giúp các cơ sở sản xuất tiết kiệm được lượng nước sử dụng, trong khi chi phí vận hành thấp, dễ sử dụng, giúp giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo ông Hoàng Trọng Nghĩa, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVMT Nam Định, việc áp dụng SXSH với các doanh nghiệp của làng nghề Đồng Côi là một hướng đi thiết thực và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng SXSH, các doanh nghiệp phải đảm bảo quản lý tốt nội vi, bao gồm các hoạt động: Bảo trì máy móc, thiết bị, định kỳ; Kiểm tra đường ống, tránh hiện tượng rò rỉ hóa chất; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; Xử lý nước thải riêng cho từng công đoạn; Lắp đặt hệ thống thông gió cục bộ; Thay thế thiết bị rửa. Đồng thời, giảm nồng độ hóa chất trong công đoạn tẩy rửa.

Thành công từ việc thực hiện SXSH tại làng nghề Đồng Côi (Nam Định) đã mở ra hy vọng “xanh hóa” các làng nghề sản xuất cơ khí nói riêng và các ngành nghề khác nói chung. Đây là con đường mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn có thể lựa chọn, để giải quyết được các vấn đề về môi trường mà lại đạt được hiệu quả kinh tế, nhất là trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Theo sxsh

12 Cách làm văn phòng xanh

Theo nhận định của Trung tâm NSF – Trung tâm Hợp tác về An toàn thực phẩm và nước uống của Tổ chức Y tế thế giới, trong khi có những thay đổi lớn về môi trường thường bắt nguồn từ các văn phòng, nhân viên có nhiều quyền hạn hơn để làm xanh nơi làm việc hơn là họ nghĩ.

12 gợi ý sau đây có thể sẽ giúp văn phòng của bạn xanh hơn và có lợi cho sức khỏe cũng như tạo môi trường làm việc tốt hơn.

Làm xanh không khí: Cây cối không chỉ làm đẹp không gian văn phòng của bạn mà còn hút không khí ô nhiễm trong nhà, tăng lượng ô xy và có thể giúp ngừa được “hội chứng bệnh văn phòng” – là tình trạng khí thải từ thiết bị văn phòng dẫn đến cảm lạnh cơ quan hô hấp trên, nhiễm bẩn mắt và virut và dễ gây dị ứng.

Sử dụng các thiết bị “xanh” để làm sạch: khi lau chùi bàn, chọn những sản phẩm được chứng nhận “sản phẩm xanh”. Những sản phẩm này sẽ cản trở hoạt động của vi trùng nhưng lại rất thoải mái trong môi trường.

Uống thông thái: Khi dùng cà phê nên sử dụng bộ lọc thép không gỉ hơn là bộ lọc giấy, rút phích cắm ấm khi không sử dụng và sử dụng chén và cốc có thể dùng lại được để cùng pha chế cũng rất quan trọng.

Văn phòng xanh là mô hình văn phòng tích cực, mang lại nhiều lợi ích

Mang thức ăn trưa: mang bữa ăn trưa đến nơi làm việc trong những chiếc hộp có thể sử dụng lại được thì bền vững hơn cho môi trường và cho túi tiền của bạn – chính điều này cũng khuyến khích ăn uống có lợi cho sức khỏe. Nếu nơi làm việc của bạn có quán ăn tự phục vụ, khuyến khích các nhân viên sử dụng loại khay có thể rửa mà không hỏng. Các khẩu phần ăn được để trong đĩa và thiết bị dụng cụ hơn là trong các hộp nhựa hoặc dụng cụ bằng nhựa dùng một lần. Khi bạn chọn để gọi thức ăn, cũng cố gắng làm như thế nhằm giảm tối đa đồ cũ bỏ đi, nói với người bán từ bỏ các thiết bị nhựa và các đĩa giấy và nếu quán ăn nằm ở ngoại vi thì hãy đi đến địa điểm để lấy thức ăn hơn là gọi mang đến.

Đừng là một người lãng phí giấy: Câu lạc bộ Sierra ước tính trung bình một nhân viên văn phòng Mỹ một năm tiêu thụ khoảng 10.000 tờ giấy. Thay vì in ra những bản sao những tài liệu quan trọng cho hội nghị, lưu những tài liệu này vào những ổ đĩa dùng chung và sau đó lấy ra cho mọi người cùng xem tập thể trong hội nghị.

Tân trang danh sách các việc phải làm của bạn: đối với những người thích viết danh sách hàng ngày và gạch chéo các mục khi đã hoàn thành. Bạn có thể số hóa chúng vào điện thoại hoặc máy tính hoặc viết lên trên bảng xóa khô cho phép bạn tiếp tục viết những ghi chép và danh sách của mình mà không tổn hại đến cây cối. Thậm chí bạn có thể mua bút đánh dấu xóa khô còn sử dụng được.

Giảm dùng lại: giấy văn phòng có thể tái sử dụng với ở mức cao nhưng quá nhiều cũng gây lãng phí. Giảm lãng phí thường có lợi hơn tái sử dụng vì nó giảm số lượng nguyên liệu cần được vận chuyển và xử lý. Giấy tái sử dụng vẫn thân thiện hơn giấy mới – thực ra 55% giấy được tiết kiệm bằng cách sản xuất giấy tái sử dụng. Giấy tái sử dụng sử dụng ít hơn bột giấy chưa dùng 60-70%  năng lượng để sản xuất. Giấy tái sử dụng photocopy thường mờ đục hơn giấy được làm từ nguyên liệu thô, khiến nó dễ in hơn cả hai mặt và không nhìn xuyên thấu được mặt bên kia.

Điều chỉnh cài đặt in: in màu thường sử dụng nhiều mực hơn vì vậy hãy sử dụng in đen trắng nếu có thể. Đồng thời cài đặt lề rộng hơn và cỡ phông chữ nhỏ hơn. In hai mặt khi có thể. Và như thế công việc in ấn của bạn sẽ sử dụng ít giấy hơn.

Sử dụng kẹp giấy thay vì dùng ghim dập: kẹp giấy được làm từ nhôm truyền thống, chúng dễ tái sử dụng và có thể được sử dụng lại.

Không nên để màn hình chờ: loại bỏ màn hình chờ là một phương pháp bền vững đơn giản. Màn hình chờ sử dụng thêm năng lượng khi bạn không ở tại bàn. Thay đổi cài đặt màn hình sang chế độ “không hoạt động” hoặc chế độ “nghỉ” khi bạn đi đâu hơn 10 phút.

Tránh sử dụng năng lượng ẩn: nhiều thiết bị có chế độ “chờ sẵn” sẽ gây tốn điện – đôi khi lên đến 15 hay 20 wat – thậm chí khi chúng được tắt đi. Để đảm bảo máy tính, máy in, máy photocopy, tivi v.v. tất cả đều được tắt,  hãy rút các phích cắm trước khi ra khỏi phòng. Để thực hiện dễ dàng hơn, hãy cắm phích phần cứng vào ổ cắm điện với công tắc tắt/mở, các thiết bị điện sẽ được tắt cùng một lúc.

Tắt đèn khi bạn rời khỏi văn phòng: Tiết kiệm năng lượng rất quan trọng nhưng lọi ích có được từ việc tạo ra được thói quen tốt và thông điệp gửi đi nhằm nhắc nhở mọi người cùng giữ gìn môi trường khi có thể thậm chí còn quan trọng hơn.

 Songxanh

Xây dựng công sở “Green Work”

SốngXanh.vn– Trong thời đại hiện nay, ngày càng nhiều tòa nhà cao ốc mở ra đồng nghĩa với việc diện tích dành cho cây xanh không nhiều. Cùng với đó, “dân văn phòng” cũng tăng lên. Việc xây dựng cho mình một môi trường làm việc “green work” đang được nhiều bạn trẻ làm việc tại các tòa nhà yêu thích.

Dù bạn là sếp hay nhân viên, thì tình trang stress luôn “rình rập” và tấn công bạn mỗi khi có thể. Chính vì thế đừng ngần ngại mang thiên nhiên vào nơi làm việc, hay tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu tối đa. Một hành động nhỏ không chỉ mang lại lợi ích cho bạn mà còn cho cả Trái Đất.

Tiết kiệm giấy: Thật lãng phí khi đốn gẫy một lượng cây khổng lồ mà giấy lại sử dụng không được bao nhiêu. Vì vậy, hay lưu file trên máy tính thay vì in ra bất kỳ khi nào. Giấy in một mặt, có thể tận dụng mặt còn lại để in. Làm việc bằng thư điện tử, trực tuyến giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức đồng thời giúp môi trường thêm xanh.


Một góc công sở xanh

Tự tay “Phủ xanh” góc làm việc của mình: một chậu xương rồng nhỏ, hay lịch để bàn có hình ảnh thiên nhiên, màn hình chờ có hình thác nước…sẽ giúp làm dịu và thư giãn đầu óc. Đồ nội thất đơn giản gọn nhẹ, chỗ ngồi thoáng khí cũng sẽ giúp tăng năng suất làm việc của bạn.

Bữa trưa lành mạnh: Tự tay làm một hộp cơm cá nhân là cách ăn trưa “xanh” và lành mạnh nhất. Bạn có thể chuẩn bị cho mình bữa cơm chất lượng và an toàn, hợp vệ sinh thay vì ăn cơm bụi ngoài quán. Nếu ra ngoài ăn, nên chọn những hàng ăn gần công ty để có thể đi bộ, vừa tiết kiệm xăng lại tranh thủ vận động.

Bắt tay vì văn phòng “xanh”: Văn phòng không khác gì ngôi nhà thứ hai của bạn. Hãy chia sẻ cùng đồng nghiệp việc thực hiện môi trường làm việc xanh. Bạn nên tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao hoặc phong trào văn nghệ của công ty.

Nên dùng ly uống nước cá nhân và tự bảo quản thay vì sử dụng những cốc giấy chỉ dùng một lần. Bên cạnh đó, nhớ tắt đền ở những khi vực không người nhằm giảm bớt sự tỏa nhiệt trong văn phòng.

Chỉ cần một vài hành động nhỏ như vậy nhưng hiệu quả mang lại vô cùng thiết thực. Bạn đã thử chưa? Hãy làm thử cùng Songxanh.vn nhé!

 Songxanh

Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp để phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Xuất khẩu Nông sản đổi mới dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm (Nguồn: baoninhthuan.com.vn)
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế, sản xuất sạch hơn (SXSH) đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng của ngành Công nghiệp vì nó không chỉ giúp các doanh nghiệp (DN) nâng cao hiệu quả sản xuất, tái sử dụng phế phẩm và bán thành phẩm có giá trị, tạo hình ảnh tốt hơn cho doanh nghiệp, mà còn giúp bảo vệ môi trường nơi làm việc, cải thiện sức khỏe cho người lao động và đưa công nghiệp phát triển bền vững.
Theo ông Nguyễn Thanh Hoan, Giám đốc Sở Công Thương: Việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn bảo vệ môi trường trong xu hướng hiện nay được coi là giải pháp tăng trưởng ổn định và tất yếu. Sự gia tăng về số lượng các DN đã đưa nền kinh tế tỉnh nhà chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng kinh tế công nghiệp. Tuy nhiên từ đó cũng đang đặt ra những vấn đề về môi trường cần được quan tâm và tháo gỡ kịp thời, tạo tiền đề để đưa công nghiệp phát triển bền vững.Hiện toàn tỉnh có trên 160 DN công nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề: chế biến nông lâm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản,…và hàng ngàn cơ sở sản xuất nhỏ phát triển để khai thác có hiệu quả tiềm năng của địa phương với nhiều chính sách cụ thể như tiết kiệm điện năng tiêu thụ, cải tiến công nghệ, máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh,…. Ngoài ra, còn có các khu công nghiệp (KCN), trong đó chủ yếu là các cụm công nghiệp (CCN) đã được xây dựng và đi vào hoạt động, hầu hết các KCN và CCN chưa có hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh. Nhiều DN đã có ý thức về bảo vệ môi trường nhưng do khả năng tài chính, công nghệ, kỹ thuật hạn chế nên chưa triển khai được.

Công tác quản lý nhà nước và trợ giúp, định hướng các DN, cơ sở sản xuất nhằm hướng tới SXSH trên địa bàn tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc tham gia thẩm định các thiết kế cơ sở các dự án trên địa bàn tỉnh, từ đó đóng góp ý kiến, khuyến cáo các đơn vị về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, ít tiêu hao năng lượng và nguyên, nhiên, vật liệu…

Để từng bước giúp các DN tiếp cận với công nghệ SXSH, trong 2 năm qua, Sở Công Thương đã phối hợp với Hợp phần SXSH trong công nghiệp (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Phổ biến về SXSH cho cơ sở công nghiệp tỉnh Ninh Thuận” và Khóa tập huấn “SXSH cho cơ sở công nghiệp tỉnh Ninh Thuận”, với tổng kinh phí 70 triệu đồng từ ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương hỗ trợ 43,1 triệu đồng phát hành ấn phẩm và tờ gấp tuyên truyền về SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh và tổ chức khóa tập huấn “Nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng thực hiện SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”. Các lớp tập huấn tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cách tiếp cận phương thức SXSH, trên cơ sở đó cùng các DN, cơ sở sản xuất đánh giá và đưa ra giải pháp cụ thể. Cũng trong năm 2012, qua rà soát tỉnh ta hiện có 2 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong nhóm những DN sử dụng năng lượng trọng điểm (quy dầu đạt trên 1.000 tấn) là: Công ty Cổ phần Xây dựng Ninh Thuận và Công ty TNHH MTV Xi măng Luks. Việc xác định này góp phần hình thành mạng lưới quản lý năng lượng, theo dõi nhu cầu sử dụng năng lượng hiệu quả tại địa phương. Đây là bước quan trọng giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh tiếp cận và bước đầu làm quen với công nghệ SXSH.

Cũng chỉ trong 2 năm qua, Sở Công Thương đã hỗ trợ một số đơn vị ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến hoặc cải tiến một số công đoạn trong dây chuyền sản xuất, hướng tới bảo vệ môi trường như thực hành quản lý nội vi, trong đó có kiểm soát quá trình sản xuất, tiết kiệm triệt để nguyên liệu đầu vào, tái sử dụng phế phẩm,…Một trong những DN đầu tiên đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng SXSH trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh là Công ty Cổ phần Mía đường Phan Rang. Với công suất 1.500 tấn mía mỗi ngày, Công ty đã sử dụng trên 400 kWh điện sản xuất trên 100 tấn đường, đồng thời thải ra môi trường lượng bã mía gây lãng phí không ít. Sau khi tiếp cận Chiến lược SXSH trong công nghiệp, Công ty đã đầu tư 18 tỷ đồng để xây dựng lò hơi cao áp siêu nhiệt, sử dụng bã mía làm chất đốt để chạy tuabin phát điện. Kết quả Công ty đã tiết kiệm trên 70% chỉ số tiêu thụ điện năng trong sản xuất, đồng thời đáp ứng điện cho khối văn phòng. Không chỉ sử dụng bã mía làm chất đốt để sản xuất điện thay cho điện lưới quốc gia mà còn giải quyết thực trạng bã thừa, giảm thiểu chất thải rắn, làm sạch môi trường và góp phần hạ giá thành sản phẩm. Việc làm này của công ty được xem là điểm sáng trong ứng dụng SXSH trong công nghiệp tỉnh nhà.

Sở Công Thương còn tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch hành động SXSH trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2011-2015; chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thành lập phòng SXSH,…Hoạt động trên đã giúp DN nhận thức rõ hơn khái niệm SXSH và thấy được lợi ích thiết thực. Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc Công ty CP Xi-măng Phương Hải, chia sẻ: “Vừa qua, chúng tôi đã đầu tư dây chuyền mới, hiện đại hơn 6 tỷ đồng để nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia về xi-măng; triển khai các giải pháp nhằm từng bước áp dụng SXSH vào hoạt động của DN. Đây là giải pháp để DN đạt mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.”

Thực tế, từ khi áp dụng SXSH trong công nghiệp, một số DN đã giảm trên 10% chi phí sản xuất, giảm 15-20% các chất thải ô nhiễm…Tuy nhiên, việc triển khai Chương trình SXSH trong công nghiệp tại tỉnh ta cũng gặp không ít khó khăn: thiếu sự  quan tâm và cam kết của các cơ sở công nghiệp với chiến lược SXSH; thiếu các chuyên gia về SXSH; thiếu nguồn tài chính để đầu tư cho các công nghệ mới, sạch hơn. Đặc biệt, thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý để bắt buộc DN áp dụng SXSH. Có DN bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư cho SXSH, trong khi các DN khác tự do xả chất thải ra môi trường chỉ bị xử phạt hành chính với số tiền rất nhỏ.

Để đạt được mục tiêu thực hiện chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020, tỉnh ta phấn đấu đến năm 2015, 100% đơn vị sản xuất công nghiệp trong tỉnh được tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản về SXSH; trên 100 cơ sở sản xuất công nghiệp điển hình triển khai áp dụng chương trình SXSH. Hàng năm, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch thực hiện SXSH, trong đó năm 2013, sẽ tập trung nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng SXSH trong công nghiệp, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về SXSH; hỗ trợ kỹ thuật áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ SXSH trong công nghiệp và hoàn thiện cơ chế chính sách về tài chính thúc đẩy áp dụng SXSH trong công nghiệp. Ngoài ra, còn nghiên cứu công nghệ mới để trong quá trình thẩm định thiết kế cơ sở sẽ có những khuyến cáo chính xác, để góp phần phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh sự nỗ lực của Sở Công Thương còn cần phải có sự hợp tác của các sở, ngành, địa phương liên quan và cả cộng đồng.

Theo sxsh

Tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho người nghèo ở nông thôn

Đây là mục tiêu của chương trình chung “sản xuất và thương mại xanh nhằm tăng thu nhập và cơ hội việc làm cho người nghèo ở nông thôn” nhằm hỗ trợ 4.800 hộ nghèo sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và nguyên liệu ở 4 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình và Phú Thọ. Chương trình tập trung vào năm chuỗi giá trị mây tre, lụa, cói, đồ sơn mài và giấy thủ công được thực hiện trong 3 năm 2010 – 2012 và mở rộng đến tháng 6/2013.

Dự án do 5 cơ quan của liên hợp quốc bao gồm tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc (FAO), tổ chức lao động quốc tế (ILO), trung tâm thương mại quốc tế (ITC), hội nghị về thương mại và phát triển của liên hợp quốc (UNCTAD) và tổ chức phát triển công nghiệp liên hiệp quốc (UNIDO) phối hợp thực hiện cùng Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC).

Toàn cảnh hội thảo

Vừa qua, ngày 23/01/2013, hội thảo “chia sẻ kết quả sản xuất sạch hơn và đổi mới sản phẩm bền vững” đã diễn ra tại Hà Nội với sự có mặt các đại diện các tổ chức quốc tế, Cục xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp, ban quản lý dự án thuộc 4 tỉnh và Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC). Hội thảo đã được nghe các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước đánh giá kết quả thực hiện dự án, chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các kỹ thuật sản xuất sạch hơn(SXSH), đổi mới sản phẩm bền vững, xây dựng thương hiệu xanh cho ngành thủ công.

Qua 3 năm thực hiện, chương trình đã hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận phương thức SXSH(giảm các hoá chất độc hại, chất thải và ô nhiễm môi trường). Đồng thời áp dụng công nghệ cải tiến cùng thiết kế bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ định hướng xuất khẩu cũng như các kỹ thuật chế biến. Chương trình cũng giới thiệu các tiêu chuẩn và phương thức thích hợp đối với người lao động để cải thiện điều kiện làm việc theo hướng tăng năng suất và khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, chương trình cũng đã tư vấn thêm các kỹ năng hoạt động doanh nghiệp ở cấp cơ sở, tăng cường kỹ năng kinh doanh, kỹ năng gia tăng nội lực cho cuộc sống và kỹ năng thành lập nhóm kinh doanh cho các hộ gia đình.

Cụ thể, theo báo cáo của hợp phần sản xuất sạch – UNIDO, chương trình đã tiến hành đánh giá sản xuất sạch hơn cho 48 doanh nghiệp vừa và nhỏ, đào tạo 40 giảng viên về SXSH và thiết kế các sản phẩm bền vững, tổ chức 48 lớp học cho hơn 1500 người dân về kỹ năng nghề, SXSH, thiết kế và đóng gói sản phẩm. Từ kết quả khảo sát, dự án cũng đã lựa chọn ra 10 hợp tác xã và 12 doanh nghiệp để hỗ trợ thiết bị. Điển hình như dây truyền chế tạo tăm tre, que chân hương tại hợp tác xã Diễn Vạn (Nghệ An), máy chẻ nứa, chà nhám, nghiền gỗ tại công ty L&V (Phú Thọ), máy quại lõi, buồng sấy cói, máy chẻ cói tại hợp tác xã Nga Tân (Thanh Hóa)…

Phát triển nhanh làng nghề là một trong những mục tiêu của Chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong cả nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt ở khu vực nông thôn và tăng cường xuất khẩu. Thành công của dự án đã và đang góp phần làm tăng lợi thế cạnh tranh và cơ hội mở rộng thị trường cho ngành tiểu thủ công nghiệp Việt Nam.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Tiến sĩ Patrick J.Gilabert – Đại diện văn phòng UNIDO tại Việt Nam phát biểu khai mạc

Ông Juan Ovejero Dohn – Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác phát triển Tây Ban Nha tại Hà Nội phát biểu chào mừng

Ông Đỗ Kim Lang – Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại phát biểu tại hội nghị

Tiến sĩ Rene Van Berkel – Giám đốc dự án UNIDO chia sẻ kết quả dự án Sản xuất và thương mại xanh trong việc hỗ trợ nền công nghệ xanh cho Việt Nam

Ông Lê Xuân Thịnh – Chuyên gia tư vấn VNCPC chia sẻ kết quả hỗ trợ các doanh nghiệp và các hộ gia đình phát triển biền vững

Sản phẩm lụa tơ tằm được nhuộm từ các chất liệu tự nhiên có sẵn tại Việt Nam (lá bàng, lá chè, cà phê, vỏ măng cụt… ) được trưng bày tại hội thảo

Sản phẩm sơn mài của công ty L&V áp dụng công nghệ  Kurome – Nhật Bản

Máy chế biến sơn theo công nghệ Kurome – Nhật Bản

Sản phẩm khăn lụa tơ tằm – Hợp tác xã Hoa Tiến

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Thị Lĩnh – Chuyên gia tư vấn tham luận về xu thế nhuộm màu tự nhiên cho lụa trong tương lai

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Phương Hòa – Chuyên gia tư vấn chia sẻ về ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong xử lý tre

Ông Nguyễn Hồng Long – Chuyên gia tư vấn VNCPC  chia sẻ những điểm cốt lõi trong sản xuất và tiêu dùng bền vững

Các đại biểu tham gia góp ý và đặt câu hỏi tại hội thảo

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Nhân – Giám đốc VNCPC giải đáp thắc mắc của các đại biểu