GCTF hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam

Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh do Chính phủ Thuỵ Sĩ (SECO) thành lập tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư các công nghệ sản xuất có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Quỹ được vận hành có sự phối hợp của cơ quan tài trợ SECO, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam và các ngân hàng ACB, TECHCOMBANK và VIB.
 GCTF-Logo
Quỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về bảo lãnh tín dụng (50%) và hoàn trả một phần (tới 25%) vốn vay ngân hàng để đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường tuỳ theo tác động cải thiện môi trường của công nghệ đó.
Triển khai tại Việt Nam, GCTF có 4 phía tham gia là các ngân hàng thương mại Việt Nam (ACB, Techcombank, VIBank), Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ. Ba ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ đánh giá DN về hiện trạng tài chính, đàm phán, thiết lập điều kiện vay (lãi suất, thời hạn vay, các điều khoản…), giải ngân và thu hồi vốn vay, khai thác khách hàng mới. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam sẽ thẩm định dự án của DN về mặt kỹ thuật để xác định tính khả thi của dự án, tư vấn cho ngân hàng về tài chính của công nghệ sản xuất sạch hơn trong dự án và các vấn đề tác động đến môi trường, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của dự án để xác định mức trả thưởng. Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ sẽ tư vấn cho VNCPC về kỹ thuật đối với các dự án có giá trị tín dụng trên 100 ngàn USD. Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ  phát hành thư tín dụng, chuyển tiền cho 3 ngân hàng Việt Nam thông qua RBC (Royal Bank of Canada).

Đối tượng của Quỹ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam (vốn điều lệ < 5 triệu USD hoặc< 1000 công nhân) trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, GCTF vẫn hỗ trợ đối với các công ty lớn, đang dẫn đầu trong một lĩnh vực có nhiều DN tương tự quy mô nhỏ hơn đang hoạt động, để có thể nhân rộng mô hình cải thiện môi trường sau khi thành công.

Liên hệ:

VNCPC
Nguyễn Lê Hằng
(04) 3868 4849, ext 14
Mobile: 0912 467 692
ACB
Lê Thị Thường Chiếu
(08) 3929 0999, ext 171
Mobile: 0917 215  679
TECHCOMBANK
Nguyễn Thi Khai Phuong
(04) 3944 6368,ext  2704
Mobile: 0904 369 373
VIBank
Nguyễn Thị Khánh Hoài
(04) 6276 0068, ext 4668
Mobile: 0902 229 449
Theo báo Công thương

Hội thảo giới thiệu dự án tại Bình Định

Sáng ngày 8/3/2012 vừa qua, Dự án SPIN cùng với Quỹ ủy thác Tín dụng Xanh (GCTF) đã phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Bình Định (PFA) tổ chức buổi hội thảo giới thiêu dự án tại thành phố Quy Nhơn – Bình Định.

Binh Dinh

Phần thảo luận với các doanh nghiệp

Buổi hội thảo đã nhận được sự quan tâm của hơn 40 doanh nghiệp Chế biến Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ Bình Định thông qua PFA, trong đó, các doanh nghiệp tham gia hội thảo đã bày tỏ sự quan tâm của mình đối với việc Đổi mới Sản phẩm Bền vững và những công nghệ, kỹ thuật mà SPIN đang phát triển nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, giảm thiểu chất thải và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Song song với đó, đoàn cán bộ Dự án cũng đã có chuyển khảo sát tại 3 doanh nghiệp Chế biến Gỗ trên địa bàn để đánh giá tiềm năng Đổi mới Sản phẩm và khả năng tham gia vào Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh. Qua chuyến tham quan này, chúng tôi nhận thấy tiềm năng Đổi mới Sản phẩm và Đổi mới Công nghệ của các doanh nghiệp trên là rất lớn. Tại hầu hết các doanh nghiệp này, lượng nguyên liệu đầu vào được đưa vào sản phẩm chỉ dao động từ 45-55%, còn lại được bỏ đi, hoặc dùng làm nhiên liệu cho lò sấy, hoặc được bán lại với giá rẻ… gây ra một sự lãng phí rất lớn. Những phụ phẩm này đều là những nguồn nguyên liệu quý, có chất lượng khá tốt và hoàn toàn có thể dùng làm nguyên liệu đầu vào cho một dây chuyền sản xuất khác như đồ chơi trẻ em, đồ dùng học tập…. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên hoàn toàn có thể nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí hóa, sản xuất nhiên liệu sinh khối để tiết kiệm chi phí cho lò đốt, sấy và gia tăng giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Về những dự định sẽ triển khai với các doanh nghiệp trên:

–       Đánh giá  khả  năng  tham  gia  và  đề  xuất

tham gia vào Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh dựa vào nguyện vọng của các doanh nghiệp,

–       Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và ứng

dụng  công  nghệ  khí  hóa,  phát  triển  nhiên liệu, hệ thống năng lượng mặt trời…

–       Chuyên gia thiết kế sẽ tham quan và làm việc với các doanh nghiệp để đề xuất việc phát triển sản phẩm từ phụ phẩm hiện nay nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào và gia tăng giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp.

..:: Vũ Chí Công – Spin

Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh (GCTF) hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam

Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh do Chính phủ Thuỵ Sĩ (SECO) thành lập tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư các công nghệ sản xuất có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Quỹ được vận hành có sự phối hợp của cơ quan tài trợ SECO, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam và các ngân hàng ACB, TECHCOMBANK và VIB.

Quỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về bảo lãnh tín dụng (50%) và hoàn trả một phần (tới 25%) vốn vay ngân hàng để đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường tuỳ theo tác động cải thiện môi trường của công nghệ đó.

Triển khai tại Việt Nam, GCTF có 4 phía tham gia là các ngân hàng thương mại Việt Nam (ACB, Techcombank, VIBank), Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ. Ba ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ đánh giá DN về hiện trạng tài chính, đàm phán, thiết lập điều kiện vay (lãi suất, thời hạn vay, các điều khoản…), giải ngân và thu hồi vốn vay, khai thác khách hàng mới. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam sẽ thẩm định dự án của DN về mặt kỹ thuật để xác định tính khả thi của dự án, tư vấn cho ngân hàng về tài chính của công nghệ sản xuất sạch hơn trong dự án và các vấn đề tác động đến môi trường, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của dự án để xác định mức trả thưởng. Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ sẽ tư vấn cho VNCPC về kỹ thuật đối với các dự án có giá trị tín dụng trên 100 ngàn USD. Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ  phát hành thư tín dụng, chuyển tiền cho 3 ngân hàng Việt Nam thông qua RBC (Royal Bank of Canada).

Đối tượng của Quỹ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam (vốn điều lệ < 5 triệu USD hoặc< 1000 công nhân) trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, GCTF vẫn hỗ trợ đối với các công ty lớn, đang dẫn đầu trong một lĩnh vực có nhiều DN tương tự quy mô nhỏ hơn đang hoạt động, để có thể nhân rộng mô hình cải thiện môi trường sau khi thành công.

Ami – theo Kinh Tế và Dự BáoDiễn Đàn Kinh Tế Năng Lượng, Báo Điện Tử Công Thương

Để doanh nghiệp sản xuất xanh hơn

Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, đầu tư công nghệ mới, sử dụng năng lượng hợp lý… là những giải pháp quan trọng cần được hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ, để đối phó với tình trạng suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp. Việc Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (Green Credit Trust Fund – GCTF) ra đời sẽ góp phần thúc đẩy các giải pháp này – bà Nguyễn Lê Hằng, điều phối viên GCTF tại Việt Nam, chia sẻ.
HangNL
Bà Nguyễn Lê Hằng, điều phối viên Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF) tại Việt Nam
 – Xin bà cho biết Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh có mặt tại Việt Nam khi nào?
Nguyễn Lê Hằng: Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) dành cho các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Mô hình này đã được SECO triển khai trước đó ở Colombia và Peru (thuộc nhóm quốc gia mục tiêu của chương trình hỗ trợ mà SECO dành cho các nước đang phát triển). Từ kinh nghiệm triển khai tại hai quốc gia này và qua khảo sát đặc điểm, hiện trạng hoạt động của ngành ngân hàng cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ, cuối năm 2007, SECO đã chính thức cho ra mắt Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh tại Việt Nam thông qua sự điều phối của Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam(VNCPC).
  – Liệu đây có phải là một hình thức tín dụng mới ở Việt Nam và có nhận được sự tham gia của các tổ chức tài chính trong nước?
Nguyễn Lê Hằng: Cơ chế hoạt động của GCTF khá khác biệt so với các quỹ hỗ trợ về môi trường khác ở Việt Nam. Nguồn ngân sách của GCTF do SECO cung cấp (5 triệu USD) chỉ bao gồm 2 mục tiêu: hỗ trợ thế chấp thông qua bảo lãnh (2 triệu USD) và trả thưởng cho dự án hoàn thành (3 triệu USD).
Trong khi đó, điểm chung của hầu hết các quỹ khác là “có một nguồn vốn hoạt động riêng” được huy động từ nhiều nguồn khác nhau (như ngân sách nhà nước, nguồn vay tín dụng từ ngân hàng lớn, đối ứng của ban quản lý hay ban điều hành Quỹ, khoản hỗ trợ không hoàn lại từ các dự án, chương trình hợp tác phát triển do nước ngoài tài trợ, …) và do Ban quản lý quỹ điều hành.
Về cơ chế hỗ trợ tài chính, GCTF hỗ trợ bảo lãnh và trả thưởng sau khi dự án được thực hiện thành công, trong khi các quỹ khác cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi. Nguồn tín dụng cấp cho các dự án GCTF là từ các dòng ngân sách dành cho tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp của ba ngân hàng thương mại được VNCPC lựa chọn làm đối tác gồm ACB, Techcombank, và VIB.
 – Xin hỏi, tại sao lại là tín dụng XANH?
 Bà Nguyễn Lê Hằng: “Xanh” ở đây mang hàm ý về môi trường. Tác động môi trường mà GCTF quan tâm bao gồm: phát thải CO2 (thông qua giảm tiêu thụ nhiên liệu và điện năng), phát thải ODS, PTS, giảm sử dung nước sạch, BOD, COD, TOC, bụi ngoài trời PM10, … Tính chất “xanh” còn thể hiện ở tiêu chí lựa chọn dự án. Dự án thay đổi thiết bị hay công nghệ phải hướng tới việc giảm một chỉ thị tác động xấu đến môi trường ít nhất 30% so với hiện trạng hoặc nếu là trường hợp đầu tư một dây chuyền sản xuất mới thì công nghệ được lập dự án phải thể hiện tính ưu việt về bảo vệ môi trường so với một dự án đầu tư sản xuất thông thường. Bên cạnh đó, GCTF khích lệ doanh nghiệp đầu tư để cải thiện môi trường đạt mức cao hơn so với mức cơ bản đươc pháp luật quy đinh.
 Một số dự án đã được thực hiện trong khuôn khổ của Quỹ đã giúp các công ty ứng dụng công nghệ tiến tiến để giảm điện năng tiêu thụ hoặc giảm lượng nước sạch phải khai thác cho sản xuất và lượng phát thải CO2 do tận dụng được năng lượng tái tạo (sinh khối, mặt trời).
 – Xin bà cho biết những đối tượng nào sẽ được Quỹ ưu tiên?
 Bà Nguyễn Lê Hằng: Nhóm đối tượng mục tiêu của Quỹ, xét về quy mô,  là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD (trong đó vốn trong nước chiếm ít nhất 51%) và số lượng công nhân viên dưới 1.000 người. Còn với tiêu chí ngành nghề, nhóm mục tiêu bao gồm tất cả các doanh nghiệp có sản xuất công nghiệp (bao gồm cả chế biến nông sản) và một số ngành dịch vụ.
 Để tiếp cận GCTF, các DN sẽ phải đệ trình kế hoạch kinh doanh và trải qua các quy trình xét duyệt như: thông qua 3 ngân hàng để vay vốn theo quy trình thực hiện của các ngân hàng này, thông qua Trung tâm sản xuất sạch (VNCPC) xem xét, đánh giá về kỹ thuật của các dự án đầu tư, xác định hiện trạng môi trường trước khi đầu tư và đánh giá mức độ cải thiện môi trường sau khi lắp đặt công nghệ sản xuất mới và thông qua SECO để ký duyệt khi có đầy đủ kết luận của VNCPC và ngân hàng.
 – Cho đến thời điểm này, đã có bao nhiêu dự án được hưởng lợi từ GCTF?
 Bà Nguyễn Lê Hằng: Quỹ đã nhận được khoảng 50 hồ sơ đăng ký dự án, trong số này có 30 dự án đạt được các điều kiện sàng lọc ban đầu. Từ đó có 18 dự án đã được phê duyệt kỹ thuật và hiện tại có 7 dự án đã giải ngân và 4 dự án đã được trả thưởng. Dự án có giá trị tín dụng lớn nhất là 970.000USD và được trả thưởng ở mức 15%. Ở chiều ngược lại là dự án được giải ngân 101.942USD và được trả thưởng ở mức 25%..
Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ theo khuôn khổ GCTF nằm trong khuôn khổ tiếp cận sản xuất sạch hơn. Áp dụng cách tiếp cận này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tài chính thông qua giảm lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu; thu hồi, tái sử dụng được nhiều loại phế phẩm; cải thiện điều kiện làm việc và sức khỏe, giảm phát thải ra môi trường; cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và mở ra cơ hội thị trường mới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì thế việc “xanh” hơn do thực hiện sản xuất sạch hơn là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh.
 – Xin chân thành cảm ơn bà!
 Theo thanhnien.net

Để doanh nghiệp sản xuất xanh hơn

ThienNhien.Net – Phát triển bền vững bằng những công nghệ thân thiện với môi trường, đầu tư công nghệ mới, sử dụng năng lượng hợp lý… là những giải pháp quan trọng cần được hỗ trợ đầu tư mạnh mẽ, để đối phó với tình trạng suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp. Việc Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (Green Credit Trust Fund – GCTF) ra đời sẽ góp phần thúc đẩy các giải pháp này – bà Nguyễn Lê Hằng, điều phối viên GCTF tại Việt Nam, chia sẻ.

– Xin bà cho biết Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh có mặt tại Việt Nam khi nào?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) dành cho các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Mô hình này đã được SECO triển khai trước đó ở Colombia và Peru (thuộc nhóm quốc gia mục tiêu của chương trình hỗ trợ mà SECO dành cho các nước đang phát triển). Từ kinh nghiệm triển khai tại hai quốc gia này và qua khảo sát đặc điểm, hiện trạng hoạt động của ngành ngân hàng cũng như các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ, cuối năm 2007, SECO đã chính thức cho ra mắt Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh tại Việt Nam thông qua sự điều phối của Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam(VNCPC).

 – Liệu đây có phải là một hình thức tín dụng mới ở Việt Nam và có nhận được sự tham gia của các tổ chức tài chính trong nước?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Cơ chế hoạt động của GCTF khá khác biệt so với các quỹ hỗ trợ về môi trường khác ở Việt Nam. Nguồn ngân sách của GCTF do SECO cung cấp (5 triệu USD) chỉ bao gồm 2 mục tiêu: hỗ trợ thế chấp thông qua bảo lãnh (2 triệu USD) và trả thưởng cho dự án hoàn thành (3 triệu USD).

Trong khi đó, điểm chung của hầu hết các quỹ khác là “có một nguồn vốn hoạt động riêng” được huy động từ nhiều nguồn khác nhau (như ngân sách nhà nước, nguồn vay tín dụng từ ngân hàng lớn, đối ứng của ban quản lý hay ban điều hành Quỹ, khoản hỗ trợ không hoàn lại từ các dự án, chương trình hợp tác phát triển do nước ngoài tài trợ, …) và do Ban quản lý quỹ điều hành.

Về cơ chế hỗ trợ tài chính, GCTF hỗ trợ bảo lãnh và trả thưởng sau khi dự án được thực hiện thành công, trong khi các quỹ khác cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi. Nguồn tín dụng cấp cho các dự án GCTF là từ các dòng ngân sách dành cho tín dụng khối khách hàng doanh nghiệp của ba ngân hàng thương mại được VNCPC lựa chọn làm đối tác gồm ACB, Techcombank, và VIB.

– Xin hỏi, tại sao lại là tín dụng XANH?

Bà Nguyễn Lê Hằng: “Xanh” ở đây mang hàm ý về môi trường. Tác động môi trường mà GCTF quan tâm bao gồm: phát thải CO2 (thông qua giảm tiêu thụ nhiên liệu và điện năng), phát thải ODS, PTS, giảm sử dung nước sạch, BOD, COD, TOC, bụi ngoài trời PM10, … Tính chất “xanh” còn thể hiện ở tiêu chí lựa chọn dự án. Dự án thay đổi thiết bị hay công nghệ phải hướng tới việc giảm một chỉ thị tác động xấu đến môi trường ít nhất 30% so với hiện trạng hoặc nếu là trường hợp đầu tư một dây chuyền sản xuất mới thì công nghệ được lập dự án phải thể hiện tính ưu việt về bảo vệ môi trường so với một dự án đầu tư sản xuất thông thường. Bên cạnh đó, GCTF khích lệ doanh nghiệp đầu tư để cải thiện môi trường đạt mức cao hơn so với mức cơ bản đươc pháp luật quy đinh.

Một số dự án đã được thực hiện trong khuôn khổ của Quỹ đã giúp các công ty ứng dụng công nghệ tiến tiến để giảm điện năng tiêu thụ hoặc giảm lượng nước sạch phải khai thác cho sản xuất và lượng phát thải CO2 do tận dụng được năng lượng tái tạo (sinh khối, mặt trời).

– Xin bà cho biết những đối tượng nào sẽ được Quỹ ưu tiên?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Nhóm đối tượng mục tiêu của Quỹ, xét về quy mô,  là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có vốn điều lệ dưới 5 triệu USD (trong đó vốn trong nước chiếm ít nhất 51%) và số lượng công nhân viên dưới 1.000 người. Còn với tiêu chí ngành nghề, nhóm mục tiêu bao gồm tất cả các doanh nghiệp có sản xuất công nghiệp (bao gồm cả chế biến nông sản) và một số ngành dịch vụ.

Để tiếp cận GCTF, các DN sẽ phải đệ trình kế hoạch kinh doanh và trải qua các quy trình xét duyệt như: thông qua 3 ngân hàng để vay vốn theo quy trình thực hiện của các ngân hàng này, thông qua Trung tâm sản xuất sạch (VNCPC) xem xét, đánh giá về kỹ thuật của các dự án đầu tư, xác định hiện trạng môi trường trước khi đầu tư và đánh giá mức độ cải thiện môi trường sau khi lắp đặt công nghệ sản xuất mới và thông qua SECO để ký duyệt khi có đầy đủ kết luận của VNCPC và ngân hàng.

– Cho đến thời điểm này, đã có bao nhiêu dự án được hưởng lợi từ GCTF?

Bà Nguyễn Lê Hằng: Quỹ đã nhận được khoảng 50 hồ sơ đăng ký dự án, trong số này có 30 dự án đạt được các điều kiện sàng lọc ban đầu. Từ đó có 18 dự án đã được phê duyệt kỹ thuật và hiện tại có 7 dự án đã giải ngân và 4 dự án đã được trả thưởng. Dự án có giá trị tín dụng lớn nhất là 970.000USD và được trả thưởng ở mức 15%. Ở chiều ngược lại là dự án được giải ngân 101.942USD và được trả thưởng ở mức 25%..

Đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ theo khuôn khổ GCTF nằm trong khuôn khổ tiếp cận sản xuất sạch hơn. Áp dụng cách tiếp cận này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tài chính thông qua giảm lãng phí năng lượng và nguyên vật liệu; thu hồi, tái sử dụng được nhiều loại phế phẩm; cải thiện điều kiện làm việc và sức khỏe, giảm phát thải ra môi trường; cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và mở ra cơ hội thị trường mới, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì thế việc “xanh” hơn do thực hiện sản xuất sạch hơn là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế, đồng thời mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh.

– Xin chân thành cảm ơn bà!

QUỸ ỦY THÁC TÍN DỤNG XANH : CẦU NỐI GÍUP CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2012, có 1.664 doanh nghiệp (DN) giải thể và 1.595 DN tạm ngừng hoạt động. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động Chính phủ đã có nhiều giải pháp đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý để vừa tháo gỡ khó khăn, vừa thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát; bảo đảm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, ổn định tỷ giá; hỗ trợ tín dụng xây dựng nhà cho các đối tượng xã hội, người có thu nhập thấp.

Nhằm khuyến khích các DNVVN của Việt Nam đầu tư thay thế các thiết bị/công nghệ cũ đang sử dụng bằng các thiết bị/công nghệ mới thân thiện với môi trường cũng như khuyến khích các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư công nghệ mang lại lợi ích về môi trường, những năm qua Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh do Thuỵ Sĩ tài  trợ (Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam điều phối) đã hỗ trợ tài chính cho các DNVVN bằng cách hỗ trợ bảo lãnh (tối đa 50% giá trị tín dụng) và hoàn trả một phần (tới 25%) của vốn đầu tư dựa trên tác động môi trường được giảm nhẹ do dự án mang lại. Để hiểu rõ hơn về sự hỗ trợ này, Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với Ms. Nguyễn Lê Hằng, Điều phối viên Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh.

PV: Xin cho biết, vai trò của Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh đối với các DN vừa và nhỏ ?

Ms. Hằng: Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (gọi tắt là GCTF) được thành lập từ một sáng kiến hỗ trợ tài chính của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) dành cho các nước đang phát triển, nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trung và dài han vào công nghệ sạch hơn trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đối tượng hỗ trợ tài chínhcủa GCTF là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của Việt Nam. Những doanh nghiệp này thường hay gặp phải những trở ngại như: thiếu vốn, khó tiếp cận với nguồn tín dụng từ ngân hàng do không đủ tài sản thế chấp, … khi đứng trước những hạng mục đầu tư lớn (đổi mới thiết bị/công nghệ). Chính vì thế, Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh thiết kế 2 hình thức hỗ trợ tài chính song hành cho nhóm đối tượng này, bao gồm:

(1) phát hành thư bảo lãnh tín dụng đối với 50% giá trị khoản tín dụng mà doanh nghiệp được ngân hàng phê duyệt ;

(2) trả thưởng cho doanh nghiệp tới 25% giá trị khoản vay tín dụng khi dự án đầu tư đạt được mức độ cải thiện môi trường nhất định. Trả thưởng ở đây có nghĩa là GCTF sẽ ‘thưởng’ cho doanh nghiệp thông qua trả hộ doanh nghiệp một phần nợ với ngân hàng.

Hệ thống tuyển nổi bằng không khí hòa tan (DAF) của công ty TNHH Giấy Bắc Hà mới được đưa vào sử dụng nhờ sự hỗ trợ của Quỹ Ủy Thác TÍn Dụng Xanh

 

PV : Làm thế nào để các DN tiếp cận nguồn vốn của Quỹ ?

Ms. Hằng: Xin được làm rõ là Qũy không giữ vai trò cấp vốn cho các dự án. Toàn bộ nguồn tín dụng cho doanh nghiệp là sẽ do các ngân hàng đã có cam kết với Quỹ cung cấp. Vai trò của Quỹ là hỗ trợ thế chấp thông qua bảo lãnh và trả thưởng.

Mọi DNVVN của Việt Nam (trên 50% sở hữu trong nước) của các ngành công nghiệp và một số ngành dịch vụ (khách sạn, tòa nhà, nhà hàng,khu dịch vụ vui chơi giải trí, giặt là) đều có thể đăng ký tìm kiếm hỗ trợ tài chính của Quỹ khi có các dự định thay đổi thiết bị/công nghệ phù hợp.

Các doanh nghiệp có thể tìm thấy biểu mẫu đăng ký dự án với GCTF thông qua trang web https://gctf.vncpc.org, điền thông tin của doanh nghiệp và dự án và gửi về ban điều phối GCTF tại Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam qua địa chỉ email : [email protected]. Bên cạnh đó Doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận với Quỹ qua các cán bộ đầu mối tại các ngân hàng :

(1) [email protected] (bà Nguyễn Thị Khai Phương – Techcombank)

(2) [email protected] (bà Lê Thị Thường Chiếu – ACB)

(3) [email protected] (Bà Nguyễn Thị Khánh Hoài – VIB)

 

PV : Sau một thời gian triển khai, Quỹ có gặp những thuận lợi và khó khăn gì ?

Với sự hỗ trợ của Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh, Cty Nhựa Tân Phú đầu tư công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, cũng có những trường hợp đã xảy ra là doanh nghiệp xây dựng được những dự án khả thi về tiêu chí kỹ thuật của Quỹ những bản thân họ lại có những vấn đề tài chính riêng mà ngân hàng không chấp thuận cung cấp tín dụng ví dụ nợ xấu, không đủ tài sản thế chấp (mặc dù đã tính tới phần hỗ trợ bảo lãnh của GCTF, đang có quá nhiều khoản nợ song song, …)

Về những thuận lợi, bản thân việc trả thưởng như vừa đề cập ở trên cũng có thể được xem như một thuận lợi nên doanh nghiệp xác định được rõ điều này. Bên cạnh đó, một trong yếu tố có tác động tới việc doanh nghiệp quyết đổi mới thiết bị/công nghệ là khuôn khổ chính sách của nhà nước, ví dụ Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu qủa, Luật bảo vệ môi trường, …

 

PV : Hoạt động của Quỹ trong thời gian tới ?

Chúng tôi tiếp tục các hoạt động truyền thông để quảng bá Quỹ tới các nhóm mục tiêu. Các dự án đã tiếp cận tới Quỹ sẽ được triển khai theo đúng lộ trình đã thống nhất với doanh nghiệp và ngân hàng. 

 

PV : Xin cảm ơn… về cuộc trao đổi này.

Thực hiện : Phạm Đình Tuyên – Tạp chí Môi trường Số 04/2012

Ra mắt Quỹ Tín dụng xanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quỹ Tín dụng xanh với số vốn 5 triệu USD do Chính phủ Thuỵ Sĩ tài trợ đã chính thức ra mắt tại Hà Nội ngày 10-10, nhằm khích lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ bảo vệ môi trường.

Đối tác Quỹ Tín dụng xanh là Trung tâm Sản xuất sạch (VNCPC) và Ngân hàng Thương mại châu Á, Ngân hàng Quốc tế VN (VIB Bank), Ngân hàng Kỹ thương VN (Techcombank).

Để có thể vay tín dụng từ quỹ này, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phải trình kế hoạch kinh doanh, sau đó có sự sát hạch của VNCPC. Nếu đủ điều kiện được vay, doanh nghiệp sẽ nộp đơn vào 1/3ngân hàng nêu trên. Khi ngân hàng phê duyệt khoản tín dụng, quỹ sẽ bảo lãnh 50% vốn vay.

Nếu sau 6 tháng sử dụng công nghệ sạch mà giảm được 50% lượng phát thải sẽ được hỗ trợ 25% chi phí đầu tư hoặc tối đa là 200.000 USD.(Nguồn: NLĐ, 12/10)

Tài trợ cho các dự án đầu tư công nghệ sạch qua Quỹ tín dụng xanh

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2007 – Techcombank đã được Quỹ tín dụng xanh (GCTF) của Ban thư ký về các vấn đề Kinh tế của chính phủ Thụy Sỹ (SECO) chọn là một trong ba ngân hàng tài trợ cho các dự án đầu tư công nghệ sạch qua Quỹ này.

Thông qua Quỹ Tín dụng xanh, Techcombank sẽ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn dưới 5 triệu USD và dưới 500 nhân công) trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp khoản vay ưu đãi trong thời hạn từ 2 đến 5 năm với hạn mức tối đa là 1 triệu USD. Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp cần phải đạt được tiêu chuẩn về sự ảnh hưởng tới môi trường, cụ thể là phải cải thiện được các chỉ tiêu về môi trường tối thiểu là 30% theo đánh giá của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam – VNCPC. Nếu mức độ cải thiện môi trường lớn hơn 30% và nhỏ hơn 50% thì mức hỗ trợ không hoàn lại là 15% giá trị khoản tín dụng đầu tư vào thiết bị cải thiện môi trường. Nếu mức độ cải thiện môi trường lớn hơn 50% thì mức hỗ trợ không hoàn lại là 25% giá trị khoản tín dụng đầu tư.

Dự án Quĩ tín dụng xanh (GCTF) được Ban thư ký về các vấn đề Kinh tế của chính phủ Thụy Sỹ (SECO) lập để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đầu tư dài hạn vào công nghệ sản xuất sạch, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Quỹ có tổng mức tài trợ và bảo lãnh là 5 triệu USD, trong đó 3 triệu USD được dùng để hỗ trợ không hoàn lại cho các dự án có mức độ cải thiện môi trường đạt tiêu chuẩn và 2 triệu USD được dùng để đảm bảo 50% giá trị các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia dự án thiếu tài sản đảm bảo.

Giới thiệu Quỹ tại TP Hồ Chí Minh

Do nhu cầu mong muốn được tham dự của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các tỉnh phía Nam là rất lớn nên Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam cũng đã tổ chức một buổi giới thiệu với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp. Tại đây các doanh nghiệp cũng rất mong muốn được tham gia chứng tỏ Quỹ đã rất hấp dẫn với bên có nhu cầu vì thủ tục đơn giản và quan trọng là góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn để thay đổi công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Tổ chức Hội thảo chuyền đề “Sản xuất sạch hơn và giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh” tại Long An

Phối hợp với Sở Công thương tỉnh Long An, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đã tổ chức Hội thảo chuyền đề “Sản xuất sạch hơn và giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh” tại Thị xã Long An. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 70 đại biểu từ các cơ quan chức năng và khoảng 40 doanh nghiệp của tỉnh tham dự.