Nga chế tạo thiết bị có thể sản xuất điện từ nước thải
Việc tiêu dùng quá mức, thải bỏ bừa bãi túi nylon gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Nằm trong chương trình giảm sử dụng túi nylon trên địa bàn TP.HCM năm 2013, ngày 15-9 tại Trung tâm TDTT quận Bình Thạnh, Quỹ Bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT TP.HCM phối hợp cùng UBND quận Bình Thạnh tổ chức ngày hội Túi xanh vì môi trường xanh. Chương trình nhằm tuyên truyền, vận động người dân và đơn vị bán lẻ sử dụng, thải bỏ hợp lý túi nylon. Từ đó, chúng ta có thể dần chuyển sang các loại túi thân thiện với môi trường. Tham dự chương trình có sự góp mặt của lãnh đạo địa phương, hội liên hiệp phụ nữ, tình nguyện viên cùng đông đảo người dân địa phương.
Vấn nạn túi nylon
Tại ngày hội, ông Nguyễn Văn Phước, PGĐ Sở TN&MT TP.HCM, cho biết TP.HCM là một trong những thành phố đi đầu trong việc giảm sử dụng túi nylon. Hoạt động này được triển khai từ năm 2007 với nhiều sự kiện ý nghĩa nhằm vận động, tăng cường ý thức cộng đồng. Với sự phối hợp của Sở cùng các ban, ngành khác, đến nay chương trình đã đạt được kết quả bước đầu.
Với đặc tính tiện lợi, bền, rẻ, có thể nói khó có loại bao bì nào thay thế được túi nylon. Tuy nhiên, thói quen sử dụng và thải bỏ túi nylon chưa đúng cách của con người đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường và sức khỏe cho cộng đồng. Ông Phước chia sẻ thêm: “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn năm 2025, tầm nhìn năm 2050 đã xác định mục tiêu đến năm 2015 giảm 40% khối lượng túi nylon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010. Luật Thuế về môi trường có hiệu lực vào ngày 1-1-2012 cũng xem túi nylon và đưa nó vào danh sách nhóm hàng chịu thuế để giảm sử dụng túi nylon. Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nylon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 được phê duyệt tháng 4-2013 đưa ra mục tiêu đến năm 2015 giảm 40% khối lượng sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 20% khối lượng túi nylon tại chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom tái chế 25% khối lượng rác thải túi nylon khó phân hủy trong rác sinh hoạt”.
Phát động Tuần không túi nylon
Tại ngày hội, ban tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động thú vị khác như giới thiệu các loại túi đựng hàng thay thế túi nylon; trưng bày các tác phẩm dự thi chủ đề giảm sử dụng túi nylon; thu gom, tái chế túi nylon đã qua sử dụng qua việc vận đồng người dân tham gia nộp túi nylon; hướng dẫn xếp, trang trí túi giấy, túi sử dụng nhiều lần; vẽ, trang trí túi vải… Trong khuôn khổ chương trình, ông Dương Hồng Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, đã phát độngTuần không túi nylon trên địa bàn quận, bắt đầu từ ngày 23 đến 29-9.
Theo thông tin từ Sở TN&MT TP.HCM, mỗi ngày cư dân thành phố tiêu thụ khoảng 8-10 triệu túi nylon. Con số này tương đương khoảng 60-70 tấn. Quả thật, túi nylon từ lâu đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Đâu đâu người ta cũng thấy tràn lan túi nylon, trong nhà sách, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng… Thậm chí trong gia đình chúng ta cũng lưu trữ một lượng lớn túi nylon. Cũng bởi loại túi này dễ mua, dễ sử dụng, tiện lợi nên có vẻ như chúng ta đang lạm dụng nó quá nhiều.
Sở TN&MT TP.HCM kêu gọi cộng đồng dân cư cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bằng việc hạn chế sử dụng túi nylon. Làm thế nào để giảm sử dụng túi nylon? Rất đơn giản, bạn có thể thay thế bằng các loại túi cói, túi vải, làn nhựa; trữ thực phẩm trong hộp nhựa… Với túi nylon đã qua sử dụng, chúng ta có thể dùng để lót thùng rác; phân loại để được tái chế; không bỏ chung với rác thực phẩm; không thải bỏ bừa bãi ra đường phố, cống rãnh…
NGỌC CHÂU -Môi Trường Online
Ngày 2/8/2013 tại TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cùng các đối tác khác giới thiệu dự án mới mang tên “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam” (SUPA). Dự án có tổng giá trị gần 2,4 triệu EUR, trong đó Liên Minh Châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu Euro thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án là VNCPC cùng với với các đối tác khác là VASEP, WWF-Việt Nam và WWF- Áo.
Tới dự Hội thảo về phía các cơ quan Nhà nước có:
– Ông Nguyễn Huy Điền – Tổng Cục phó Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Bà Dương Phương Thảo – Cục phó Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương
Cơ quan tài trợ:
– Ông Hoàng Thành – Cán bộ Chương trình môi trường và biến đổi khí hậu – Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam
Các cơ quan thực hiện:
– Bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP
– Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký VASEP
– Bà Ngô Thị Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC)
– Ông Lê Xuân Thịnh – Quản lý dự án.
– Ông Ngô Tiến Chương – Điều phối Chương trình WWF-VN
– Bà Sabine – Điều phối Chương trình WWF-Áo
Hội thảo đã diễn ra rất tốt đẹp với sự quan tâm của gần 200 đại biểu từ các cơ quan quản lý của Trung ương và địa phương, các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến, nuôi, sản xuất thức ăn, các cơ quan tư vấn và nghiên cứu trong lĩnh vực cá tra.
Phát biểu về dự án, Bà Berenice Muraille, Tham tán về Hợp tác Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết: “Dự án sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án, EU sẽ hỗ trợ trực tiếp toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra từ khâu ươm, sản xuất thức ăn nuôi và chế biến của Việt Nam đến các nhà xuất nhập khẩu và người tiêu dùng cuối cùng nói chung, trong đó có EU, hiện đang là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu cá tra Việt Nam.”
Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm từ 2013 đến 2017, tập trung vào nâng cao năng lực, thúc đẩy việc sản xuất có trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường và giảm chi phí sản xuất thông qua áp dụng phương pháp luận Sử dụng tài nguyên có hiệu quả và Sản xuất sạch hơn (RECPnet), cải tiến sản phẩm và phát triển thị trường. Dự án cũng giúp trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà sản xuất quy mô hộ gia đình áp dụng các tiêu chuẩn bền vững hiện hành như ASC, Global GAP, v.v, hướng tới sản xuất bền vững nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra trên thị trường thế giới.
Đóng góp ý kiến cho buổi Hội thảo bà Nguyễn Thị Hồng Minh trao đổi: Đây là dự án lần đầu tiên ở Việt Nam thực hiện theo chuỗi cung cho ngành cá tra. Dự án đã đưa ra rất nhiều các hoạt động hỗ trợ trong đó quan trọng nhất là hỗ trợ xúc tiến thị trường và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp thông qua áp dụng sản xuất sạch hơn. Dự án nên cùng với các doanh nghiệp dẫn đầu thiết kế tạo ra dòng sản phẩm mới dựa trên sản phẩm truyền thống nhưng có chất lượng nổi bật đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu.
Phát biểu tại Hội thảo đại diện của Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ CT) cũng rất ủng hộ dự án này coi như là một hình mẫu để có thể nhân rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu và rất tin tưởng sau khi dự án kết thúc sẽ đóng góp một phần vào trong quá trình phát triển bền vững chuỗi cung ứng cá tra của Việt Nam.
SUPA – VNCPC
Trong xu thế giá năng lượng đang tăng cao dần như hiện nay, việc áp dụng những giải pháp giảm tiêu hao năng lượng không những là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp ngành thép trụ vững trong khó khăn, mà còn giúp phát triển bền vững.
Ngành Thép là một trong những ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, nhiên liệu ở quy mô lớn. Công nghệ luyện phôi thép hiện nay chủ yếu là lò điện, công suất thấp, lạc hậu nên hiệu suất tiêu hao năng lượng rất cao. Lượng than, dầu, điện mà ngành tiêu thụ chiếm khoảng 6% tổng tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, do công nghệ lạc hậu nên thời gian luyện một mẻ thép của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng cao gần gấp đôi so với trung bình trên thế giới. Cụ thể, năm 2010, để luyện được 1 mẻ thép, DN Việt Nam trung bình mất khoảng 90-180 phút (trung bình thế giới là 45-70 phút), tiêu hao điện từ 550-690 kWh/tấn (trung bình thế giới là 360-430 kWh/tấn). Với lượng tiêu thụ lớn như vậy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ngành Thép có thể lên đến 30 – 40%.
Trong xu thế giá năng lượng có chiều hướng tăng lên, tiết giảm chi phí sản xuất (trong đó có chi phí năng lượng) là giải pháp “sống còn” với DN thép. Bên cạnh đó, ngay ở mảng thị trường xuất khẩu, kinh nghiệm thời gian qua cho thấy, những “đại gia” xuất khẩu thép Việt Nam chủ yếu đều là những DN đã đầu tư công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.
Nhiều doanh nghiệp thép đã ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu hao điện năng trong sản xuất và tôi luyện thép |
Sáng nay 30/07/2013 tại TP.Hải Phòng, Sở KHCN TP.Hải Phòng kết hợp cùng Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam(VNCPC) tổ chức hội thảo với nội dung : “Giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững trong sản xuất công nghiệp “. Tham dự hội thảo có đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường – Ông Lê Sơn Phó chi cục trưởng chi cục BVMT Hải Phòng, Phòng cảnh sát PCTP Môi trường CATP Hải Phòng, Sở KHCN TP Hải Phòng và hơn 50 đại biểu thuộc các tổ chức cung cấp công nghệ, các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng.
Tại hội thảo Ông Lê Sơn đã khai mạc hội thảo và trình bày về thực trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp tại Hải Phòng và các giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó ông còn đưa ra những phương án tiềm năng xử lý rác thải công nghiệp Hàng hải tàu thuyền có tính khả thi cao, tăng thêm tiềm lực kinh tế cho TP Hải Phòng.
Sau lễ khai mạc Chuyên gia cao cấp Đinh Mạnh Thắng thuộc Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC) trình bày về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và lợi ích thực tế do sản xuất sạch hơn mang lại khi áp dụng tại doanh nghiệp, bà Nguyễn Lê Hằng điều phối viên Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) giới thiệu quỹ đến với các đại biểu doanh nghiệp. Các tiêu chí đánh giá tham gia quỹ rất mở và hấp dẫn đối với các đại biểu tham gia hội thảo.
Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, với tinh thần chia sẻ và những cơ hội thay đổi về quy trình công nghệ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hải Phòng là một địa bàn lớn tập trung nhiều khu công nghiệp lớn nhỏ thuộc các ngành nghề, hiện nay đã có tới 3 khu xử lý nước thải tập trung cho các cụm doanh nghiệp tuy nhiên cũng còn tồn đọng một số doanh nghiệp vân vi phạm xả thải vượt mức cho phép. Do đó cần có những buổi hội thảo như thế này để các doanh nghiệp được tiếp cận với các quy trình sản xuất mới cũng như các công nghệ mới tiết kiệm được chi phí sản xuất và thân thiện hơn với môi trường. Bên cạnh đó với sự hỗ trợ của quỹ GCTF sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thay đổi công nghệ mới tăng tính cạnh tranh, giảm thiểu chi phí trong đầu tư và sản xuất.
GCTF – VNCPC
Nông nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu. Để ứng phó với sự “thất thường” của thiên nhiên, Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng (RECO) đã đưa công nghệ Imetos quản lý khí hậu tự động vào áp dụng tại Việt Nam nhằm giúp người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất.
Công nghệ “khắc chế” thời tiết
Tại Hội thảo “Kết quả khảo nghiệm trạm khí hậu tự động công nghệ iMetos, đề xuất các giải pháp tổng hợp ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp bền vững tại Việt Nam” diễn ra ngày 23/7 tại Phú Thọ, đại diện Dự án iMetos Việt Nam cho biết, Trạm quản lý khí hậu tự động ACS công nghệ Imetos đã được sử dụng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ đắc lực cho nông lâm nghiệp qua việc tính toán lịch gieo cấy, thu hoạch, cảnh báo sớm sâu bệnh cho cây trồng và gia súc, cảnh báo thiên tai, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu cao với các điều kiện bất lợi.
Trạm ACS phục vụ quan trắc và cảnh báo tiểu khí hậu, đáp ứng cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông lâm nghiệp và đời sống với các tính năng như xử lý, lưu trữ số liệu, các thiết bị đầu cuối kết nối không dây.
Các cảm biến của trạm ACS thu nhận, xử lý và nhận được thông tin với khoảng thời gian đo 6 giây, phát đáp tới người sử dụng từ 10 – 60 phút/lần qua mạng thông tin di động và internet.
Những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể truy cập thông tin thời tiết và môi trường bằng cách truy cập tại website: www.fieldclimate.com về các yếu tố thời tiết, khí hậu của tiểu vùng của tất cả các nơi đặt trạm như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ (giờ chiếu sáng), tốc độ gió bão, lượng mưa, độ ướt lá… và dự báo thời tiết năm ngày tại khu vực…
Các thiết bị này hoạt động nhờ tấm pin năng lượng mặt trời, cung cấp năng lượng điện ổn định cho thiết bị ngay cả khi điều kiện thiếu ánh nắng (sương mù, tuyết, bóng núi…). Thiết bị, công nghệ Imetos có nhiều ưu điểm vượt bậc của công nghệ hiện đại, giá thành rẻ, bền, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, có thể phục vụ cho từng trang trại, tiểu vùng một cách hiệu quả.
Những ghi nhận ban đầu
Trong tháng 4 và 5/2013, Trung tâm Công nghệ Môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu đã lắp đặt, chuyển giao công nghệ và đưa vào vận hành thành công năm Trạm khí hậu tự động ACS thuộc công nghệ Imetos do hãng Pessl Instruments (Cộng hòa Áo) tặng. Các trạm được đặt khảo nghiệm tại năm tỉnh là thành là Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ và Quảng Trị. Tại Sapa (Lào Cai) độ cao 1.570 m, thiết bị hiện đang thực hiện công việc cảnh báo cháy rừng, mưa lũ, lũ quét, sâu bệnh trên rau hoa. Còn ở Quản Bạ (Hà Giang) Imetos phục vụ vùng nông nghiệp công nghệ cao rau hoa, dược liệu cho người dân địa phương.
Đại biểu tỉnh Lào Cai đánh giá, sau ba tháng thử nghiệm, trạm khí hậu tự động công nghệ iMetos tại vườn Quốc gia Hoàng Liên, trạm được vận hành tốt và dễ sử dụng. Các thông số về bức xạ mặt trời, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ, gió… được thể hiện rõ ràng, chính xác và cập nhật liên tục từng giờ thông qua trang web trên mạng internet. Chức năng dự báo thời tiết trong 5 ngày tiếp theo đã giúp địa phương nắm bắt được diễn biến thời tiết để từ đó có những ứng phó kịp thời với những diễn biến thời tiết bất thường…
Theo PGS, TS Mai Quang Vinh, Giám đốc Dự án Imetos Việt Nam, hệ thống còn kết hợp, kết nối, bổ sung giữa mạng dự báo thời tiết địa phương giúp ích kết nối các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp vào hệ thống hiển thị quốc gia. Đồng thời kết nối với mạng lưới quan trắc, dự báo rộng của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia để dự báo thời tiết khu vực một cách chính xác.
Sau ba tháng vận hành khảo nghiệm năm Trạm quản lý khí hậu tự động tại các tỉnh thành phía bắc, Tiến sĩ Nguyễn Hữu La, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng của công nghệ Imetos đối với sự phát triển của cây chè Việt Nam, ông đánh giá: Nếu kết nối được các trạm này vào hệ thống quản lý sản xuất, chế biến chè cho cả nước thì đây là giải pháp hữu ích, nâng cao năng lực quản lý khí hậu tự động cho ngành chè, phục vụ xây dựng thương hiệu quốc gia chè Việt Nam trên nhiều khía cạnh như sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, giảm giá thành, phát triển bền vững…
GS, TS Vương Văn Quỳnh, Viện sinh thái rừng và môi trường, Đại học Lâm nghiệp nhận định: Có thể tin tưởng rằng việc kết nối công nghệ Imetos với phần mềm cảnh báo lũ quét được phát triển trên cơ sở các mô hình dự báo và cảnh báo lũ quét phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực sẽ mở ra một bước tiến mới trong dự báo và cảnh báo lũ quét tại Việt Nam.
PGS, TS Mai Quang Vinh đề xuất các bộ, ngành, địa phương giúp đỡ, phối hợp với Dự án iMetos Việt Nam xây dựng một số các dự án ứng dụng công nghệ này, bổ sung kinh phí đầu tư để xây dựng một số Trạm chuyên dụng và cử cán bộ phối hợp thực hiện ứng dụng nhanh kết quả KHCN về công nghệ tự động quản lý khí hậu cho các lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp, thủy lợi trên phạm vi cả nước.
Theo Đặng Giang/ Nhân Dân.
Sáng ngày 18/7/2013 tại Thành phố Cần thơ, Hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ đã phối hợp với Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Cục kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ (SECO) tổ chức Hội thảo “Đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và Giới thiệu Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh (GCTF) ”. Tới dự buổi Hội thảo về phía Ban tổ chức có:
Bà Brigitte Bruhin – Phó Giám đốc quốc gia, Đại diện SECO tại Việt Nam
Bà Eva Krummenacher – Đại diện SECO Thuỵ Sỹ
Ông Trần Văn Nhân – Giám đốc Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam (VNCPC)
Ông Dương Nghĩa Hiệp – PGĐ Sở Công Thương Cần Thơ
Bà Nguyễn Mỹ Thuận – Phó CT Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ.
Hội thảo đã thu hút được gần 40 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau quan tâm đến tham dự hội thảo. Các đại biểu đã nghe các bài trình bày của PGS.TS Mai Văn Nam – Trưởng Khoa Sau đại học Trường ĐH Cần Thơ về đo lường tác động của ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và ông Dương Nghĩa Hiệp – PGĐ Sở Công thương Cần Thơ về những thuận lợi và khó khăn trong đổi mới công nghệ.
Đại diện Cục kinh tế liên bang Thuỵ Sỹ cũng đã chia sẻ những thông tin quan trọng về các hỗ trợ của Chính thủ Thuỵ Sỹ thông qua SECO cho Việt Nam. SECO gần đây cũng đã chuyển dần trọng tâm hỗ trợ từ quy mô cấp quốc gia xuống quy mô cấp vùng. SECO cũng đã quyết định hỗ trợ thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đặt tại Cần Thơ.
Phần quan trọng nhất của buổi Hội thảo là Giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) do Bà Nguyễn Lê Hằng – Trưởng phòng đào tạo, điều phối viên của Quỹ GCTF thuộc Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) trình bày. Bài giới thiệu đã đưa ra khái quát các thông tin về Quỹ, các cơ chế hỗ trợ cũng như các thủ tục cần thiết khi tham gia Quỹ. Cuối buổi giới thiệu đã có rất nhiều các câu hỏi, quan tâm của các doanh nghiệp và đã đã nhận được các câu trả lời thoả đáng từ SECO và VNCPC.
Admin GCTF
Agence voyage au Vietnam | cua sat | mái tôn | xem thêm |dịch vụ seo
Không chỉ góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, việc sử dụng khí thiên nhiên CNG thay thế xăng dầu còn giúp tiết kiệm tới 40% chi phí nhiên liệu
Không chỉ góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, việc sử dụng khí thiên nhiên CNG thay thế xăng dầu còn giúp tiết kiệm tới 40% chi phí nhiên liệu
CNG (Compressed Natural Gas) là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là metane CH4 được lấy từ những mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250atm) để tồn trữ. Do không có benzene và hydrocarbon kèm theo, nên hai loại nhiên liệu này không giải phóng nhiều khí độc như NO2, CO… và hầu như không phát sinh bụi. Trên thế giới, CNG được sử dụng thay thế xăng do những lợi thế hơn hẳn. CNG dễ phát tán, không tích tụ như hơi xăng, nếu CNG bị rò rỉ ra môi trường không khí, nguy cơ hỏa hoạn chưa bằng một nửa xăng dầu nên hạn chế nguy cơ cháy nổ.
Xe bus chạy bằng CNG tại TPHCM
Theo số liệu của Hiệp hội Các phương tiện giao thông sử dụng khí thiên nhiên châu Á Thái Bình Dương, chỉ riêng khu vực này đã có khoảng 5 triệu phương tiện sử dụng khí CNG. Trong đó, Pakistan có hơn 2 triệu ôtô, Argentina và Brazil mỗi nước hơn 1 triệu chiếc… Tại Việt Nam, công nghệ khí nén thiên nhiên CNG lần đầu tiên xuất hiện bằng sự ra đời của nhà máy khí thiên nhiên CNG tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vào tháng 8-2008.
Và vào tháng 5.2010, để hạn chế ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu, vì môi trường xanh sạch, Tập đoàn Dầu khí đã ban hành Nghị quyết số 2958/NQ-DKVN thông qua việc chuyển đổi và sử dụng nhiên liệu khí nén CNG cho toàn bộ xe ô tô tại các đơn vị thành viên của tập đoàn trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (ước khoảng 600 xe).
Ông Đoàn Văn Nhuộm – Tổng Giám đốc PV Gas South – đơn vị được Tập đoàn Dầu khí giao nhiệm vụ thực hiện chuyển đổi và cung cấp nhiên liệu CNG cho các đơn vị thành viên của tập đoàn cho biết, việc chuyển đổi nhiên liệu sử dụng CNG cho các xe là hết sức cần thiết, vì nó giúp giảm chi phí nhiên liệu rất lớn (từ 30-50%), đồng thời giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thực hiện tốt chủ trương của Tập đoàn Dầu khí về phát huy nội lực cũng như chương trình hợp tác của ngành dầu khí với TPHCM và tỉnh BR-VT.
Không chỉ dừng lại đó, giá CNG hiện nay thấp hơn giá xăng dầu và cả LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng). Đây là nhiên liệu rẻ, sạch, phù hợp với dịch vụ tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp, đặc biệt trong tình hình giá xăng dầu tăng cao trong những năm gần đây. Đó cũng chính là lý do vì sao mà các chuyên gia đều đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường CNG là rất lớn, hứa hẹn mang lại lợi nhuận cũng như tiếng vang cho ngành dầu khí trong việc đi tiên phong giữ gìn và làm trong sạch môi trường.
Tại hội thảo quốc tế về “Sử dụng khí thiên nhiên CNG cho các phương tiện giao thông vận tải”, ông Hyong Luu Jeon, Vụ phó Vụ Vận tải – Môi trường (Bộ Môi trường Hàn Quốc) cũng cho biết, sử dụng khí nén CNG chi phí chỉ bằng khoảng 50% so với dùng xăng dầu nhưng lại giảm thiểu tới 35% khí hydro carbon, 62% oxide, 9% carbon oxide… thải ra môi trường. Đồng quan điểm này, TS Phạm Xuân Mai, Trưởng khoa Kỹ thuật giao thông – ĐH Bách khoa TPHCM, tính toán: giá 1 tấn khí CNG khoảng 318 USD, chỉ bằng 53,5% giá xăng, 42% giá dầu.
Mỗi xe buýt sử dụng CNG hoạt động 1 năm tiết kiệm 8.308 USD nhiên liệu so với dầu diesel. Với 10.000 xe tại TPHCM, nếu chuyển sang sử dụng khí CNG sẽ tiết kiệm 83.080.000 USD mỗi năm. Như vậy, trong khoảng 3 năm, TPHCM sẽ tiết kiệm được 250 triệu USD. Điều này chứng tỏ việc chuyển đổi các loại xe ô tô, xe buýt sử dụng diesel hiện tại sang sử dụng khí nén CNG không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn giúp tiết kiệm tiền bạc, giảm cước phí vận chuyển, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế…
Ms Nguyễn Lê Hằng
Điều phối viên Quỹ GCTF
Trung tâm Sản xuất sạch hơn (VNCPC) – Số 1 Đại Cồ Việt Hà Nội
[email protected]
Tel: 04 3868 4849 – số máy lẻ 14
DĐ: 0912 467 692