Môi Trường Xanh
Môi trường xanh-Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Vay Tien
”Môi trường xanh” nghĩa là gì?”Cuộc sống xanh” nghĩa là gì?
Là môi trường ổn định về khí hậu mà theo mình thì nó nên là mùa thu vì đó là mùa sống rất dễ chịu hơn nữa bạn biết đấy mỗi khi chuyển mùa trẻ con và người già khổ lắm, tiếp đó phải là một môi trường có thể sạch sẽ hết mức có thể và sự sạch sẽ này phải toàn thể chứ không phải cục bộ để mọi người ai cũng có thể tận hưởng nó không mất tiền, môi trường xanh là môi trường có thể gợi cho con người ta hướng về thiên nhiên,làm cho con người yêu thích thiên nhiên và cảm thấy sự nghỉ ngơi ,bình yên và vĩ đại mỗi khi được gần nó.bên tây người ta làm rất tốt cái này(những con đường trồng đầy cây cối, những hồ nước rộng và trong trong một thành phố,những cánh đồng mà sự đẹp đẽ của nó mình không thể tả hết bằng lời được…)
cuộc sống xanh theo mình quan niệm thì đơn giản thôi , đó là cuộc sống con người biết trân trọng ,ý thức được vai trò của mình với thiên nhiên và ngược lại,là cuộc sống con người hòa cùng thiên nhiên ,sống cùng thiên nhiên trong sự vui vẻ và hãy biết xây dựng cuộc sống đó sao cho nó thật đẹp không bị những tác động của công việc,toan tính vật chất làm ảnh hưởng.có vẻ đơn giản và buồn ngủ quá phải không?
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển nền Kinh tế Xanh mà không phải quốc gia nào cũng có được
Năm 2012, Liên Hợp Quốc lấy chủ đề cho Ngày Môi trường Thế giới là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của bạn”. Việc chọn chủ đề này nhằm phản ánh nhận thức sâu rộng đối với Kinh tế Xanh như là bước đi tiếp theo hướng tới thế kỷ XXI bền vững.
Quan trọng hơn, khi mà các quốc gia trên thế giới đang vực dậy sau khủng hoảng kinh tế, chủ đề này nhấn mạnh sự cần thiết rằng, nền Kinh tế Xanh không chỉ mang ý nghĩa bao quát mà còn mang lại những kết quả tích cực cho sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội và sự tiến bộ trong quản lý môi trường.
Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống, tạo việc làm và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường và những thiếu hụt sinh thái. Trong nền Kinh tế Xanh, sự tăng trưởng kinh tế phải gắn với giảm phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái.
Thực tế, kể từ khi thuật ngữ “Kinh tế Xanh” được công nhận năm 2008 thì chỉ 1 năm sau, theo tính toán của UNEP, cộng đồng EU và Mỹ đã tạo ra 2 – 3,5 triệu việc làm khi xây dựng các tòa nhà xanh, Trung Quốc tạo nên 10 triệu việc làm trong lĩnh vực tái chế và năng lượng tái tạo với doanh thu 17 tỷ USD/năm. Và Brazil – quốc gia Nam Mỹ đi đầu trong việc xây dựng một nền Kinh tế Xanh có ngành công nghiệp tái chế với nguồn thu 2 tỷ USD/năm, đồng thời giảm 10 triệu tấn khí nhà kính thải ra môi trường.
Đấy là tại những nước và khu vực phát triển, còn ở nhóm nước đang phát triển, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Kinh tế Xanh như xây dựng, năng lượng, vận tải có thể lên tới 563 tỷ USD vào năm 2030 cùng với 100 tỷ USD để thích nghi với biến đổi khí hậu.
Những thống kê này cho thấy, “gieo mầm” Kinh tế Xanh, tạo nên tăng trưởng xanh là chiến lược cho phát triển bền vững ở tương lai.
Bên cạnh đó, thực tiễn tại các nước cũng cho thấy rằng, việc thúc đẩy tăng trưởng xanh hay quá trình chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh tạo ra tiềm năng lớn để đạt được phát triển bền vững và giảm nghèo đói với tốc độ chưa từng thấy. Riêng đối với các nước đang phát triển, tăng trưởng xanh còn tạo đà cho một bước nhảy vọt để phát triển kinh tế mà không theo con đường phát triển kinh tế “Ô nhiễm trước, xử lý sau”.
So với nhiều nước trên thế giới, Việt Nam hội tụ nhiều lợi thế để phát triển Kinh tế Xanh. Việt Nam có vị trí địa lý nằm trung tâm châu Á, một châu lục được đánh giá là đang và sẽ phát triển năng động nhất thế giới. Chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, nền nông nghiệp phát triển với nhiều sản phẩm đứng trong Top 5 thế giới. Việt Nam có nền chính trị ổn định, xã hội thân thiện, thuần nhất và người dân ôn hòa. Đây là những lợi thế mà không phải quốc gia nào cũng có được.
Tuy nhiên, để hướng tới sự phát triển này, Việt Nam phải khắc phục những hạn chế về trình độ phát triển, công nghệ sản xuất, trình độ phát triển khoa học cũng như thể chế pháp luật… Bên cạnh đó, nhận thức và năng lực của toàn hệ thống (con người, cơ sở hạ tầng, tài chính và thể chế) cũng cần thay đổi nhằm xóa bỏ thói quen cũ trong sản xuất và quản lý.
Theo các chuyên gia, đứng trước thời cơ mới, Việt Nam cần phát huy các lợi thế so sánh, khắc phục các yếu kém để phát triển đất nước. Phương thức tăng trưởng xanh là con đường tốt nhất để giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển trong thời gian tương đối ngắn, nhờ sử dụng hiệu quả nội lực và toàn cầu hóa.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: Mục tiêu hướng tới chất lượng tăng trưởng của Việt Nam sẽ tập trung phát triển những ngành có lợi thế cạnh tranh, có sử dụng công nghệ cao để từng bước nâng cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế.
Điều này thể hiện trong Dự thảo chiến lược Tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soản thảo. Chiến lược nêu rõ “Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực tiễn tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ vài cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Như vậy, tăng trưởng xanh là phù hợp với chiến lược dài hạn của Việt Nam và định hướng phát triển bền vững nói chung, phù hợp với những lợi thế so sánh mà Việt Nam cần phát huy trong thế giới toàn cầu hóa.
Những Bài Liên Quan: Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh – Vay Tien