Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp nông thôn

 

– Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2012/NĐ-CP về khuyến công thay thế cho Nghị định số 134/2012/NĐ-CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Cùng với việc kế thừa những nội dung tích cực trong Nghị định cũ, một trong những điểm nổi bật nhất của Nghị định mới này là đẩy mạnh sản xuất sạch hơn (SXSH) trong hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn.

Không thể phủ nhận được những hiệu quả của hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn khi tạo ra một lượng công ăn việc làm lớn cho lao động nông thôn, đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng như thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, tuy nhiên, vấn đề tồn tại lớn nhất của hình thức sản xuất này chính là tình trạng ô nhiễm môi trường. Đơn cử như với địa phương được mệnh danh là “đất trăm nghề” như Hà Nội, tình trạng ô nhiễm môi trường nhiều năm qua đã trở thành một trong những vấn đề nổi cộm khi với 272 làng nghề, không khí tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm thường bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn như CO2, NH3, CH4. Không khí tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương… bị ô nhiễm do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh gây phát sinh một lượng lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm bị ô nhiễm do bụi bông, bụi than, hơi hóa chất, xút thải… Không những gây ảnh hưởng đến môi trường, ô nhiễm làng nghề còn khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tại các làng nghề có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các nhóm người trong độ tuổi lao động.

Khi Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) được triển khai tại Việt Nam từ năm 2005 – 2011 với sự hỗ trợ của Chính phủ Đan Mạch, khối làng nghề cũng là một trong những đối tượng ưu tiên thực hiện các hỗ trợ SXSH. Sau 5 năm triển khai, đã có 2 làng nghề được nhận những hỗ trợ từ Hợp phần. Theo thống kê, tiềm năng SXSH tại khu vực này có thể đạt mức 15 – 40% tùy từng ngành nghề cụ thể.

Từ những minh chứng trên, có thể thấy, việc đưa hoạt động SXSH vào Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 về khuyến công là hoàn toàn đúng đắn. Theo ông Phan Văn Bản – Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương: Điểm mới nhất của Nghị định mới này so với Nghị định cũ là bổ sung thêm mục tiêu về chiến lược SXSH vào mục tiêu của hoạt động khuyến công, đó là khuyến khích, hỗ trợ áp dụng SXSH tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; Giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

Vấn đề chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khuyến công cũng có những thay đổi so với Nghị định cũ. Cụ thể, khuyến khích việc trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công, khuyến khích phát triển công nghiệp, quản lý cụm công nghiệp, SXSH với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; Xây dựng, duy trì và phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về khuyến công, SXSH.

Đối với các làng nghề, rào cản lớn nhất của việc áp dụng các giải pháp SXSH chính là vấn đề vốn. Với kinh nghiệm của một địa phương đã có một thời gian triển khai các hoạt động SXSH cho các DN làng nghề, ông Đào Hồng Thái – Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội – đơn vị thực hiện các hoạt động SXSH trên địa bàn Hà Nội cho biết: Các làng nghề có thể thực hiện các giải pháp SXSH đơn giản như thực hiện các giải pháp quản lý nội vi đơn giản, sau đó mới thực hiện các giải pháp thay đổi công nghệ, đòi hỏi mức vốn cao. Đồng thời, để tích cực hỗ trợ cho các DN làng nghề, một điểm quan trọng trong Nghị định mới này là các cơ sở áp dụng SXSH vào sản xuất, xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn sẽ được hưởng những điều khoản ưu tiên của chính sách khuyến công, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động khuyến công. Đây được cho là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm đẩy mạnh hoạt động SXSH tại khu vực này./.

Lan Phương

ven.vn

 

Công nghệ sản xuất bột nghệ sạch đã tách bớt tinh dầu

Xuất phát từ nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi đã kết hợp kinh nghiệm dân gian với khoa học công nghệ để đưa ra công nghệ này.

Chưa đặt vấn đề hỗ trợ chữa bệnh ung thư làm trọng tâm mà là hỗ trợ chữa các bệnh đường tiêu hóa, đường tuần hoàn, đường hô hấp và tác dụng chống viêm bằng bột nghệ vàng đã tách bớt nhựa, tinh dầu, loại bỏ vỏ, giảm cơ bản hàm lượng các bào tử vi khuẩn và nấm mốc, bảo đảm an toàn cho người sử dụng, mặc dù hỗ trợ chữa một số dạng ung thư cũng là khả năng tương đối quan trọng của củ nghệ vàng Curcuma longa L.

 
Thiết bị sấy kiệt bằng năng lượng mặt trời kết hợp bơm nhiệt

Chúng tôi không pha trộn bột nghệ này với đường glucoza và các đường khác vì có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu và cũng không pha trộn với bất kỳ phụ gia thực phẩm nào khác, sản phẩm do đó là 100% từ củ nghệ, cũng không sử dụng hóa chất nào ngoài hơi nước và nước.

Cách tốt hơn để sử dụng bột nghệ là loại bỏ các tạp chất có hại đến sức khỏe ra khỏi củ nghệ và cố gắng không để vi khuẩn, nấm mốc, bụi và các tạp chất bên ngoài lẫn vào bột, giảm thiểu các phản ứng có hại xảy ra trong quá trình chế biến trước khi sử dụng.

Nghệ vàng (Curcuma Longa L.) có chứa hai loại chất chống oxy hóa chính là curcumin và tumeron. Curcumin nằm trong phần chất rắn, thực chất là các curcuminoid bao gồm curcumin, demethoxy curcumin và bis-demethoxy curcumin. Trong ba hợp chất này thì curcumin là đáng quan tâm hơn cả và với các giống nghệ tốt, nó chiếm tới trên 50% tổng số các curcuminoid. Chúng tôi chọn giống nghệ vàng thích hợp mà nhân dân ta gọi là nghệ đỏ, có màu vàng đỏ đậm suốt từ trong ra ngoài củ. Các giống nghệ có màu vàng chanh hoặc chỉ có lõi màu đỏ bị loại bỏ.

Các củ quá nhỏ, non được loại bỏ cùng với các củ cái có vỏ dày. Các củ ngón được rửa và bẻ nhánh thành các đoạn riêng biệt trong quá trình rửa bằng máy, sau đó được đưa tới máy bóc vỏ bần. Sở dĩ phải bóc vỏ vì đây là phần tiếp xúc với hóa chất, phân bón, trứng giun và kim loại nặng nhiều nhất; hàm lượng curcumin cũng rất thấp. Các thiết bị rửa và bóc vỏ đều đảm bảo vệ sinh, không chế tạo bằng thép thường, không bị rỉ.

Phần nhựa bất lợi của củ nghệ là các axit nhựa có thể tan được trong nước. Cần phải loại bỏ phần này vì có mùi hắc, vị đắng và gây tác dụng xấu cho sức khỏe. Chúng tôi đã chế tạo và đưa vào sử dụng thiết bị tẩy nhựa, khử trùng dùng hơi nước từ nồi hơi. Trong quá trình tẩy nhựa, các củ được cung cấp hơi đủ mạnh để chuyển động lơ lửng trong dòng nước sôi trong thời gian dài (từ 3 đến 6 giờ). Vì vậy phần lớn các nhựa bất lợi tan trong nước đều bị loại bỏ. Quá trình này cũng loại bỏ đi phần lớn vi khuẩn, nấm mốc có trong củ tươi.

 
Thiết bị chưng cất tinh dầu nghệ bằng hơi nước quá nhiệt

Toàn bộ thiết bị tẩy nhựa, khử trùng đều được chế tạo bằng thép không rỉ.

Có thể sử dụng xô đa để tẩy nhựa nhanh hơn nhưng chúng tôi không sử dụng vì có thể còn vết hóa chất trong sản phẩm sau khi tẩy nhựa. Mặt khác, xô đa dù có nồng độ thấp vẫn tác dụng với curcumin và các thành phần khác trong bột, vừa làm giảm hàm lượng curcumin, vừa để lại các hợp chất có thể không tan trong nước giữa xô đa với các hợp phần của nghệ.

Máy thái lát bằng thép không rỉ có công suất khoảng 200 kg/giờ nên toàn bộ số củ tươi (1000kg) được thái trong 5 giờ. Các lát có chiều dày tương đối đồng đều, được rải lên các khay chế tạo bằng thép không rỉ có lót vải để đưa vào sấy trong thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời gián tiếp kết hợp với bơm nhiệt. Nhiệt độ sấy vào khoảng 55oC, độ ẩm tương đối của không khí tại đầu vào thiết bị dưới 30%, đảm bảo sấy nhanh mà không gây ra các biến đổi hóa học do phản ứng quang hóa và nhiệt lên curcumin cũng như sự hấp thu vi khuẩn, nấm mốc quá mức khi chế biến.

Do quá trình sấy ở nhiệt độ thấp, thời gian sấy ngắn, không có ánh nắng trực tiếp và kín bụi nên sản phẩm có chất lượng cao về màu sắc, mùi vị và đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau khi sấy tiến hành nghiền ngay các lát khô thành bột trong máy nghiền thô với lỗ ghi có đường kính 1-2mm. Máy nghiền thô là nghiền bủa có cánh búa cố định trên trục. Các chi tiết tiếp xúc với nguyên liệu đều được chế tạo bằng thép không rỉ SUS304. Với năng suất 50kg/h và nguyên liệu nghệ có độ cứng không lớn, dạng búa cố định trên trục là hợp lý vì làm tăng lực chà xát của búa vào nguyên liệu miếng.

Trong trường hợp dự trữ sản phẩm, cho các miếng nghệ vào túi polyetylen rồi cất vào các thùng có nắp đậy kín bằng nhựa, bảo quản ở nhiệt độ thấp, ở nơi sạch sẽ thoáng mát, khi chế biến sẽ được sấy lại rồi đưa đi nghiền.

Nguyên liệu nghiền được đưa vào thiết bị chưng cất có bộ quá nhiệt để sử dụng hơi khô hoặc quá nhiệt khoảng 10-15oC so với hơi nước bão hòa. Nhờ đó giảm thiểu được hiện tượng curcumin bị nước lỏng thủy phân và giữ được chất lượng hóa học, chất lượng màu và mùi của bột nghệ đã tách bớt tinh dầu. Nhiệt độ chưng cất vào khoảng 135-145oC, áp suất hơi nước vào khoảng 1,5-2kg/cm2. Nhiệt độ này không làm ảnh hưởng đến chất lượng của curcumin, ar-tumeron và tinh bột trong bột nghệ. Mặt khác bột không bị biến đổi kích thước, có nhiều lỗ rỗng bên trong giúp hút thu tốt hơn chất chua và các chất khác trong đường tiêu hóa.

Thời gian chưng cất (khoảng trên dưới 6 giờ) và tốc độ chưng cất được điều chỉnh để trong bột cơ bản hết các cấu tử đứng trước ar-tumeron và còn một lượng tinh dầu trên 1,5% tính theo trọng lượng bột khô sau chưng cất. Chúng tôi đã chưng cất để phần tinh dầu còn lại trong bột là 2% và hàm lượng tumeron vào khoảng 55-65%. Như vậy hàm lương tumeron tính theo trọng lượng bột khô sau chưng cất vào khoảng trên 1%.

Bột nghệ sau đó được đưa trở lại thiết bị sấy để làm giảm độ ẩm xuống đến 7% trọng lượng rồi được đưa tới máy nghiền mịn (bằng thép không rỉ) và sàng (thép không rỉ, kích thước lỗ 150 mesh) trước khi đóng gói.

Bột nghệ sau chưng cất không có sự biến đổi rõ rệt về màu (chỉ sẫm lại chút ít, có thể là do lượng tinh dầu giảm).

TS. Đặng Xuân Hảochủ nhiệm đề tài KHCN số KC 05-07/06-10

baomoi.com

www.baomoi.com

Sản xuất sạch để hướng tới kinh doanh bền vững

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hướng tới mục tiêu kinh doanh bền vững, xuất Sạch hơn (SXSH) sẽ được quảng bá rộng rãi tại hội trợ khu vực châu Á Thái Bình Dương Lifestyle Trade Fair tại Tp. HCM từ ngày 17 – 21/4, với sự tham gia của 700 doanh nghiệp.

Trong số các doanh nghiệp này, có 4 công ty sản xuất và chế biến mây song (2 từ Việt Nam và 2 từ Lào) được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) hỗ trợ gian hàng trong khuôn khổ dự án “Thiết lập hệ thống Sản xuất bền vững cho các sản phẩm mây tre đan ở Lào, Campuchia và Việt Nam”.

Sản xuất sạch hơn sẽ giúp các sản phẩm mây tre thâm nhập thị trường Âu-Mỹ

Để khuyến khích và kêu gọi các doanh nghiệp tham gia vào phát triển bền vững, trong đó có nội dung sản xuất sạch hơn, một hội thảo về chủ đề “Sản xuất bền vững – Xu hướng của thế kỷ 21” sẽ được tổ chức trong thời gian hội chợ, từ 10.00 đến 11.00 sáng ngày 21 tháng 4. Hội thảo do WWF, One-UN và Vietcraft phối hợp tổ chức.

Ông Lê Xuân Thịnh, Trưởng nhóm Tư vấn Doanh nghiệp của Trung Tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) cho biết: “Hiện có 7 công ty bao gồm: Âu Cơ, Ngọc Đông, Vĩnh Long, Hà Linh, Hiệp Hòa, Đức Phong và Nam Phước đã cam kết áp dụng qui trình sản xuất sạch hơn.”.

Cũng theo ông Thịnh, trung tâm đã phát triển 8 kỹ thuật SXSH mới và  phối hợp với các đơn vị chế biến mây tre liên quan kiểm nghiệm trước khi giới thiệu rộng rãi tới các doanh nghiệp khác trong mạng lưới.

Trong thời gian tới, dự  kiến sẽ có 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ làm quen với qui trình Sản xuất sạch, trong đó ít nhất 120 doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp cụ  thể phù hợp với từng doanh nghiệp.

“Một công ty mây ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam có thể tiết kiệm từ 30-50% chi phí về hóa chất và giảm thiểu 40% chi phí về chất lỏng, xăng dầu và khí ga”, ông Thịnh chia sẻ. “Dự án Mây bền vững của WWF đã và đang hỗ trợ tổ chức bằng các khóa đào tạo nhân lực, cũng như hỗ trợ một phần kinh phí cho các doanh nghiệp để họ thử nghiệm và áp dụng các kỹ thuật SXSH mới trong quy trình sản xuất của mình,” ông cho biết thêm.

Theo một số điều luật mới được ban hành tại Châu Âu và Mỹ  (FLEGT và Lacey Act), chỉ các sản phẩm gỗ có chứng chỉ FSC mới được nhập khẩu vào Châu Âu và Mỹ – hai thị trường chính của các sản phẩm mây.

Bà Sabine Gish Boie, cán bộ quản lý dự án cho biết: “Tại Việt Nam, dự án đã tiến hành điều tra trữ lượng 6000 ha mây thuộc tỉnh Quảng Nam và Huế, trong đó có  khoảng 2000 ha được đưa vào quản lý bền vững.”

Dự án “Thiết lập hệ thống Sản Xuất Mây Song bền vững tại Lào, Campuchia và Việt Nam” được đồng tài trợ bởi Liên Minh Châu Âu (EU), công ty đa quốc gia IKEA và Tổ chức hỗ trợ tài chính Đức (DEG).

Thảo Nguyên

dantri.com.vn

Nước nào giàu nhất nhờ công nghệ sạch?

 

   
 

Đan Mạch có được thị phần doanh thu quốc gia lớn nhất của mình là nhờ sản xuất cối xay gió và các công ngệ sạch khác, Hoa Kỳ cũng đang nhanh chóng mở rộng lĩnh vực công nghệ sạch của mình, nhưng không một quốc gia nào có thể theo kịp tốc độ của Trung Quốc

 

Ngành sản xuất công nghệ xanh của Trung Quốc phát triển với một tỷ lệ đáng kể 77%/năm, theo một báo cáo của Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) được công bố tại một hội nghị công nghiệp ở Amsterdam (Hà Lan) ngày 9.5.

“Người Trung Quốc đã thực hiện một quyết định có ý thức trong việc nắm bắt thị trường này và phát triển nó một cách mạnh mẽ”, ông Donald Pols, một nhà kinh tế của WWF nói.

Đan Mạch, một nước hàng đầu về năng lượng gió, có nguồn thu 3,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mình từ công nghệ năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng, chiếm khoảng 9,4 tỷ đôla, theo báo cáo. Tuy nhiên, Trung Quốc mới là nước sản xuất lớn nhất tính về mặt doanh thu, với 64 tỉ đô la, chiếm 1,4% GDP.

Mỹ đứng thứ 17 trong việc sản xuất các công nghệ sạch với 0,3% GDP, tương đương 45 tỉ đôla, mặc dù các ngành công nghiệp này đã được mở rộng với tỷ lệ 28%/năm từ năm 2008.

“Mỹ đang tăng trưởng đáng kể, do đó, có vẻ như các chính sách của Tổng thống Barack Obama đang có hiệu quả”, Pols nói. Tuy nhiên, nước Mỹ vẫn không thể so sánh với Trung Quốc.

“Khi bạn nói chuyện với người Trung Quốc, sự biến đổi khí hậu không phải là một vấn đề ý thức hệ. Nó chỉ là một thực tế của cuộc sống. Trong khi chúng ta tranh luận về sự thay đổi khí hậu và sự chuyển đổi sang nền kinh tế cácbon thấp, Trung Quốc đã đi qua giai đoạn tranh luận”. Pols nói. “Đối với họ, đó là việc thực hiện. Đây là một khu vực tăng trưởng và họ muốn nắm bắt khu vực này”.

Báo cáo này do Hãng Tư vấn chiến lược Roland Berger – một công ty toàn cầu có trụ sở tại Đức thực hiện. Họ đã thu thập dữ liệu về 38 quốc gia từ các hiệp hội năng lượng, báo cáo ngân hàng và môi giới, bài thuyết trình của các nhà đầu tư, Cơ quan Năng lượng quốc tế và một số nguồn tài liệu khác. Nó xác định được các khoản thu nhập từ sản xuất năng lượng tái tạo như nhiên liệu sinh học, các tuabin gió và thiết bị nhiệt, công nghệ tiết kiệm năng lượng như ánh sáng năng lượng thấp và cách nhiệt.

“Công nghệ sạch đang thực sự phát triển nhanh, nhưng Trung Quốc gánh vác phần lớn sự tăng trưởng đó”, ông Ward van den Berg, người đã biên soạn và phân tích các dữ liệu cho công ty tư vấn nói.

Mãi tới gần đây, Trung Quốc mới sản xuất một khối lượng lớn các tế bào năng lượng mặt trời cho các thị trường xuất khẩu, nhưng họ đã phát triển hệ thống năng lượng mặt trời cho thị trường trong nước cũng như là họ đã làm với năng lượng gió trong nhiều năm qua, ông Van den Berg cho biết.

Sau Đan Mạch và Trung Quốc, các quốc gia khác trong top năm nhà sản xuất công nghệ sạch hàng đầu, tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, là Đức, Brazil và Lithuania.

Theo laodong, AP

 http://www.vawr.org.vn
 

 

Phú Thọ: Áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm giảm ô nhiễm làng nghề

Ảnh minhh họa
Để phát triển các làng nghề truyền thống bền vững, một trong những giải pháp hữu hiệu mang lại hiệu quả cao trong sản xuất và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường nông thôn là áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn (SXSH) vào sản xuất tại các làng nghề.
Tỉnh Phú Thọ hiện có 29 làng nghề ở 11 huyện, thành phố, thị xã được UBND tỉnh công nhận với các nhóm ngành nghề như: chế biến chè, đan lát mây tre, chế biến nông sản, thực phẩm, mộc, làm nón, dệt thổ cẩm… Ở các làng nghề này có hơn 80% người dân tận dụng diện tích đất ở để làm nơi sản xuất nên đa phần hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư xây dựng; 70% thiết bị sử dụng là máy móc thô sơ, đơn giản… Do vậy, ô nhiễm môi trường làng nghề là điều không tránh khỏi và ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất. Ngoài ô nhiễm về không khí do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn tạo ra các khí CO2, NH3, CH4, thì tại các làng nghề làm mây tre đan, làm nón, tăm hương…cũng bị ô nhiễm nặng do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh đã phát sinh một lượng lớn khí SO2, chưa kể ô nhiễm do bụi bông, bụi than…Theo điều tra của cơ quan chuyên môn, ước tính mỗi ngày các làng nghề ở Phú Thọ thải ra từ 25 đến 35 tấn rác. Tại một số làng làm bún bánh như ở Đoàn Kết, Hùng Lô, TP Việt Trì, làng nghề cán mỳ, làm bún xã Hiền Đa (Cẩm Khê)… rác và nước thải ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân ở những làng nghề.

Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hoàn toàn có thể khắc phục được nếu áp dụng các giải pháp SXSH. Việc ứng dụng các giải pháp SXSH nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề là một trong những trọng tâm mà nhiều làng nghề ở Phú Thọ đã và đang muốn được triển khai.

Trên thực tế, Phú Thọ đã triển khai hơn 30 mô hình trình diễn SXSH. Tuy nhiên, chương trình sản xuất sạch hơn vẫn thiếu vắng sự tham gia của các thành phần kinh tế là các HTX tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Trong khi đó, thành phần này đang đóng góp một phần hết sức quan trọng trong sự phát triển công nghiệp tại địa phương, đem lại việc làm và thu nhập cho người lao động. Cũng do chưa có định hướng về việc áp dụng SXSH vào sản xuất cho các thành phần kinh tế này, nên các thông tin dữ liệu hiện còn thiếu và chưa tập hợp thành các chuyên đề cụ thể phục vụ cho công tác chuyên môn.

Nhiều người dân ở các làng nghề như: Đan lát Yển Khê, mộc Đỗ Xuyên (Thanh Ba)… cho biết, nếu không thực hiện SXSH vào sản xuất thì các sản phẩm đều bị hao hụt tới 10% mây tươi ở khâu luộc, tẩm, thu mua. Còn nếu thực hiện SXSH thì lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh mà doanh nghiệp không mất nhiều chi phí, đặc biệt, giảm được chất thải ra môi trường.

Từ thực trạng hoạt động tại các làng nghề cho thấy, nếu muốn các làng nghề được duy trì phát triển bền vững và hiệu quả thì nhất thiết phải có các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Do vậy, việc đưa chương trình SXSH vào áp dụng tại các làng nghề, không những tiết kiệm được một lượng lớn nguyên nhiên liệu trong sản xuất mà còn giảm thiểu đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao thu nhập của người dân, ổn định cuộc sống.

Hiện nay, hầu hết người dân ở các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều mong muốn làng nghề sớm được tiếp cận với SXSH. Tuy nhiên SXSH phải tiếp cận theo cách nào, hoạt động ra sao cần có sự xem xét đánh giá cụ thể của các cấp, các ngành, sự quan tâm sát sao của các cơ quan chức năng thể hiện qua việc thiết lập khung chính sách, văn bản pháp luật, hỗ trợ tài chính. Có như vậy hoạt động SXSH mới đem lại hiệu quả thiết thực./.

sxsh.vn

Doanh nghiệp Đào Văn Tùng: Ứng dụng công nghệ mới để sản xuất sạch hơn

Với việc đăng ký tham gia dự án thay đổi công nghệ với Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh tại Trung tâm  Sản Xuất sạch Việt Nam (VNCPC), hộ kinh doanh cá thể Đào Văn Tùng (Hoài Đức, Hà Nội) đã có những cải thiện đáng kể về công nghệ với dây chuyền làm việc mới giúp giảm lượng nước sạch tiêu thụ đến 99%, tổng lượng nước sử dụng giảm đi hàng năm lên tới 12.000m3.

Hộ kinh doanh cá thể Đào Văn Tùng chuyên cung cấp các sản phẩm lưới nhựa trong khu vực nội địa đặc biệt các đại lý bán lẻ trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội. Tính đến năm 2011, hộ đã có 18 nhân công với doanh thu đạt được là 570.000USD (số liệu thống kê năm 2011).

Các thiết bị được doanh nghiệp dùng để sản xuất lưới nhựa như: máy trộn, máy đùn ép, hệ thống tuần hoàn nước làm mát, bàn nhiệt (kéo dãn), máy cuộn, máy dệt đều sử hoạt động theo công nghệ cũ dẫn đến lượng tiêu thụ nước lớn và mức tiêu hao năng lượng cao. Bên cạnh đó là ảnh hưởng tới môi trường từ lượng nước làm mát và nước nóng thải ra ngoài.

Sau khi đăng ký dự án thay đổi công nghệ với Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh tại Trung tâm Sản Xuất sạch hơn  Việt Nam (VNCPC). Dây chuyền sản xuất lỗi thời trước đây với bước trộn thủ công, máy đùn ép đời cũ, hệ thống làm mát không tuần hoàn nước và  kéo dãn bằng  nước nóng được thay thế bằng dây chuyền sản xuất hiện đại bán tự động. Việc thay đổi công nghệ này giúp doanh nghiệp cắt giảm đáng kể lượng nước sử dụng nhờ có tuần hoàn nước làm mát và bàn nhiệt. Dây chuyền sản xuất mới cho thấy tiết kiệm một lượng nước rất lớn cũng như sử dụng năng lượng hiệu quả hơn so với hệ thống máy móc cũ cụ thể là: giảm lượng nước sạch tiêu thụ tới 99% cùng với tăng hiệu quả sản xuất hàng ngày lên 8%. Tổng lượng nước sử dụng giảm đi hàng năm lên tới hơn 12.000m3, tiêu thụ điện giảm 30%. Bên cạnh đó, điều kiện làm việc của nhân công cũng được cải thiện do nhiệt độ môi trường giảm và giảm rủi ro do tai nạn chảy tràn; năng suất lao động tăng lên và cũng tăng khả năng giao hàng đúng hạn.

Máy đùn lưới nhựa PP,PE  ML-50SC

Máy đùn nhựa PP, PE  ML-50SC

Khoản vay tín dụng mà hộ kinh doanh cá thể Đào Văn Tùng đầu tư cho dự án này là 161.982USD. Doanh nghiệp đã được GCTF bảo lãnh 50% giá trị khoản vay với mức được phê duyệt là 80.991USD tại Ngân hàng Techcombank. Sau khi kết thúc dự án, từ việc phân tích chỉ số môi trường lựa chọn (sử dụng nước sạch) được đo đạc trước và sau khi đầu tư vào dây chuyền sản xuất mới, từ mức giảm sử dụng nước sạch được xác định, doanh nghiệp đã được thụ hưởng khoản trả thưởng cao nhất của quỹ GCTF tương đương với 25% giá trị tín dụng  (40.495USD) cho việc cải thiện  Moi Truong Xanh .

Đổi mới công nghệ để có sản phẩm sạch và xanh

Tân Hiệp Phát đã tạo được sự tín nhiệm của người tiêu dùng và khẳng định được vị trí dẫn đầu trên thị trường nước giải khát Việt Nam về sản xuất thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Để xây dựng uy tín và sự thành công của mình, Tân Hiệp Phát không chỉ chú trọng chất lượng sản phẩm mà còn rất quan tâm đến việc sản xuất theo quy trình sạch, thân thiện với môi trường.

Không chỉ “sạch” mà còn “xanh”

Việc đưa dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại được coi là “bí quyết” để Tân Hiệp Phát thực hiện được cả hai mục tiêu “sạch” và “xanh”. Cùng với quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã không ngừng đầu tư phát triển, cải tiến hệ thống dây chuyền sản xuất, hiện đại hóa kỹ thuật công nghệ, cụ thể hóa bằng việc sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất hiện nay, công nghệ chiết lạnh Asepstic.

 

Theo Tân Hiệp Phát, công nghệ Aseptic với thiết bị hiện đại được thực hiện khép kín trong điều kiện vô trùng. Trong đó, sản phẩm sau khi tạo ra phải đưa qua hệ thống UHT (siêu thanh trùng). Ngoài ra, nắp chai, vỏ chai, bao bì… cũng phải qua hệ thống vô trùng. Kể cả các trang thiết bị sản xuất hỗ trợ để tạo ra sản phẩm cũng được vô trùng. Công nhân khi vào phòng chiết phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh để đảm bảo tốt nhất vấn đề an toàn vệ sinh khi sản xuất.
Công nghệ trang thiết bị hiện đại không chỉ giúp Tân Hiệp Phát thực hiện mục tiêu sản xuất “sạch” mà còn hướng đến mục tiêu sản xuất “xanh”. Hiện nay, hệ thống kiểm soát chất lượng của Tân Hiệp Phát cũng rất quan tâm đến môi trường. Tân Hiệp Phát đã quan tâm đầu tư theo quy trình sản xuất sạch hơn bằng cách cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.

Bảo vệ môi trường từ “gốc”
Trong thời gian tới, Tân Hiệp Phát tiếp tục đặt mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe với cam kết sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, để có sản phẩm vừa “sạch” lại vừa “xanh”, Tân Hiệp Phát đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, gắn quy trình sản xuất với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Tân Hiệp Phát đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại của Italia trị giá 3 triệu USD. Toàn bộ nước thải của nhà máy đều được thu gom về hệ thống, được xử lý theo phương pháp vi sinh kết hợp với lắng lọc trước khi xả ra môi trường. Đây là một trong những hệ thống xử lý nước thải hiện đại tại Việt Nam đã đạt QCVN 24:2009 (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) và đạt COD (Chemical Oxygen Deman – nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ). Nước thải qua xử lý của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn A mặc dù trong khu vực chỉ bắt buộc đạt tiêu chuẩn B. Đây cũng là mô hình xử lý nước thải công nghiệp được chọn làm mô hình tiêu biểu cho toàn tỉnh Bình Dương. Hiện nay, Tân Hiệp Phát còn chịu sự giám sát của hệ thống camera tự động kiểm soát việc xử lý nước thải của Công ty 24/24h do Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Bình Dương lắp đặt.
Bên cạnh đó, Tân Hiệp Phát còn đầu tư xây dựng hệ thống khí thải bằng phương pháp hấp thụ và đạt tiêu chuẩn khí thải trước khi thải ra môi trường. Về rác thải, Công ty đã quy hoạch khu chứa rác trung tâm và thực hiện phân loại rác tại nguồn gồm rác sinh hoạt, phế liệu, phế phẩm, rác độc hại và thực hiện quản lý chất thải theo luật định… là doanh nghiệp Việt Nam được cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) đánh giá đạt tiêu chuẩn tích hợp ISO và HACCP đầy đủ nhất trong lĩnh vực thực phẩm bao gồm Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Hệ thống Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, Hệ thống quản lý Vệ Sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.
Có thể nói, Tân Hiệp Phát không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại đảm bảo tiêu chuẩn An toàn – Vệ sinh – Môi trường. Việc sản xuất và kinh doanh theo phương châm: “nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất” nhưng không quên nhiệm vụ “bảo vệ môi trường”, đã giúp Tân Hiệp Phát đã khẳng định thương hiệu là nhà sản xuất nước giải khát chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam.
Bảo Hân

baomoi.com

Những công nghệ sạch sẽ ‘lên ngôi’ năm 2012

Nhiên liệu sinh học từ tảo, pin kẽm, ánh sáng thông minh,… được dự đoán là những công nghệ sạch tạo ra bước đột phá trong năm 2012.

1. Nhiên liệu sinh học từ tảo

Nếu nền kinh tế không bị suy thoái trong những năm tới, 12% nhiêu liệu tiêu thụ của ngành hàng không thế giới sẽ được sản xuất từ tảo vào năm 2030.

Nhiên liệu sinh học từ tảo chỉ tạo ra khí thải CO2 bằng 1/5 so với nhiêu liệu hóa thạch. Ngoài ra, phát triển nhiên liệu từ tảo giúp các bờ biển trở nên sạch hơn. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất hiện nay đối với các dự án phát triển nhiên liệu từ tảo là thiếu kinh phí đầu tư.

2. Pin kẽm (Zinc-air)

Với trữ lượng kẽm trên thế giới lớn hơn gấp 100 lần so với lithium ion, việc thay thế pin Li-ion sang pin kẽm trong các thiết bị cầm tay chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ưu điểm của pin kẽm là có thể tái chế, giá rẻ và khả năng tích điện cao. Hiện nay, các loại pin kẽm dùng 1 lần đã được sử dụng trong các thiết bị trợ thính. Trong tương lai, pin kẽm sẽ được sản xuất ở dạng có thể sạc điện với tuổi thọ vài năm, sử dụng cho máy tính và ô tô.

 
       Năng lượng gió biển sẽ là một công nghệ sạch sẽ lên ngôi.

3. Pin mặt trời hữu cơ

Pin mặt trời hữu cơ với chi phí thấp có thể trở nên phổ biến trong những năm tới. Các tấm pin mặt trời hữu cơ được phun một lớp sơn đặc biệt thay vì sử dụng vật liệu silicon có chi phí cao như hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề còn vướng mắc là hiệu xuất hấp thu ánh sáng của pin mặt trời hữu cơ thấp hơn 9% so với pin mặt trời truyền thống.

4. Năng lượng biển

Các nước Anh, Mỹ, Canada và Na Uy đang dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng từ sóng biển và thủy triều. Nước Anh dự định sẽ sử dụng 20% lượng điện từ sóng biển và thủy triều vào những năm 2020. Tuy nhiên, chi phí của nguồn năng lượng này vẫn còn khá cao chưa thể phát triển thương mại.

5. Ánh sáng thông minh

Thay thế những bóng đèn sợi đốt truyền thống bằng bóng đèn huỳnh quang sẽ giúp tiết kiệm 80% lượng điện tiêu thụ. Tuy nhiên, chúng ta có thể tiết kiệm điện hơn nữa nhờ công nghệ ánh sáng thông minh được tạo ra từ những chất hóa sinh có khả năng phát quang.

6. Dầu nhiệt phân

Cuộc đua phát triển nhiên liệu sinh học cho các phương tiện giao thông có thể gây ra khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới vì đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp. Nguy cơ này có thể tránh được nhờ công nghệ sản xuất dầu nhiệt phân từ rác thải – tạo ra nhiên nhiệu khi đốt rác thải ở 500 độ C.

Anh dự định sẽ thử nghiệm áp dụng công nghệ này vào năm 2014 và thương mại hóa trong vòng 10 đến 15 năm nữa. Lượng CO2 thải ra do sử dụng nhiên liệu nhiệt phân thấp hơn 95% so với nhiên liệu hóa thạch.

7. Năng lượng gió biển

Gió biển là một nguồn vô tận và rất ổn định. Cho tới nay, 5% lượng điện tiêu thụ ở Anh là từ các trang trại điện gió nằm trên biển. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với các dự án phát triển nguồn điện gió trên biển là việc lắp đặt và bảo dưỡng rất khó khăn và phức tạp.

8. Công nghệ khử muối

Công nghệ khử muối trong nước biển thành nước sạch có thể uống đã được áp dụng tại Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Mỹ và một số nước khác trên thế giới.

Tuy nhiên, chi phí của công nghệ khử muối hiện vẫn rất cao và tiêu thụ nhiều điện năng. Các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu công nghệ mới giúp cải tiến cơ chế lọc nước thẩm thấu và thẩm thấu ngược nhằm hạ giá thành.

9. Công nghệ thu hồi và lưu giữ CO2

Thiết bị thu hồi và lưu giữ CO2 (CCS) có khả năng giúp giảm 90% lượng khí CO2 từ các nhà máy điện chạy bằng than, khí và các nhà máy sản xuất xi măng. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) ước tính, cần khoảng 3.000 hệ thống CCS trên thế giới vào năm 2050 nếu muốn nhiệt độ Trái đất không tăng thêm 2 độ C.

Hà Hương

vietnamnet

Xe Mercedes công nghệ sạch sản xuất ở Việt Nam

Công ty Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) vừa ra mắt thị trường mẫu xe E250 CGI   BlueEfficiency – phiên bản xe “xanh” của dòng xe E-Class sang trọng đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam

Chiếc xe trên với giá bán 1,608 tỷ đồng (tương đương 86,900 USD), đã bao gồm thuế. E250 CGI BlueEfficiency sở hữu loại động cơ xăng đầu tiên trên thế giới với công nghệ phun xăng trực tiếp vào buồng đốt áp suất cao, công suất 150kw/204 mã lực với sức kéo cực đại 310Nm.

Đặc biệt, động cơ CGI nằm bên dưới nắp capô của chiếc xe “xanh” này chỉ có 4 xylanh với tổng dung tích 1.8L, nhưng lại mạnh mẽ hơn khoảng 20% so với loại xe khác tương đương động cơ. Do đó, chiếc xe “xanh” vẫn có thể tăng tốc từ 0 đến 100km trong thời gian 7,8 giây, trước khi đạt tốc độ tối đa 238km/h.

E250 CGI BlueEfficiency chỉ tiêu thụ nhiên liệu dưới 8 lít/100km, thấp hơn 20% so với những mẫu xe tương đương khác và đáp ứng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt nhất thế giới – Euro 5.

E250 CGI còn trở thành chiếc xe an toàn hàng đầu với các hệ thống Pre-Safe, ABS, BAS, ASR, ESP, Neck-Pro, hệ thống cảnh báo buồn ngủ Attention Assist, hệ thống Parktronic và hướng dẫn đậu xe…

Ngoài ra, E250 CGI thừa hưởng hàng loạt tính năng đẳng cấp tiêu chuẩn khác của dòng E-class như đèn LED chiếu sáng ban ngày nổi bật, các dải đèn LED bao quanh nội thất đem lại cảm giác thanh bình ấm cúng cho người ngồi trong xe…

Đại diện MBV cũng cho biết, sau khi được giới thiệu chính thức trên dòng C-class – ra mắt công chúng tại Triển lãm ôtô Việt Nam 2009 vừa qua, mẫu C250 CGI đã rất được săn đón và tạo nên một xu hướng mới trong phân khúc xe cao cấp tại Việt Nam.

MBV cũng ứng dụng công nghệ “xanh và sạch” này trên dòng E-class sang trọng danh tiếng sản xuất tại Việt Nam để cho ra đời mẫu E250 CGI BlueEfficiency ./.

Văn Xuyên (Vietnam+)

(http://www.baomoi.com)

sử dụng công nghệ sạch tốt cho sức khỏe cộng đồng

 

Sử dụng công nghệ sạch không những rất tốt cho sức khỏe cộng đồng mà còn còn giúp tiết kiệm chi phí – Chủ tịch Nhóm Phát triển Liên Hợp quốc cho biết như vậy trong chuyến thăm làng Bát Tràng – một trung tâm nghề gốm cổ truyền của Việt Nam hồi giữa tháng 6.

Bà Helen Clark, Chủ tịch Nhóm Phát triển Liên Hợp quốc UNDP, thăm làng Bát Tràng, một trung tâm nghề gốm cổ truyền của Việt Nam, nhằm khuyến khích sử dụng công nghệ sạch hơn ở các lò gốm.

“Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội rất lớn với tiềm năng khí hậu sẵn có cho các công tác liên quan đến thích ứng và giảm nhẹ tác động đến môi trường – ý tôi ở đây là các công nghệ năng lượng sạch hơn. Sử dụng công nghệ sạch sẽ rất tốt cho sức khỏe cộng đồng, và ở đây sử dụng công nghệ sạch còn giúp tiết kiệm chi phí. ” – bà Helen Clark phát biểu.

Dự án kéo dài năm năm này được cấp kinh phí bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu/ UNDP (5,5 triệu dollar Mỹ) và Chính phủ Việt Nam (23,5 triệu dollar Mỹ) là một phần của một sáng kiến lớn hơn do UNDP hỗ trợ nhằm làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hoạt động thân thiện hơn với môi trường.

Đến nay, hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam đã được tiếp cận với công nghệ sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, giúp họ giảm mức tiêu thụ năng lượng. Đồng thời, lợi nhuận của các doanh nghiệp tham gia vào sáng kiến này cũng đã tăng lên – nhờ tiết kiệm được năng lượng một cách trực tiếp và nhờ những cải thiện về chất lượng sản phẩm, ví dụ như lĩnh vực sản xuất gạch và gốm hiện đang sử dụng các lò nung hiện đại hơn.

(http://xukymoitruong.com)