Tạo một không gian sống Xanh

Những cách dưới đây sẽ giúp làm giảm lượng hóa chất trong không gian sống của bạn một cách đơn giản và dễ dàng, giúp bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều.

1. Thay thế rèm cửa bằng nhựa vinyl

Đây là một trong những điều đầu tiên bạn nên làm vì rèm bằng chất liệu vinyl có chứa chất phthalates, có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản và phát triển, kể cả ung thư. Chất phthalates dễ dàng bay hơi vào không khí và trong điều kiện nóng ẩm chúng càng dễ dàng phát tán. Nếu nhà tắm nhà bạn dùng cửa bằng nhựa thì cũng cần chú ý điều này nhé, nên thay bằng cửa gỗ sẽ tốt hơn.

Cửa gỗ sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Ảnh minh họa

2. Hạn chế sử dụng đồ bằng nhựa
Thay vì sử dụng các đồ nhựa, bạn hãy lựa chọn sản phẩm thủy tinh thì sẽ tốt hơn cho cơ thể. Vì cũng như cửa và rèm nhựa, các đồ, hộp bằng nhựa cũng có thể chứa chất phthalates, nếu dùng thường xuyên sẽ rất hại sức khỏe. Đồ nhựa kém chất lượng càng tiềm ẩn nguy cơ cao hơn.

3. Hạn chế ăn các loại thực phẩm đóng hộp
Bạn nên giảm dần các loại thực phẩm đóng hộp trong thực đơn gia đình bởi vì cũng giống như đồ nhựa, hộp chứa thực phẩm có khả năng chứa các hóa chất độc hại, hơn nữa, thực phẩm đóng trong đó cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu có thể nên đi chợ mỗi ngày để lựa chọn được đồ tươi ngon. Nếu phải mua đồ đóng hộp, cố gắng tránh các thực phẩm có tính axit như cà chua.

4. Lưu ý khi dùng nước hoa

Bạn không thể biết các sản phẩm tạo hương thơm mà mình đang sử dụng liệu có an toàn hay không. Vì thế bạn nên hết sức chú ý khi sử dụng nước hoa hay các sản phẩm có mùi thơm khác như tinh dầu, làm mát không khí xịt khử mùi… Các sản phẩm này thường có hàm lượng hóa chất và cồn cao nên nếu dùng nhiều sẽ không có lợi cho da của bạn.

5. Ngừng sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn

Các sản phẩm kháng khuẩn (xà phồng kháng khuẩn, chất tẩy rửa…) chứa các hóa chất mạnh như triclosan, có thể gây nhiễm độc gan. Rửa tay bằng xà phòng thường hiệu quả và rẻ hơn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng xà phòng để làm sạch nhiều thức từ tắm cho đến giặt giũ hay rửa tay.

6. Không mua kem đánh răng với chất ngọt nhân tạo

Bạn không nên mua kem đánh răng với chất ngọt nhân tạo vì chúng có chứa phẩm màu và sodium lauryl/laureth sulfat có khả năng làm mòn da, gây khó thở. Thông thường, kem dành cho trẻ em là sản phẩm hay được “làm đẹp” bằng màu sắc bắt mắt và hương vị hấp dẫn như là kẹo để thu hút trẻ. Vì vậy bạn nên xem xét kỹ sản phẩm trước khi quyết định mua cho bé.

7. Chọn đồ gia dụng bằng gang và thép không gỉ

Bạn nên lựa chọn đồ gia dụng bằng gang hoặc thép không gỉ thay vì bằng chất liệu chống dính. Bởi nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ khiến bạn “rước họa vào thân”. Nhiệt độ cao có thể khiến các loại chảo chống dính sinh ra hợp chất PFCs (perfluorocarbons) dưới dạng khói không tốt cho gan và phát triển trí tuệ. Nếu bạn không đủ khả năng để thay thế toàn bộ thì ít nhất cũng loại bỏ những đồ có dấu hiệu xuống cấp.

Ảnh minh họa.

8. Mở cửa sổ hàng ngày

Bạn nên mở cửa sổ ngôi nhà hàng ngày, đặc biệt là trong khi bạn nấu ăn hay khi tắm vòi sen. Nếu bạn cứ đóng cửa im ỉm suốt ngày thì chất lượng không khí trong nhà có thể tồi tệ hơn ngoài trời. Do đó, hãy để cho nhà của bạn được “thở”. Mở màn cửa của bạn và để cho ánh nắng mắt trời tự do chiếu vào như một tác nhân kháng khuẩn tự nhiên. Nhờ đó, không khí sẽ trong lành và dễ chịu hơn.

9. Để giày ngoài cửa

Hãy để đôi giày của bạn ngoài cửa để không lan truyền các chất ô nhiễm và bụi độc hại ngoài trời vào trong ngôi nhà. Đây là điều dễ nhất bạn có thể làm và tất nhiên, không mất chi phí gì.

Songxanh

Chiếc xe “made in Vietnam” chạy 333 km chỉ với 1 lít xăng

Xuất hiện trong số thứ hai của chương trình “Nhà sáng chế” là chiếc xe siêu tiết kiệm nhiên liệu một cách đáng ngạc nhiên, do chính các sinh viên Việt Nam sáng chế.


Nhóm sinh viên tác giả của chiếc xe siêu tiết kiệm nhiên liệu

Song song với phần trình diễn trước khán giả trong trường quay lớn nhất của Đài Truyền hình Việt Nam, các sinh viên thông minh và cá tính – những “cha đẻ” của chiếc xe siêu tiết kiệm nhiên liệu – sẽ chia sẻ những bí quyết để có thể sáng tạo ra cỗ máy đặc biệt này.

Đánh giá về chiếc xe siêu tiết kiệm nhiên liệu, chuyên gia kinh tế Trương Lý Hoàng Phi – Giám khảo chương trình “Nhà sáng chế” khẳng định: “Trong bối cảnh giá cả nhiên liệu tăng cao, những giải pháp tiết kiệm nhiên liệu của sáng chế nếu được nhìn nhận và đầu tư đúng mức, chắc chắn sẽ có khả năng ứng dụng rộng rãi”.

Cùng tranh tài với chiếc xe siêu tiết kiệm nhiên liệu là bộ dao chẻ và máy lột nan nứa của anh Bùi Văn Dự – một nông dân đến từ tỉnh Bắc Giang – với ý tưởng xuất phát từ bộ dao chẻ rau muống. Sự độc đáo của sản phẩm này, theo giám khảo Phạm Thúc Trương Lương, nằm ở tính đơn giản mà hiệu quả lại to lớn.

Kỹ sư Hà Trọng Dũng, nhà sáng chế cao tuổi nhất tham gia chương trình “Nhà sáng chế” tính đến thời điểm này, tiếp tục giới thiệu một sản phẩm độc đáo nữa, có giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe: Ghế – giường gấp đa năng. Đây có thể là một gợi ý tốt để biến những đồ vật quanh trở thành một sản phẩm hữu ích phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt cá nhân.

Songxanh

Nhà phế liệu

Vùng ngoại ô Cambria, California (Mỹ) có một ngôi nhà độc đáo khiến ai một lần ghé thăm cũng trầm trồ khen ngợi. Sở dĩ ngôi nhà thu hút sự chú ý bởi nó được làm hoàn toàn từ phế liệu (vỏ ốc, đá, lon bia, phụ tùng xe hơi, bếp lò, máy giặt…) và mất hơn 50 năm để hoàn thành.

Theo Oddity Central, ông Harold Beal – chủ nhân của căn nhà có tên Nit Wit Ridge (ảnh) cống hiến gần như cả cuộc đời cho tác phẩm trên. Thậm chí khi mất, người đàn ông này cũng yêu cầu rải tro cốt của mình xung quanh căn nhà.

Nhà phế liệu
Ảnh: Oddity Central

Songxanh

Vải trữ điện Mặt trời

Trong tương lai, con người có thể sạc pin điện thoại bằng quần áo của mình. Các nhà khoa học Nhật Bản đã chế tạo ra một loại vật liệu vải có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời, tạo ra điện.

Tấm vải có khả năng trữ điện khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời – Ảnh: AFP

Loại vải mới này, được chế tạo từ các tế bào năng lượng mặt trời (hay còn gọi là tế bào quang điện), có thể được dùng để may thành quần áo, và giúp con người sạc pin điện thoại và các thiết bị khác, theo tin tức từ AFP ngày 11.12.

Một số tập đoàn điện máy của Nhật khi được biết về loại vải đặc biệt này đã gửi đơn đặt hàng, theo AFP.

Nhưng các nhà phát minh thuộc Trung tâm Công nghệ ở Fukui (Nhật Bản) cho biết, họ đang trong giai đoạn hoàn thiện sản phẩm trước tung ra thị trường, chẳng hạn tăng cường độ bền cho các sợi quang điện kết thành loại vải này.

Nhật Bản rất quan tâm đến nguồn năng lượng thay thế, chẳng hạn như năng lượng điện mặt trời sau sự cố rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau trận động đất sóng thần 11.3.2011.

Songxanh

Bếp gas sinh học hồng ngoại: Một công nghệ, nhiều lợi ích

Nhằm tận dụng rơm rạ, củi, trấu, mùn cưa… sẵn có ở nông thôn Việt Nam, nhóm nghiên cứu gồm PGS-TS Lê Tất Khương, ThS Hoàng Đức Trọng, ThS Nguyễn Tùng Cương và Nguyễn Mạnh Hà thuộc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển vùng (nay là Viện Nghiên cứu và phát triển vùng – Bộ KH&CN) đã cải tiến bếp gas sinh học hồng ngoại sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp. Loại bếp này được đánh giá phù hợp với quy mô hộ gia đình Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

 

Bếp gas sinh học hồng ngoại.

Tận dụng nhiên liệu có sẵn

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, ngoài các loại bếp đun hiện đại như bếp gas, bếp điện, bếp từ thì vẫn còn loại bếp sử dụng nhiên liệu truyền thống như trấu, củi, rơm rạ. Các loại bếp dùng điện, gas, dầu… có ưu điểm là tiện dụng khi vận hành, nhưng giá thành cao và sử dụng năng lượng là các nguồn tài nguyên hóa thạch không tái tạo, lại gây ô nhiễm môi trường. Các loại bếp đốt truyền thống như củi, than, mùn cưa, trấu… có ưu điểm là dùng nguồn nhiên liệu sẵn có, giá thành rẻ, nhưng hiệu suất sử dụng năng lượng thấp, phát sinh nhiều khói bụi, khí độc hại như CO, SO2, Nox ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, ở nước ta hiện đang có hai loại bếp gas sử dụng nguồn nhiên liệu là các phụ phẩm nông nghiệp: bếp gas đun trực tiếp và bếp tạo ra khí gas rồi chuyển khí gas đó ra ngoài để đun trên một hoặc nhiều bộ phận đốt. Bếp gas đun trực tiếp chi phí rẻ hơn, phù hợp với người có thu nhập thấp và dân cư của vùng nông thôn, nơi mà nguồn nhiên liệu phụ phẩm nông nghiệp dồi dào. Tuy vậy, loại bếp này có một số nhược điểm như mỗi lần mở để cấp nhiên liệu thì phải tắt bếp; không thể đun cùng một lúc trên nhiều bộ phận đốt. Trong khi đó, bếp tạo khí gas và chuyển gas ra ngoài để đun, sử dụng nguồn nhiên liệu được chế biến thành dạng viên như bếp hồng ngoại có thể dùng mọi nhiên liệu có nguồn gốc thực vật và bếp có thể đun trên nhiều đầu đốt. Đặc biệt khí gas có thể được dẫn tới đầu đốt ở khoảng cách xa tùy mục đích sử dụng.

Trên cơ sở khảo sát công nghệ và thiết bị đã có, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu, cải tiến bếp gas sinh học hồng ngoại sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy mô hộ gia đình Việt Nam. Loại bếp này có khả năng chuyển hóa các phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, rơm rạ, lõi ngô thành nguồn khí cháy chuyển đến bộ phận đốt và tạo hồng ngoại đạt hiệu quả năng lượng.

ThS Nguyễn Tùng Cương, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả thử nghiệm bếp gas hồng ngoại cho thấy: Môi trường đun nấu có nồng độ CH4 lớn nhất, sau đó đến CO. Nồng độ H2S trong khu vực đun nấu là nhỏ nhất. Tất cả thông số nghiên cứu về thiết bị bếp sử dụng khí sinh học và bếp gas hồng ngoại đều thấp nhất (cả trước và sau khi đun) so với các loại bếp truyền thống khác. Bếp gas hồng ngoại có nồng độ bụi thấp hơn 19 lần so với bếp sử dụng củi.

Góp phần bảo vệ môi trường nông thôn

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của bếp gas hồng ngoại so với một số loại bếp đun truyền thống khác, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát, thu thập thông tin về một số loại bếp đun thông dụng. Nhóm đã thu được kết quả rất khả quan về khả năng thương mại hóa cho bếp gas hồng ngoại. Tuy chi phí ban đầu cho bếp gas hồng ngoại cao hơn so với bếp than tổ ong là 170 nghìn đồng, cao hơn so với bếp đun rơm rạ 140 nghìn và 50 nghìn đồng so với bếp đun trấu, nhưng tuổi thọ của bếp gas hồng ngoại dài hơn bếp than tổ ong là 9 năm, so với bếp đun bằng rơm rạ và bếp đun trấu là 8 năm.

Những nhà nghiên cứu đã thử sử dụng nhiều loại bếp khác nhau đun sôi 5 lít nước. Kết quả cho thấy thời gian đun sôi nước bằng bếp than, bếp trấu và bếp rơm rạ lâu hơn tương đối nhiều so với bếp gas hồng ngoại. Chi phí hàng tháng sử dụng bếp gas hồng ngoại tiết kiệm hơn từ 27-42% so với bếp gas dầu hóa lỏng và từ 12-32% với bếp than tổ ong.

Nói về ưu điểm của bếp gas hồng ngoại, PGS-TS Lê Tất Khương, Viện Nghiên cứu và phát triển vùng cho rằng, loại bếp này đã tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp hiện đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước ở một số địa phương để làm nhiên liệu đốt. Bên cạnh đó, lượng bụi lơ lửng, CO và hydrocacbon khi sử dụng than, củi và phụ phẩm nông nghiệp dạng rời thô khi đun nấu lần lượt cao gấp 45-260 lần; 185-1200 lần và 85-290 lần so với bếp gas hồng ngoại đun bằng viên nén. Bếp có hiệu suất cháy cao, tiết kiệm nhiên liệu do vậy tiết kiệm được chi phí và thời gian đun nấu cho người nội trợ. Đây cũng là giải pháp hữu ích trong việc hạn chế khai thác sử dụng các nguồn nhiên liệu chất đốt không tái tạo. Việc đưa bếp gas hồng ngoại vào thực tiễn sản xuất, đời sống góp phần tạo thêm việc làm từ việc thu mua và sản xuất viên nhiên liệu.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ mở rộng mô hình thử nghiệm đến các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và tiến tới đưa sản phẩm đến với thị trường trong nước.

 Theo songxanh

cua cuon – thiet ke noi that – cua sat 4 canh  girl xinh  – phim 18+

Vỏ chuối có thể trở thành nguồn nhiên liệu khổng lồ

Một nhà khoa học Anh vừa tìm ra cách biến rác thải từ cây chuối thành một loại than bánh để nấu nướng, thắp sáng và sưởi ấm. Giải pháp này có thể ngăn chặn nạn phá rừng và giúp nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Sau khi thu hoạch 1 tấn chuối, người ta thường vứt đi 10 tấn rác gồm lá, thân và vỏ. Ảnh:

Sau khi thu hoạch 1 tấn chuối, người ta thường vứt đi 10 tấn rác gồm lá, thân và vỏ.

Ảnh: gghpt.com.

Tại một số nước châu Phi như Rwanda chuối là loại quả quan trọng, bởi người ta dùng chúng để sản xuất thực phẩm, rượu và bia. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng quả không phải là bộ phận duy nhất có ích trên cây chuối. Theo tính toán của các nhà khoa học, để thu hoạch được một tấn quả chuối, người ta phải bỏ đi 10 tấn rác thải gồm vỏ, lá và thân cây.

Trong một lần tới thăm Rwanda, anh Joel Chaney, một nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đại học Nottingham (Anh) nảy ra ý tưởng biến vỏ chuối thành một loại nhiên liệu để tận dụng rác thải của các nhà máy chế biến chuối. Khi quay trở lại trường, Chaney miệt mài nghiên cứu để tìm ra cách đốt cháy vỏ chuối.

Ban đầu anh nghiền nát một đống vỏ và lá rồi trộn với mùn cưa. Sau đó anh nén “hỗn hợp” và làm khô để tạo thành bánh than. Khi châm lửa những bánh than bốc cháy và tỏa nhiệt rất ổn định.

“Vỏ chuối có khả năng kết nối rất tốt với các loại nhiên liệu khác. Chúng có những đặc tính giống như keo dán vậy. Chúng ta có thể nặn nhiên liệu bằng tay để tạo thành hình quả cầu, hoặc dùng áp lực để nén nhiên liệu và ép nước ra. Sau khi ép chúng ta có thể phơi nắng và bánh than sẽ khô trong vòng hai tuần”, Chaney cho biết.

Trong nhiều năm qua nhiều nhà khoa học đã tìm cách chế tạo kiểu bếp đun và nhiên liệu mới để giúp người dân tại các nước nghèo giảm chi phí dành cho việc nấu ăn, thắp sáng và sưởi ấm. Nhiều loại bếp mới và nhiên liệu mới đã ra đời, song không được sử dụng do chúng quá đắt hoặc không đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân.

Mike Clifford, một giáo sư thuộc khoa Chế tạo máy của Đại học Nottingham, đã dùng than bánh mới để đun nước và sưởi ấm. Ông tỏ ra hài lòng. “Chúng tôi không hề sử dụng bất kỳ dụng cụ nào trong quá trình sản xuất bánh than, chỉ có đôi tay. Tôi chưa từng thấy loại nhiên liệu nào có quy trình sản xuất đơn giản mà lại cung cấp năng lượng hiệu quả như thế này”, Clifford nhận xét.

Các nhà khoa học tin rằng nhiên liệu từ chuối có thể giúp người dân giảm sự phụ thuộc vào củi – nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu ở châu Phi. Tại một số nước sản xuất chuối lớn nhất lục địa đen như Rwanda, Tanzania và Burundi, củi đáp ứng hơn 80% nhu cầu năng lượng.

Sự lệ thuộc quá lớn vào củi buộc người dân phải chặt phá rừng và tình trạng này khiến hiệu ứng nhà kính ngày càng trở nên tồi tệ. Bên cạnh đó, lấy củi cũng là một công việc ngốn rất nhiều thời gian.

“Ở nhiều nơi phụ nữ phải đi bộ hơn 6 giờ để lấy được một bó củi, trong khi rác từ cây chuối chất thành đống trong vườn của họ. Rơm rạ cũng là một nguồn nhiên liệu, song bạn sẽ luôn phải túc trực bên cạnh bếp vì chúng cháy rất nhanh. Trong khi đó, than bánh làm từ chuối cho phép bạn ra ngoài làm việc khác trong lúc nấu nướng, đồng thời làm tăng vị ngon của thức ăn”, Chaney nói.

Chaney và các cộng sự cho rằng giải pháp đơn giản của anh sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói.     Sua Chua Nha – Sua Chua Nha

 Songxanh

Bàn chải đánh răng từ Tre

Hai nhà sáng chế trẻ tại Mỹ dùng tre để chế tạo loại bàn chải đánh răng thân thiện với môi trường.

Toàn bộ nguyên liệu của bàn chải Bogobrush đều có nguồn gốc thiên nhiên. Ảnh: Gizmag.
Toàn bộ nguyên liệu của bàn chải Bogobrush đều có nguồn gốc thiên nhiên. Ảnh: Gizmag.

Phần lớn bàn chải đánh răng hiện này được sản xuất từ nhựa, loại nguyên liệu chỉ phân hủy sau hàng trăm năm. Vì thế, sau khi người ta vứt bàn chải nhựa, chúng tồn tại rất lâu và có thể gây nên nhiều vấn đề môi trường.

Heather và anh John McDougall, hai người con của một nha sĩ tại bang North Carolina, Mỹ, nảy ra ý tưởng chế tạo bàn chải đánh răng có khả năng phân hủy trong thời gian ngắn. Họ chọn tre, một loại nguyên liệu dồi dào, để chế tạo bàn chải mang tên Bogobrush, Gizmag đưa tin.

Chị em nhà McDougall dùng nguyên liệu thực vật để chế tạo lông bàn chải Bogobrush. Thời gian phân hủy hoàn toàn của nylon nhân tạo thường là 30 tới 40 năm, trong khi nylon thực vật phân hủy trong vòng một năm.

Để quảng bá sản phẩm, hai nhà sáng chế cam kết rằng họ sẽ áp dụng chính sách “bán một tặng một”, nghĩa là họ bán được bao nhiêu bàn chải thì sẽ tặng bấy nhiêu chiếc.

“Chúng tôi cảm thấy phấn khởi khi nghĩ tới viễn cảnh tặng bàn chải Bogobrush cho những người thực sự cần chúng”, cô Heather McDougall phát biểu.

Bàn chải Bogobush sẽ xuất hiện trên thị trường Mỹ từ năm 2013 với giá 10 USD mỗi chiếc. Hiện tại Bogobrush, tên của công ty sản xuất bàn chải do anh em nhà McDougall sáng lập, đã chấp nhận đơn đặt hàng trên mạng.

Songxanh


Sản xuất sạch hơn giúp làng nghề truyền thống phát triển bền vững

Hiện nay, ô nhiễm môi trường tại các làng nghề truyền thống trên cả nước là một vấn đề rất đáng lo ngại. Nhiều năm qua, các làng nghề truyền thống hoạt động với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mang tính chất hộ gia đình, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp. Hầu hết, các làng nghề đều chưa có hệ thống xử lý chất thải, nước thải, trong khi nhận thức của người dân làng nghề về BVMT còn hạn chế… Để các làng nghề truyền thống phát triển bền vững, một trong những giải pháp mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn là áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn (SXSH).
Theo Báo cáo kết quả giám sát về môi trường của khu kinh tế, làng nghề trong năm 2011, cả nước có hơn 3.000 làng nghề, trong đó có hơn 1.200 làng nghề truyền thống, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho hàng chục triệu lao động nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của các làng nghề đã và đang tạo ra những áp lục lớnđối với chất lượng môi trường tại các vùng nông thôn. Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến cho rằng, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề cần áp dụng tổng hợp các giải pháp quản lý: Hoàn thiện khung pháp lý về BVMT làng nghề; Quy hoạch môi trường làng nghề; Quan trắc, kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề; Giáo dục nâng cao nhận thức… đặc biệt là áp dụng SXSH. Vì thế, SXSH đã và đang là một trong những giải pháp giúp cải thiện chất lượng môi trường tại các làng nghề.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có trên 90 làng nghề, thu hút 130.000 lao động: Làng nghề đúc đồng Tống Xá; Gỗ mỹ nghệ La Xuyên; Cơ khí Xuân Kiên, Vân Chàng, Đồng Côi; Sơn mài Cát Đằng… Nhiều làng nghề trong số đó đang ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, điển hình là các làng nghề: Mây tre đan Yên Tiến (Ý Yên); Cơ khí Đồng Côi (Nam Trực). Tại các làng nghề sản xuất cơ khí như Vân Chàng, Đồng Côi, các cơ sở sản xuất của các làng nghề sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất như: axít, sút, dung dịch mạ, dung môi hữu cơ, sơn màu…, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề. Theo kết quả quan trắc tại các làng nghề trên, những thông số BODs, COD, tổng N và tổng p đều vượt ngưỡng cho phép, đặc biệt là NH3 vượt từ 1,5 – 13 lần.
Trước những thách thức trên, các cơ quan chức năng của tỉnh Nam Định đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, đặc biệt là đầu tư, cải tiến công nghệ, thực hiện SXSH, nhằm BVMT, nâng cao hiệu suất lao động và tiết kiệm chi phí…
Một mô hình áp dụng SXSH thành công tại Nam Định đang là điểm sáng cho các làng nghề truyền thống của tỉnh, đó là làng nghề Đồng Côi, với nghề cơ khí mạ truyền thống. Làng nghề hiện có hơn 10 cơ sở sản xuất, phần lớn đều chưa có hệ thông xử lý nước thải, công nghệ lạc hậu. Trong quá trình sản xuất, nước thải của hoạt động mạ chứa nhiều hóa chất độc hại và kim loại nặng, gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng nghề.
Để giải quyết bài toán ô nhiễm, với sự hỗ trợ của Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường), giải pháp SXSH tại một số cơ sở sản xuất của làng nghề được thực hiện thông qua việc lắp đặt thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải sau mạ. Dòng nước thải chứa kiềm, axít và crôm được dẫn vào 2 bể khác nhau. Bể chứa axít và crôm, sử dụng lớp phôi xỉ sắt để khử crôm 6 thành crôm 3. Nước thải sau khi qua hai bể chứa được tập trung vào bể điều hòa để ổn định và điều hòa lưu lượng nước thải. Khi đưa sang thiết bị hợp khối, nước thải được bổ sung dung dịch kiềm để điều chỉnh độ pH và kết tủa kim loại có trong nước thải, sau đó chảy sang ngăn lắng để tách bùn. Nước thải sau khi thu về bể chứa được bơm tiếp sang thiết bị lọc nổi để giữ lại các chất hữu cơ hòa tan, các chất màu còn lại trong dòng thải. Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn được thu vào bồn chứa nước sạch để sử dụng lại. Bùn thải lắng tại đáy thiết bị hợp khối được hút sang sân phơi bùn. Sau một thời gian lắp đặt hệ thống xử lý nước thải mới, môi trường sản xuất tại các cơ sở sản xuất của làng nghề được cải thiện rõ rệt. Các thông số môi trường trong nước thải sản xuất như BODs, COD, kim loại nặng… đều ở tiêu chuẩn cho phép, nước thải sau xử lý đã không còn mùi khó chịu. Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tại Đồng Côi đã giúp các cơ sở sản xuất tiết kiệm được lượng nước sử dụng, trong khi chi phí vận hành thấp, dễ sử dụng, giúp giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Theo ông Hoàng Trọng Nghĩa, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVMT Nam Định, việc áp dụng SXSH với các doanh nghiệp của làng nghề Đồng Côi là một hướng đi thiết thực và có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng SXSH, các doanh nghiệp phải đảm bảo quản lý tốt nội vi, bao gồm các hoạt động: Bảo trì máy móc, thiết bị, định kỳ; Kiểm tra đường ống, tránh hiện tượng rò rỉ hóa chất; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung; Xử lý nước thải riêng cho từng công đoạn; Lắp đặt hệ thống thông gió cục bộ; Thay thế thiết bị rửa. Đồng thời, giảm nồng độ hóa chất trong công đoạn tẩy rửa.
Thành công từ việc thực hiện SXSH tại làng nghề Đồng Côi (Nam Định) đã mở ra hy vọng “xanh hóa” các làng nghề sản xuất cơ khí nói riêng và các ngành nghề khác nói chung. Đây là con đường mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn có thể lựa chọn, để giải quyết được các vấn đề về môi trường mà lại đạt được hiệu quả kinh tế, nhất là trong thời điểm khó khăn hiện nay.
Songxanh

Gạch làm từ Giấy

Mới đây các nhà khoa học tại ĐH Jaen của Tây Ban Nha đã nảy sinh ý tưởng biến giấy thải thành những viên gạch dùng trong xây dựng.

Để tạo ra sản phẩm đặc biệt hữu dụng này, đầu tiên các nhà nghiên cứu phải tập hợp chất thải cellulose và một loại bùn còn sót lại sau quá trình sản xuất giấy tại các nhà máy. Những chất này sẽ được trộn với đất sét sau đó nén lại thành thanh dài hình chữ nhật. Chúng sẽ được cắt thành các viên gạch và nung lên.

Gạch giấy có đặc tính cách nhiệt tốt (Ảnh: Gizmag)
Theo các nhà khoa học, loại gạch đặc biệt này không cần nung lâu như gạch truyền thống. Nếu chúng được sản xuất đại trà và đưa vào thực tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí năng lượng và sản xuất. Ngoài ra, nhà xây bằng loại gạch này cách nhiệt rất tốt do đặc tính dẫn nhiệt thấp của vật liệu.Tuy nhiên, sức chịu lực cơ học của gạch giấy chưa cao chính là hạn chế lớn nhất của sản phẩm. Các nhà khoa học hy vọng có thể khắc phục nhược điểm trên bằng cách thêm các chất thải từ quá trình sản xuất bia, dầu ô liu hoặc dầu diesel…

Songxanh

Sáng chế máy gặt từ phế liệu

Những phế liệu được ông Trương Minh Hải lắp ghép một cách khoa học thành chiếc máy gặt lúa đời mới “có một không hai”.

Ông Trương Minh Hải sinh năm 1958, trong một gia đình làm nông tại xã Thạch Môn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Tham gia làm công nhân thủy lợi một thời gian thì đến năm 1971, ông chuyển về làm ở xưởng xẻ cưa. Ngay từ những ngày ấy ông đã biến chiếc cưa thông thường, hiệu quả thấp thành máy tời cưa CD chỉ cần một người điều khiển.


Từ đống phế liệu ông đã chế tạo ra chiếc máy gặt lúa mới lạ

Đến năm 1991 ông về hưu nhưng sự đam mê kỹ thuật vẫn thôi thúc ông theo đuổi nghiệp cơ khí. Từ sau khi nhận sổ hưu, ông dồn toàn số tiền có được mở một xưởng sửa chữa xe máy ở ngõ số 9, đường Xuân Diệu, TP Hà Tĩnh. Trong quá trình sửa chữa xe máy ông đã thu được cho mình những bộ phận hỏng của xe. Vào tháng 2/2010, tình cờ trong một lần có người nhờ sửa hộ máy gặt do nhà máy Bông Lúa ở Sài Gòn sản xuất bị hỏng, ông đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thuật chiếc máy. Đêm đó trong đầu ông đã nảy sinh ý tưởng: “Tại sao mình không tự chế ra một chiếc máy cải biến nhược điểm của chiếc máy hiện tại”. Xuất thân từ nông dân, lớn lên từ đồng ruộng nên ông nhận thấy trên cả nước nói chung cũng như Hà Tĩnh nói riêng chưa có loại máy gì hỗ trợ hiệu quả cho người nông dân. Nghĩ là làm, không lâu sau đó ông đã bắt tay vào việc thu thập những phế liệu có trong nhà mình và đi mua thêm ở những cửa hàng sắt vụn của xe Honda như: động cơ, hộp số, xích…
Đầu năm 2011, sau nhiều lần suy nghĩ ông đã quyết định sản xuất máy gặt sử dụng động cơ xe máy cũ. Ban ngày ông sửa xe máy, ban đêm ông tranh thủ gia công sản xuất máy gặt. Khoảng 3 tháng sau ông đã hoàn thành các chi tiết và có có một chiếc máy hoàn chỉnh. Máy đã hoàn thiện nhưng không ai dám cho ông chạy thử vì họ sợ hỏng lúa. Giữa lúc đó có người bạn cùng quê ở Thạch Môn đã đồng ý cho ông chạy thử chiếc máy của mình. Lúc đầu, do trục trặc kỹ thuật máy không hoạt động được nhưng sau khi sửa xong, chiếc máy đã gặt được một mẫu chỉ trong vòng ba tiếng đồng hồ trước sự ngỡ ngàng của nhiều người chứng kiến. So với máy Bông Sen, máy của ông năng suất gấp đôi, thời gian được rút ngắn từ 10 – 15 phút /sào, và chỉ tiêu hao 4 – 5 ngàn đồng tiền xăng. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi mà chính ông cũng không hề nghĩ tới.

Không ngừng sáng tạo

Khi gặt xong trải lúa ra thành hàng bà con lại phải dồn lúa lại bó tốn rất nhiều thời gian. Thấy vậy, ông lại tiếp tục nghiên cứu máy gặt thứ 2. Loại máy này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, nguyên liệu chủ yếu cũng từ phế liệu. Ông đã chế tạo thêm bộ phận mà khi máy gặt được khoảng từ 2 đến 3m thì tự gom lúa lại một lần. Người dân chỉ việc đi bó lại chứ không cần dồn như chiếc máy trước. Thành công đó đã được bà con ở xã Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên công nhận. Sáng chế của ông đã thành công phần nào nhưng ông vẫn trăn trở mới, đó là sau vụ mùa lúa máy lại nằm im. Từ đó ông nảy sinh ý tưởng đầu tư chế tạo thêm bộ để gieo hạt tự động. “Nghe có vẻ phi lý nhưng tôi đã làm được điều đó. Sau khi gieo thử, hạt lúa mầm đã được gieo thẳng hàng nhưng độ đều và độ găm sâu chưa đạt”, ông Hải nói. Đây là ý tưởng mới đang được ông thử nghiệm và cải tiến giúp nông dân tiết kiệm được thời gian, công sức.

 Theo Songxanh