Máy phát điện chạy bằng nước tiểu
Bốn nữ sinh tại Nigeria phát minh loại máy có khả năng biến nước tiểu thành khí hydro tinh khiết để sản xuất điện.
Bốn nữ sinh tại Nigeria phát minh loại máy có khả năng biến nước tiểu thành khí hydro tinh khiết để sản xuất điện.
6.773 ghế ngồi tại sân Maracana Stadium được làm từ các loại chai nhựa tái chế; Tập đoàn Google đầu tư 75 triệu USD cho nhà máy phong năng; Cú đúp giải thưởng dành cho “siêu xe” Tesla S… là những thông tin thú vị được tổng kết và giới thiệu trong bài viết dưới đây.
1. Ngồi xem Chung kết World Cup 2014 trên đóng vỏ chai
Đó là bởi vì có đến 6.773 ghế ngồi tại sân Maracana Stadium, sân vận động đang được xây lại để đăng cai World Cup 2014 tại Brazil, sẽ được làm từ các loại chai nhựa tái chế do Coca-Cola đóng góp. Với tư cách là đổi tác chính thức qua nhiều kỳ World Cup, cộng với nỗ lực làm giảm những tác động đến môi trường qua mỗi kỳ tổ chức lẻ hội bóng đá lớn nhất hành tinh, Coca-Cola đang phát động nhiều chiến dịch thu gom chai nhựa trên toàn thế giới để phục vụ cho kế hoạch này. Hiện chiến dịch đang diễn ra khá rầm rộ tạl Rio de Janeiro với hơn 100 địa điểm mà người dân có thể đem chai nhựa đến để đóng góp.
Tổ chức World Cup 2014 và 2 năm sau đó là Olympic 2016, trong một cuộc khảo sát mới đây của FIFA, có đến 92% người dân Brazil tin rằng đất nuớc họ sẽ tổ chức một kỳ World Cup thân thiện với môi trường nhất từ trước đến nay.
2. Goolge đầu tư 75 triệu USD cho nhà máy phong năng
Gã khổng lồ trong làng công nghệ xứng đáng là tên tuổi đi đầu trong lĩnh vực năng lượng sạch sau khi quyết định đầu tư 75 triệu USD vào việc xây dựng nhà máy phong năng tại Iowa (Mỹ). Số tiền này sẽ giúp Google sở hữu cổ phần trong dự án xây dựng nhà máy năng lượng gió Rippey Wind Project công suất 50-megawatt tại bang Iowa và là một phần trong mục tiêu đầu tư 1 tỉ USD vào các ngành năng lượng, công nghiệp “xanh” của hãng này. Với số tiền này, tổng giá trị đầu tư của Google đã lên đến 990 triệu USD, gần đạt được mục tiêu mà hãng đã đề ra.
Một khi được hoàn thành, nhà máy phong năng Rippey Wind Project sẽ có thể cung cấp điện sinh hoạt cho hơn 15.000 hộ gia đình. Việc Google đầu tư cho Rippey Wind Project là một động thái tích cực góp phần làm giảm mức độ ảnh hưởng tới môi trường của hãng tại bang Iowa, một trong những nơi mà “gã khổng lổ” này có đặt trung tâm dữ liệu. Theo các số liệu được công bố, 30% lượng điện năng mà hãng này sử dụng để hoạt động trên khắp nước Mỹ đến từ các nguồn năng lượng sạch.
3. Cú đúp giải thưởng của “siêu xe” Tesla S
Hai giải thưởng “ô tô xuất sắc nhất năm” đến cùng lúc với mẫu sedan chạy điện Model S của Tesla Motors. Cả 2 giải đến từ cuộc bình chọn của Automobile Magazine và Motor Trend thuộc hàng danh giá nhất thế giới.
Đây là năm đầu tiên mà tất cả các giám khảo của Motor Trend nhất trí 100% trong việc bình chọn và cũng là lần đầu tiên trong 64 năm giải thưởng được trao tặng cho một mẫu xe không trang bị động cơ đốt trong truyền thống.
Mẫu sedan thể thao chạy điện Tesla Model S 2012 (Ảnh: autopro)
Mẫu sedan chạy điện dòng S của Tesla được Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ đánh giá tiêu chuẩn tiêu hao nhiên liệu ở mức 89 MPGe (đơn vị đo để so sánh mức tiêu hao nhiên liệu giữa xe sử dụng nhiên liệu thay thế và xăng truyền thống) và tám hoạt động lên đến 462 km. Bản cao cấp nhất của Tesla S còn vươn đến mức trên 500 km với bộ pin công suất 85 KWh. Tuy mức hiệu quả 89 MPGe thấp hơn so với các mẫu xe khác như Nissan Leaf hay Ford Focus Electric nhưng tầm hoạt động 400 – 500 km đủ đưa Tesla S trở thành loại xe điện có tấm lái rộng nhất hiện nay. Bên cạnh đó, Tesla S còn xứng đáng là “siêu xe” với động cơ điện 350 mã lực, khả năng tăng tốc 0-100 km/giờ trong vòng 5,6 giây. Các mẫu xe Tesla S vừa được bán ra tại Mỹ, với giá khởi điểm 49.900 USD.
4. Mẫu xe điện mới của Chevrolet và kỷ lục sạc nhanh
Spark EV 2014 là mẫu xe điện mini mới nhất vừa được Chevrolet giới thiệu nhân kỷ niệm 100 năm thành lập và sẽ được lưu hành trên thi trường trong năm 2014. Không mang trên mình nhiều sức mạnh, nhưng Spark EV 2014 được trang bị công nghệ sạc nhanh, có thể sạc đến 80% công suất pin trong vòng 20 phút.
Thay vì phải tốn đến nhiều giờ đồng hồ để sạc đầy pin, công nghệ sạc mới được trang bị trên Chevy SparkEV 2014 sẽ giúp mẫu xe này rút ngắn thời gian sạc pin, qua đó cũng giúp nó cải thiện tám hoạt động, vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu đối với các loại xe chạy điện. Mẫu Spark EV 2014 được trang bị động cơ 130 mã lực, mang lại khả năng tăng tổc 0 – 100 km/giờ trong khoảng 8 giây, cùng vói bộ pin công suất 20 KWh.
5. “Khổ” như người Hà Lan
Trong khi người dân Việt Nam đến khổ vi nhiều lo toan mỗi khi dẫn chiếc xe máy ra đường, thì ngưòi Hà Lan cũng gặp một số vấn đề phải đau đầu… với chiếc xe đạp: phương tiện đi lại chủ yếu tại đất nước này.
Tại Amsterdam, có hơn 500.000 người sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển mỗi ngày, dẫn đến các vụ kẹt xe trên làn đường dành riêng cho xe đạp và thiếu chỗ đậu xe. Tại thành phố Den Haag, tính từ tháng 8 đến nay, đã có 2.400 trường hợp đậu xe đạp sai nơi quy định bị xử phạt. Hà Lan từ lâu đã nổi tiếng là đất nước của xe đạp, có làn đường riêng dài gán 34.000 km với hệ thống đèn tín hiệu và biển báo giao thông riêng biệt. Tuyệt vời là thế, nhưng người Hà Lan lại thường xuyên đối mặt với những vấn đề “nhức nhối” như kẹt xe hay không thể tìm thấy chiếc xe của mình giữa một rừng xe đạp tại bãi đậu xe. Xem ra, sức chịu đựng của người Hà Lan trước những vấn đề về giao thông còn kém xa so với người Việt Nam.
songxanh
Ngày 14-12, Lễ trao giải thưởng Doanh nghiệp xanh năm 2012 đã diễn ra tại Nhà hát TPHCM. Hơn 50 doanh nghiệp xanh, được chọn ra từ hơn 100 doanh nghiệp đăng ký tham gia, đã được tôn vinh. Giải thưởng Doanh nghiệp xanh ra đời từ ý tưởng của Báo Sài Gòn Giải Phóng, được phối hợp thực hiện bởi Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và do UBND TPHCM cùng Bộ TN-MT chủ trì, nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đã có nhiều hành động thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời có những động thái tích cực hỗ trợ cộng đồng cùng nâng cao nhận thức, cải thiện chất lượng môi trường sống…
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng và Thứ trưởng Bộ TN – MT Bùi Cách Tuyến trao
chứng nhận Doanh nghiệp xanh 2012 cho các doanh nghiệp. Ảnh: KIM NGÂN
Nền tảng phát triển bền vững
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN-MT TPHCM cho biết, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh đã khiến chất lượng môi trường sống ngày càng suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay, sự suy giảm chất lượng môi trường đang tác động nguy hại đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đã có những bước chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động nhằm bảo vệ môi trường. Do đó, chất lượng môi trường sống của nhân dân TP từng bước được cải thiện, hạn chế nguy cơ suy thoái môi trường. Tuy nhiên, nguy cơ tái ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng sống của cộng đồng dân cư tại một số nơi, một số khu vực vẫn còn tồn tại.
Không dừng lại ở đó, việc áp dụng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường đối với những hàng hóa nhập khẩu mà các quốc gia phát triển trên thế giới đang thực hiện đã hạn chế rất lớn lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trong nước. Xuất phát từ thực tế đó, TP đã quyết tâm chỉ đạo việc thực chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường, được xem là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm, và cấp bách từ nay đến 2015.
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh, muốn làm được điều này, vai trò của doanh nghiệp góp phần hết sức quan trọng. Việc ý thức, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý, cải thiện ô nhiễm môi trường ngay từ mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần rất lớn trong việc chặn đứng nguồn thải gây ô nhiễm môi trường. Do vậy, sự ra đời giải thưởng Doanh nghiệp xanh được xem như giải pháp khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực chấp hành nghiêm Luật Bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro do rào cản xanh gây ra, từng bước tiến tới phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào phong trào bảo vệ môi trường cùng cộng đồng.
Khuyến khích sử dụng sản phẩm “xanh”
Không dừng lại đó, đồng chí Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh thêm, hiện UBND TPHCM đã chỉ đạo Báo Sài Gòn Giải Phóng, Sở TN-MT phối hợp thông qua giải thưởng này, thực hiện xác lập và chứng nhận nhãn hiệu xanh cho các doanh nghiệp đạt chứng nhận Doanh nghiệp xanh. Từ đó, làm cơ sở để nhân rộng mô hình sản xuất cho doanh nghiệp khác trên địa bàn TP và toàn quốc. Đồng thời, tạo nên hạt nhân cho cuộc vận động toàn dân sử dụng sản phẩm Doanh nghiệp xanh – sản phẩm có lợi cho môi trường. Chính vì lý do này nên những doanh nghiệp được chọn phải trải qua những tiêu chí rất ngặt nghèo. Cụ thể, với doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ phải đáp ứng yêu cầu toàn bộ chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; không bị cộng đồng dân cư khiếu kiện và phải có bộ phận chuyên trách về môi trường. Riêng với những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và có vốn đầu tư nước ngoài thì đòi hỏi cao hơn. Ngoài những tiêu chí như doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ còn phải đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn và đặc biệt có nhiều đóng góp, hỗ trợ cộng đồng cùng nâng cao nhận thức gìn giữ môi trường sống xanh, sạch.
Đại diện Ban tổ chức giải thưởng cho biết, dựa trên những tiêu chí trên, đã có 50 doanh nghiệp được chọn trao chứng nhận Doanh nghiệp xanh năm 2012. Mặt khác, với các Công ty TNHH Product Intel, Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 25 hay Công ty cổ phần Kido, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Tân Quang Minh… ban tổ chức còn chọn trao giải thưởng Doanh nghiệp xanh ở những thứ hạng cao hơn. Bởi lẽ, họ ngoài việc đáp ứng yêu cầu của ban tổ chức giải thưởng đặt ra, họ còn xuất sắc hơn khi đầu tư và áp dụng nhiều giải pháp sản xuất có lợi cho môi trường.
Điển hình như đầu tư đưa vào hoạt động hệ thống sử dụng điện mặt trời, xây dựng quỹ đầu tư cải thiện chất lượng môi trường sống, tận thu tái sử dụng chất thải phát sinh, sử dụng nguồn năng lượng thân thiện môi trường thay cho nguồn năng lượng hóa thạch…
Có thể nói, ngay sau khi doanh nghiệp đạt chứng nhận này, ban tổ chức sẽ tiếp tục phối hợp cùng doanh nghiệp xanh để thực hiện cuộc vận động cộng đồng ưu tiên tiêu dùng sản phẩm có lợi cho môi trường. Có như vậy mới tạo nên hiệu quả kép, tạo động lực để các doanh nghiệp – nền tảng sự phát triển bền vững ngày càng thực hiện tốt hơn Luật Bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện chất lượng môi trường sống vốn đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
|
Nhờ khả năng chuyển đổi nhiệt thành điện, một loại bếp lò nhỏ gọn trở thành nguồn cung cấp điện tiện lợi cho điện thoại di động, quạt trong những chuyến dã ngoại.
Nhiệt thừa của CampStove được chuyển đổi thành điện nhờ cỗ máy nhiệt điện bên trong lớp vỏ màu da cam. Ảnh: biolitestove.com.
Mỗi ngày con người đốt củi trong hàng triệu bếp lò trên khắp thế giới để phục vụ nhiều mục đích như nấu nướng, sưởi ấm. Nhiệt từ chúng là nguồn năng lượng khổng lồ, song hầu như chưa được khai thác. BioLite, một công ty của Mỹ, nảy ra ý tưởng chế tạo bếp lò có khả năng tạo ra điện từ nhiệt.
CampStove, tên của loại bếp lò kim loại mới, có dạng hình trụ tròn. Trang web của BioLite cho hay, lò có khối lượng 935 g, chiều cao 21 cm và đường kính 12 cm. Một tấm lưới bao quanh lò để ngăn chặn nguy cơ bỏng do chạm tay vào lò. Không khí được dẫn qua những lỗ nhỏ trong ống kim loại. Ba chân trụ của CampStove có thể gấp gọn. Máy biến nhiệt thành điện được gắn ngay bên cạnh. Cổng USB bên ngoài máy phát điện. Người sử dụng có thể cắm quạt, bóng đèn, điện thoại di động, máy tính bảng và nhiều thiết bị khác vào cổng USB để lấy điện.
CampStove là loại bếp lò lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời như cắm trại, hành quân, thám hiểm hay sơ tán vì thiên tai. Ảnh: biolitestove.com.
Bếp lò của BioLite trở thành vật vô cùng hữu dụng trong siêu bão Sandy tại Mỹ, nơi 6 triệu người sống trong cảnh không điện bởi tác động của bão. Nhờ CampStove, một số người vẫn có thể nấu món ăn và sử dụng thiết bị điện.
“Chúng tôi đã nghiên cứu CampStove trong nhiều năm để giúp những người đi dã ngoại hay du lịch không phải mang theo củi, khí đốt hay những dạng nhiên liệu khác. Do CampStove chỉ đốt củi, chã ngô và những loại sinh khối khác thay vì đốt khí gas, nó là một vật tiện lợi và thân thiện với môi trường”, Jonathan Cedar, giám đốc điều hành BioLite, phát biểu.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy khoảng một nửa dân số thế giới đang dùng bếp lò hàng ngày. Khói độc từ bếp lò là thủ phạm khiến khoảng hai triệu người chết sớm mỗi năm và đẩy nhanh tốc độ ấm lên của địa cầu.
Giá của CampStove tại Mỹ là 129 USD. Sản phẩm sẽ xuất hiện tại các thị trường khác trong thời gian tới.
songxanh
Hiện nay, kỷ lục bay dài nhất trong vòng 26 giờ thuộc về máy bay quang năng Solar Impulse. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang lên kế hoạch để máy bay dùng năng lượng mặt trời có thể bay vòng quanh trái đất liên tục 20 ngày mà không tốn một giọt nhiên liệu.
Theo báo Daily Mail, đứng đầu nhóm nghiên cứu là 2 nhà khoa học người Thụy Sĩ Bertrand Piccard và Andre Borschberg. Chiếc máy bay này sẽ hoạt động nhờ 4 động cơ cánh quạt, năng lượng thu được từ 12.000 tế bào quang năng gắn trên đôi cánh. Quang năng thu được vào ban ngày vừa giúp động cơ làm việc; vừa được lưu trữ vào các khối pin để bay đêm, như vậy về lý thuyết thì máy bay có thể hoạt động không ngừng.
Theo kế hoạch thì năm 2013 máy bay quang năng sẽ cất cánh ở California và đích đến là Virginia (Mỹ). Sau thử nghiệm, nó sẽ chính thức bay vòng quanh thế giới vào năm 2015. Một số chi tiết khác của máy bay quang năng: sải cánh dài 63 m, lưu trữ điện năng bằng pin lithium, thân máy bay dài 22 m, trọng lượng 1,6 tấn, độ cao tối đa 11.900 m, tốc độ tối đa 120 km/giờ.
Quan điểm tăng trưởng xanh của Chính phủ Việt Nam là góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo – ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên&Môi trường (Bộ Kế hoạch&Đầu tư) nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội thảo “Chiến lược tăng trưởng xanh và công nghệ truyền thông xanh cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam” ngày 16/11 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng Viện Chính sách Tài nguyên&Môi trường, cho biết ngày25/9/2012, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam.
Chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam gồm ba mục tiêu chính: Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có, khuyến khích phát triển các vùng kinh tế, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; Nghiên cứu ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; Nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua việc tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, quan điểm tăng trưởng xanh của Chính phủ Việt Nam là góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; bảo tồn, phát triển, và hiệu quả vốn tự nhiên.
“Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế, từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững”, ông Tuấn Anh nói.
Sau khi Chính phủ Việt Nam phê duyệt chiến lược tăng trưởng xanh, mới đây Bộ Kế hoạch&Đầu tư và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) ký kết biên bản thỏa thuận thực hiện dự án hỗ trợ khoảng 2 triệu USD thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam trong hai năm 2013 – 2014.
Theo ông Chinh, đối với các nước đang phát triển, thường có trình độ công nghệ thấp, quá trình phát triển đi sau so với các nước phát triển, do vậy họ phải hứng chịu những hậu quả từ các nước phát triển, đó là tiếp nhận những công nghệ lạc hậu, quá lỗi thời giá rẻ, sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát thải gây ô nhiễm môi trường, sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, gây ra những tổn thất lớn cho hệ sinh thái. Giải quyết trở ngại này cần có lộ trình và sự giúp đỡ của các nước phát triển trong chuyển giao công nghệ mới. Đầu tư về khoa học kỹ thuật nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Để đạt được các mục tiêu trong các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo môi trường và sinh thái bền vững, Việt Nam nhận thấy cần phải tiếp cận tăng trưởng xanh hay xây dựng một nền kinh tế xanh. Điều này giúp hiện thực hóa con đường phát triển bền vững của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Songxanh
Đại học Đà Nẵng và Công ty Metawater (Nhật Bản) vừa phối hợp tổ chức khánh thành “Mô hình trình diễn thiết bị xử lý nước thải với chi phí thấp của Công ty Metawater” tại Trạm xử lý nước thải Phú Lộc.
Theo đánh giá của Tiến sỹ Trần Văn Quang – Chủ nhiệm khoa Môi trường, Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), mô hình xử lý của Metwater nhằm giải quyết hai vấn đề thường gặp trong đầu tư để xử lý nước thải là chi phí dành cho vận hành và diện tích đất để bố trí trạm xử lý.
Cụ thể, với giải pháp do Metawater đề xuất, khâu vận hành sẽ được tự động hóa toàn bộ, nhân công vận hành chỉ từ 1 đến 2 người. Đặc biệt, với công nghệ lọc nổi kết hợp với tách cặn đơn giản bằng áp lực thủy tĩnh, lượng cặn bã nổi lên sẽ giảm đáng kể.
Trạm xử lý nước thải Phú Lộc (thuộc Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng) là đơn vị được Metwater lựa chọn để thử nghiệm mô hình xử lý nước thải với chi phí thấp. Trạm xử lý bình quân mỗi ngày 30.000 m3 nước thải bẩn theo công nghệ kỵ khí. Khi áp dụng mô hình trình diễn, Metawater sẽ trích 300m3 nước thải bẩn/ngày để đưa vào hệ thống xử lý của mình trong thời gian 1 năm. Đây là khoảng thời gian đủ để các chuyên gia của Metawater đánh giá về sự ổn định và nhạy cảm của thiết bị cũng như chất lượng nước thải sau xử lý
Songxanh
Đốt nhang là tập tục lâu đời thể hiện tín ngưỡng và tâm linh của người Á Đông. Tuy nhiên, hiện nay, việc đốt nhang bị lạm dụng tại các đình, chùa, hộ gia đình, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hỏa hoạn.
Làm cách nào để vừa duy trì được thói quen này, vừa đảm bảo tiết kiệm và thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và có thể tận dụng được chất thải rắn của quá trình sản xuất các loại sản phẩm khác làm nguyên liệu sản xuất nhang là một câu hỏi lớn.
Xuất phát từ những trăn trở đó, hai tác giả trẻ Nguyễn Hàn Dũng và Nguyễn Thị Như Quỳnh đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Sản xuất một vài loại nhang thân thiện với môi trường”.
Khi đang học năm cuối Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Dũng và Quỳnh bắt tay vào nghiên cứu đề tài này. Bột áo làm nhang được hai bạn thay thế bằng loại bột làm từ các chất thải có thể cháy được như vỏ trấu, xơ dừa, vỏ quả óc chó.
Vì không có máy nghiền, máy trộn nên hai bạn chọn quy trình sản xuất nhang nhúng để có thể thực hiện thủ công. Một điểm khác nữa so với nhang thường là loại nhang này không có chân nhang nhằm giảm thiểu lượng nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng để sản xuất, giảm lượng tro tàn sau khi sử dụng.
Khi đem đốt cùng lúc 10gam mỗi loại nhang thì thu được kết quả thú vị: loại nhang làm từ vỏ quả óc chó thải ra 0,168g khí thải độc hại, còn loại nhang thường thải ra tới 0,253g. Bên cạnh đó, các thông số như khí CO2 – một trong những nhân tố chính gây hiệu ứng nhà kính, benzen và toluene – những chất có thể gây ung thư – do nhang làm từ vỏ quả óc chó thải ra đều ít hơn so với nhang thường. “Kết quả thăm dò cho thấy, người tiêu dùng thích cây nhang có mùi thơm, thân thiện với môi trường, không có khí thải độc, ít khói bụi, thời gian đốt lâu mà giá bán lại thấp”, Quỳnh nói.
Sau khi so sánh những ưu điểm, hạn chế của ba loại nhang làm từ vỏ trấu, xơ dừa, vỏ quả óc chó và xem xét các yếu tố, điều kiện sẵn có, hai sinh viên chọn loại nhang làm từ vỏ quả óc chó để đưa vào sản xuất với tên gọi “Hương Xanh”.
Vỏ quả óc chó khá rẻ tiền, dễ thu gom từ các nhà máy sản xuất nhân của quả và còn góp phần làm giảm một lượng chất rắn đáng kể thải ra môi trường, nhang làm từ loại nguyên liệu này cháy lâu hơn nhang thường.
Các tác giả còn khảo sát hiện trạng sử dụng nhang của người dân TP.HCM ở 6 quận, 31 ngôi chùa, 3 hộ gia đình, đồng thời tìm hiểu về loại nhang mà người tiêu dùng hướng tới sử dụng. Theo con số nhóm đưa ra, nếu sử dụng loại nhang mới này, đến năm 2020 sẽ tiết kiệm được khoảng 800 tỷ đồng.
Ngay sau khi có được kết quả nghiên cứu, Dũng và Quỳnh đã đem dự án tham dự cuộc thi Eureka 2011 và đoạt giải cao. Một vài doanh nghiệp đã tìm đến mua lại dự án để đưa vào sản xuất nhưng cả hai chưa đồng ý vì còn muốn cải tiến và nghiên cứu thêm để dự án thật hoàn thiện trước khi đưa vào sản xuất.
songxanh.vn
Trong hai ngày 13 và 14.12.2012, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Chăn nuôi và môi trường”. Tham dự Hội nghị có các đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan có liên quan trong nước và quốc tế: Ấn Độ, Bỉ, Đức, Indonesia, Nhật Bản, Mỹ, Pakistan, Thái Lan và Thụy Điển.
Tại Hội nghị, báo cáo tham luận của các chuyên gia trong nước và quốc tế đã tập trung vào các nội dung: (1) Dinh dưỡng, công nghệ thức ăn và môi trường; (2) Công nghệ sinh học trong chăn nuôi thú y; (3) Sức khỏe vật nuôi và môi trường; (4) Chăn nuôi và hiệu ứng nhà kính; (5) Công nghệ chế biến sản phẩm chăn nuôi và an toàn thực phẩm. Đây là cơ hội tốt để các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước thảo luận, đánh giá các vấn đề về môi trường, sức khỏe, KH&CN cũng như các yếu tố khác có ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi, tiêu dùng và xuất khẩu; là cơ hội gặp gỡ giữa các chuyên gia, doanh nghiệp và khách hàng để trao đổi, chia sẻ thông tin, mở rộng hợp tác hướng đến phát triển bền vững ngành chăn nuôi thú y trong tương lai.
www.tchdkh.org.
Ngày 18.12.2012, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và phát triển vùng (Bộ KH&CN) đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “KH&CN trong xây dựng nông thôn mới: kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc”.
Tại buổi Tọa đàm, các nhà khoa học đã cùng trao đổi, bàn luận về nhiều vấn đề như: thực trạng quá trình phát triển nông nghiệp tại Việt Nam nói chung và mục tiêu xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp ứng dụng KH&CN ở Việt Nam và các khó khăn gặp phải; bài học kinh nghiệm về chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp và phát triển nông thôn mới của một số nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan và Trung Quốc.
Mặc dù những năm gần đây, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc ứng dụng KH&CN, đặc biệt là công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp nhưng nhìn chung năng suất cây trồng, vật nuôi vẫn còn thấp so với các nước khác (theo số liệu thống kê năm 2010, năng suất lúa của Việt Nam chỉ đạt 53,4 tạ/ha, trong khi ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản là trên 62 tạ/ha; năng suất ngô đạt 41 tạ/ha, trong khi Mỹ, Pháp, Úc đạt tới trên 80 tạ/ha; năng suất đậu tương của Việt Nam cũng chỉ bằng 50-60% năng suất trung bình của thế giới). Tọa đàm là dịp để các nhà quản lý, khoa học nhìn nhận và đánh giá lại những đóng góp của KH&CN trong phát triển nông nghiệp, từ đó học hỏi, cùng đề xuất những hướng đi mới hiệu quả hơn, thiết thực hơn.
tchdkh.org
Ms Nguyễn Lê Hằng
Điều phối viên Quỹ GCTF
Trung tâm Sản xuất sạch hơn (VNCPC) – Số 1 Đại Cồ Việt Hà Nội
[email protected]
Tel: 04 3868 4849 – số máy lẻ 14
DĐ: 0912 467 692