UNIDO tài trợ 53 triệu USD cho Việt Nam phát triển khu công nghiệp “xanh”

Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do UNIDO tài trợ không hoàn lại với tổng mức tài trợ lên tới 53 triệu USD.

Ngày 28/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1526/QĐ-TTg về việc phê duyệt danh mục Dự án do Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tài trợ.

Theo đó, phê duyệt danh mục Dự án “Triển khai sáng kiến khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam” do UNIDO tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO).

Mục tiêu của Dự án là tăng cường chuyển giao, ứng dụng và phổ biến công nghệ và phương thức sản xuất sạch hơn để giảm thiểu chất thải nguy hại, phát thải khí nhà kính cũng như các chất gây ô nhiễm nước và phương thức quản lý tốt hóa chất tại các khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam.

Ảnh minh họa: BizLIVE.vn

Ảnh minh họa: BizLIVE.vn

Kết quả chính của dự án được kiểm nghiệm thông qua các chính sách và quy định đáp ứng tiêu chí của KCN sinh thái trong các lĩnh vực:

  • Quy hoạch và quản lý KCN, quản lý ô nhiễm môi trường, ô nhiễm công nghiệp trong các KCN, trách nhiệm và các biện pháp hỗ trợ đầu tư của các bên liên quan đối với hoạt động đầu tư công nghiệp sạch và phát thải ít các bon của doanh nghiệp KCN.
  • Tăng cường năng lực về lập quy hoạch và quản lý KCN sinh thái cho các cơ quan quản lý KCN ở trung ương và địa phương.
  • Tăng cường năng lực kỹ thuật về chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ sạch và phát thải ít các bon, phương thức sản xuất an toàn và sử dụng hiệu quả tài nguyên cho các cơ quan quản lý nhà nước về KCN và doanh nghiệp trong KCN.
  • Triển khai thí điểm các dự án chuyển đổi thành KCN sinh thái; tăng cường nhận thức của cộng đồng về phát triển KCN sinh thái…

Dự án được thực hiện trong 36 tháng với tổng kinh phí thực hiện là hơn 53 triệu USD, trong đó Quỹ Tín dụng xanh của SECO (GCTF) đóng góp vốn đồng tài trợ và tín dụng ưu đãi cho các hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp lên tới 3 triệu USD.

Theo Vũ Minh/BizLIVE.vn

 

Công trình xanh sẽ có bộ tiêu chí đánh giá

Bộ tiêu chí đánh giá công trình xanh (CTX) là một công cụ cần thiết để thực hiện việc đánh giá và công nhận CTX ở Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển CTX ở Việt Nam. Dự thảo bộ tiêu chí đánh giá CTX đã thông qua hội đồng khoa học của Bộ và đang lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước hoàn thiện dự thảo…
Vo-Trong-Nghia-Vietnam-Bamboo-Wing-Restaurant-5-537x358
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trung Hòa – Vụ trưởng Vụ KHCN & MT để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Thưa ông, Bộ tiêu chí về CTX đang được nghiên cứu xây dựng theo mô hình nào? Có điểm gì chung và khác biệt với bộ tiêu chí của các nước?

– Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu các bộ tiêu chí CTX của các nước, trong đó có các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và các nước Châu Âu… đã đề xuất bộ tiêu chí cho Việt Nam.

Về cơ bản, bộ tiêu chí CTX các nước có mục, lĩnh vực tương đối giống nhau tuy nhiên tùy điều kiện từng nước, các trọng số đánh giá từng lĩnh vực khác nhau. Đóng góp ý kiến cho dự thảo bộ tiêu chí, các chuyên gia của Việt Nam cho rằng cần có nghiên cứu điều chỉnh để phù hợp với điều kiện đất nước. Các chuyên gia quốc tế khi làm việc với Bộ Xây dựng cũng cho biết, mỗi nước tùy điệu kiện hoàn cảnh, khí hậu, kinh tế xã hội… có thể nghiên cứu và đưa ra bộ tiêu chí riêng. Do vậy, Bộ Xây dựng mong muốn các chuyên gia góp ý để hoàn chỉnh bộ tiêu chí phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Bộ tiêu chí CTX sẽ đề cập những lĩnh vực gì? Với điều kiện Việt Nam, trọng số nào được đặt lên hàng đầu?

– Bộ tiêu chí CTX là một bộ tiêu chí tổng hợp, có 7 nhóm lớn gồm bảo vệ môi trường sinh thái, hiệu quả năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất lượng môi trường trong nhà, quản lý vận hành, sáng tạo. Mỗi nhóm có nhiều tiêu chí nhỏ. CTX sẽ được đánh giá qua nhiều tiêu chí từ phần kiến trúc, vật liệu vỏ bao che, đến các hệ thống kỹ thuật của công trình, quản lý chất thải,tiết kiệm năng luợng, tiết kiệm nước, quản lý vận hành…

Đối với bộ tiêu chí CTX Việt Nam, tiêu chí và trọng số từng lĩnh vực đang tiếp tục được nghiên cứu thận trọng, lấy ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước đóng góp nên tôi chưa thể trả lời ngay được đâu là trọng số lĩnh vực nào được đưa lên hàng đầu.Dự kiến bộ tiêu chí CTX sẽ được hoàn thiện và ban hành vào thời điểm nào?– Như tôi đã đề cập, dù bộ tiêu chí đã hình thành khung và từng đem đánh giá thử công trình, tuy nhiên, để cẩn thận, bảo đảm sự đồng thuận của các chuyên gia trong ngành, của các chủ đầu tư, nhà thầu và nhà nhà cung ứng vật tư cho công trình… dự thảo bộ tiêu chí đang tiếp tục lấy ý kiến đóng góp rộng rãi hơn nữa trước khi hoàn thiện. Dự kiến, trong 1 – 2 tháng, thậm chí cả quý nữa thì bộ tiêu chí mới xong.Theo kế hoạch, cuối năm 2014, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ trình Bộ Xây dựng ban hành thông tư quy định quy trình, thủ tục đăng ký và đánh giá CTX, trong đó có bộ tiêu chí CTX.Các nước có những mô hình khác nhau về đơn vị đánh giá, chứng nhận CTX. Ở một số nước là tổ chức phi lợi nhuận, một số khác nữa là cơ quan quản lý nhà nước. Bộ Xây dựng lựa chọn mô hình nào, thưa ông?– Các chuyên gia quốc tế cũng đã giới thiệu khá nhiều mô hình về tổ chức đánh giá, chứng nhận CTX. Ở các nước phát triển tiên tiến, hoạt động hiệp hội mạnh, uy tín thì nhà nước giao quyền đánh giá, cấp chứng nhận CTX cho hiệp hội. Nhưng cũng có nhiều nước như Singapore, Trung Quốc, Đài Loan áp dụng mô hình cơ quan quản lý nhà nước đánh giá.Ở Việt Nam, dự kiến, quy trình thủ tục đánh giá CTX sẽ tiến hành theo 2 bước. Bước thứ nhất, thông qua tư vấn. Dựa trên bộ tiêu chí được ban hành tại thông tư, đơn vị nào có đủ năng lực thì sẽ làm tư vấn đánh giá. Sau khi tư đánh giá bước 1, tư vấn chuyển toàn bộ hồ sơ đến Bộ xây dựng. Hồ sơ đủ điều kiện thì Bộ Xây dựng sẽ thành lập Hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực sẽ xét đánh giá công trình do chủ đầu tư và tư vấn trình. Đây là đánh giá bước 2. Lúc đó, nếu đủ điều kiện thì Bộ Xây dựng sẽ cấp chứng nhận CTX cho công trình.Chuyên gia quốc tế rất ủng hộ mô hình đánh giá 2 bước. Họ cho biết, nhiều nước áp dụng mô hình này. Trong thông tư sau ban hành vào cuối năm sẽ quy định cụ thể yêu cầu năng lực của các đơn vị tư vấn, hồ sơ xem xét đánh giá CTX gồm những gì, các bước thực hiện đăng ký và công nhận CTX ra sao.

Theo thông lệ quốc tế, công trình được đánh giá, công nhận là CTX có giá trị tối đa 3 năm. Hết thời hạn sẽ đánh giá lại vì chất lượng công trình còn liên quan đến quá trình vận hành, duy tu, bảo dưỡng sau này.

Trân trọng cảm ơn ông!

 Theo TH/ Xây dựng

 

Nhãn năng lượng tại các quốc gia trên thế giới

Rất nhiều nước trên thế giới đã triển khai dán nhãn năng cho các thiết bị gia dụng và điện tử. Dưới đây là một số thông tin về những loại nhãn năng lượng tại các quốc gia này.

Mỹ

Tính đến nay, nhãn năng lượng nổi tiếng nhất trên thế giới là nhãn Ngôi sao năng lượng (Energy Star). Dán nhãn Ngôi sao năng lượng là một chương trình tự nguyện do cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA), Mỹ triển khai từ năm 1992. Chương trình này nhằm giúp các doanh nghiệp và cá nhân tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao.

1-nnl

Nhãn Ngôi sao năng lượng của Mỹ 

Sau hơn 20 năm triển khai, gần 90% người dấn Mỹ đã biết đến loại nhãn này. Tính đến nay, nhãn Ngôi sao năng lượng đã được dán cho hơn 65 chủng loại sản phẩm khác nhau với 18 ngàn đối tác và 4,5 tỷ sản phẩm dán nhãn được bán ra trong suốt 20 năm qua.

Úc

2-nnl

Nhãn năng lượng của Úc với thông điệp “Nhiều sao hơn, tiết kiệm hơn”

Sự lựa chọn thông minh hơn (Smarter Choice) là chương trình được Văn phòng Môi trường và Di Sản của Úc xây dựng nhằm giúp khách hàng đưa ra lựa chọn tốt nhất khi tiến hành mua các thiết bị. Trong đó, dán nhãn năng lượng là hoạt động đã được triển khai thực hiện từ hơn 20 năm nay.

Ngoài thông điệp “Nhiều sao hơn, tiết kiệm hơn”, trên nhãn năng lượng của Úc còn in lượng điện tiêu thụ mỗi năm. Con số này càng thấp, lượng điện mà thiết bị tiêu thụ càng nhỏ. Từ số liệu trên, người tiêu dùng có thể biết được thiết bị tiêu tốn chính xác bao nhiêu năng lượng và chọn được loại phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Châu Âu

Việc gắn nhãn năng lượng tại Châu Âu được thiết lập từ năm 1992, nhằm khuyến khích kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ quan tâm tới môi trường. Nhãn năng lượng là một tập hợp các xếp hạng việc sử dụng hiệu quả năng lượng từ A tới G, trong đó hạng A là hiệu quả nhất và hạng G là kém hiệu quả nhất.

Nhằm cập nhật những tiến bộ trong hiệu quả năng lượng, Liên minh Châu Âu đã ban hành thêm các mức hiệu quả năng lượng mới trên nhãn năng lượng là A+, A++ và A+++. Nhãn đưa ra từng mức đánh giá riêng về năng lượng cho từng loại sản phẩm như tủ lạnh, máy sấy, máy giặt, máy rửa bát…

3nnl

Nhãn năng lượng chung cho Liên minh Châu Âu với mức đánh giá từ A đến G

Hàn Quốc

Được khởi xướng từ năm 1992, chương trình dán nhãn năng lượng tại Hàn Quốc hy vọng giúp người dân nâng cao ý thức hơn trong việc sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Nhãn năng lượng được phân ra 5 mức năng lượng và những sản phẩm không nằm trong danh sách những mức năng lượng sẽ không được sản xuất và bày bán trên thị trường.

4nnl

Các mức nhãn năng lượng của Hàn Quốc

Trên nhãn cung cấp thông tin về lượng năng lượng mà thiết bị tiêu thụ. Ngoài ra, còn có thêm thông tin về lượng CO2phát thải ra ngoài môi trường.

……………………………………………………………………………………………………………………………………….

Việt Nam

nhl

Nhãn Năng Lượng Xác Nhận (trái) và Nhãn Năng Lượng So Sánh (phải)

Nhãn Năng Lượng Xác Nhận là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (hay còn gọi là Ngôi sao năng lượng Việt) được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi những phương tiện, thiết bị này có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ.

Nhãn Năng Lượng So Sánh là nhãn được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường có mức hiệu suất năng lượng khác nhau ứng với năm cấp hiệu suất năng lượng (từ một sao đến năm sao). Nhãn năm sao là nhãn có hiệu suất tốt nhất nhằm cung cấp cho người tiêu dùng biết các thông tin về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị này so với cùng loại khác trên thị trường.

Theo tietkiemnangluong.com.vn

Công nghệ mới hấp dẫn trên xe hơi

Biên niên sử của ngành công nghiệp ôtô tràn ngập những cải tiến làm thay đổi cách thức các tài xế và hành khách tương tác với xe. Chiếc cần quay tay từng là thiết bị để khởi động động cơ. Rồi chân côn và cần sang số được thay bằng hộp số tự động. Hay radio kiểu “cổ lỗ sĩ” thành máy cassette, đầu đĩa và hiện nay là màn hình thông tin kỹ thuật số kết nối điện thoại thông minh.

xe-hoi

Tuy nhiên, không phải tất cả phát minh của các hãng sản xuất xe hơi đều thành công. Chrysler từng có máy ghi phát gắn ở táp-lô vào năm 1956, hay Chevrolet với tùy chọn “dây xích lốp dạng lỏng” vào năm 1969, thứ dùng để xịt vào bánh sau một loại nhựa thông giúp xe bám đường trên băng tuyết.

Những trang bị mới sau này, như máy điều hòa, khóa điện và cửa sổ điện, hệ thống điều khiển tích hợp trên vô-lăng hay thậm chí là kết nối Bluetooth không dây đã trở thành trang bị tiêu chuẩn trên nhiều mẫu xe. Những tiện nghi như ghế và vô-lăng có sưởi cũng trở nên thông dụng, trong khi các hệ thống “né” tai nạn như cảnh báo va chạm phía trước, cảnh báo điểm mù hay thay đổi làn đường xuất hiện trên các sản phẩm cao cấp cho tới các mẫu sedan cỡ trung và cỡ nhỏ.

Những cuộc cách mạng về công nghệ cũng đi kèm thách thức phải phát triển nhiều hơn các đặc tính ấn tượng giúp sản phẩm trở nên khác biệt với số đông. Điều này lý giải cho sự xuất hiện của những phụ kiện như tủ làm lạnh sâm panh trên Hyundai Equus hay trần xe trên Rolls-Royce Phantom Coupe có thể phản chiếu như một bầu trời sao nhờ 1.600 bóng đèn quang học cực nhỏ.

Các mẫu xe đời 2014 mang tới một loạt những tính năng và tiện nghi mới, như Mercedes S-class như chỗ kê tay trên cánh cửa và giữa hai ghế đều có sưởi, máy tạo mùi hương ở hàng ghế thứ hai. Hay Infiniti Q50 có các camera và cảm biến giúp quan sát đường đi cũng như có thể tự động can thiệp vào vô-lăng để giữ xe đi đúng làn đường.

Hệ thống phát điện chạy bằng năng lượng thủy triều

Các nhà sản xuất điện xứ Wales vừa công bố Hệ thống phát điện chạy bằng năng lượng thủy triều DeltaStream, có thể cấp điện cho 10.000 hộ gia đình. Hệ thống này còn giúp giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả hơn rất nhiều các loại hình phát điện khác.

 1 trong 3 turbine của Hệ thống phát điện DeltaStream sắp được thả xuống biển (Ảnh: DailyMail)

1 trong 3 turbine của Hệ thống phát điện DeltaStream sắp được thả xuống biển (Ảnh: DailyMail)

 Trong lòng biển, khối nước chuyển động do thủy triều lên xuống trong ngày tạo ra động năng rất lớn. Tuy nhiên, nhịp điệu lên xuống, mạnh yếu của thủy triều không theo quy luật nào rõ rệt, vì vậy, khi lắp đặt hệ thống này cần tính toán sao cho việc đặt các cụm phát điện cộng hưởng động năng cao nhất.

Hệ thống DeltaStream nặng 150 tấn, có 3 turbine dạng ba cánh quạt, mỗi turbine được gắn chặt vào một cột thẳng đứng. Đường kính của mỗi cánh quạt từ 15 đến 20 mét.

Mỗi turbine được đặt cách nhau một quãng tương ứng với nửa bước sóng mà thủy triều thường tạo ra ở vùng biển xứ Wales. Vì thế, người ta tận dụng được động năng cao nhất nhằm tăng hiệu suất phát điện.

Với hệ thống này, các nhà sinh thái biển không còn băn khoăn về tiếng ồn hoặc sự khuấy động của hệ thống, vì tốc độ của turbine rất chậm, chỉ vào khoảng 20 vòng /phút.

Tuy turbine quay chậm nhưng nhờ có bộ bánh răng điều tốc và ổn định tốc độ nên máy phát điện chạy liên tục, sản ra điện, đưa vào bờ bằng cáp ngầm.

Hiện việc bảo trì các hệ thống phát điện bằng năng lượng thủy triều phải nhờ đến các thợ lặn. Tới đây, các nhà máy điện sẽ trang bị cần cẩu loại lớn, có thể nhấc cả cụm phát điện lên tàu để bảo trì.

Theo Chinhphu.vn

Giải pháp tiết kiệm năng lượng cho tòa nhà văn phòng

Tòa nhà Mobifone tọa lạc trên đường Dương Đình Nghệ, Hà Nội là trụ sở chính của Công ty Thông tin Di động. Với thiết kế 17 tầng gồm hệ thống văn phòng trụ sở và phòng đặt các thiết bị viễn thông, đây là một trong những tòa nhà tiêu thụ nhiều năng lượng của thành phố. Hiện, tòa nhà đang được quản lý vận hành bởi Công ty PMC, một đơn vị quản lý tòa nhà chuyên nghiệp tại Việt Nam.

toa nha Mobifone-TKNL

Khu vực sảnh tầng 1 được lắp đặt kính để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên

Chú trọng từ khâu thiết kế xây dựng 
Chi phí năng lượng chiếm tỷ lệ cao trong chi phí vận hành tòa nhà, nên ngay từ khâu xây dựng, chủ đầu tư là Công ty Thông tin Di động Mobifone đã chú trọng đến việc thiết kế nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả.Tại khu vực sảnh chính tầng 1, nhà ăn và khu quầy bar được lắp đặt kính nhằm tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên mà vẫn tạo được không gian sang trọng. Vào ban ngày, khu vực này gần như không phải dùng đến đèn điện. Khu vực cầu thang bộ từ tầng 4 đến tầng 15 của tòa nhà cũng được thiết kế cửa sổ, giúp hứng trọn nguồn ánh sáng từ bên ngoài mà không cần bật đèn.Thiết kế khu vực đặt giàn nóng và giàn lạnh điều hòa cũng được tối ưu hóa. Giàn lạnh ở tầng nào thì giàn nóng được đặt ngay tại tầng đó, hạn chế khoảng cách và độ cao gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tuổi thọ của máy nén. Ngoài ra, các giàn nóng được bố trí ở nơi thông thoáng, có mái che, giúp giải nhiệt dễ dàng.

Với đặc thù phải đảm bảo nhiệt độ ổn định để duy trì hoạt động cho các thiết bị viễn thông, nên khu vực phòng máy là nơi tiêu tốn nhiều năng lượng nhất của tòa nhà, chiếm khoảng 60% năng lượng. Để ngăn ngừa việc thất thoát nhiệt qua các vật liệu xây dựng, toàn bộ khu vực tường và sàn của phòng máy đã được dán giấy phản nhiệt dày và tấm cách nhiệt dày 2,5cm. Các cửa kính bên ngoài cũng được bịt kín, dán 3 lớp cách nhiệt gồm phim cách nhiệt, bảo ôn và thạch cao để ngăn chặn tối đa tổn thất nhiệt.

Cuối năm 2012, Công ty Mobifone cũng đầu tư dán phim cách nhiệt cho toàn bộ lớp kính phía ngoài tòa nhà, giúp phản xạ đến 60% ánh nắng mặt trời. Dù số vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, song giải pháp này đã giúp tòa nhà tiết kiệm được hơn 830 triệu đồng tiền điện, do tăng hiệu suất làm mát của điều hòa nhờ giảm nhiệt lượng hấp thụ vào trong tòa nhà.

Đầu tư cho công nghệ

Ngoài việc chú trọng tiết kiệm năng lượng từ khâu thiết kế và xây dựng, Công ty cũng rất chú trọng đến việc đầu tư các công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng năng lượng. Theo đó, ngay từ khi đi vào hoạt động, tòa nhà đã lắp đặt hệ thống quản lý thông minh iBMS.

Hệ thống này có kết nối mở với các hệ thống khác trong tòa nhà gồm điều hòa, thông gió, chiếu sáng, bơm nước, thang máy…Nhờ đó, nó đã giúp bộ phận kỹ thuật vận hành và quản lý việc tiêu thụ năng lượng trong tòa nhà dễ dàng hơn. Cụ thể, bộ kỹ thuật có thể theo dõi, điều chỉnh bật, tắt các thiết bị từ xa.

Với những khu vực có tần suất người ra vào trong những khoảng thời gian không cố định như hầm để xe, nhà vệ sinh, Chủ đầu tư đã cho lắp đặt hệ thống cảm biến chuyển động, đèn chỉ tự động bật khi có người qua lại và tự động tắt sau 5 phút khi không có người.

Đối với những nơi công cộng, toàn bộ đèn trong tòa nhà được cài đặt thời gian bật tắt theo lịch qua hệ thống quản lý phần mềm chiếu sáng ComBridge Studio Control Center. Nhiều vị trí còn được cán bộ kỹ thuật cài đặt chế độ tắt lại nhiều lần, phòng trường hợp có người ở lại muộn hoặc có người sử dụng nhưng quên không tắt.

Là hệ thống tiêu tốn nhiều năng lượng, việc lựa chọn hệ thống điều hòa dùng cho tòa nhà rất được chú trọng. Hệ thống điều hòa VRV III của Daikin đang được lắp đặt tại nhiều cao ốc văn phòng trên nhiều nước với sự hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng đã được kiểm chứng một cách rộng rãi. Hệ thống điều hòa được quản lý bằng phần mềm chuyên biệt có tên iManager. Phần mềm này giúp cho người vận hành tòa nhà dễ dàng trong việc điều khiển, giám sát trạng thái hoạt động của điều hòa.

Ngoài ra, Hệ thống quản lý iManager  còn cung cấp cho người vận hành những thông tin quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ thống điều hòa, từ đó đưa ra những điều chỉnh để hệ thống vận hành tối ưu hơn. Nhờ đó, giúp giảm đáng kể điện năng tiêu thụ cho cả hệ thống.

Đề cao vai trò quản lý 

Theo KS.Hoàng Văn Toàn, Cán bộ phụ trách Kỹ thuật – Ban Quản lý tòa nhà, khi được đưa vào quản lý khai thác, phòng kỹ thuật đã đề xuất một số thay đổi trong thiết kế để đạt hiệu quả sử dụng năng lượng tối ưu. Cụ thể, các cán bộ kỹ thuật đã điều chỉnh vị trí lắp đặt các máng đèn, cửa gió điều hòa cấp đến gần nơi làm việc cụ thể của từng nhân viên để tránh lãng phí năng lượng.

Tại một số khu vực hành lang, khu vực công cộng, những nơi gần cửa kính có nhiều ánh sáng tự nhiên lượng bóng đèn cũng được giảm bớt và bố trí lắp đặt lại sao cho vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, lại đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Việc giảm bớt lượng bóng đèn đã giúp tòa nhà tiết kiệm được hơn 26 ngàn kWh điện mỗi năm, giảm hơn 53 triệu đồng.

Bên cạnh sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại, công tác quản lý giám sát cũng rất quan trọng. Tại phòng trực trung tâm luôn có cán bộ kỹ thuật giám sát 24/24h. Ngoài việc theo dõi, vận hành thiết bị tắt bật theo lịch, cán bộ kỹ thuật còn điều chỉnh vận hành thiết bị theo nhu cầu sử dụng thực tế. ½ số thang máy được tắt sau giờ hành chính và ngày nghỉ nhằm tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ cho thang. Hệ thống bơm nước sinh hoạt cũng được thiết kế vận hành bơm sẵn nước lên đầy bể mái vào ban đêm. Đây là giờ thấp điểm, giá điện rẻ giúp tiết kiệm chi phí năng lượng, lại hạn chế được tiếng ồn.

Nhờ thực hiện tốt những giải pháp tiết kiệm năng lượng, trong năm 2013, tòa nhà Mobifone đã tiết kiệm được 539.624 kWh, tương đương với hơn 1,1 tỷ đồng tiền điện và giảm phát thải 111 tấn khí CO2. Với những kết quả trên, tòa nhà Mobifone đã đạt giải Nhất trong cuộc thi Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà 2013 – Loại hình tòa nhà.

Chia sẻ về những hoạt động tiết kiệm năng lượng tại tòa nhà, KS. Hoàng Văn Toàn cho biết: “Theo tôi, ngoài việc chú trọng đến công nghệ, thì công tác quản lý cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bởi, máy móc dù có hiện đại đến đâu cũng không thể thay thế được sự quản lý linh hoạt của con người. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng đến việc bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, để nâng cao tuổi thọ và hiệu suất sử dụng năng lượng. Ngoài ra, cũng cần chú trọng đào tạo chuyên môn cho các cán bộ quản lý, cũng như nâng cao ý thức của nhân viên”.

Trong thời gian sắp tới, Ban quản lý tòa nhà PMC sẽ tiếp tục duy trì thực hiện công tác quản lý năng lượng chặt chẽ cũng như bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị như đã lên trong kế hoạch. Ngoài ra, PMC sẽ đề xuất cho lắp đặt vách ngăn tại các phòng lắp đặt thiết bị viễn thông. Hiện tại, một số phòng vẫn còn nhiều không gian trống, nên lắp vách ngăn cho khu vực này sẽ giúp tránh thất thoát nhiệt lượng làm mát của điều hòa. Với hệ thống bóng đèn chiếu sáng, phòng kỹ thuật cũng lên kế hoạch thay thế dần bóng đèn T8 đang dùng thành bóng T5 tiết kiệm điện.

Theo tietkiemnangluong.com.vn

Giải pháp cho nguồn năng lượng mới

Dù là năng lượng dùng để thắp sáng, chạy máy điều hòa hay để chạy xe, đa phần các nguồn năng lượng hiện nay đều có nguồn gốc hóa thạch. Tuy nhiên, than và dầu sắp tới có thể sẽ được thay bằng các nguồn năng lượng mới sạch hơn như tảo, đá nóng… và việc sử dụng năng lượng cũng sẽ hiệu quả hơn nhờ các công nghệ mới như pin kẽm, đèn LED đom đóm.

Nhiên liệu tảo

Sử dụng nhiên liệu tảo để chạy xe là mục tiêu hấp dẫn của nhiều dự án trong những năm qua, nhưng một số thất bại và một số đang ì ạch trên con đường thương mại hóa. Tuy nhiên 2013 có thể sẽ là năm đột phát với việc sản xuất nhiên liệu tảo bắt đầu đạt quy mô đủ để cạnh tranh với xăng dầu.


Đầu năm nay, liên doanh Solazyme Bunge Produtos Renováveis giữa công ty Solazyme của Mỹ với tập đoàn chế biến thực phẩm Bunge của Brazil đã được phê duyệt khoản vay trị giá 120 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Brazil để xây dựng nhà máy sản xuất dầu tảo quy mô thương mại đầu tiên tại Brazil. Nhà máy dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý IV năm 2013, công suất ban đầu khoảng 100.000 tấn dầu tảo/năm, và sẽ tăng lên 300.000 tấn/năm vào cuối năm 2016.

Solazyme cũng có kế hoạch sớm đưa nhiên liệu tảo ra thị trường Mỹ với nhà máy ở Clinton (bang Iowa). Nhà máy này dự kiến sản xuất 20.000 tấn dầu tảo mỗi năm vào đầu năm 2014, sau đó sẽ tăng lên 100.000 tấn mỗi năm.

Một công ty khác, Sapphire Energy cũng đang tìm cách vượt qua ngưỡng sản lượng thương mại. Từ giữa năm rồi các nhà máy ở Columbus bang New Mexico của công ty này đã bắt đầu sản xuất dầu tảo, sản lượng của nhà máy dự kiến đạt 6 triệu lít dầu vào năm 2014, và có thể đạt đến 1,6 triệu lít/ngày vào năm 2018.

Sapphire và Solazyme sản xuất dầu tảo theo hai phương pháp khác nhau. Solazyme nuôi tảo trong thùng lên men đóng kín, còn Sapphire nuôi tảo ở những ao lớn ngoài trời. Nuôi tảo ở những ao ngoài trời về lý thuyết có thể rẻ hơn nhưng phải đối phó với việc ô nhiễm và các yếu tố khác bên ngoài.

 


Ngoài ra còn phải kể đến công ty Synthetic Genomics, “đứa con” của Craig Venter, chuyên gia hàng đầu về gen. Venter là người đầu tiên lập được bản đồ gen người, cùng với nhóm nghiên cứu của mình tạo ra tế bào vi khuẩn tổng hợp đầu tiên trên thế giới. Synthetic Genomics đã có được hợp đồng nghiên cứu lên đến 600 triệu USD với Exxon. Venter cho rằng chỉ có cách tổng hợp (nhân tạo) tảo mới đủ để sản xuất nhiên liệu sinh học quy mô lớn và cạnh tranh được với xăng dầu. Hợp đồng với Exxon mới chỉ là bước đầu để nghiên cứu tế bào tảo tự nhiên, Venter hy vọng Exxon sẽ tiếp tục tài trợ nghiên cứu tế bào tảo tổng hợp.

Biết đâu Venter đúng và rồi sẽ có một giống tảo hoàn toàn mới cho hiệu suất chiết xuất dầu cực cao.

Năng lượng địa nhiệt

Không có nhiều công ty tham gia lĩnh vực năng lượng địa nhiệt – khai thác đá nóng sâu dưới lòng đất để lấy năng lượng và sản xuất điện, một phần vì chi phí đắt đỏ, một phần vì cần nhiều loại giấy phép và phải báo cáo tác động môi trường. Tuy nhiên, AltaRock Energy, một công ty non trẻ hiếm hoi gần đây đã thực hiện bước đột phá quan trọng có thể dẫn đến việc thương mại hóa năng lượng địa nhiệt.

Năng lượng địa nhiệt có tiềm năng to lớn nhưng lâu nay vẫn bị xem là “lĩnh vực hẹp”. Một nghiên cứu cách đây vài năm của Viện Công nghệ MIT cho thấy công nghệ địa nhiệt tăng cường có thể tạo ra 100 GW điện (100 GW tương đương với công suất của 100 nhà máy nhiệt điện lớn) vào năm 2050 nếu được đầu tư nghiên cứu và phát triển hợp lý. Nhưng do chỉ sử dụng các hệ thống địa nhiệt truyền thống nên các nguồn phát điện địa nhiệt hiện nay bị “kẹt” ở những vùng cách biệt có hoạt động địa nhiệt tự nhiên.

Năng lượng địa nhiệt không “thất thường” như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió, có thể sản xuất điện 24/7 kể cả khi mặt trời lặn hay đứng gió. Than đá và khí đốt được sử dụng rộng rãi chính là vì khả năng cung cấp năng lượng ổn định.

Được Google, công ty đầu tư của Paul Allen (đồng sáng lập Microsoft) và nhiều nhà đầu tư khác hậu thuẫn, AltaRock Energy đang nghiên cứu công nghệ địa nhiệt thế hệ mới. Công nghệ này khoan giếng sâu vào lòng đất, bơm nước lạnh xuống làm nứt đá nóng và sinh ra nguồn năng lượng địa nhiệt “không tự nhiên có”, không như với các hệ thống địa nhiệt truyền thống khai thác nguồn địa nhiệt tự nhiên như suối nước nóng.

AltaRock Energy đã đạt được một thành công quan trọng: có thể tạo ra nhiều khu địa nhiệt kích thích từ một giếng khoan – “điều chưa từng thực hiện được trước đây”. Việc tạo được nhiều khu địa nhiệt từ một giếng khoan có nghĩa có thể sinh ra nhiều năng lượng địa nhiệt hơn và giá thành trở nên rẻ hơn.

Nếu mọi thứ đi đúng hướng, AltaRock dự định xây dựng một nhà máy điện quy mô lớn tại Bend bang Orgeon (Mỹ) trong năm sau. Công ty hiện đang kêu gọi tài trợ từ các đối tác chiến lược quan tâm đến việc thương mại hóa công nghệ này.

Pin kẽm

Hãy hình dung vòng FuelBand của Nike nhỏ bằng chiếc nhẫn, hoặc chiếc điện thoại di động mỏng như thẻ tín dụng. Những loại thiết bị mỏng, nhỏ hoặc có hình dạng khác thường đó có thể chế tạo được nếu có loại pin vừa mỏng vừa dẻo và đủ mạnh (để cấp nguồn cho thiết bị). Bởi vì, pin mới chính là rào cản đối với thiết kế của các thiết bị điện tử hiện đại.

Pin lithium thông thường có rất nhiều thành phần cần niêm kín để tránh phát tán chất lithium có hoạt tính cao ra môi trường. Chính điều này làm cho pin lithium cứng và cồng kềnh. Ngay cả những máy tính xách tay mỏng nhất như Macbook Air hay máy tính bảng như iPad cũng gặp phải những hạn chế về thiết kế do kích thước và trọng lượng của pin. Vòng FuelBand của Nike nếu nhìn kỹ (ảnh bên trái) bạn sẽ thấy pin (lithium) là phần duy nhất không uốn cong được.

Tin vui cho các nhà sản xuất thiết bị: từ một nghiên cứu của Đại học California, sử dụng kẽm thay cho lithium và kỹ thuật in lụa, công ty Imprint Energy đã chế tạo ra loại pin sạc mới siêu mỏng có thể giải phóng rào cản của pin.

Imprint Energy sử dụng kẽm làm anode (cực dương) của pin, kết hợp với chất điện phân polymer đặc và cực âm làm bằng oxit kim loại. Các ion kẽm đi từ cực dương đến cực âm qua chất điện phân, tạo nên phản ứng hóa học tập hợp các electron dọc theo đường đi.

Kẽm đã được sử dụng trong pin từ lâu nhưng việc chế tạo pin kẽm sạc có khó khăn do kẽm khi kết hợp với chất điện phân lỏng tạo nên các sợi tinh thể nhỏ ngăn cản phản ứng sạc. Imprint Energy giải quyết trở ngại này bằng cách sử dụng chất điện phân polymer rắn.

                           

Kẽm hoạt tính thấp, ít tác động tới môi trường, vì vậy pin có ít “thành phần đóng gói” hơn và có thể làm mỏng hơn (có thể chế tạo chỉ dày cỡ sợi tóc). Loại pin mỏng, nhỏ này có thể cấp nguồn cho các miếng nhãn thông minh như nhãn dán phát hiện độ tươi của thực phẩm chẳng hạn. Pin kẽm cũng an toàn và ít độc hại hơn so với pin lithium. Nhóm nghiên cứu tại Imprint có thể làm việc trên pin kẽm ở ngoài trời chứ không cần phải ở trong phòng lab. Đây là lựa chọn an toàn cho các thiết bị mà người ta nằm, ngồi, mang trên người hoặc cấy trong cơ thể.

Một sáng tạo khác của Imprint Energy đó là áp dụng công nghệ in lụa để in pin. Hầu hết pin hiện nay được chế tạo bằng cách phủ vật liệu lên phôi kim loại, sau đó lắp các tế bào pin vào. Công nghệ của Imprint Energy cho phép in vật liệu pin như mực lên những tấm màn hình dạng bất kỳ.

Với loại pin mới đa dạng, mỏng và ít độc hại, các nhà sản xuất có thể chế tạo các loại thiết bị mới nhỏ gọn hơn, nhiều chức năng hơn. Tuy vẫn còn quá sớm nhưng có thể nói loại pin mới sẽ đem đến đột phá trong thiết kế thiết bị điện tử, có thể tạo nên những loại thiết bị hoàn toàn mới. Ngành công nghiệp thiết bị điện tử mang trên người (như dòng sản phẩm FuelBand, FitBit và Misfit Shine) có thể sẽ thu lợi được nhiều nhất từ loại pin mới này, ngành này đang nổi lên và có thể trở thành xu hướng chủ đạo trong vài năm tới.

Hiện Imprint Energy chỉ mới sản xuất pin mẫu cho khách hàng tiềm năng, khoảng 2-3 năm nữa sẽ mở rộng quy mô sản xuất thương mại và cấp phép công nghệ của mình.

LED đom đóm

Hàng tỷ năm tiến hóa tạo nên một số kết cấu khá hiệu quả. Đom đóm có bộ vảy lởm chởm bao quanh phần thân phát sáng, cấu tạo này làm tăng sự phát sáng.

Phỏng theo cấu tạo đó, các nhà khoa học tại trường Đại học Namur (Bỉ) đã nghiên cứu chế tạo thành công lớp áo ngoài cho đèn LED có thể giúp tăng độ phát sáng lên gấp rưỡi.

Lớp áo này có thể sử dụng với các công nghệ LED hiện tại, nghĩa là các nhà sản xuất đèn LED sẽ không phải đầu tư mới từ đầu. Thị trường LED đang bắt đầu chín muồi, trước tiên ở phân khúc cao ốc thương mại, sau đó sẽ sớm phổ biến ở phân khúc nhà ở.

Mô phỏng sinh học – hay lấy tự nhiên làm cảm hứng cho thiết kế hiệu quả – cũng là một lĩnh vực đang phát triển, đặc biệt là đối với công nghệ năng lượng sạch.

Mạng thông minh chống trộm điện

Mỗi năm các công ty điện lực trên toàn thế giới mất hàng tỷ USD do trộm điện, được biết đến với thuật ngữ “thất thoát phi kỹ thuật”. Đây là vấn đề mà Awesense giải quyết. Công ty Canada này thành lập cuối năm 2009, đã phát triển giải pháp sử dụng cảm biến gắn trên đường dây điện kết nối qua mạng không dây kết hợp với ứng dụng dựa trên đám mây cho phép giám sát từ xa lượng điện mà công ty điện lực đang truyền tải đối chiếu với lượng điện tiêu thụ được tính cước, qua đó biết được “doanh thu đang bị thất thoát”.

Chi phí đầu tư cho hệ thống mạng như vậy khá rẻ nên Awesense quyết định cung cấp dịch vụ phát hiện trộm điện “trả sau” – lắp đặt miễn phí cho các công ty điện, và hưởng phần trăm trên doanh thu thu hồi được.Awesense hy vọng danh sách khách hàng quốc tế của mình sẽ tiếp tục mở rộng trong năm nay, trộm điện đang vấn đề lớn ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện Awesense có khách hàng tại Canada, Mỹ và châu Mỹ La tinh.


Theo cesti.gov.vn

Những công ty sáng tạo nhất trong lĩnh vực năng lượng

Technology Review bình chọn 50 công ty sáng tạo định hình thị trường công nghệ thế giới. Thị trường công nghệ thay đổi cực nhanh, ngay như Apple cũng phải cạnh tranh. Chỉ có 15 trong số 50 công ty trong danh sách năm rồi trụ lại được.
Đây không phải bảng xếp hạng, không đánh giá dựa trên các yếu tố định lượng như ngân sách cho R&D (nghiên cứu và phát triển) hay số lượng sáng chế, thật ra các yếu tố này cũng không hẳn xác định năng lực sáng tạo của công ty. Thay vì vậy, ở đây xem xét các khía cạnh thương mại hoá sáng tạo. Trong năm qua các công ty trong danh sách này đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, thách thức các công ty đứng đầu hay tạo ra thị trường mới.
Năng lượng và vật liệu
12 công ty sáng tạo nhất trong năm 2013 theo Technology Review
ABB
Hoàn thiện bộ ngắt mạch cho dòng điện DC cao áp – một bước quan trọng để sử dụng rộng rãi năng lượng tái tạo.

Alta Devices
Nâng cao hiệu suất năng lượng mặt trời. Những tấm pin uốn cong được của Alta có thể dùng để cấp nguồn di động.

Ambri
Chế tạo pin kim loại lỏng có khả năng hấp thu lượng điện lớn, có thể dùng cho lưu trữ điện lưới.

Aquion Energy
Bắt đầu bán ra một loại pin mới với giá rẻ, có thể dùng để lưu trữ điện lưới.

BrightSource Energy
Khai trương nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất dùng gương phản chiếu ánh sáng lên tháp tạo hơi nước.
Corning
Sản xuất một loại kính mới mỏng và dẻo nhưng đủ cứng để sử dùng cho các thiết bị dùng màn hình cảm ứng.

Dow Chemical
Thương mại hóa tấm lợp mái kết hợp vật liệu quang điện rẻ gấp rưỡi các tấm năng lượng mặt trời hiện đang được dùng.

Nest
Tiếp thị một rơle nhiệt biết nhiệt độ ưa thích của người sử dụng và điều chỉnh để đạt hiệu quả tối ưu.

General Electric
Giúp các công ty điện lực sử dụng năng lượng gió và mặt trời.Tuabin khí mới của GE kích hoạt nhanh chóng khi nguồn điện “xanh” không sử dụng được.

Philips
Chế tạo các bóng đèn LED hiệu quả và hữu dụng hơn. Loại bóng đèn mới này có thể điều khiển bằng điện thoại và máy tính bảng.
 
Theo Technology Review

Các công nghệ tiết kiệm điện

Ngày nay có rất nhiều công nghệ và giải pháp tiết kiệm điện. Thật khó có thể biết được chính xác giải pháp nào cho kết quả tốt nhất. Trong bài báo này, Tony Longstaff – Giám đốc marketing công ty e-fficicent Energy Systems nêu ra 3 công nghệ đảm bảo tiết kiệm điện năng và cắt giảm hóa đơn tiền điện.

Hình 1. Công nghệ M&T thông minh hiện đại là công cụ then chốt giúp nắm hiểu được mức sử dụng hiện tại và xác định các khu vực có thể tiết kiệm

1. Theo dõi và định vị mục tiêu

Công nghệ theo dõi và định mục tiêu (monitoring & targeting – M&T) thông minh hiện đại là công cụ then chốt giúp nắm hiểu được mức sử dụng hiện tại và xác định các khu vực có thể tiết kiệm.
Công tơ M&T có thể đo đếm chính xác, theo dõi và cho phép bạn quản lý được việc sử dụng điện của bạn. Công tơ này dựa trên nguyên tắc “bạn không thể quản lý được cái mà bạn không đo”, phân tích và quản lý các dữ liệu đầu vào của công tơ, trình bày các dữ liệu này trên mặt hiển thị rõ ràng, thân thiện với người dùng ở dạng bảng Exel.

Các hệ thống đơn giản có thể cung cấp cho bạn một bức tranh rõ ràng về các phụ tải cơ bản của tòa nhà và đặc tính sử dụng điện theo thời gian thực bằng cách đo đếm chính xác phụ tải cơ bản và xu hướng tiêu thụ điện, ngoài ra nếu bổ sung thêm các công tơ phụ thì có thể đo đếm, theo dõi và quản lý với mức độ chi tiết hầu như không có giới hạn.

Công nghệ M&T mới nhất có thể đo đếm được hầu như bất cứ điều gì bạn muốn, dù đó là điện năng, gas hay nước, và nếu có thêm công tơ phụ, bạn có thể đi sâu nắm được mức sử dụng theo thời gian thực đến từng thiết bị riêng lẻ. Và tất nhiên nhờ khả năng đo được mức sử dụng, ta có thể cắt giảm nó một cách hiệu quả.

Bộ biến tần điều tốc là một hệ thống nhỏ gọn và đơn giản có thể điều chỉnh tốc độ và mô men của động cơ cho phù hợp với yêu cầu đầu ra, thay vì luôn luôn chỉ chạy ở tốc độ lớn nhất. Chúng tiết kiệm điện năng và thường nhắm vào các thiết bị cụ thể như quạt, động cơ, bơm nước và hệ thống điều hòa không khí trong tất cả các tòa nhà với hàng nghìn kiểu ứng dụng. 

Hình 2. Bộ biến tần điều tốc là một hệ thống nhỏ gọn và đơn giản có thể điều chỉnh tốc độ và mô men của động cơ cho thật phù hợp với yêu cầu đầu ra

2. Bộ biến tần điều tốc

Bộ biến tần điều tốc (variable speed drive – VSD), còn gọi là bộ nghịch lưu, khi dùng cho động cơ cảm ứng xoay chiều sẽ giảm được điện năng tiêu thụ và thực tế là cắt giảm tiền điện.

Vì mối quan hệ giữa vận hành động cơ và điện năng tiêu thụ không phải là tuyến tính nên điện năng tiết kiệm được có thể còn lớn hơn. Khi dùng bộ biến tần điều tốc để giảm tốc độ động cơ quạt hoặc bơm từ 100% xuống còn 80%, bạn có thể tiết kiệm tới 50% điện năng tiêu thụ.

Bộ biến tần điều tốc tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ và có thể dùng cho hầu hết các các ứng dụng có sử dụng động cơ.

Nghe có vẻ đơn giản và thực tế các thiết bị này rất đơn giản và hiệu quả. Tất cả các động cơ của quạt, bơm, hệ thống thông gió, sưởi ấm và điều hòa không khí công suất trên 1,1 kW đều cần một bộ biến tần điều tốc.

3. Quản lý điện áp

Hệ thống quản lý điện áp là giải pháp toàn diện hơn so với bộ biến tần điều tốc (VSD) vì chúng tiết kiệm điện cho cả tòa nhà chứ không chỉ cho một số động cơ riêng lẻ.

Hình 3. Hệ thống tối ưu hóa và điều chỉnh điện áp của công ty e-fficient Energy Systems

Hệ thống quản lý điện áp cần được sử dụng vì điện áp lưới điện ở Anh trung bình là 242 V trong khi hầu hết các thiết bị điện (ở Anh Quốc) đều được thiết kế để làm việc hiệu quả nhất ở điện áp 220V. Giảm điện áp lưới điện đầu vào này sẽ giảm được hóa đơn tiền điện và đem lại nhiều lợi ích khác.

Hệ thống tối ưu hóa và điều chỉnh điện áp của công ty e-fficient Energy Systems có thể tiết kiệm nhiều hơn tới 30% so với hệ thống tối ưu hóa điện áp kiểu giảm áp và cho phép:

• Quản lý điện áp thực, thường là xuống còn 220 V.
• Điện áp được tối ưu hóa và điều chỉnh thông minh chứ không chỉ giảm theo một tỉ lệ phần trăm định trước như hầu hết các hệ thống tối ưu hóa hiện có.
• Có thể tiết kiệm điện tối đa ở mức có thể, điện áp ra được điều chỉnh sạch (ít sóng hài).
• Đảm bảo thu hồi vốn đầu tư.
Công ty Carbon Trust (Luân Đôn, Vương quốc Anh) ủng hộ cả ba công nghệ và giải pháp này để cắt giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải cacbon.

Theo QLNĐ

Doanh nghiệp sản xuất giấy: “Tiết kiệm năng lượng” không đợi nước đến chân mới nhảy

Tại Hội thảo “Khung pháp lý và chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” do Bộ Công Thương và Tạp chí Công Thương phối hợp tổ chức vào cuối tháng 6 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2015, Bộ Công Thương sẽ ban hành thông tư quy định tiêu chuẩn định mức tiêu thụ năng lượng cho một số ngành công nghiệp trọng điểm, trong đó có ngành giấy.

San xuat giay

Sản xuất giấy là ngành công nghiệp trọng điểm trong danh sách áp dụng tiêu chuẩn định mức năng lượng

Ngành giấy được đánh giá là một ngành tiêu thụ năng lượng khá lớn. Nhiên liệu phục vụ sản xuất là 1 trong 3 yếu tố tác động lớn đến giá thành của sản phẩm. Trong đó, 2 dạng nhiên liệu tiêu thụ chủ yếu gồm điện và than.

Không chờ đến khi các quy định của Nhà nước có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp trong ngành giấy đã chủ động thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

Tại công ty giấy Phát Đạt (Bắc Ninh), mỗi năm công ty này tiêu tốn hơn 2,1 triệu kWh và khoảng 1.325 tấn than. Trong khi đó, tại công ty Cổ phần giấy Vạn Điểm (Hà Nội) có quy mô sản xuất lớn hơn, mỗi năm tiêu tốn khoảng gần 11 triệu kWh điện và khoảng 4.670 tấn than. Hai công ty này đã áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm triệt để các nguồn năng lượng.

Tiết kiệm điện

Thay thế bóng đèn tiết kiệm năng lượng, tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên là cách làm phổ biến mà các doanh nghiệp đã áp dụng. Tại công ty CP giấy Vạn Điểm bóng đèn huỳnh quang T8 được thay thế bằng loại bóng T5 tiết kiệm điện được 16W/bóng mà vẫn đem lại hiệu quả chiếu sáng tương đương. Với vốn đầu tư khoảng 16 triệu đồng, chỉ sau 1 năm công ty đã thu hồi lại được vốn đầu tư nhờ tiết kiệm được gần 11 ngàn kWh, trị giá 15 triệu đồng.

Bong den

Bóng đèn tiết kiệm điện được thay thế tại cho các loại bóng cũ

Trong khi đó, tại công ty giấy Phát Đạt, ngoài việc thay đèn tiết kiệm điện ở các khu chiếu sáng công cộng, Ban lãnh đạo công ty còn cho lắp đặt các tấm lấy ánh sáng tự nhiên tại khu nhà xưởng. Ban ngày, hầu như các khu vực sản xuất không phải dùng đến đèn, nhờ đó tiết kiệm được hơn 88 ngàn kWh/năm, tương đương với gần 200 triệu đồng tiền điện.  

Công ty CP giấy Vạn Điểm cũng triển khai lắp đặt biến tần cho hệ thống máy nén khí. Máy biến tần có chức năng điều áp, giúp cân bằng công suất cho hệ thống máy nén khí khi chạy quá tải hoặc non tải. Hệ thống này đảm bảo cho máy nén khí hoạt động ở hiệu suất cao nhất với mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất. Nhờ đó, giảm được lượng điện năng tiêu thụ.

Tại Công ty giấy Phát Đạt, Ban lãnh đạo đã cho lắp đặt dàn tụ bù 400 kV Ar ở trạm biến áp, giúp giảm tổn thất đường dây, tăng công suất hữu dụng và giảm công suất phản kháng. Nhờ cách làm này công ty đã tiết kiệm được gần 15 ngàn kWh mỗi năm, giảm được gần 30 triệu đồng tiền điện.

Tiết kiệm than

Lò hơi là hệ thống tiêu thụ nguồn than tại các nhà máy giấy. Tại công ty giấy Phát Đạt, với việc sử dụng hệ thống lò hơi 10T/h và dùng than cám để đốt lò, trong quá trình sử dụng lâu ngày thường có cặn than bám lại, làm giảm hiệu suất của lò. Để khắc phục, công ty đã lên kế hoạch bảo dưỡng định kỳ cho lò hơi, giúp tiết kiệm được 8 tấn than, tương đương với hơn 146 triệu đồng.

Lo hoi

Lò hơi chạy bằng than

Trong khi đó, tại công ty CP giấy Vạn Điểm, lò hơi đang được duy trì ở mức từ 8-11 tấn/giờ. Tuy nhiên, lò hơi của công ty là loại lò hơi tầng sôi mới, nên việc vận hành và sử dụng lò hơi còn điểm đáng chú ý như chế độ vận hành lò chưa tối ưu, dẫn đến hiệu suất lò còn thấp, mới đạt từ 65-70%.

Hiện, công ty đã cử đội ngũ cán bộ năng lượng đi đào tạo thêm để hiểu rõ hơn về quy trình vận hành cũng như cách thức sử dụng lò hơi mới. Với đường ống phân phối hơi, công ty cũng tiến hành bọc bảo ôn vị trí các van nối, đường ống hỏng để tránh thất thoát nhiệt và tiết kiệm được than. Công ty đã tiết kiệm được 3.6 tấn than, tương đương với 110 triệu đồng.

Chú trọng vào quản lý năng lượng

Đánh giá về hiệu quả của hoạt động tiết kiệm năng lượng, công ty giấy Phát Đạt cho biết công ty mới tiết kiệm được 1% lượng điện tiêu thụ. Dù tỷ lệ giảm không phải lớn, nhưng có thể thấy rằng những giải pháp của công ty đã bước đầu mang lại hiệu quả.

Trong thời gian sắp tới, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các biện pháp hiện có, công ty sẽ tập trung vào việc xây dựng, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ trong Ban quản lý năng lượng. Đồng thời, tiến hành kiểm toán năng lượng để tìm thêm các cơ hội TKNL. Theo đánh giá của Ban lãnh đạo công ty, hoạt động quản lý năng lượng sẽ được chú trọng ngang tầm với các giải pháp công nghệ để thu được hiệu quả tích cực nhất.

nha_may_giay

 Các doanh nghiệp sản xuất giấy sẽ chú trọng hơn nữa vào quản lý năng lượng

Còn tại công ty CP giấy Vạn Điểm, đơn vị này cũng xây dựng kế hoạch để giảm cường độ năng lượng trong các năm tiếp theo, với mục tiêu mỗi năm giảm 1%. Công ty cũng đặt kế hoạch hoàn thiện hệ thống QLNL trong doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống giám sát năng lượng cho từng thiết bị để được cấp giấy chứng nhận ISO 50001. 

Theo tietkiemnangluong.com.vn