Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp – Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Trong quá trình hội nhập, sự nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua các họat động chuyển giao công nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những hình thức chuyển giao công nghệ hiệu quả nhất đó chính là việc kí kết các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp bao gồm 2 dạng đó là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong đó chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác còn chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Có thể nói việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hay nói một cách khác là cấp li-xăng quyền sở hữu công nghiệp là một trong những phương pháp hữu hiệu để chủ sở hữu quyền khai thác quyền này của mình cũng như để bên nhận phát triển công việc kinh doanh của mình dựa trên những lợi thế của quyền sở hữu công nghiệp được li-xăng.

Nói đến việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa chuyển giao đối tượng sở hữu công nghiệp với chuyển nhượng quyền thương mại, về cơ bản, 2 hoạt động này có những điểm tương đồng với nhau, đó là có chung phạm vi về đối tượng chủ yếu  là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.  Thế nhưng, điểm khác nhau đầu tiên là, nếu như hoạt động chuyển giao quyền sử dụng hay nói cách khác là li xăng chỉ dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì ở nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của việc chuyển giao, bên cạnh đó còn là sự chuyển giao về cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh… Như vậy, phạm vi đối tượng của nhượng quyền thương mại là rộng hơn rất nhiều so với hoạt động li-xăng. Nếu như trong hoạt động li-xăng, cái mà các bên nhận li-xăng hướng tới là nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức, nội dung sản phẩm, thì trong hoạt động nhượng quyền thương mại, mục tiêu mà các bên hướng tới là nắm giữ và vận hành một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hoá, cũng như các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận.

Thực tế tại Việt Nam, số lượng đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có chiều hướng gia tăng trong một vài năm gần đây. Đối với tỉnh Lào Cai, cũng đã bắt đầu xuất hiện 1 số các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, Công ty TNHH Nông dược bản H’Mông Sa Pa – một doanh nghiệp đang kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực chính là chế biến các sản phẩm dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên tại Sa Pa  là một trong những doanh nghiệp đó.

Bên cạnh chuyển giao quyền về nhãn hiệu như Công ty TNHH Nông dược bản H’Mông Sa Pa thì việc đầu tư vào các dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại  cũng được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Với các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao, tăng thêm tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, có một điểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý tới đó là để việc chuyển giao quyền các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện một cách hợp pháp thì cần phải đăng ký hợp đồng chuyển giao các đối tượng đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo quy định của Luật thì cần lưu ý một số những hạn chế khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp phải chịu những hậu quả không đáng có khi thực hiện chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp mà chưa ký kết hợp đồng chuyển giao.

Như vậy, việc chọn hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hay chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp có lẽ hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích cũng như nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên mỗi hình thức sẽ đều mang đến cho doanh nghiêp những lợi ích nhất định. Hy vọng rằng trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp hơn nữa thành công trong kinh doanh thông qua hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp./.

Cao Thị Hương – Trưởng phòng Quản lý Chuyên ngành

Theo laocai.gov.vn

 

BKMech một lần nữa thành công với máy công cụ điều khiển số

Công ty TNHH Cơ điện tử Bách Khoa (BKMech) vừa giới thiệu chủng loại máy phay CNC cao tốc hoàn toàn mới. Đây cũng là loại máy lần đầu tiên do Việt Nam chế tạo thành công, có kết cấu kiểu cầu trục với tốc độ quay của trục chính vô cấp và có thể đạt tới 24000 vòng/phút và tốc độ dịch chuyển lên đến 30 m/ph.

 

Máy phay CNC cao tốc của BKMech được hoàn thiện với sự hợp tác của Công ty Nhựa Hà Nội và Công ty Kim khí Thăng Long trong việc gia công chi tiết

Được biết, máy phay CNC cao tốc là kết quả của đề tài khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy phay CNC cao tốc”, được triển khai từ tháng 3/2009. So với loại máy gia công phay thông thường, máy phay cao tốc này giúp giảm hẳn thời gian gia công, trung bình tiết kiệm khoảng 20% – 40% do tốc độ cắt cao hơn. Đặc biệt, do độ chính xác, chất lượng bề mặt gia công rất cao nên sau khi gia công không cần phải đánh bóng hoặc gia công nguội. Vì thế loại máy phay này đặc biệt thích hợp cho việc gia công sản phẩm phức tạp như các chi tiết có chiều sâu lớn, sản phẩm có thành mỏng (ví dụ thành trong cánh máy bay)… bắt buộc phải được gia công với tốc độ cao. Ngoài ra, máy còn có thể gia công các vật liệu có độ cứng cao, giảm nhiệt cắt và ứng xuất tập trung. Với những ưu điểm đó, các chi tiết được sản xuất từ máy CNC cao tốc có thể đạt được độ chính xác với hàm lượng giá trị gia tăng cao mà các thiết bị CNC thông dụng và quy trình công nghệ cũ sẽ không đạt được.

Hình ảnh kết cấu máy phay CNC cao tốc

KS.Vũ Đình Minh-Giám đốc dự án Công ty BKMech, chủ nhiệm đề tài máy phay CNC cao tốc cho biết: “Sản phẩm được triển khai hơn 1 năm, nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia của Tập đoàn Schaeffler (Đức) trong việc xây dựng mô hình, tính toán cơ khí và lựa chọn các thiết bị phù hợp. Tuy nhiên, ban đầu nhóm tác giả phải đương đầu với thử thách rất lớn là để đạt được tốc độ quay và tốc độ chạy dao cao đòi hỏi máy phải có kết cấu vững chãi và cần kiểm soát tốt các vấn đề điều khiển tự động”. Nhưng đến nay, BKMech hoàn toàn yên tâm vì đã sở hữu được sản phẩm máy phay CNC cao tốc có cấu hình tương đương với mẫu máy SD543 của hãng Sister (Đài Loan), anh Minh cho biết thêm.
Thành công của máy phay CNC cao tốc không những đã đánh dấu một mốc quan trọng nữa trong việc nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm về máy công cụ điều khiển số của BKMech, mà nó còn có nhiều lợi ích khác.

So với các sản phẩm cùng loại khác của nước ngoài được phân phối tại Việt Nam, máy phay CNC cao tốc có lợi thế cạnh tranh tốt. Giá chỉ bằng khoảng 50% so với nhập khẩu từ Đài Loan, hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ sau bán hàng trong nước, khách hàng sẽ được tư vấn và lựa chọn cấu hình máy phù hợp với chủng loại sản xuất, được đào tạo vận hành và tư vấn công nghệ chế tạo sử dụng máy phay CNC cao tốc để khai thác tối đa thiết bị. Với chất lượng tương đương sản phẩm của Đài Loan (sản phẩm hiện nay được các doanh nghiệp Việt Nam ưu dùng), loại máy phay này đảm bảo cung cấp các sản phẩm công nghệ cao cho ngành Cơ khí chế tạo, góp phần nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước. Tiết kiệm được nhiều ngoại tệ cho Nhà nước cũng là một lợi thế lớn do hàng năm, Việt Nam phải bỏ ra nhiều tỷ đồng để nhập máy công cụ và phụ tùng phụ trợ.
Một tác động không nhỏ đối với ngành giáo dục nước ta, đó là hiện tại, các trường dạy nghề đang bị hạn chế rất nhiều trong việc đào tạo chuyển giao công nghệ cho các giáo viên do phải mời chuyên gia nước ngoài (thường chỉ khoảng 3-5 ngày, tài liệu toàn bằng tiếng Anh, không có giáo trình giảng dạy chuyên dùng,… ) đã làm cho các giáo viên ngại sử dụng, với các sinh viên lại càng khó tiếp cận.

Theo BKMech.

Chợ công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam 2012

Nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh giao dịch mua bán công nghệ tiên tiến, xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH&CN, đồng thời tăng cường trao đổi hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là các nước ASEAN + 3, EU, Nga, Mỹ, Bộ khoa học và công nghệ phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam 2012 (International Techmart Vietnam 2012).

Thời gian tổ chức: từ ngày 20-23 tháng 9 năm 2012.

Địa điểm: Trung tâm triển lãm Quốc tế ICE, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội

Chợ công nghệ và thiết bị Quốc tế Việt Nam 2012  là Techmart Quốc tế đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó ưu tiên các lĩnh vực công nghệ phục vụ triển khai các chương trình Quốc gia của Việt Nam như chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia, chương trình phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm Quốc gia, chương trình phát triển công nghệ cao, chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ, chương trình phát triển năng lượng tái tạo,…

International Techmart Vietnam 2012 dự kiến sẽ có khoảng 600 đơn vị tham gia trong đó có 100 gian hành của nước ngoài.

Đối tượng tham gia gồm: Các tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam và nước ngoài (Viện nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ; trường đại học, cao đẳng và học viện; doanh nghiệp khoa học và công nghệ); các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài; các tổ chức, tập thể, cá nhân có nhu cầu mua, bán công nghệ và thiết bị.

Các công nghệ và thiết bị (CN/TB) tham gia phải đáp ứng một trong những tiêu chí: CN/TB là kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, của các tập thể và cá nhân đã được kiểm nghiệm, ứng dụng thành công; CN/TB đã hoàn thiện, sẵn sàng để chuyển giao; CN/TB đảm bảo chất lượng, giá rẻ hơn so với ngoại nhập; CN/TB đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ; CN/TB của nước ngoài giới thiệu tại International Techmart Vietnam 2012 phải có chất lượng cao, giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu trong nước.

Những hoạt động chính của International Techmart Vietnam 2012 đó là: Trưng bày, giới thiệu công nghệ, thiết bị, sản phẩm KH&CN tại các gian hàng; Giao dịch, thương thảo, ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ; Tư vấn về khoa học và công nghệ; Hội thảo và giao lưu; Thuyết trình, giới thiệu công nghệ, thiết bị và sản phẩm mới; trao tặng cúp vàng International Techmart Vietnam.

Các tổ chức và cá nhân có công nghệ và thiết bị  tiên tiến sẽ được các Hội đồng chuyên nghành và Hội đồng xét thưởng xem xét và khen thưởng cúp vàng Techmart Vietnam dựa trên các tiêu chí: Chất lượng và trình độ công nghệ (tính mới; tính sáng tạo; hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, xã hội; mức độ sẵn sàng chuyển giao và tiếp nhận); Số lượng hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết tại Techmart; hình thức trưng bày, giới thiệu công nghệ, thiết bị tại gian hàng.

Đây là sự kiện KH&CN quan trọng năm 2012 nhằm phát huy hội nhập Quốc tế về Khoa học công nghệ và công nghệ phục vụ phát triển nhanh và bền vững kinh tế xã hội.

 

Những Bài Liên Quan:  Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh – Vay Tien

 

Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Moi Truong Xanh-Vay Tien 

NTP

Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn

Kể từ khi khái niệm “Sản xuất sạch hơn” (UNEP) lần đầu tiên được giới thiệu vào nước ta năm 1995, đến nay khái niệm này đã được nhiều người biết đến hơn. Việc hiểu và nắm rõ phương pháp luận này là yếu tố then chốt đảm bảo cho công tác triển khai thực hiện SXSH tại địa phương hay tại doanh nghiệp. Yêu cầu quảng bá rộng rãi  khái niệm hay phương pháp luận này cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp đến năm 2020.

Dưới đây xin trình bày tổng quan về phương pháp luận này.

Sản xuất sạch hơn là gì?

UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn là. việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.

Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.

Đối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ

Mục tiêu của sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm. Để đạt được điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng như thiết bị sản xuất hay yêu cầu một Đánh giá về sản xuất sạch hơn.

Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là:

•           Giảm thiểu chất thải;

•           Phòng ngừa ô nhiễm; và

•           Năng suất xanh.

Về cơ bản, các khái niệm này đều giống với sản xuất sạch hơn; đều cùng có ý tưởng cơ sở là làm cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.

Sản xuất sạch hơn và kiểm soát ô nhiễm

Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí thải, nước thải hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như ISO14000.

Các giải pháp về sản xuất sạch hơn

Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp sản xuất sạch hơn có thể được chia thành các nhóm sau:

•           Giảm chất thải tại nguồn;

•           Tuần hoàn

•           Cải tiến sản phẩm.

Giảm chất thải tại nguồn

Về cơ bản, ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm.

Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn. Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể dược thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng dể tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.

Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.

Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.

Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.

Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện dại và có hiệu quả hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác.

 

Tuần hoàn

Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.

Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập “chất thải” và sử dụng lại cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại nước giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.

Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) “các dòng thải” dể có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá hay làm các chất độn thực phẩm.

 

Thay đổi sản phẩm

Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng cơ bản của sản xuất sạch hơn.

Đổi mới sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp dậy kim loại đã được sơn bằng một cái nắp dậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì dã tránh được các vấn dề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp dậy dó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng.

 

Cải tiến bao gói có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải pháp này là sử dụng bìa cac-tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các vật dễ vỡ.

Lợi ích của Sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé, tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%!

Tại sao vậy ? Các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là doanh nghiệp đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn.

Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng:Do giá thành ngày một tăng của các nguyên liệu sử dụng cũng như hiện trạng ngày càng khan hiếm nước, không một doanh nghiệp nào có thể chấp nhận việc thải bỏ các tài nguyên này dưới dạng chất thải. Nước và năng lượng là đặc biệt quan trọng, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng với khối lượng lớn.

Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn: Các cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trường và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều được nhìn nhận từ góc độ môi trường. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình ảnh môi trường có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

Các cơ hội thị trường mới và được cải thiện: Việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các vấn đề môi trường đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, khi bạn đã có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch hơn, bạn sẽ có thể mở ra đựoc nhiều cơ hội thị trường mới và sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn và có thể bán ra với giá cao hơn.

Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ như ISO14001, hoặc các yêu cầu của thị trường như nhãn sinh thái.

Thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn sẽ giúp cho việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường như ISO 14001 dễ dàng hơn.

 

Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn: Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Không cần phải nhắc lại, một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ được cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.

Môi trường làm việc tốt hơn: Việc nhận thức ra tầm quan trọng của một môi trường làm việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong số các công nhân. Bằng cách đảm bảo các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn, bạn có thể làm tăng ý thức của các cán bộ, đồng thời xây dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được khả năng cạnh tranh.

Tuân thủ luật môi trường tốt hơn: Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên nagỳ một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn. Sản xuất sạch hơn dẫn dến việc giảm chất thải, giảm lượng phát thải và thậm chí giảm cả độc tố theo qui luật vòng tròn.

Đánh giá sản xuất sạch hơn là gì?

Đánh giá SXSH  là các hoạt động được tiến hành nhằm xác định các khả năng có thể mang lại hiệu quả cho cơ sở sản xuất; được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp hoặc do cơ quan tư vấn hỗ trợ. Việc đánh giá SXSH thường tập trung vào trả lời các câu hỏi:

•           Các chất thải và phát thải Ở ĐÂU sinh ra ?

•           Các chất thải và phát thải phát sinh do NGUYÊN NHÂN nào?

•           Giảm thiểu và loại bỏ các chất thải và phát thải trong doanh nghiệp NHƯ THẾ NÀO?

Đánh giá sản xuất sạch hơn là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc sản phẩm.

Quá trình đánh giá SXSH  được chia thành sáu bước là:

1. Khởi động;

2. Phân tích các công đoạn sản xuất;

3. Phát triển các cơ hội SXSH;

4. Lựa chọn các giải pháp SXSH;

5. Thực hiện các giải pháp SXSH;

6. Duy trì SXSH.

Sáu bước này  phân ra thành 18 nhiệm vụ, cụ thể như sau:

 

Các trở ngại khi thực hiện SXSH

Những điều suy diễn về sản xuất sạch hơn

Có rất nhiều điều suy diễn về sản xuất sạch hơn. Tất cả những suy diễn sau là sai:

•           Sản xuất sạch hơn chỉ thích hợp với các doanh nghiệp lớn;

•           Sản xuất sạch hơn đòi hỏi đầu tư lớn;

•           Sản xuất sạch hơn yêu cầu công nghệ hiện đại; và

•           Sản xuất sạch hơn có tiềm năng hạn chế.

Các suy nghĩ cản trở sản xuất sạch hơn

Sản xuất sạch hơn sẽ cải thiện cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên sự cải thiện này yêu cầu một số thay đổi và có rất nhiều suy nghĩ cản trở sự thay đổi này:

•           Sợ bị xem là ngớ ngẩn;

•           Sợ làm ảnh hưởng đến phương thức truyền thống;

•           Sợ làm một mình;

•           Sợ bị chỉ trích;

•           Sợ bị lợi dụng; và

•           Sợ mắc phải lỗi.

 

Các suy nghĩ sau đã được minh chứng là sẽ “dập tắt”mọi ý tưởng mới

Đừng bao giờ chấp nhận các câu trả lời sau:

•           Để nghĩ sau đã;

•           Chúng tôi đã thử rồi;

•           Bây giờ không phải lúc;

•           Anh/chị không hiểu được vấn đề của chúng tôi;

•           Hãy nói với ông X, đây không phải là việc của tôi;

•           Lý thuyết thì có vẻ hay đấy nhưng sẽ không thực hiện được trong thực tế;

•           Mô hình sản xuất của chúng tôi quá lớn hoặc quá nhỏ;

•           Nó sẽ không làm được với sản xuất của chúng tôi; và

•           Nó không phù hợp với kế hoạch của chúng tôi.

Trên đây là những tóm lược chung nhất về khái niệm SXSH, các nhóm giải pháp và lợi ích doanh nghiệp có thể gặt hái được khi áp dụng SXSH, phương pháp đánh giá SXSH và một số trở ngại khi thực hiện. Hi vọng những tóm lược này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình triển khai thực hiện SXSH./.

 

Những Bài Liên Quan:  Quy Dau Tu – San Xuat Sach – Moi Truong Xanh – Vay Tien

Quy Dau Tu-San Xuat Sach–Moi Truong Xanh-Vay Tien 

Theo sxsh.vn 

Doanh nghiệp cơ khí trước cơ hội đổi mới công nghệ

Sáng ngày 03/08, Cục thông tin KH&CN Quốc gia đã tổ chức thành công buổi hội thảo “Phổ biến thông tin công nghệ, thiết bị mới và cách thức tiếp cận các quỹ hỗ trợ trong và ngoài nước” với sự tham dự của đại diện các đơn vị: Cục TT KHCN, , Viện Cơ khí thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Quỹ phát triển KHCN Quốc gia, Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) và JICA Nhật Bản cùng hơn 20 doanh nghiệp trong ngành cơ khí.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Bà Lê Thị Khánh Vân – Phó Cục Trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư đổi mới công nghệ để đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí trong bối cảnh ngành chế tạo cơ khí trong nước còn nhiều nhược điểm. Thống kê của Viện nghiên cứu cơ khí Việt Nam cho thấy, hiện nay trong các doanh nghiệp cơ khí sử dụng trên 70% máy công cụ vạn năng, tính đồng bộ thấp, sản phẩm cơ khí chủ yếu là hàng gia công, đi cùng theo đó là nguồn nhân lực còn hạn chế, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, cơ chế chính sách ưu đãi của nhà nước còn khó tiếp cận đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ… Bà Lê Thị Khánh Vân cũng đề cao thành công của Viện Cơ khí thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội trong nỗ lực chế tạo thành công máy công cụ CNC “Made in Vietnam”.

Tại hội thảo, PGS. TS. Hoàng Vĩnh Sinh, Trưởng bộ môn GCVL&DCCN(Viện Cơ khí/ĐHBKHN) giới thiệu đến các doanh nghiệp những thành công bước đầu trong việc nghiên cứu và chế tạo máy công cụ điều khiển số (Computerized Numerically Controlled – CNC)  đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam có chi phí cạnh tranh so với các sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Thành công này tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ khí thay thế máy công cụ vạn năng – vốn cho sản phẩm không đồng đều, độ chính xác không cao, năng suất thấp  – bằng máy CNC để tối đa hóa nguồn lực sản xuất.

Tuy đã có giải pháp về công nghệ, nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai đầu tư như thiếu năng lực tài chính và khó tiếp cận nguồn vốn do không đủ khả năng thế chấp, … Chính vì lý do  này, Hội thảo đã giới thiệu đến các doanh nghiệp hai cơ chế hỗ trợ tài chính với các tiêu chí và đối tượng hỗ trợ khác nhau – là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn trong quá trình nghiên cứu cũng như đổi mới công nghệ.

Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh – Tiếp sức cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ

Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên chương trình GCTF cho biết mục tiêu hoạt động của GCTF là thúc đẩy đầu tư trung và dài hạn cho công nghệ sạch hơn nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và đóng góp cho sự phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam. Với các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ, Quỹ sẽ hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư công nghệ sạch hơn với mức bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay (tối đa 500.000 đô la/dự án) và trả thưởng tối đa 25% tổng giá trị khoản vay (tối đa 200.000 đô la/dự án).

Điều này có nghĩa là, với doanh nghiệp đủ điều kiện được Quỹ hỗ trợ, khi cần vay ngân hàng 1 tỉ đồng để thực hiện dự án thì Quỹ sẽ bảo lãnh 50% tổng giá trị vay tương đương với 500 triệu đồng. Sau khi công nghệ mới đã được lắp đặt và vận hành ổn định, doanh nghiệp sẽ tiếp tục được Quỹ trả thưởng tối đa 25% tổng giá trị khoản vay. Một ví dụ thực tiễn là một doanh nghiệp ngành nhựa ở Việt Nam đã thay đổi 2 máy ép thuỷ lực bằng 2 máy ép sử dụng động cơ riêng cho từng bộ phận giúp giảm tiêu hao điện năng cho 1 kg sản phẩm nhựa đạt trên 50%. Doanh nghiệp này đã được hỗ trợ bảo lãnh vay vốn tín dụng và nhận được mức trả thưởng 25%.

Mức trả thưởng sẽ dựa vào tỉ lệ cải thiện môi trường khi áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường vào sản xuất. Tỉ lệ cải thiện môi trường đạt trên 30%, mức trả thường sẽ là 15%. Tỉ lệ trên 50%, mức trả thưởng sẽ là 25%. Ngân sách của GCTF là 5 triệu đô la do SECO (Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ) cấp, trong đó, 3 triệu đô la dành để trả thưởng và 2 triệu đô la dùng cho bảo lãnh.

Các đối tượng chính nhận được hỗ trợ của dự án là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ (nhà hàng/dịch vụ ăn uống, khách sạn/trung tâm hội nghị, trung tâm thương mại, khu vui chơi – giải trí, tòa nhà văn phòng, cơ sở giặt là/nhuộm) có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn. Quy mô của các khoản vay từ 10.000 đến 1 triệu đô la Mỹ.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED)

Bà Ngô Phương Lan – Phó giám đốc điều hành của Quỹ cho biết, NAFOSTED trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện các hoạt động: (1) tài trợ một phần (lên đến 30% tổng kinh phí thực hiện đề tài) cho cá nhân/đơn vị thực hiện đề tài nghiên cứu đổi mới công nghệ; (2) cho vay vốn với mức vay tối đa 70% tổng đầu tư của dự án nhưng không quá 10 tỷ đồng thời hạn không quá 3 năm để thực hiện dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu, đổi mới và chuyển giao công nghệ; (3) bảo lãnh vay vốn tối đa 3 tỷ đồng cho 1 dự án hoặc 4,5 tỷ đồng/doanh nghiệp để thực hiện dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tiêu biểu là dự án “Nghiên cứu, thiết kế, chế tao, lắp ráp, hạ thủy giàn khoan 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” có mức tài trợ lên đến 112,9 tỷ đồng.

Tham gia vào hội thảo còn có JICA – Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản – giới thiệu chương trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức: hợp tác kỹ thuật, đào tạo nghề và kỹ năng quản lý, hỗ trợ tài chính và đặc biệt thực hiện các dự án nhằm tăng cường trách nhiệm của khu vực công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một điểm sáng trước tình trạng thủ tục hành chính ở Việt Nam còn rườm ra, quan liêu.

Các đại biểu tham gia hội thảo đánh giá cao các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp do JICA và các Tổ chức Quỹ mang lại, tuy nhiên có nhiều ý kiến đề nghị nên đơn giản thủ tục hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và cần có các chế tài cụ thể chặt chẽ trong việc giải ngân buộc doanh nghiệp cam kết đạt hiệu quả trong việc sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích; xác định các tiêu chí ưu tiên cụ thể khi doanh nghiệp tham gia chương trình, mở rộng loại hình doanh nghiệp được hỗ trợ…

Quỹ tín dụng xanh

Tiết kiệm năng lượng đi đôi với sản xuất sạch hơn

Đây là chủ đề của hội thảo đã diễn ra vào ngày 20/7/2012 tại Sở Công thương tỉnh Bắc Ninh do Quỹ Ủy thác tính dụng xanh – GCTF phối hợp cùng Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Sản xuất sạch hơn tỉnh Bắc Ninh và Hội làm vườn tỉnh Bắc Ninh tổ chức.

Hơn 40 doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc tỉnh Bắc Ninh đã tới tham dự hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Vững – Phó Chủ tịch Hội làm vườn tỉnh Bắc Ninh nói: “Để đẩy mạnh việc thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, hôm nay, chúng ta về đây cùng nhau tập trung thảo luận để nắm rõ hơn về sản xuất sạch và đầu tư công nghệ sạch hơn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, giữ gìn nâng cao sức khỏe cho lao động và công đồng dân cư, sản xuất mang tính chất sạch và bền vững…”

Đại diện Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh tại Việt Nam, Bà Nguyễn Lê Hằng – Điều phối viên đã giới thiệu cơ chế hỗ trợ tài chính của GCTF giúp các doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới để giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất sạch và thân thiện hơn với môi trường đồng thời giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng hơn 800 doanh nghiệp. Đa số là các doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ thuộc ngành công nghiệp nông thôn, việc đầu tư công nghệ và trang thiết bị mới là rất khó khăn. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này gặp nhiều trở ngại do giá trị thế chấp nhỏ, không có khả năng bảo lãnh tín dụng. Những chính sách hỗ trợ tài chính của Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh là phương án phù hợp để giải quyết khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh.

Với các dự án đầu tư công nghệ sạch hơn, giảm thiểu các tác động đến môi trường, GCTF sẽ bảo lãnh tối đa 50% tổng giá trị khoản vay và trả thưởng tối đa 25% tổng giá trị khoản vay cho các dự án đầu tư công nghệ sạch hơn từ trung đến dài hạn. Ví dụ đơn giản, nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư thay thế dây chuyền sản xuất với giá trị vay tín dụng là 100.000 USD phù hợp với các tiêu chí hỗ trợ của Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh, Quỹ sẽ bảo lãnh 50.000 USD. Sau khi dự án đi vào hoạt động ổn định, GCTF sẽ trả thưởng cho doanh nghiệp 15 – 25% giá trị tín dụng nếu dự án cải thiện tác động môi trường từ 30% trở lên, nghĩa là doanh nghiệp chỉ phải trả nợ ngân hàng là 85.000 USD hoặc 75.000 USD mà thôi.

Kết thúc buổi hội thảo, Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh cùng Hội làm vườn của tỉnh đã đi khảo sát thực tế hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp trong tỉnh. Tại huyện Thuận Thành, đoàn khảo sát đã đến thăm trang trại nuôi lợn Bắc Đẩu. Đây là một trang trại lớn với hơn 3.500 con trên diện tích 4 ha. Doanh nghiệp có dự kiến ứng dụng công nghệ Biogas để phát điện thay thế điện lưới sử dụng trong chế biến thức ăn gia súc. Khác Bắc Đẩu, doanh nghiệp sợi tơ tằm của bà Ngừng thuộc huyện Tiên Du muốn đầu tư máy se sợi công nghệ mới để tiết kiệm điện năng, tăng năng suất lao động và giảm tiếng ồn. Theo đánh giá sơ bộ của Quỹ, đây đều là các dự án có tính khả thi.

Tiết kiệm năng lượng

Tờ rơi

Tờ rơi

Tờ rơi

1 file
Tờ rơi GCTF
Tờ rơi GCTF
To roi gctf.pdf
564.2 KiB
1078 Downloads
Chi tiết...

Biểu mẫu

Biểu mẫu

Biểu mẫu

2 files
Mẫu Đăng Ký Dự Án GCTF - VN
Mẫu Đăng Ký Dự Án GCTF - VN
Mau dang ky du an GCTF_040214_VNs.doc
152.5 KiB
426 Downloads
Chi tiết...

GCTF hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam

Quỹ Uỷ thác tín dụng xanh do Chính phủ Thuỵ Sĩ (SECO) thành lập tại Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư các công nghệ sản xuất có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường. Quỹ được vận hành có sự phối hợp của cơ quan tài trợ SECO, Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam và các ngân hàng ACB, TECHCOMBANK và VIB.
 GCTF-Logo
Quỹ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về bảo lãnh tín dụng (50%) và hoàn trả một phần (tới 25%) vốn vay ngân hàng để đầu tư cho công nghệ thân thiện với môi trường tuỳ theo tác động cải thiện môi trường của công nghệ đó.
Triển khai tại Việt Nam, GCTF có 4 phía tham gia là các ngân hàng thương mại Việt Nam (ACB, Techcombank, VIBank), Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC), Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ. Ba ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ đánh giá DN về hiện trạng tài chính, đàm phán, thiết lập điều kiện vay (lãi suất, thời hạn vay, các điều khoản…), giải ngân và thu hồi vốn vay, khai thác khách hàng mới. Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam sẽ thẩm định dự án của DN về mặt kỹ thuật để xác định tính khả thi của dự án, tư vấn cho ngân hàng về tài chính của công nghệ sản xuất sạch hơn trong dự án và các vấn đề tác động đến môi trường, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của dự án để xác định mức trả thưởng. Trung tâm tham vấn tại Thuỵ Sĩ sẽ tư vấn cho VNCPC về kỹ thuật đối với các dự án có giá trị tín dụng trên 100 ngàn USD. Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sĩ  phát hành thư tín dụng, chuyển tiền cho 3 ngân hàng Việt Nam thông qua RBC (Royal Bank of Canada).

Đối tượng của Quỹ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam (vốn điều lệ < 5 triệu USD hoặc< 1000 công nhân) trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, GCTF vẫn hỗ trợ đối với các công ty lớn, đang dẫn đầu trong một lĩnh vực có nhiều DN tương tự quy mô nhỏ hơn đang hoạt động, để có thể nhân rộng mô hình cải thiện môi trường sau khi thành công.

Liên hệ:

VNCPC
Nguyễn Lê Hằng
(04) 3868 4849, ext 14
Mobile: 0912 467 692
ACB
Lê Thị Thường Chiếu
(08) 3929 0999, ext 171
Mobile: 0917 215  679
TECHCOMBANK
Nguyễn Thi Khai Phuong
(04) 3944 6368,ext  2704
Mobile: 0904 369 373
VIBank
Nguyễn Thị Khánh Hoài
(04) 6276 0068, ext 4668
Mobile: 0902 229 449
Theo báo Công thương