Sản xuất bê tông từ thủy tinh thải và xi măng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (MSU), Hoa Kỳ đã tìm ra cách thức trộn thủy tinh thải vào xi măng để sản xuất bê tông. Loại bê tông này chắc chắn, có độ bền cao hơn và khả năng chịu nước tốt hơn.
​Ngoài ra, việc sử dụng thủy tinh giúp làm giảm lượng thủy tinh đưa đến các bãi chôn lấp và cũng làm giảm phát thải CO2 thường do nhiệt độ cao cần để sản xuất xi măng. Lọai bê tông mới trong đó khoảng 20% xi măng được sử dụng để sản xuất bê tông được thay thế bằng thủy tinh nghiền hoặc xay nát, đang được thử nghiệm tại nhiều địa điểm tại khu sân bãi của MSU. Cho đến nay, các kết quả thử nghiệm rất khả quan.

Parviz Soroushian, GS về kỹ thuật dân dụng và môi trường đang nghiên cứu về việc pha trộn thủy tinh tạo thành bê tông cho rằng thủy tinh nghiền nát tạo ra phản ứng có lợi nhờ các hydrat xi măng, do đó về cơ bản, tính chất hóa học của xi măng được cải thiện nhờ thủy tinh. Thủy tinh nghiền làm cho xi măng chắc, bền hơn và không thấm nước nhanh như xi măng thông thường.
Loại bê tông mới trông không khác biệt nhiều so với bê tông bình thường. Nó có màu sáng hơn nhưng đại thể là không có sự phân biệt. Theo GS Soroushian, xi măng được xử lý ở nhiệt độ rất cao. Sử dụng thủy tinh nghiền làm giảm mạnh nguồn năng lượng tiêu hao cũng như giảm phát thải CO2.
Roz Ud-Din Nassar, nghiên cứu sinh về kỹ thuật dân dụng và môi trường đã làm việc cho dự án cho rằng theo dự báo của các nhà nghiên cứu, phương thức mới thay thế một phần xi măng trong bê tông bằng thủy tinh thải nhiều màu dựa vào các nguyên tắc hóa học và công trình nghiên cứu tiên phong trong phòng thí nghiệm của MSU sẽ mang lại các lợi ích về môi trường, năng lượng và chi phí to lớn.
(NASATI)