Thông điệp toàn cầu nhân Ngày Môi trường thế giới của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon

 

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà việc sản xuất lương thực đã vượt qua nhu cầu sử dụng, tuy nhiên 870 triệu người suy dinh dưỡng và trẻ em mắc bệnh còi xương đang là những đại dịch thầm lặng. Để tạo ra một tương lai mong muốn, chúng ta phải điều chỉnh sự vô lý này.
Chúng ta phải đảm bảo quyền được tiếp cận chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho tất cả mọi người, tăng gấp đôi năng suất của những hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, những người đóng góp phần lớn thực phẩm cho sự phát triển của thế giới và làm cho hệ thống thực phẩm bền vững khi đối mặt với những biến cố về kinh tế và môi trường. Đây là tầm nhìn của chiến dịch “Không còn người bị đói” tôi đưa ra tại Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững Ri+20 năm 2011 vừa qua.
Có một cách để thu hẹp khoảng cách giữa nghèo đói và cải thiện phúc lợi xã hội của đối tượng dễ bị tổn thương nhất là giải quyết tốt vấn đề lãng phí và mất mát quá lớn thực phẩm. Hiện nay, ít nhất một phần ba sản lượng thực phẩm sản xuất ra đã không được sử dụng. Điều này là sự sỉ nhục quá lớn đối với những người nghèo đói, và nó cũng thể hiện rằng một chi phí môi trường rất lớn như năng lượng, đất và nước đã bị lãng phí.
Ở các nước đang phát triển thì sâu bệnh, cơ sở bảo quản, lưu trữ chưa đảm bảo và chuỗi cung cấp thực phẩm thiếu hiệu quả là nguyên nhân chính dẫn đến mất mát thực phẩm. Những người chú trọng phát triển xuất khẩu cũng thường quá chú trọng vào việc mẫu mã hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng. Ở các nước phát triển, thực phẩm bị vứt bỏ bởi các hộ gia đình và ngành công nghiệp bán lẻ, lượng thực phẩm này sẽ sẽ bị thối rữa tại các bãi chôn lấp, giải phóng một lượng lớn khí metan (CH4), một loại khí nhà kính rất mạnh
Sự mất mát và lãng phí thực phẩm là điều mà tất cả chúng ta đều có thể giải quyết được. Đó là lý do vì sao Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và các đối tác khác đã đưa ra chiến dịch “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” (Think.Eat.Save), là chiến dịch nâng cao nhận thức và tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề về lãng phí thực phẩm ở các nước phát triển và đang phát triển.
Cơ sở hạ tầng và công nghệ có thể làm giảm lượng thực phẩm bị hư nát sau khi thu hoạch và trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Chính phủ các nước phát triển có thể cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu và tối đa hóa các cơ hội thương mại với các nước láng giềng; các nước phát triển có thể có thể hỗ trợ thương mại công bằng và hợp lý hàng hóa theo ngày và hệ thống ghi nhãn khác, doanh nghiệp có thể xem xét lại tiêu chí của họ để từ chối sản phẩm; và người tiêu dùng có thể giảm thiểu chất thải bằng cách chỉ mua những gì họ cần và sử dụng thực phẩm một cách triệt để.
Nhân Ngày Môi trường thế giới, tôi kêu gọi tất cả mọi người trong hệ thống thực phẩm toàn cầu hãy có những hành động vì môi trường bền vững và một xã hội công bằng. Dân số tòan cầu hiện nay có 7 tỷ người và dự kiến sẽ tăng lên 9 tỷ người vào năm 2050 nhưng số lượng người đói sẽ không được phép tăng. Bằng cách giảm sự lãng phí thực phẩm, chúng ta có thể tiết kiệm tiền và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu tác động môi trường và quan trọng hơn, hướng tới một thế giới mà mọi người đề có đủ thức ăn, không ai bị đói.
VEA
Theo: UNEP