Tăng cường chính sách thương mại và đầu tư trong lĩnh vực môi trường
Chiều 9/11/2012, tại Hà Nội, được sự ủy quyền của Bộ TN&MT, Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo đã có buổi làm việc với Đoàn chuyên gia Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU-MUTRAP). Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng đã tham dự buổi làm việc.
Dự án EU-MUTRAP với mục tiêu tổng thể nhằm hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và hợp tác tiểu vùng, tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, tối đa hóa lợi ích của quá trình phát triển kinh tế, bao gồm tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tại buổi làm việc, hai bên đã bàn về các nội dung, kế hoạch của đề xuất các dự án, kế hoạch hợp tác trong thời gian tới nhằm cải thiện khuôn khổ chính sách về đầu tư, tập trung vào các vấn đề xã hội và môi trường trong các chính sách và pháp luật liên quan đến thương mại và đầu tư.
Giới thiệu về Dự án EU-MUTRAPHiệp định tài chính: DCI-ASIE/2011/022-818Ngân sách: 16.500.000 EUR bao gồm tài trợ của Liên minh Châu Âu, đóng góp của Chính phủ Việt Nam và các bên hưởng lợi.Cơ quan điều hành và thực hiện Dự án: Bộ Công ThươngThời gian thực hiện Dự án: từ ngày 27/8/2012 đến ngày 31/01/2018
Mục tiêu tổng thể: Hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và hợp tác tiểu vùng, tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU, tối đa hóa lợi ích của quá trình phát triển kinh tế, bao gồm tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Mục đích cụ thể của Dự án: Hỗ trợ Bộ Công Thương tiến hành thuận lợi hóa thương mại quốc tế và đầu tư thông qua việc tăng cường năng lực hoạch định chính sách, tham vấn chính sách, đàm phán và thực thi các cam kết liên quan, đặc biệt là trong quan hệ với EU. Các kết quả chính: Các kết quả chính dự kiến của Dự án bao gồm: 1. Tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư giữa EU và Việt Nam thông qua đối thoại và hợp tác, đàm phán và thực thi một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU trong tương lai. 2. Nâng cao năng lực thể chế trong đàm phán và thực thi các cam kết thương mại đa phương, khu vực và tiểu khu vực. 3. Cải thiện khuôn khổ chính sách về đầu tư, tập trung vào các vấn đề xã hội và môi trường trong các chính sách và pháp luật liên quan đến thương mại và đầu tư. 4. Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, quy định và cơ hội thị trường liên quan đến cam kết thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam; tăng cường sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình xây dựng chính sách thương mại và đầu tư; và nâng cao năng lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đáp ứng các quy định tiếp cận thị trường của châu Âu. 5. Hỗ trợ đối thoại EU-Việt Nam trong các nội dung kinh tế của Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện (PCA), và dành sự hỗ trợ linh hoạt để giải quyết các vấn đề thương mại quan trọng, cấp thiết. |
Một số hình ảnh tại buổi làm việc: