Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn vào dây chuyền sản xuất

Trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều ngành công nghiệp ra đời kèm theo đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo phát triển bền vững, tăng lợi nhuận về kinh tế và đồng hành cùng với công tác bảo vệ môi trường nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư đã lựa chọn và áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

Story

Công ty CPTM Hương Giang

Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp được Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 07 tháng 9 năm 2009 và có nhiều doanh nghiệp áp dụng vào trong sản xuất. Thời gian qua các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đã bắt đầu có sự chuyển biến tích cực trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào trong dây chuyền sản xuất của đơn vị mình.

Công ty CPTM Hương Giang (khu CN Hòa Xá, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) là một trong số những doanh nghiệp điển hình đã triển khai áp dụng mô hình sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất. Công ty có tiềm lực mạnh về công nghệ sản xuất chế biến xay xát gạo, chuyên sản xuất các sản phẩm gạo thơm, gạo đặc sản, gạo cao cấp,… Sản phẩm gạo chế biến của Công ty được đánh giá là một trong những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng đáp ứng nhều nhu cầu của khách hàng, giá thành hợp lý và có tính cạnh tranh so với các sản phẩm khác đang có trên thị trường trong nước. Từ một đơn vị khiêm tốn về cơ sở vật chất ban đầu, Công ty đã có bước phát triển đột phá không ngừng cả về quy mô sản xuất, giá trị sản xuất kinh doanh, khách hàng và thị trường. Với công suất thiết kế ban đầu là 3 tấn/ giờ, sau một thời gian phát triển, tìm kiếm thị trường Công ty đã nâng cấp dây chuyền lên 5 tấn/giờ. Từ năm 2010 đến nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước.

Trong quá trình sản xuất, ngay từ ngày đầu Công ty đã đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 áp dụng trong toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh của mình công suất đạt 4,3-4,5 tấn gạo/giờ.

Nhờ áp dụng thiết bị hiện đại Công ty đã thu được những lợi ích như: hạn chế thất thoát hao phí trong khâu sản xuất, nâng cao năng suất, giảm chi phí liên quan đến thu gom và xử lý chất thải; tăng cường ý thức của người lao động về bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường làm việc, góp phần bảo vệ sức khoẻ người lao động; lượng trấu phế thải được chế biến thành chất phụ gia để sản xuất thức ăn gia súc. Với những giải pháp mà Công ty đã triển khai thì doanh thu hàng năm của Công ty đều trên mức 100 tỷ và đảm bảo việc làm cho 60-70 lao động thường xuyên.

Trong bối cảnh nước ta đang hướng đến nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, kết hợp mục tiêu phát triển kinh tế bền vững thì sản xuất sạch hơn có thể xem như một giải pháp phù hợp để các doanh nghiệp áp dụng. Việc tham gia áp dụng và thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách mạnh mẽ; tạo được lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường./.

Theo ipc1.gov.vn 

Biến nước thải từ hạt cà phê thành năng lượng xanh

Một tách cà phê mỗi sáng có thể đem lại sự tỉnh táo tức thì cho nhiều người, và mới đây những người trồng cà phê Trung Mỹ đã tìm thấy nguồn năng lượng mới từ loại hạt này bằng cách biến nước thải nông nghiệp thành khí đốt tự nhiên.

San xuat cafe

 Ảnh minh họa (nguồn: dangcongsan.vn)

Nước thải từ quá trình xử lý hạt cà phê tươi thường không được để ý và xử lý trước khi đổ vào hệ thống nước thải. Ở Trung Mỹ, người địa phương gọi loại nước này là “nước mật ong” (honey water) vì vị ngọt cũng như màu vàng của nó.

Tuy nhiên, do sự lên men của hạt cà phê, loại nước này chứa nhiều khí methane, một trong những khí thải góp phần lớn nhất gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu. Riêng ở Nicaragua, mỗi năm khoảng 1,3 triệu bao càphê được sản xuất tạo ra lượng khí ô nhiễm tương đương lượng khí thải từ 20.000 xe ôtô.

Loại nước này đổ ra sông khiến những người dân sử dụng nguồn nước này bị các bệnh da liễu và nhiễm khuẩn ruột.

Theo một dự án thử nghiệm đang được tiến hành tại 19 trang trại ở Nicaragua, Guatemala và Honduras, loại nước thải sẽ được xử lý chiết xuất methane và khí này sẽ được sử dụng để chạy máy phát điện và đun nấu.

Dự án này được nhóm phát triển nông trại xanh UTZ Certified của Hà Lan khởi động từ năm 2010 nhằm tìm cách giảm lượng nước sử dụng trong ngành nông nghiệp trồng cà phê và sử dụng chúng sáng tạo hơn.

Những người trồng càphê tại các trang trại này cho biết chỉ một tháng sau khi tham gia, chương trình đã cho thấy hiệu quả. Theo giám đốc kỹ thuật của dự án, lượng nước sử dụng tại một trang trại có thể giảm trên 80%.

Việc sử dụng khí ga để đun nấu cũng giúp người dân giảm việc chặt củi để nấu ăn. Ngoài ra, đối với các trang trại tham gia dự án, các sản phẩm cà phê của họ sẽ được dán nhãn đảm bảo được sản xuất bằng công nghệ xanh và đảm bảo điều kiện lao động tốt.

Hệ thống để tách khí methane trị giá vài nghìn USD, được Chính phủ Hà Lan hỗ trợ 75% và người trồng càphê chi trả 25%. Mỗi trang trại áp dụng cơ chế chiết xuất khí ga riêng, phụ thuộc vào quy mô trang trại. Một số trang trại chỉ tách khí ga trong mùa thu hoạch, trong khi một số khác sử dụng công nghệ này với cả chất thải từ chăn nuôi và sản xuất khí ga quanh năm.

UTZ đã bắt đầu mở rộng dự án này tại Colombia, Peru và Brazil và đang tìm nguồn vốn hỗ trợ để triển khai dự án ở cả Kenya và Việt Nam/.

Theo vietnamplus.vn

Ngành xi măng: Tạo “bước nhảy” sang chất và lượng

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, ngành công nghiệp xi măng Việt Nam được định hướng phát triển theo hướng tập trung đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phóng viên Kinh tế Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam xung quanh vấn đề trên.

hiephoi

Ông Nguyễn Quang Cung – Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam

Xin ông cho biết những kết quả đầu tư và ứng dụng công nghệ mới, thiết bị hiện đại trong sản xuất của ngành xi măng Việt Nam thời gian qua? 

Trong những năm qua, nhiều DN trong ngành xi măng đã chú trọng đầu tư, tiếp thu và ứng dụng những thành tựu, công nghệ mới, thiết bị hiện đại trong sản xuất xi măng như: Sông Gianh, Hải Phòng, Cẩm PhảThăng Long, Hạ Long, Thái Nguyên, Bình Phước, Hà Tiên 2, Nghi Sơn 2, Hoàng Thạch 3, Bút Sơn 2…

Tại Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), tất cả các nhà máy thuộc Vicem đều được thiết kế sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu và tiêu chuẩn Mỹ. Các sản phẩm trong nước và xuất khẩu của Vicem như OPC40, PC40 đều đạt tiêu chuẩn châu Âu EN 197-1:2000 và C150-09 ASTM TYPEI….

Tuy vậy, nhìn tổng thể toàn ngành xi măng Việt Nam hiện nay, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại trong sản xuất xi măng ở nước ta vẫn còn bất cập như một số nhà máy xi măng lò quay có công suất nhỏ 350-1.000 tấn clinker/ngày, công nghệ lạc hậu, chất lượng thiết bị kém dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp; sản phẩm chất lượng chưa cao, hàm lượng vôi tự do trong clinker còn cao, xi măng đa phần chỉ đạt mác PC40 trở xuống; tiêu hao nhiệt năng, điện năng lớn, thời gian vận hành thiết bị ngắn; nhiều vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình hoạt động của các nhà máy xi măng…

Theo ông, để tập trung đầu tư công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, ngành xi măng cần triển khai thực hiện những giải pháp gì?

Đã đến lúc ngành xi măng cần tạo “bước nhảy” để chuyển sang chất và lượng, kết thúc giai đoạn phát triển theo chiều rộng, bước vào giai đoạn mới phát triển theo chiều sâu, bền vững hơn. Giai đoạn 2020-2030, ngành xi măng được định hướng đầu tư theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể ngành xi măng sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với công nghệ tiên tiến, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tiết kiệm nhiên liệu và tiêu hao năng lượng thấp, bảo vệ môi trường.

Theo tôi được biết, trong quy hoạch đã có lộ trình từng bước xóa bỏ công nghệ lạc hậu, dự kiến đến năm 2015 không còn sản xuất xi măng lò đứng. Đối với các dự án đầu tư mới phải có công suất tối thiểu 2.500 tấn clinker/ngày trở lên.

Ngoài ra, phát triển xi măng cần theo quy hoạch khoa học, thực tiễn và tính toán lâu dài. Chúng ta cần loại bỏ các dây chuyền sản xuất xi măng công suất thấp, đầu tư mở rộng các dự án có điều kiện về công nghệ, tài chính với công suất lớn, giảm chi phí sản xuất nâng cao chất lượng xi măng. Kinh nghiệm các nước cho thấy, hiện đại hóa ngành xi măng cần tỷ lệ kỹ sư cao hơn công nhân, bởi hầu hết các công đoạn sản xuất đều điều khiển tự động, ít sử dụng lao động trực tiếp. Bên cạnh việc tăng cường quản lý nhà nước, chúng ta phải đào tạo đội ngũ nhân lực xi măng đạt trình độ cao, thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ kỹ sư, chuyên gia đầu ngành.

Phát triển công nghệ cao đi đôi với đảm bảo tốt vấn đề môi trường. Để đạt được định hướng này trong thời gian tới, ngành xi măng cần tập trung vào vấn đề gì, thưa ông?

Từ những thực tế trên đã đòi hỏi ngành xi măng phải có những biện pháp tích cực nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Với xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới áp dụng công nghệ sản xuất lò quay phương pháp khô hiện đại với mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao, tạo ra các sản phẩm xi măng đạt chất lượng cao, tiêu tốn nguyên liệu và năng lượng thấp, đồng thời còn bảo vệ môi trường.

Hiện đã có nhiều nhà máy xi măng Việt Nam đầu tư vào thiết bị công nghệ thuộc loại tiên tiến trên thế giới, dây chuyền sản xuất đồng bộ của Polysius, thiết bị chuyên dụng xử lý các nguồn gây ô nhiễm để hạn chế khí thải, giảm tiếng ồn, quản lý chất thải rắn và tái sử dụng nước thải… Với mức độ tự động hóa cao không chỉ đảm bảo về chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo cả vấn đề môi trường.

Thế giới đang chuyển động, Việt Nam đi chậm hơn nhưng chúng ta cũng phải bắt kịp xu thế này. Đó là việc tập trung đầu tư nghiên cứu sử dụng phế thải làm nguyên, nhiên liệu cho sản xuất xi măng; nghiên cứu sản xuất các chủng loại xi măng có tính năng đặc biệt, xi măng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; nghiên cứu giảm tiêu hao năng lượng, nhiên liệu và nhân công trong sản xuất xi măng./.

Xin cảm ơn ông!

Theo ven.vn

Những biện pháp tiết kiệm năng lượng điển hình tại các tòa nhà

Rất nhiều những tòa lớn trên cả nước đã áp dụng thành công các biện pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Dưới đây là những biện pháp điển hình đã được áp dụng tại từng tòa nhà.

Sử dụng kính tiết kiệm năng lượng

Khu đô thị Springlight (TP. HCM) gồm các chung cư cao tầng, trung tâm thương mại và khách sạn. Mặt chính diện của các tòa nhà có hướng Tây- Nam với diện tích cửa kính chiếm đến 35% diện tích bề mặt. Do phần vỏ của công trình nhận một lượng bức xạ lớn từ mặt trời, nên chủ đầu tư đã cho sử dụng loại kính cách nhiệt 2 lớp. Nhờ đó, công trình giảm được nhiệt từ mặt trời xâm nhập, giảm được tải lạnh của tòa nhà. Ước tính lượng điện tải lạnh giảm được từ việc dùng kính cách nhiệt là khoảng 2 triệu kWh mỗi năm.

Hệ thống làm lạnh VRF

Trung tâm Chiếu phim Quốc gia Hà Nội là một địa điểm giải trí quen thuộc của người dân Thủ đô. Tại tòa nhà này, hệ thống điều hòa chiller có tuổi đời 18 năm được sử dụng để làm mát cho diện tích 500 m2. Để giảm thiểu lượng điện sử dụng, Trung tâm đã cho thay thế hệ thống chiller cũ bằng hệ thống lạnh có lưu lượng môi chất lạnh biến thiên (VRF) có hiệu suất làm lạnh cao hơn.

rap-chieu-phim

Trung tâm chiếu phim quốc gia đang sử dụng hệ thống điều hòa VRF, giúp tiết kiệm 176 ngàn kWh điện/năm

Trước đây, cường độ năng lượng sử dụng của Trung tâm là 403kWh/m2, thì sau khi thay thế hệ thống VRF, cường độ năng lượng giảm xuống chỉ còn 342 kWh/ m2. Mỗi năm, trung tâm tiết kiệm được khoảng 176 ngàn kWh điện. Với vốn đầu tư khoảng 2,8 tỷ đồng, dự tính sau 4,5 năm là có thể thu hồi vốn.

Thang cuốn cảm biến

Tại siêu thị Big C (Đồng Nai), hệ thống thang cuốn tại khu vực mua sắm đã được trang bị hệ thống giới hạn hoạt động khi không cần thiết, dựa trên cảm biến người.

thang-may

Cảm biến cho thang cuốn giúp tiết kiệm được 70% điện năng

Theo một nghiên cứu thực hiện tại Hồng Kông, mức độ tiết kiệm của thang cuốn còn phụ thuộc vào loại hình của tòa nhà và lượng khách di chuyển. Tại siêu thị Big C, sau khi lắp đặt cảm biến, lượng điện năng tiêu thụ đã giảm đến 70%, từ 4,6 kWh/giờ xuống còn 1,37 kWh/giờ.

Hệ thống cấp nước nóng sử dụng NLMT

Trước đây, tại khách sạn Park Royal Sài Gòn (TP. HCM), hệ thống nước nóng được lắp đặt tại các phòng nghỉ là loại bình nung nóng bằng điện, có dung tích 60 lít, được lắp đặt đơn. Mức tiêu thụ điện cho 1 bình có công suất 3,9 kW là 4,8 kWh/ngày.

Sau đó, các bồn riêng rẽ được thay thế bằng hệ thống nước nóng trung tâm sử dung năng lượng mặt trời, có thể cung cấp 14 ngàn lít nước nóng mỗi ngày. Phần nước nóng thiếu sẽ được hệ thống cấp nước nóng bổ sung hoặc sử dụng bơm nhiệt.

Hệ thống nước nóng NLMT giúp khách sạn hằng năm tiết kiệm được 178 ngàn kWh điện, tương đương với 452 triệu đồng. Với tổng kinh phí đầu tư khoảng 2,2 tỷ đồng mỗi năm, thời gian hoàn vốn ước tính là gần 5 năm.

Thiết bị thu hồi nhiệt

Tại TTTM Vincom (Hà Nội), ngoài việc sử dụng cảm biến COđể điều chỉnh lưu lượng gió tươi bổ sung, giúp giảm tiêu thụ năng lượng cho quạt thông gió và làm mát gió tươi, Ban quản lý tòa nhà đã cho lắp đặt thiết bị thu hồi nhiệt có hiệu suất 80%. Thiết bị này giúp thu hồi “năng lượng lạnh” trong gió thải ra để làm mát gió tươi cấp từ bên ngoài.

lo-hoi

Thiết bị thu hồi nhiệt

Với các biện pháp tiết kiệm năng lượng đã áp dụng, mỗi năm TTTM Vincom giảm được 366. 727 kWh điện, tương đương với hơn 822 triệu đồng, giảm phát thải 203 tấn CO2.

Biến tần VSD

Tòa nhà FPT (Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 2007. Tòa nhà sử dụng 2 điều hòa khối và hệ thống điều hòa trung tâm, tiêu thụ tới 49% lượng điện của công trình. Hệ thống bơm nước lạnh có 4 tổ máy bơm ly tâm với công suất 75 kW, hoạt động trung bình 9,5 giờ mỗi ngày.

Để giảm lượng điện tiêu thụ, Ban quản lý tòa nhà đã cho lắp đặt biến tần VSD để điều chỉnh lưu lượng nước lạnh, thay thế cho phương án truyền thống sử dụng van tiết lưu. Với hệ thống này, mức tiết kiệm năng lượng dự kiến hàng năm là 25%, tương đương với 142 ngàn kWh/năm. Vốn đầu tư của hệ thống này là 512 triệu động và dự kiến thu hồi trong 2,4 năm.

Theo nguồn tietkiemnangluong.com.vn

Tiết kiệm điện trong ngành Thép: Những tín hiệu mừng

Hiện nay, việc tiêu thụ điện năng cho sản xuất một tấn phôi thép ở Việt Nam theo thống kê là gấp đôi một số nước trong khu vực. Các doanh nghiệp Thép Việt Nam đã bắt đầu áp dụng các biện pháp tiết kiệm, sử dụng năng lượng và đem lại hiệu quả bước đầu.

Ngành thép

Các giải pháp tiết kiệm năng lượng được đưa ra đã góp phần giảm chi phí đáng kể trong sản xuất thép

Theo ông Trịnh Văn Hoàn, phòng Quản lý năng lượng, Tổng công ty Thép Việt Nam: Nước ta hiện có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất từ 100.000 tấn mỗi năm trở lên. Mặc dù, các nhà máy thép mới sử dụng chưa tới 50% công suất thiết kế nhưng hàng năm tiêu thụ khoảng 3,5 tỷ kWh điện. Tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm ngành Thép chiếm tỷ trọng khoảng 6% tổng năng lượng tiêu thụ toàn ngành công nghiệp cả nước.Tại Việt Nam, điện năng tiêu thụ cho 1 tấn phôi thép thành phẩm khoảng 700 kWh (trong khi nhiều nước chỉ khoảng 350 kWh). Tuy nhiên, tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các nhà máy thép lại khá cao. Chính vì vậy, việc lựa chọn những giải pháp tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất, kinh doanh là điều các doanh nghiệp thép cần hướng tới tại thời điểm này.

Nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả

Trước những đòi hỏi về sử dụng năng lượng hiệu quả, nhiều nhà máy thép đã quan tâm và áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng. Có nhà máy luyện thép đã chuyển đổi dòng điện 210 kW sang 207 kW nhằm hạn chế lãng phí điện năng do mất điện đột ngột; Hệ thống đèn sợi đốt cũ không tiết kiệm điện đã được thay bằng hệ thống đèn compact tiết kiệm điện. Bên cạnh đó, do mỗi lần khởi động lại lò cao sẽ tốn rất nhiều năng lượng so với lò đang hoạt động nên nhà máy đã hạn chế tối đa thời gian máy ngừng và thời gian chạy không tải. Thêm vào đó, hiện tại, một số nhà máy đã bắt đầu sử dụng khí thải lò EAF để sấy nóng thép phế trước khi nạp vào lò. Nhờ vậy, thời gian nấu luyện, thời gian cấp điện giảm đi, giảm lượng điện tiêu thụ lò EAF và LF. Đồng thời, một số công ty thép còn chuyển đổi dùng dầu đốt FO sang dùng khí NG. Nhờ đó, hiệu quả tiết kiệm là 113.000 VND/T phôi.

Để giảm tiêu hao điện năng, có nhà máy thép đã đưa vào sử dụng bộ tái thu hồi nhiệt khí thải lò nung phôi thép. Bộ tái thu hồi nhiệt khí này đã hạ nhiệt độ khí thải được 200oC (từ 672oC – 472oC). Đặc biệt, việc lắp đặt hệ thống vận chuyển phôi thép nóng từ máy đúc liên tục đến lò nung vôi, đảm bảo giữ nhiệt độ phôi thép ở mức khoảng 700oC đã giúp giảm 0.3% lượng cháy hao kim loại trong lò nung, giảm chi phí nhân công, giảm sức lao động cho công nhân nạp lò vì thiết bị hoàn toàn tự động.

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngoài những giải pháp đơn giản như: Cải tạo hệ thống chiếu sáng, thành lập nhóm quản lý, theo dõi sử dụng năng lượng, vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ tiên tiến cần vốn lớn nên nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại và chưa sẵn sàng đầu tư.

Đối với những giải pháp công nghệ hiện đại hơn như thay đổi công nghệ nung truyền thống sang công nghệ luyện consteel như nhiều quốc gia đã áp dụng, mức đầu tư còn cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, việc áp dụng những công nghệ tiên tiến cho các nhà máy thép tại Việt Nam bị hạn chế một phần do các lò gang đều có công suất nhỏ hơn 300 tấn, trong khi công nghệ luyện consteel cho hiệu quả tiết kiệm điện năng lớn nhưng cần mức đầu tư khá cao, từ 300 triệu USD cho một lò luyện thép công suất 500.000 tấn/ năm. Công nghệ này hiện vẫn vượt ngoài khả năng tài chính của phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép.

Cần có khu liên hợp gang thép lớn có thể tự sản xuất điện

Theo ông Trịnh Văn Hoàn, phòng Quản lý năng lượng, Tổng công ty Thép Việt Nam: Ngành Thép là hộ tiêu thụ năng lượng lớn, trọng điểm, có ảnh hưởng nhất định đến sự cân bằng năng lượng của toàn ngành công nghiệp. Chính vì vậy, cần từng bước xây dựng các khu liên hợp gang thép, các nhà máy luyện, cán thép quy mô đủ lớn, có khả năng tự sản xuất điện, nhiệt phục vụ nhu cầu riêng và cung cấp cho các hộ sử dụng bên ngoài, góp phần giảm tải nhu cầu điện, nhiệt năng của toàn xã hội.

Ngoài ra cần ưu tiên, khuyến khích áp dụng các giải pháp quản lý năng lượng, kỹ thuật công nghệ tiết kiệm năng lượng cho các danh nghiệp ngành thép, góp phần hạ giá thành sản phẩm, giảm phát thải ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Theo tietkiemnangluong.com.vn

1720 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Theo Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2013 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, cả nước có 1720 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

Trong đó các tỉnh, thành phố có số cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm nhiều gồm Thành phố Hồ Chí Minh 241 cơ sở; tỉnh Bình Dương 178 cơ sở; thành phố Hà Nội 176 cơ sở; tỉnh Đồng Nai 106 cơ sở; tỉnh Quảng Ninh 98 cơ sở; tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 89 cơ sở, tỉnh An Giang 69 cơ sở…

4 tỉnh không có cơ sở nào sử dụng năng lượng trọng điểm là Bắc Kạn, Ninh Thuận, Đắk Nông, Bạc Liêu.

Ảnh minh họa: tietkiemnangluong.com.vn

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Nghị định số 21/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Đồng thời, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức quản lý hoạt động sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cập nhập và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm để công bố trước ngày 31/3 hàng năm.

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là các cơ sở có mức sử dụng năng lượng sau đây: a) Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.b) Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.

Theo Chinhphu.vn

 

Công nghệ sạch tiết kiệm năng lượng

Đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính được cho là yếu tố then chốt để hướng đến nền kinh thế tăng trưởng xanh và bền vững. Hơn thế nữa, sản xuất xanh không chỉ giúp các DN giải quyết những thách thức về môi trường, mà còn biến những thách thức đó thành cơ hội “có một không hai” để tăng hiệu quả sản xuất. 

Thoát “bẫy” công nghệ thấp

Theo nhận định các chuyên gia tại hội thảo “Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn – RECP” vừa diễn ra tại Hà Nội, trước xu thế hội nhập quốc tế, sản xuất sạch hơn đã trở thành một trong những chiến lược quan trọng của nước ta. Trong quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải. 

Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn là giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ. Còn đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

a4c2d8125_sx

 Tiết kiệm năng lượng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Khi DN đã có nhận thức về sản xuất sạch hơn, DN đó có thể mở ra nhiều cơ hội tại thị trường mới, sản xuất các sản phẩm chất lượng cao hơn, giá bán cao hơn, đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm khi xuất khẩu. 

Trong khi đó, chi phí sản xuất thì lại giảm đi. Điều này không chỉ cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của DN mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trường nội địa cả quốc tế.

Ở một góc độ khác, việc thay đổi công nghệ theo hướng tiết kiệm năng lượng, công nghệ sạch sẽ giúp cộng đồng DN thoát khỏi “bẫy” công nghệ thấp, rẻ từ Trung Quốc. Từ đó, thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu phát triển tự thân trong mỗi DN, tạo tiền đề cho một nền sản xuất “xanh” hơn và sự lớn mạnh của các thương hiệu quốc gia.

Cần một “gọng kìm” để thay đổi

Để hướng đến nền kinh tế tăng trưởng xanh, bền vững, việc đổi mới công nghệ trong sản xuất là yếu tố then chốt. Trong đó, DN cần thể hiện được vai trò quan trọng của mình bằng cách đầu tư để áp dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường và giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng Thư ký Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững – cho biết: “Sản xuất xanh và sạch sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, lợi ích mà sản xuất xanh và sạch hơn đem lại cho DN đã thấy rõ. Tuy vậy, vẫn còn nhiều DN cho rằng, bản thân họ vẫn chưa thực sự nắm bắt được hết các quy trình sản xuất sạch hơn, để từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất”. 

Vì vậy, Nhà nước cũng đã có một số chính sách công cụ nhằm khuyến khích, như xây dựng các quy định mang tính pháp lý; thiết lập các công cụ kinh tế; đưa ra các biện pháp hỗ trợ; triển khai hướng dẫn xây dựng dự án sản xuất sạch hơn cho DN… Đây là những lợi thế để DN tiến tới sử dụng nhiều hơn mô hình sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Vũ Xuân Nguyệt Hồng cho rằng, vấn đề cốt lõi là Nhà nước cần phải bảo đảm được gọng kìm đủ mạnh, vừa tạo sức ép, vừa tạo điều kiện hợp lý để các ngành tiêu hao nhiều nhiên liệu cơ cấu lại sản xuất, giảm cường độ tiêu thụ năng lượng trong thời gian tới. 

Sức ép có thể đến từ việc hình thành các quy định, tiêu chuẩn về định mức tiêu hao năng lượng của công nghệ, đặc biệt đối với các công nghệ được đầu tư mới; từ việc triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học kiểm toán năng lượng và triển khai những biện pháp cần thiết nhằm mục tiêu giảm tiêu hao năng lượng đối với cả những hoạt động sản xuất đã đầu tư từ trước và những đầu tư mới. 

 Theo Moitruong.com.vn

Triển khai sáng kiến Khu công nghiệp sinh thái

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam”.

Eco Industrial Park

Ảnh minh họa

Dự án trên do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

Dự án được thực hiện trong 36 tháng với tổng kinh phí thực hiện là hơn 53 triệu USD.

Mục tiêu của Dự án là tăng cường chuyển giao, ứng dụng và phổ biến công nghệ và phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nước và phương thức quản lý tốt hóa chất tại các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam.

Kết quả chính của Dự án là thông qua các chính sách và quy định đáp ứng tiêu chí của KCN sinh thái trong một số lĩnh vực nhằm tăng cường năng lực về lập quy hoạch và quản lý KCN sinh thái cho các cơ quan quản lý KCN ở trung ương và địa phương; tăng cường năng lực kỹ thuật về chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ sạch và phát thải ít các bon, phương thức sản xuất an toàn và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các cơ quan quản lý nhà nước về KCN và doanh nghiệp trong KCN; triển khai thí điểm các dự án chuyển đổi thành KCN sinh thái; tăng cường nhận thức của cộng đồng về phát triển KCN sinh thái…

Theo baodientu.chinhphu.vn

UNIDO tài trợ 53 triệu USD cho Việt Nam phát triển khu công nghiệp “xanh”

Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do UNIDO tài trợ không hoàn lại với tổng mức tài trợ lên tới 53 triệu USD.

Ngày 28/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1526/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục Dự án do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tài trợ.

Theo đó, phê duyệt danh mục Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do UNIDO tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

Mục tiêu của Dự án là tăng cường chuyển giao, ứng dụng và phổ biến công nghệ và phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nước và phương thức quản lý tốt hóa chất tại các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam.

Ảnh minh họa: BizLIVE.vn

Ảnh minh họa: BizLIVE.vn

Kết quả chính của dự án được kiểm nghiệm thông qua các chính sách và quy định đáp ứng tiêu chí của KCN sinh thái trong các lĩnh vực:

  • Quy hoạch và quản lý KCN, quản lý ô nhiễm môi trường, ô nhiễm công nghiệp trong các KCN, trách nhiệm và các biện pháp hỗ trợ đầu tư của các bên liên quan đối với hoạt động đầu tư công nghiệp sạch và phát thải ít các bon của doanh nghiệp KCN.
  • Tăng cường năng lực về lập quy hoạch và quản lý KCN sinh thái cho các cơ quan quản lý KCN ở trung ương và địa phương.
  • Tăng cường năng lực kỹ thuật về chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ sạch và phát thải ít các bon, phương thức sản xuất an toàn và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các cơ quan quản lý nhà nước về KCN và doanh nghiệp trong KCN.
  • Triển khai thí điểm các dự án chuyển đổi thành KCN sinh thái; tăng cường nhận thức của cộng đồng về phát triển KCN sinh thái…

Dự án được thực hiện trong 36 tháng với tổng kinh phí thực hiện là hơn 53 triệu USD, trong đó Quỹ Tín dụng xanh của SECO (GCTF) đóng góp vốn đồng tài trợ và tín dụng ưu đãi cho các hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp lên tới 3 triệu USD.

Theo Vũ Minh/BizLIVE.vn

 

Công trình xanh sẽ có bộ tiêu chí đánh giá

Bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh (CTX) là một công cụ cần thiết để thực hiện việc đánh giá và công nhận CTX ở Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển CTX ở Việt Nam. Dự thảo bộ tiêu chí đánh giá CTX đã thông qua hội đồng khoa học của Bộ và đang lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước hoàn thiện dự thảo…
Vo-Trong-Nghia-Vietnam-Bamboo-Wing-Restaurant-5-537x358
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trung Hòa – Vụ trưởng Vụ KHCN & MT để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Thưa ông, Bộ tiêu chí về CTX đang được nghiên cứu xây dựng theo mô hình nào? Có điểm gì chung và khác biệt với bộ tiêu chí của các nước?

– Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các bộ tiêu chí CTX của các nước, trong đó có các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và các nước Châu Âu… đã đề xuất bộ tiêu chí cho Việt Nam.

Về cơ bản, bộ tiêu chí CTX các nước có mục, lĩnh vực tương đối giống nhau tuy nhiên tùy điều kiện từng nước, các trọng số đánh giá từng lĩnh vực khác nhau. Đóng góp ý kiến cho dự thảo bộ tiêu chí, các chuyên gia của Việt Nam cho rằng cần có nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp với điều kiện đất nước. Các chuyên gia quốc tế khi làm việc với Bộ Xây dựng cũng cho biết, mỗi nước tùy điệu kiện hoàn cảnh, khí hậu, kinh tế xã hội… có thể nghiên cứu và đưa ra bộ tiêu chí riêng. Do vậy, Bộ Xây dựng mong muốn các chuyên gia góp ý để hoàn chỉnh bộ tiêu chí phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Bộ tiêu chí CTX sẽ đề cập những lĩnh vực gì? Với điều kiện Việt Nam, trọng số nào được đặt lên hàng đầu?

– Bộ tiêu chí CTX là một bộ tiêu chí tổng hợp, có 7 nhóm lớn gồm bảo vệ môi trường sinh thái, hiệu quả năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất lượng môi trường trong nhà, quản lý vận hành, sáng tạo. Mỗi nhóm có nhiều tiêu chí nhỏ. CTX sẽ được đánh giá qua nhiều tiêu chí từ phần kiến trúc, vật liệu vỏ bao che, đến các hệ thống kỹ thuật của công trình, quản lý chất thải,tiết kiệm năng luợng, tiết kiệm nước, quản lý vận hành…

Đối với bộ tiêu chí CTX Việt Nam, tiêu chí và trọng số từng lĩnh vực đang tiếp tục được nghiên cứu thận trọng, lấy ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước đóng góp nên tôi chưa thể trả lời ngay được đâu là trọng số lĩnh vực nào được đưa lên hàng đầu.Dự kiến bộ tiêu chí CTX sẽ được hoàn thiện và ban hành vào thời điểm nào?– Như tôi đã đề cập, dù bộ tiêu chí đã hình thành khung và từng đem đánh giá thử công trình, tuy nhiên, để cẩn thận, bảo đảm sự đồng thuận của các chuyên gia trong ngành, của các chủ đầu tư, nhà thầu và nhà nhà cung ứng vật tư cho công trình… dự thảo bộ tiêu chí đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp rộng rãi hơn nữa trước khi hoàn thiện. Dự kiến, trong 1 – 2 tháng, thậm chí cả quý nữa thì bộ tiêu chí mới xong.Theo kế hoạch, cuối năm 2014, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ trình Bộ Xây dựng ban hành thông tư quy định quy trình, thủ tục đăng ký và đánh giá CTX, trong đó có bộ tiêu chí CTX.Các nước có những mô hình khác nhau về đơn vị đánh giá, chứng nhận CTX. Ở một số nước là tổ chức phi lợi nhuận, một số khác nữa là cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Xây dựng lựa chọn mô hình nào, thưa ông?– Các chuyên gia quốc tế cũng đã giới thiệu khá nhiều mô hình về tổ chức đánh giá, chứng nhận CTX. Ở các nước phát triển tiên tiến, hoạt động hiệp hội mạnh, uy tín thì nhà nước giao quyền đánh giá, cấp chứng nhận CTX cho hiệp hội. Nhưng cũng có nhiều nước như Singapore, Trung Quốc, Đài Loan áp dụng mô hình cơ quan quản lý nhà nước đánh giá.Ở Việt Nam, dự kiến, quy trình thủ tục đánh giá CTX sẽ tiến hành theo 2 bước. Bước thứ nhất, thông qua tư vấn. Dựa trên bộ tiêu chí được ban hành tại thông tư, đơn vị nào có đủ năng lực thì sẽ làm tư vấn đánh giá. Sau khi tư đánh giá bước 1, tư vấn chuyển toàn bộ hồ sơ đến Bộ xây dựng. Hồ sơ đủ điều kiện thì Bộ Xây dựng sẽ thành lập Hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực sẽ xét đánh giá công trình do chủ đầu tư và tư vấn trình. Đây là đánh giá bước 2. Lúc đó, nếu đủ điều kiện thì Bộ Xây dựng sẽ cấp chứng nhận CTX cho công trình.Chuyên gia quốc tế rất ủng hộ mô hình đánh giá 2 bước. Họ cho biết, nhiều nước áp dụng mô hình này. Trong thông tư sau ban hành vào cuối năm sẽ quy định cụ thể yêu cầu năng lực của các đơn vị tư vấn, hồ sơ xem xét đánh giá CTX gồm những gì, các bước thực hiện đăng ký và công nhận CTX ra sao.

Theo thông lệ quốc tế, công trình được đánh giá, công nhận là CTX có giá trị tối đa 3 năm. Hết thời hạn sẽ đánh giá lại vì chất lượng công trình còn liên quan đến quá trình vận hành, duy tu, bảo dưỡng sau này.

Trân trọng cảm ơn ông!

 Theo TH/ Xây dựng