3 triệu USD sản xuất gạch bêtông công nghệ sạch

Một dây chuyền sản xuất gạch bêtông gia khí trưng áp.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Công ty GMC (Việt Nam) và công ty Sure Marker (Trung Quốc) ký hợp đồng sản xuất dây chuyền gạch bêtông công nghệ “sạch” trị giá 3 triệu USD.Quốc) ký hợp đồng sản xuất dây chuyền gạch bêtông công nghệ “sạch” trị giá 3 triệu USD.

Ngày 23/3, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2011, Công ty cổ phần vật liệu xanh – GMC (thành viên của Công ty cổ phần Licogi 16) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Máy móc Tân Minh Phong Vu Hồ – Sure Marker (Trung Quốc) đã ký hợp đồng cung cấp thiết kế, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật cho dây chuyền đồng bộ sản xuất gạch bêtông khí trưng áp (AAC). Tổng giá trị của hợp đồng này là 3 triệu USD.

Công ty GMC cho biết dây chuyền thiết bị sản xuất gạch bêtông theo “công nghệ sạch” này sẽ được lắp đặt cho Nhà máy gạch bêtông khí trưng áp công suất 150.000 m3/năm do GMC làm chủ đầu tư và xây dưng tại tỉnh Long An.

Các chuyên gia trong ngành xây dựng đánh giá cao những ưu điểm của loại gạch ACC với một số tính năng nổi trội, như cường độ chịu lực cao, có tính bảo ôn, khả năng cách âm tốt…

ACC là loại gạch có khả năng phòng cháy, kích thước chuẩn xác, khối lượng nhẹ, nên rất tiện lợi khi thi công, nhất là đối với các công trình chung cư cao tầng đang phát triển rất nhanh và mạnh tại Việt Nam.

Không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh tế cao, ưu điểm đặc biệt nhất của gạch ACC là thân thiện với môi trường do sử dụng công nghệ sản xuất “sạch.”

Theo “Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thời gian tới Việt Nam sẽ chú trọng phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung.

Mục tiêu cụ thể của chương trình là phát triển sản xuất và sử dụng loại vật liệu này thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20-25% vào năm 2015 và 30-40% vào năm 2020.

Trong số ba chủng loại vật liệu xây dựng không nung được phát triển sản xuất và sử dụng, gồm gạch ximăng cốt liệu, gạch nhẹ và các loại gạch khác, gạch nhẹ sẽ chiếm tỷ lệ khoảng 21% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020 trên tổng số vật liệu xây không nung.

Đặc biệt từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) phải sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây./

Theo vietnamplus.vn.

Ninh Bình không ngừng kêu gọi đầu tư vào công nghiệp

Ninh Binh khong ngung keu goi dau tu vao cong nghiepTiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp thế mạnh, nhưng với định hướng lựa chọn công nghệ sạch, công nghệ cao, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch là thông điệp UBND tỉnh Ninh Bình đưa ra trong chiến lược thu hút đầu tư mới.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Trao đổi với phóng viên baodautu.vn tại Cuộc họp báo giới thiệu về Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Bình năm 2012 vừa được tổ chức sáng 15/11/2012 tại Hà Nội, ông Đinh Quốc Trị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, chiến lược thu hút đầu tư của Ninh Bình đang được thực hiện theo nguyên tắc vừa phát triển công nghiệp, vừa phát triển du lịch.

“Chúng tôi đang có đề xuất thay đổi quy hoạch phát triển một số ngành vật liệu xây dựng trên địa bàn nhằm giảm thiểu tác động bật lợi tới mục tiêu phát triển du lịch. Theo đó, các vùng quy hoạch phát triển du lịch sẽ không tiếp nhận dự án công nghiệp. Các khu vực còn lại sẽ dành cho các dự án phát triển tiềm năng trong lĩnh vực công nghiệp trên nguyên tắc áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch”, ông Trị cho biết.

Theo đó, trong danh sách các dự án kêu gọi đầu tư được đưa ra trong Hội nghị xúc têiế́n đầu tư Ninh Bình năm 2012, tỷ lệ các dự án công nghiệp, đặc biệt là hạ tầng công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản và các dự án trong ngành công nghiệp phụ trợ chiểm tỷ lệ áp đảo.

Có thể kể tới Dự án xây dựng nhà máy bia cao cấp tại Khu công nghiệp Phúc Sơn; Dự án Nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng tại Khu công nghiệp Phúc Sơn; Dự án Nhà máy sản xuất, chế biến sửa tại Khu công nghiệp Tam Điệp, Dự án Nhà máy nhiệt điện tại Khu công nghiệp Khánh Cư, Dự án Nhà máy công nghiệp phụ trợ tại Khu công nghiệp Tam Điệp…

Trong số các địa điểm dành cho phát triển công nghiệp, ngoài 3 khu công nghiệp đang hoạt động, Ninh Bình sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư vào Khu công nghiệp Phúc Sơn (145 ha), Khu công nghiệp Khánh Dư (170 ha), Khu công nghiệp Xích Thổ (300 ha) và Khu Công nghiệp Sơn Hà (300 ha).

“Các khu công nghiệp này đều nằm trong danh sách 7 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện tại, tỷ lệ lấp đầy của 3 khu công nghiệp đang hoạt động là 70%. Riêng Khu công nghiệp Tam Điệp đã lấp đâyf 100% và đang trong kế hoạch mở rộng”, ông Trị cho biết thêm.

Theo kế hoạch, Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Bình năm 2012 với chủ đề Ninh Binh – Hội nhập và phát triển bền vững sẽ được tổ chức trong 2 ngày 29 và 30/11/2012 tại TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Đây là hoạt động nằm trong sự kiện Diễn đán xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khu vực Đồng bằng Sông Hồng.

Theo baomoi

Gần 10 triệu USD hỗ trợ Việt Nam chống suy giảm Ozone

Ngân hàng Thế giới vừa phê duyệt một khoản hỗ trợ không hoàn lại trị giá 9,76 triệu USD cho Việt Nam nhằm hỗ trợ giảm các chất làm suy giảm tầng ozone.

Trong thông cáo báo chí được phát đi ngày 14/11, Ngân hàng Thế giới cho biết số tiền trên được trích từ Quỹ đa phương cho Thực thi Nghị định thư Montreal nhằm hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm chất HydroChloroFluoroCarbons (HCFCs), giai đoạn từ 1/1/2013 đến 1/1/2015. 

HCFCs là chất làm suy giảm tầng ozone, tạo ra nguy cơ Trái Đất nóng lên và là một chất trong danh sách phải kiểm soát tiêu thụ và sản xuất của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone; trong đó yêu cầu các nước đang phát triển phải giảm dần từ năm 2013 và chấm dứt hoàn toàn tiêu thụ và sản xuất HCFC vào năm 2030.

Được thiết kế để giúp Việt Nam giảm bớt tiêu thụ HCFC trong lĩnh vực sản xuất xốp PU (polyurethane), dự án loại bỏ HCFC giai đoạn một của Việt Nam sẽ áp dụng các công nghệ mới nhất để loại bỏ khoảng 1.275 tấn HCFC-141B tại 12 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất xốp. 

Ngoài ra, dự án sẽ hỗ trợ các chính sách, quy định và các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật để hạn chế tiêu thụ HCFCs.

Hiện, Việt Nam tiêu thụ một số loại HCFCs cho các ứng dụng công nghiệp khác nhau, gồm HCFC-22 cho sản xuất tủ lạnh, điều hòa không khí và bảo trì bảo dưỡng thiết bị hiện có; HCFC-141B cho sản xuất xốp và HCFC-123 để bảo trì bảo dưỡng các thiết bị làm mát.
(Nguồn: Vietnam+)

Sử dụng công nghệ thông tin xanh vào môi trường

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo chiến lược tăng trưởng xanh và công nghệ thông tin xanh (CNTTX) cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam, giới thiệu về chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam.

Hội thảo góp phần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông xanh để hạn chế phát thải khí CO2, hướng đến mô hình công nghệ thông tin xanh (Green ICT) của ngành công nghệ thông tin.

Các đại biểu đã trình bày các hướng đi cho Green ICT, gồm lựa chọn sản phẩm công nghệ thông tin thân thiện với môi trường, kiểm tra chứng nhận về hiệu quả năng lượng, kiểm tra trang thiết bị phù hợp với khả năng xử lý, tắt nguồn điện khi không sử dụng, tạo thói quen sử dụng các thiết bị này ở chế độ nghỉ, sử dụng dịch vụ Chính phủ điện tử, vệ sinh định kỳ các thiết bị IT, tạo dựng văn phòng làm việc thông minh, tái chế các thiết bị IT còn tốt… Đây đều là những biện pháp đơn giản xây dựng mô hình Green ICT đã được ứng dụng tại Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới mang lại hiệu quả cao.

Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thế Trinh – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, ngày 25/9, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Chiến lược đã được xây dựng trong hơn một năm theo hai bước là xây dựng khung chiến lược và xây dựng chiến lược chi tiết.

Mục tiêu chung của chiến lược là tiến đến nền kinh tế cácbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Ba nhiệm vụ chiến lược gồm giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; xanh hóa sản xuất; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.

Theo tiến sỹ Woo Hyun Chung – nghiên cứu viên cao cấp, Viện Môi trường Hàn Quốc, tăng trưởng xanh góp phần vào phát triển công nghệ xanh và khuyến khích công nghệ xanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm việc làm, giúp giảm thiểu phát thải khí nhà kính và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tại Hàn Quốc, tháng 4/2012 đã thành lập Hội đồng về cuộc sống xanh; tháng 7/2012 công bố Nghị định về kế hoạch buôn bán phát thải.

Theo số liệu thống kê của cơ quan xã hội thông tin quốc gia Hàn Quốc, lượng khí thải CO2 do hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông gây ra sẽ tăng lên 15% vào năm 2025. Các tòa nhà thương mại là nguồn tiêu thụ năng lượng đơn lẻ lớn nhất thế giới, chiếm đến 20% năng lượng sử dụng hàng năm do các thiết bị bên trong nó chạy liên tục. Trong khi đó, số người sử dụng công nghệ thông tin không ngừng tăng càng làm gia tăng số rác thải điện tử trên thế giới.
(Nguồn: TTXVN)

Gánh nặng từ rác thải y tế

 

Chất thải y tế loại rác khó xử lý
Chất thải y tế là loại rác khó xử lý

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng dịch vụ y tế được nâng lên, số giường bệnh gia tăng, sự thay đổi trong việc thực hành các kỹ thuật y tế… đã kéo theo hệ quả tất yếu là lượng chất thải y tế cũng gia tăng nhanh chóng. Nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khỏe cộng đồng do chất thải gây ra ngày càng trở thành vấn đề “nóng”. 

Chất thải y tế gia tăng 

Theo số liệu điều tra mới nhất của Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) và Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị nông thôn (Bộ Xây dựng), mỗi ngày, các cơ sở y tế thải ra hơn 350 tấn chất thải rắn, trong đó 40,5 tấn là chất thải rắn nguy hại phải được xử lý bằng những biện pháp phù hợp. Hiện nay, đã có 95,6% bệnh viện (BV) thực hiện phân loại chất thải. Tuy nhiên, tồn tại hiện tượng phân loại nhầm, một số loại chất thải thông thường được đưa vào chất thải y tế nguy hại đã gây tốn kém trong việc xử lý. Thùng đựng chất thải theo đúng quy định cũng không nhiều: có 63,6% BV sử dụng túi nhựa làm bằng PE, PP nhưng chỉ có 29,3% BV sử dụng túi có độ dày bảo đảm yêu cầu. Tại 90,9% BV, chất thải rắn y tế đã được thu gom hằng ngày, song chỉ có 53% số cơ sở vận chuyển rác trong xe có nắp đậy và 45,3% có nơi lưu giữ chất thải y tế đạt yêu cầu.

Chất thải rắn y tế sau thu gom được xử lý bằng nhiều cách, chủ yếu là đốt. Ngoài hầu hết BV trung ương, 73,3% BV tuyến tỉnh, huyện đã xử lý chất thải y tế nguy hại bằng lò đốt nhưng chỉ có 42,7% đơn vị có lò đốt 2 buồng đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và môi trường. Số còn lại hoặc đốt ngoài trời hoặc chôn lấp. Về chất thải lỏng, hiện có khoảng 74% BV tuyến trung ương, 40% BV tuyến tỉnh và 27% BV tuyến huyện có hệ thống xử lý nước thải. Tính chung trên toàn quốc, đến nay 56% số BV chưa có hệ thống xử lý nước thải và 70% hệ thống xử lý nước thải hiện có không đạt tiêu chuẩn.

Theo tính toán, con số 350 tấn chất thải rắn và 150 mét khối chất thải lỏng phát sinh từ các cơ sở y tế hiện nay sẽ tăng lên 600 tấn và 300 mét khối mỗi ngày vào năm 2015. Chất thải y tế gia tăng nếu không được xử lý tốt sẽ trở thành gánh nặng đối với sức khỏe con người và môi trường.

Cốt lõi là công nghệ 

Đây là nhận định của các đại biểu tham dự hội nghị triển khai đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và hội thảo giới thiệu về công nghệ xử lý được tổ chức ngay sau đó. Hiện có hai công nghệ xử lý chất thải y tế và những ưu, nhược của mỗi loại đã được phân tích đầy đủ. Công nghệ đốt đang được đa số cơ sở y tế dùng là xử lý triệt để, loại trừ được các mầm bệnh trong các chất thải lây nhiễm, giảm tối đa thể tích chôn lấp sau khi xử lý. Tuy nhiên, trong thành phần chất thải rắn y tế có lượng lớn chất hữu cơ và thường có độ ẩm tương đối cao, chất nhựa chiếm khoảng 10% nếu đốt không đủ nhiệt có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm không khí. Thêm nữa, chi phí đầu tư xây dựng và quản lý vận hành cao. Còn công nghệ không đốt thì chi phí thấp nhưng không loại trừ hoàn toàn mầm bệnh, không giảm được thể tích rác cần chôn lấp sau khi xử lý. Đối với việc xử lý nước thải y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, mỗi BV cần lựa chọn công nghệ phù hợp để đạt được những tiêu chí như hiệu quả xử lý nước thải tốt, chi phí đầu tư xây dựng, vận hành bảo dưỡng hợp lý, tác động đối với môi trường cảnh quan ít; có khả năng vận hành, chuyển giao công nghệ và có thể bố trí trong khuôn viên BV.

Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đề án “Nghiên cứu khoa học nhằm tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội” đang được nghiên cứu hoàn thiện. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đang xúc tiến triển khai dự án hỗ trợ xử lý chất thải BV, thực hiện trong 6 năm (2011-2017) với tổng vốn đầu tư 155 triệu USD, trong đó vốn vay của Ngân hàng Thế giới là 150 triệu USD, nhằm cải thiện hệ thống chính sách liên quan đến quản lý chất thải y tế; hỗ trợ đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng ít nhất cho 150 BV tuyến trung ương và địa phương; nâng cao năng lực quản lý, vận hành, quan trắc, kiểm định hệ thống xử lý chất thải BV.

Hy vọng, với sự vào cuộc của các bộ, ngành, rác thải y tế sẽ không còn là nỗi lo của cộng đồng.

Để các cơ sở y tế lựa chọn công nghệ phù hợp, Bộ Y tế đã tạm thời đưa ra các tiêu chí: Công nghệ đã được áp dụng trên thế giới hoặc Việt Nam, có các báo cáo kết quả thử nghiệm công nghệ ít nhất phải đạt các tiêu chuẩn và quy chuẩn về chất thải của Việt Nam; phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam; có chi phí đầu tư phù hợp với định mức đầu tư của dự án; vận hành đơn giản; đối với công nghệ xử lý chất thải rắn y tế tập trung vào công nghệ không đốt và các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý và sau xử lý.

(Nguồn: moitruongxanh.vn)

Hướng tới một thành phố xanh của tương lai

Thành phố xanh trong tương lai
Thành phố xanh trong tương lai

Hơn một nửa dân số thế giới đang tập trung ở các thành phố với hy vọng cải thiện được tình trạng kinh tế – xã hội, các thành phố bền vững mở đường cho một sự cân bằng giữa nhu cầu ngày càng tăng và sự  cung cấp cạn kiệt các nguồn tài nguyên

Những hệ lụy 

Xu hướng này được thấy rõ ràng nhất ở châu Á, xuất phát từ những nền kinh tế khổng lồ như Trung Quốc và Ấn Độ. Sự bùng nổ kinh tế thúc đẩy các thành phố lớn châu Á sẵn sàng hoạch định tương lai của mình. Theo Hội đồng Phát triển Châu Á (ADB): “Dân số ở các thành phố tăng thêm bốn mươi bốn triệu người mỗi năm, tương đương với 120.000 người mỗi ngày. Sự tăng trưởng này yêu cầu xây dựng hơn 20.000 ngôi nhà mới, 250 km đường giao thông mới và cơ sở hạ tầng bổ sung để cung cấp hơn 6 mega lít nước sạch”. Bên cạnh việc tạo ra việc làm và phát triển kinh tế thì mặt trái của đô thị hóa – phát triển các đô thị quá nhanh – là tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước; sự “nghèo hóa” của một bộ phận cư dân mất đất – Và chính đối tượng này phải chịu những tác động nặng nề của tình trạng ô nhiễm nước, môi trường không khí, rác thải…

Đó là một thực tế nghiệt ngã khi hơn 200 triệu cư dân đô thị ở châu Á sống trong nghèo đói và thường xuyên sống trong các khu nhà ổ chuột. Vì vậy, các thành phố này đang chịu áp lực liên tục để biến đổi thành những nơi lành mạnh, hấp dẫn và đầy đủ kinh tế hơn. Câu hỏi chính là làm thế nào để một thành phố duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và đồng thời có thể khai thác phát triển bền vững và toàn diện, chẳng hạn tất cả các đô thị, cư dân châu Á có thể trải nghiệm cuộc sống chất lượng cao với tiện nghi cơ bản, chỗ ở và đồng thời cũng miễn dịch được với tác động của biến đổi khí hậu ?

Hướng tới xây dựng các thành phố sinh thái 

Các chuyên gia tranh luận rằng, một sự thay đổi mà họ đang nhìn thấy và có thể đoán trước được trong tương lai, là việc hoạch định hướng phát triển cho các thành phố ngay từ đầu. Kiểu quy hoạch chuyên sâu này là điều cần thiết để thay thế hoàn toàn cơ sở hạ tầng cũ trở nên gần như lỗi thời do khả năng suy yếu của chúng trong một môi trường đô thị hóa.

Thành phố sinh thái Thiên Tân – nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc, phía Nam của Bắc Kinh là một dự án song phương giữa Singapore và Chính phủ Trung Quốc, được phát triển chung bởi tập đoàn của Singapore Keppel Group và tập đoàn liên doanh của Trung Quốc do Nhà nước quản lý là Thiên Tân TEDA. Thành phố sinh thái này nổi bật trên toàn thế giới trong việc áp dụng các nguyên lý cơ bản nhất nhưng hiệu quả của thiết kế – những thứ có khả năng thực tế, nhân rộng và mở rộng. Chỉ số bền vững đô thị (USI) – chỉ số đầu tiên để đo lường và so sánh tính bền vững đô thị trên khắp Trung Quốc, cho thấy, để xây dựng một thành phố thực sự xanh, thành phố Trung Quốc nên có mật độ cao hơn, cung cấp những cách tiếp cận dễ dàng cho người dân thông qua các phương tiện giao thông công cộng tốt và sử dụng đất hiệu quả hơn.

Thành phố công nghiệp của Nhật Bản, Kawasaki, cũng là một trong những thành phố sinh thái phát triển. Trước khi Chính phủ Nhật Bản đầu tư vào phục hồi thành phố này, nơi đây đã phải vật lộn với tình trạng thiếu không gian, chất thải công nghiệp không được quản lý và ô nhiễm quá mức. Dựa trên nguyên lý “không chất thải”, thành phố nhằm mục đích tái chế chất thải trong một ngành công nghiệp hoặc trong các hộ gia đình và tái sử dụng nó trong một lĩnh vực khác như chế tạo vật liệu.

Triển vọng trong tương lai 

Sự khơi dậy và phát triển thành công các thành phố sinh thái phụ thuộc vào sự cân bằng lành mạnh trong quản trị từ trên xuống và từ dưới lên ở cấp địa phương. Đây là thời điểm mà các cơ quan quản lý ở châu Á cần phải áp dụng một cách tiếp cận toàn diện hơn theo hướng bền vững bằng cách thiết lập quy hoạch các thành phố sinh thái, bắt đầu từ việc giáp mối với tính toán trước về các vấn đề như ngân sách và tài trợ. Một thành phố có thể hỗ trợ tài chính cho các dịch vụ bền vững bằng cách tối đa hóa nguồn thu hiện có và xác định những tiềm năng mới, bằng cách tận dụng các nguồn lực khác từ khu vực tư nhân và bằng cách mời tài trợ để hỗ trợ sự phát triển của các sáng kiến phát triển bền vững.

Dù nhìn thấy điều đó, nhưng với Việt Nam, có lẽ con đường xây dựng các thành phố sinh thái sẽ còn không ít chông gai. Trước hết, sự thay đổi là không thể tránh khỏi trong quá trình lập kế hoạch và bộ phận lãnh đạo sẽ cần phải thiết lập một quy trình linh hoạt cho sự tham gia của cộng đồng để sẵn sàng thích nghi với hoàn cảnh ở mỗi thành phố – Đây cũng là một cơ hội lớn có ý nghĩa cho mối quan hệ của khu vực Nhà nước – tư nhân.

(Nguồn: monre.gov.vn)

Áp dụng công nghệ xanh để đảm bảo an ninh lương thực

Hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh cần phải được gắn kết chặt chẽ hơn nữa với sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an ninh lương thực.

Một gian hàng trong Chợ Công nghệ thiết bị quốc tế 2012.  Ảnh: VGP/Thu Cúc

Đó là một trong những nội dung được thảo luận tại hội thảo quốc tế “Từ nghiên cứu đến đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ xanh và an ninh lương thực” do Cục Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức ngày 21/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Chợ Công nghệ thiết bị quốc tế (Techmart 2012).

Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và  Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), lúa là một loại cây lương thực nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới. Theo tính toán, tới năm 2030 sản lượng lúa của thế giới có thể tăng thêm 60% so với sản lượng năm 1995.

Về mặt lý thuyết, lúa có khả năng cho sản lượng cao hơn nữa, song điều kiện canh tác như hệ thống tưới tiêu, chất lượng đất, biện pháp thâm canh và biến đổi khí hậu đang ngăn cản xu thế trên. Hàng loạt yếu tố tiêu cực về thiên nhiên và môi trường nếu không cải thiện, đến năm 2050, sản lượng lương thực toàn cầu sẽ giảm 25%, giá lương thực sẽ có thể tăng từ 30-50%.

Chính vì vậy, một trong những biện pháp gia tăng an ninh lương thực là kiểm soát dân số và áp dụng công nghệ xanh trong nông nghiệp.

Theo các đại biểu, việc phát triển các công nghệ xanh và thân thiện với môi trường, cung cấp các nguồn lương thực chất lượng cao đang là mối quan tâm chính của khu vực ASEAN.

Tại hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế nông nghiệp đã tập trung thảo luận sâu về những biện pháp chính sách và kinh nghiệm thực tiễn trong việc triển khai thực hiện công nghệ xanh để tăng năng suất lương thực. Đồng thời, tích cực triển khai các biện pháp hợp tác bảo đảm an ninh lương thực trên cơ sở cách tiếp cận đa ngành, trong đó, coi trọng tăng đầu tư cho nông nghiệp, tăng sản lượng và năng suất sản xuất lương thực, hợp tác công-tư, áp dụng công nghệ mới, quản lý bền vững hệ sinh thái.

http://baodientu.chinhphu.vn

Sắp ra mắt máy bay không người lái chạy bằng gió

 

Mô hình máy bay không người lái Green Falcon II thân thiện với môi trường đã được nghiên cứu sinh Wesam Al Sabban tại Đại học Công nghệ Queensland chế tạo thành công.

Mô hình máy bay không người lái Green Falcon II của kỹ sư Wesam Al Sabban
Mô hình máy bay không người lái Green Falcon II
của kỹ sư Wesam Al Sabban

Theo nhà thiết kế Al Sabban, chiếc máy bay không người lái Green Falcon II sử dụng năng lượng gió để bay như một con chim, do đó nó sẽ không phát thải khí gây ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn gió để phục vụ mọi chuyển động của máy bay.

Hiện tại, Al Sabban đang nghiên cứu cách loài chim sử dụng năng lượng gió để bay với lượng sức ít nhất, cũng như phát triển hệ thống dự báo cường độ năng lượng mặt trời, kết hợp với hướng gió để thiết lập bản đồ bay và cung cấp năng lượng cho Green Falcon II.

Mô hình máy bay không người lái (UAV) của kỹ sư Al Sabban sẽ phải mất thêm 18 tháng nữa để hoàn thành. Tuy nhiên, nó đã nhận được 3 giải thưởng tại Hội chợ Thương mại quốc tế iENA lần thứ 63 chuyên giới thiệu những phát minh mới trên toàn thế giới được tổ chức hàng năm tại Nuremberg, Đức.

Tại hội chợ thương mại lần này, phát minh của Al Sabban đã phải cạnh tranh với 750 sản phẩm công nghệ của các nhà khoa học thuộc 30 quốc gia khác để giành giải thưởng.

“Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới công nghệ xanh và trong nhiều năm tổ chức hội chợ, chúng tôi đã được chiêm ngưỡng rất nhiều mô hình UAV dựa theo mô phỏng hoạt động của loài chim. Tuy nhiên, mô hình của Al Sabban là thành công hơn cả trong ứng dụng hệ thống không người lái dân sự và điện tử hàng không vũ trụ”, Tiến sĩ Felipe Gonzalez, công tác tại Trung tâm nghiên cứu tự động hóa hàng không vũ trụ Úc (ARCAA) cho biết.

Sau khi hoàn thành, máy bay Green Falcon II có khả năng hỗ trợ công tác kiểm tra đường dây tải điện, cứu trợ thiên tai, lập bản đồ khai thác mỏ 3D và nhiều ứng dụng quét tự động.

Nhà tổ chức hội chợ iENA hy vọng họ sẽ sớm tìm được đối tác để chuyển giao bản thiết kế Green Falcon II, nhằm thương mại hóa loại máy bay mới này vào năm 2013.

khoahoc.com.vn

 

Viên năng lượng từ mùn cưa, dăm bào

Kỹ sư Nguyễn Minh Văn, Công ty Thiết bị công nghiệp MTC (quận 3 – TP Hồ Chí Minh) đã tham khảo một số mẫu máy của nước ngoài, sau đó chế tạo ra máy sản xuất viên nhiên liệu làm chất đốt từ mùn cưa, dăm bào (chất thải sinh khối) và xây dựng được quy trình kỹ thuật để xử lý các nguyên liệu mùn cưa, dăm bào trước khi đưa vào máy ép thành viên nhiên liệu.
6dd091253_95107_34.jpg
Đây là lần đầu tiên trong cả nước dòng máy này được chế tạo thành công. Máy có công suất 1,5-1,8 tấn/giờ, từ mùn cưa, dăm bào sẽ ép ra viên nhiên liệu có đường kính 90 hoặc vuông 80 x 80 mm, chiều dài của viên nhiên liệu trong khoảng từ 50 – 300 mm.
Bước đầu một số công ty ở Đồng Nai đã sử dụng máy này để sản xuất viên nhiên liệu (thay thế cho than đá, dầu FO…) sử dụng đốt lò hơi các nhà máy ở khu công nghiệp, nồi hơi nhà máy điện… So với hàng ngoại (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan…) máy ép viên nhiên liệu của công ty MTC sản xuất có chất lượng gần tương đương nhưng giá thành chỉ bằng 60%.
http://songxanh.vn

Xử lý rác thải hữu cơ bằng… giun

Lâu nay, người ta vốn chẳng lạ gì việc dùng giun làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hay để xử lý chất thải trong chăn nuôi, nhưng dùng giun đất xử lý rác thải hữu cơ thì đây mới là lần đầu. Ngạc nhiên hơn là chỉ cần 1 – 2 lạng giun đã có thể xử lý không dưới 300kg rác thải hữu cơ với hiệu suất xử lý đạt 100%

 

Đó là ý tưởng của các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nhằm tái sử dụng phần lớn rác thải hữu cơ (70% là rác thải chợ) ở các hộ gia đình được Báo Đất Việt 27/7/2011 đề cập .

Sau khi thí điểm thành công mô hình này tại 5 hộ nông dân xã Lam Hồng (Đông Anh) và khu chợ Bưởi, chợ Long Biên (Hà Nội), mô hình đã được mở rộng ứng dụng tại một số địa phương khác như Mê Linh, Từ Liêm, Hoàng Mai.

Theo đó, rác thải được thu gom từ các hộ gia đình, các khu chợ và được lựa chọn, phân loại riêng trước khi đem ủ. Thấy rác thải có dấu hiệu hoại mục thì thả giun vào. Như vậy, vô hình chung, rác thải hữu cơ đã trở thành thức ăn nuôi giun.

Điều đáng nói là theo ghi nhận từ những người nông dân đang trực tiếp ứng dụng mô hình xử lý rác thải bằng giun đất thì sử dụng phân từ rác hữu cơ do giun xử lý để bón rau xanh mang lại hiệu quả rất tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng; đặc biệt lấy giun nuôi gà, vịt rất nhanh lớn, khỏe mạnh, thịt chắc, ăn ngon, mang lại lợi nhuận kinh tế cao.

Tuy nhiên, theo TS. Huỳnh Thị Kim Hối – chủ nhiệm đề tài – thì mô hình hiệu quả, song quá trình nhân rộng lại gặp nhiều khó khăn do vấn đề phân loại rác thải và mô hình này đòi hỏi các hộ nuôi giun phải có không gian rộng rãi mới thực hiện được.

http://songxanh.vn