Hội thảo đánh giá dự án Low Carbon trong ngành Lúa Gạo và Cà Phê tại Việt Nam, Campuchia.

Sáng nay 16/10/2013 tại Khách Sạn PullMan, Hà Nội đã diễn ra buổi hội thảo đánh giá tiềm năng giảm thiểu ngùôn carbon thấp(Low Carbon) trong ngành Lúa Gạo và Cà Phê tại hai nước Việt Nam, Campuchia, hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 16 và 17/10/2013.

PGS.TS Ngô Thị Nga PGĐ Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam phát biểu khai mạc hội nghị

 

Dự án Low Carbon được sự tài trợ của cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ(SECO), do tổ chức UNIDO chủ trì sẽ hỗ trợ các Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn tại Việt Nam(VNCPC) và Campuchia(CNCPO) nhằm mục đích đánh giá các tiềm năng giảm thiểu chất thải công nghiệp, giảm phát thải hiệu ứng nhà kính và tận dụng các nguồn năng lượng thấp đối với hai ngành Lúa Gạo, Cà Phê tại hai nước Việt Nam, Campuchia.

Mr.Đinh Manh Thắng Chuyên gia năng lượng của VNCPC phát biểu giới thiệu hội thảo

Tham dự hội thảo bao gồm các thành viên của các tổ chức SECO, UNIDO, Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam(VNCPC), Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Campuchia(CNCPO) và đại diện các doanh nghiệp sản xuất, chế biến Gạo, Cà Phê tại hai nước Việt Nam, Campuchia cùng các cơ quan truyền thông trong ngành môi trường.

Mr.David Rochat thuộc tổ chức tư vấn SOFIES phát biểu mục tiêu của dự án và nội dung của buổi hội thảo

Mục tiêu của dự án là bước đầu khảo sát, đánh giá các công nghệ và quy trình sản xuất chế biến sản phẩm tại doanh nghiệp để từ đó rút ra các biện pháp nhằm giảm tiêu tốn năng lượng đồng thời giảm thiểu chất thải công nghiệp và tận dụng tái chế chất thải sau sản xuất. Sau những đánh giá này của các Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn tại hai nước, dự án Low Carbon sẽ thí điểm dùng nguồn vốn tài trợ cho các dự án trong ngắn và dài hạn bắt đầu từ năm 2014. Các dự án đầu tư công nghệ và quy trình này sẽ được thẩm định độ phức hợp, tính khả thi, tiềm năng và từ đó sẽ được nhân rộng cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành Gạo, Cà Phê trong các năm tới tại hai nước Việt Nam, Campuchia.

Cùng với những mục tiêu của dự án Low Carbon, Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh GCTF cũng có những mục tiêu tương tự trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần tín dụng và trả thưởng. Hy vọng trong những năm tới với sự phát triển và nhân rộng các dự án đầu tư của Low Carbon và Quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh GCTF sẽ có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam được đầu tư và phát triển thúc đẩy nền kinh tế cũng như môi trường Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn.

Admin VNCPC – GCTF

Sách đỏ lại sẽ ghi tên con người?

“Nếu tàn phá hết thiên nhiên/ Sách đỏ lại sẽ ghi tên CON NGƯỜI”. Câu thơ ấy bắt đầu đúng, với Việt Nam.

Nhiều sông hồ ở Hà Nội ô nhiễm nặng. Ảnh: Hanoi.org.vn

 

Tuy chưa đến mức hoảng loạn về ô nhiễm môi trường như ở Trung Quốc nhưng với vô vàn lý do, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã ở mức báo động. Có thể nói không ngoa: Ra ngõ gặp… ô nhiễm.

Chỉ nhìn vào thành phố Hà Nội- Thủ đô được coi là văn minh của nước Việt, cũng đã thấy rõ điều đó. Ô nhiễm rác thải, nước thải, ô nhiễm bụi, tiếng ồn bủa vây cuộc sống hàng ngày của người dân.

Sẽ chẳng có gì là ngạc nhiên khi nhiều khách nước ngoài phàn nàn về tình trạng trên và cũng chẳng sợ mất đi niềm “tự hào dân tộc” khi chúng ta tự nhận Việt Nam là một trong những nước, và Hà Nội là một trong những thủ đô bị ô nhiễm môi trường. Bởi chỉ có có sự nhìn nhận khách quan, trung thực hiện trạng ô nhiễm môi trường, thì mới có đủ quyết tâm và tỉnh táo để tìm ra các giải pháp “cứu” môi trường ở đất nước ta. Sẽ là quá muộn, nếu không kịp thời có những giải pháp đúng,  vì rõ ràng ô nhiễm môi trường là “cái chết được báo trước”!

Vì sao độ “ác tính” cao hơn?

Ba yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường là cấu trúc cơ bản, hợp lý và hài hòa  bảo đảm sự tồn tại, ổn định và phát triển của một quốc gia. Trong đó, con người có vai trò quyết định cho tính bền vững và sự ổn định của kinh tế và môi trường. Ở đây, ta thấy yếu tố kinh tế do quan hệ giữa con người với tự nhiên (đất, nước, không khí, và các loại tài nguyên), và tác động của con người làm cho sự phát triển kinh tế  nhanh hay chậm, lành tính hay… ác tính.

Từ nhận định trên, có thể thấy quan hệ con người với tự nhiên có tính tự phát sẽ dẫn đến tàn phá môi trường. Điển hình là dưới thời chủ nghĩa tư bản từ thế kỷ 20 trở về trước, càng lùi xa càng đậm nét hoang dã và tàn bạo.

Và ở nhiều nước ngày nay, người ta đã tận dụng các thành quả khoa học kỹ thuật và công nghệ ứng dụng vào quá trình tác động môi trường sống nên sức tàn phá kinh khủng hơn.

Quan hệ  xã hội góp phần gián tiếp nhưng rất quyết định vào quá trình lao động sản xuất và tái sản xuất theo hướng thiện hay ác. Có nghĩa là nó góp phần vào sự hủy diệt môi trường nhanh, rất lãng phí hay từ từ và có phần phục hồi, tái tạo nhất định. Đó là chế độ chính trị  (dân chủ hay độc tài), quan hệ phân phối lợi ích, nền tảng văn hóa, hệ thống pháp luật và năng lực quản lý của bộ máy công quyền.

Chế độ xã hội chủ nghĩa một thời theo mô thức của Liên Xô – Đông Âu trên lý thuyết là sử dụng lao động, tài nguyên và phân phối có kế hoạch nên sự phá hoại môi trường ít hơn. Thậm chí, thể hiện quan điểm rất đúng đắn, họ đã từng khuyên can ta chưa nên khai thác bôxit Tây Nguyên mà hãy chờ đợi khi có công nghệ tiên tiến sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, đỡ tổn hại đến môi trường.

Hay nói cách khác, “đời cha không ăn mặn” thì coi như có của để dành cho các thế hệ đời sau.

Lợi ích nhóm “tầm thế giới”

Môi trường là vấn đề chung của cả thế giới chứ không riêng gì của Việt Nam.  Quá trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa cũng là quá trình tàn phá môi trường dẫn đến tình hình thế giới phải có những hội nghị bàn về việc phát triển bền vững , chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng vv…Tại các hội nghị này, không phải các nước đều thống nhất là phải có biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường mà còn có sự đùn đẩy cho nhau vì lợi ích nhóm ở… tầm thế giới.

Công nghệ xanh đã được đề cập tối thiểu từ sau đại chiến thế giới lần thứ II. Trước đó, đã có những công trình nghiên cứu về sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triểu …. nhưng vẫn ỳ ạch, chậm phát triển. Mãi gần đây, trước nguy cơ của khủng hoảng năng lượng mới bắt đầu tập trung vào việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sạch để nâng cao hiệu suất (cũng là để tăng hiệu quả, giám giá thành, …) của những nguồn năng lượng tái sinh.

Sau  đại chiến thế giới lần thứ II, các quốc gia tập trung vào sử dụng năng lượng nguyên tử với các nhà máy điện nguyên tử vì đã có sẵn công nghệ xử lý các nguyên tố phóng xạ được vận dụng vào việc sản xuất vũ khí nguyên tử. Nói cách khác, các nhà tư bản tài phiệt không mặn mà trong việc chịu bỏ tiền đầu tư để sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tái sinh, tuy các nhà khoa học đã đi trước.

Đầy mâu thuẫn và nghịch lý

Theo cả nghĩa đen và bóng, chỉ riêng lĩnh vực phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam, luôn tồn tại mâu thuẫn và nghịch lý. Mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường thiên nhiên, một vấn đề mang tính chất sinh tử không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cà thế giới. Bởi vậy, người ta mới đúc kết thành thơ: “Nếu tàn phá hết thiên nhiên/ Sách đỏ lại sẽ ghi tên CON NGƯỜI”

Nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của nhiều cấp ủy, chính quyền, cán bộ quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng hiện còn rất yếu kém, hạn chế. Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ, đúng mức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với sự nghiệp phát triển bền vững đất nước. Còn tồn tại khoảng cách lớn giữa nhận thức và hành động, giữa cam kết và thực hiện. Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành, tư tưởng ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường còn phổ biến.

Ý thức về bảo vệ môi trường vẫn chưa thành thói quen, nếp sống của nhân dân. Các thói quen xấu gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng như vứt rác, chất thải, xác súc vật bừa bãi ở nơi công cộng, nguồn nước… chưa được loại bỏ, thậm chí một số nơi còn phổ biến.

Ý thức chấp hành Luật Bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của các hộ sản xuất, kinh doanh, nhất là các hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các làng nghề rất kém. Một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh còn thấp, chưa chủ động, tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, phần lớn vẫn chạy theo lợi nhuận, coi nhẹ bảo vệ môi trường, thậm chí là tàn phá. Còn một bộ phận không nhỏ có tư duy thiếu tôn trọng thiên nhiên, hành vi thái độ ứng xử, lối sống, thói quen tiêu dùng thiếu thân thiện với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường kém.

Nhiều quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, mâu thuẫn, không khả thi, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng tinh vi nghiêm trọng,  điển hình như vụ ô nhiễm sông Thị Vải, chôn thuốc trừ sâu của công ty Nicotex  Thanh Thái  ở Thanh Hóa vv… Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ, trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước chưa phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa theo kịp được các yêu cầu mới đặt ra, nhất là ở các địa phương, cơ sở.

Bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường dù đã được kiện toàn nhiều lần nhưng vẫn chưa đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến địa phương, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, chưa phù hợp với việc phân cấp quản lý hiện nay. Việc phân công nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành, địa phương còn tồn tại nhiều bất hợp lý.

Sự phân tán các nhiệm vụ quản lý môi trường ra nhiều bộ ngành khác nhau làm cho vận hành trên thực tế thiếu hiệu quả vừa trùng lặp, vừa bỏ sót việc. Việc triển khai nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các bộ ngành không đồng  bộ gây ra những hệ lụy không đáng có.

 

Giải pháp ở đâu?

Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia.

Quản lý môi trường ở Việt Nam phải bắt đầu từ tư duy sống, văn minh thương mại và luật phát nghiêm minh, dựa vào trục điều hành cơ bản vĩ mô và vi mô đồng điệu và nhất quán. Cần tránh việc vận dụng pháp luật để bảo vệ môi trường để yêu sách nhũng nhiễu không đúng chỗ.

Ý thức bào vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp là quan trọng nhất. Để có ý thức và tôn trọng môi trường,  phải có sự ra tay của luật pháp nghiêm minh, chế tài nghiêm khắc, chống tham nhũng, giáo dục thích đáng và hiệu quả.

Yêu cầu bảo vệ môi trường cần được quan tâm đúng mức trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp, thủy điện. Công tác lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội phải được coi trọng, nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 phải được bổ sung về nội dung và chất lượng của đánh giá môi trường chiến lược và chỉnh sửa đánh giá tác động môi trường thành công cụ hữu hiệu trong xem xét, phê duyệt các dự án và quản lý môi trường, tránh việc “lách luật” , đầu tư quá tốn kém và bất chấp đến tác hại xấu đến môi trường như Dự án cảng tỷ đô Lạch Huyện – Hải Phòng.

Nâng cao chất lượng tư vấn của các đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, dự báo được xu thế biến động môi trường cũng như các tác động đến các vấn đề môi trường chính trong các kịch bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Huy động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường, phát phát huy được vai trò của các đoàn thể trong việc giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường vv…

 

Thiên nhiên là cơ thể hữu cơ và vô cơ của con người ở ngoài con ngườiKinh tế quốc gia phát triển lành mạnh là xuất phát từ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội lành mạnh. Chỉ có nền chính trị của dân, do dân, vì dân thật sự, thiết kế Nhà nước theo mô hình khoa học văn minh và người dân có trình độ giáo dục cao (tự giác) thì mới bảo vệ môi trường sống tốt cho đất nước và dân tộc.

Chúng ta chỉ mới nói nhiều đến ô nhiễm môi trường tự nhiên. Còn một thứ môi trường nữa cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đó là ô nhiễm trong đạo đức, lối sống,  nó tạo ra thói ích kỷ và vô cảm. Đó cũng là căn nguyên sâu xa của tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên mà chúng ta đang phải đối mặt.

Tô Văn Trường- Môi Trường Online

Nga chế tạo thiết bị có thể sản xuất điện từ nước thải

Các nhà khoa học ở thành phố Kazan của Nga vừa thông báo đã chế tạo thành công thiết bị có tên là xi phông nhiệt xoáy lạnh, cho phép thu nhận điện năng nhờ làm lạnh nước thải đô thị.
Các nhà khoa học cho biết nguyên tắc của việc của thiết bị này khá đơn giản. Nguồn tài nguyên tái sinh sử dụng nước tái xuất từ các cơ sở công nghiệp, kênh cấp nước đô thị và các hồ chứa tự nhiên. Xi phông nhiệt lạnh xoáy không chỉ làm mát nước mà còn dùng nhiệt của nó để tạo ra điện.
Phạm vi ứng dụng của thiết bị mới rất rộng rãi, từ các tòa nhà chung cư, các bộ lọc xử lý nước thải thành phố, công nghiệp năng lượng, hóa dầu, luyện kim.
Các chuyên gia về năng lượng cho biết mỗi năm chi phí dùng khí đốt sưởi ấm các tòa nhà tại Nga lại tăng lên đáng kể. Ngay từ bây giờ cần ứng dụng công nghệ mới hiện đại và sử dụng xi phông nhiệt xoáy lạnh có thể giúp giảm bớt chi phí tiêu thụ điện trong các doanh nghiệp từ 2-3 lần.
Thiết bị xi phông nhiệt xoáy lạnh được coi là độc nhất vô nhị trên toàn thế giới. Thiết bị này đã sẵn sàng cho thử nghiệm thí điểm.
Hiện tại, các nhà khoa học ở Kazan đang hướng tới ứng dụng đại trà xi phông nhiệt xoáy lạnh tại các nhà máy sản xuất trong nước.
Theo TTXVN
cần thuê xe innova giá rẻ nhất tại hà nội

 

 

Túi xanh vì môi trường xanh

Việc tiêu dùng quá mức, thải bỏ bừa bãi túi nylon gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các loại túi thân thiện với môi trường. Ảnh: NGỌC CHÂU

Nằm trong chương trình giảm sử dụng túi nylon trên địa bàn TP.HCM năm 2013, ngày 15-9 tại Trung tâm TDTT quận Bình Thạnh, Quỹ Bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT TP.HCM phối hợp cùng UBND quận Bình Thạnh tổ chức ngày hội Túi xanh vì môi trường xanh. Chương trình nhằm tuyên truyền, vận động người dân và đơn vị bán lẻ sử dụng, thải bỏ hợp lý túi nylon. Từ đó, chúng ta có thể dần chuyển sang các loại túi thân thiện với môi trường. Tham dự chương trình có sự góp mặt của lãnh đạo địa phương, hội liên hiệp phụ nữ, tình nguyện viên cùng đông đảo người dân địa phương.

Vấn nạn túi nylon

Tại ngày hội, ông Nguyễn Văn Phước, PGĐ Sở TN&MT TP.HCM, cho biết TP.HCM là một trong những thành phố đi đầu trong việc giảm sử dụng túi nylon. Hoạt động này được triển khai từ năm 2007 với nhiều sự kiện ý nghĩa nhằm vận động, tăng cường ý thức cộng đồng. Với sự phối hợp của Sở cùng các ban, ngành khác, đến nay chương trình đã đạt được kết quả bước đầu.

Với đặc tính tiện lợi, bền, rẻ, có thể nói khó có loại bao bì nào thay thế được túi nylon. Tuy nhiên, thói quen sử dụng và thải bỏ túi nylon chưa đúng cách của con người đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường và sức khỏe cho cộng đồng. Ông Phước chia sẻ thêm: “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn năm 2025, tầm nhìn năm 2050 đã xác định mục tiêu đến năm 2015 giảm 40% khối lượng túi nylon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010. Luật Thuế về môi trường có hiệu lực vào ngày 1-1-2012 cũng xem túi nylon và đưa nó vào danh sách nhóm hàng chịu thuế để giảm sử dụng túi nylon. Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nylon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 được phê duyệt tháng 4-2013 đưa ra mục tiêu đến năm 2015 giảm 40% khối lượng sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 20% khối lượng túi nylon tại chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom tái chế 25% khối lượng rác thải túi nylon khó phân hủy trong rác sinh hoạt”.

Phát động Tuần không túi nylon

Tại ngày hội, ban tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động thú vị khác như giới thiệu các loại túi đựng hàng thay thế túi nylon; trưng bày các tác phẩm dự thi chủ đề giảm sử dụng túi nylon; thu gom, tái chế túi nylon đã qua sử dụng qua việc vận đồng người dân tham gia nộp túi nylon; hướng dẫn xếp, trang trí túi giấy, túi sử dụng nhiều lần; vẽ, trang trí túi vải… Trong khuôn khổ chương trình, ông Dương Hồng Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, đã phát độngTuần không túi nylon trên địa bàn quận, bắt đầu từ ngày 23 đến 29-9.

Theo thông tin từ Sở TN&MT TP.HCM, mỗi ngày cư dân thành phố tiêu thụ khoảng 8-10 triệu túi nylon. Con số này tương đương khoảng 60-70 tấn. Quả thật, túi nylon từ lâu đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Đâu đâu người ta cũng thấy tràn lan túi nylon, trong nhà sách, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng… Thậm chí trong gia đình chúng ta cũng lưu trữ một lượng lớn túi nylon. Cũng bởi loại túi này dễ mua, dễ sử dụng, tiện lợi nên có vẻ như chúng ta đang lạm dụng nó quá nhiều.

Sở TN&MT TP.HCM kêu gọi cộng đồng dân cư cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bằng việc hạn chế sử dụng túi nylon. Làm thế nào để giảm sử dụng túi nylon? Rất đơn giản, bạn có thể thay thế bằng các loại túi cói, túi vải, làn nhựa; trữ thực phẩm trong hộp nhựa… Với túi nylon đã qua sử dụng, chúng ta có thể dùng để lót thùng rác; phân loại để được tái chế; không bỏ chung với rác thực phẩm; không thải bỏ bừa bãi ra đường phố, cống rãnh…

NGỌC CHÂU -Môi Trường Online

 

 nhận thi công cải tạo nhà ở

 

EU hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị cá tra bền vững ở Việt Nam

Ngày 2/8/2013 tại TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP)  cùng các đối tác khác giới thiệu dự án mới mang tên  “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam(SUPA).  Dự án có tổng giá trị gần 2,4 triệu EUR, trong đó Liên Minh Châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu Euro thông qua Chương trình EU SWITCH-Asia. Cơ quan chủ trì thực hiện dự án là VNCPC cùng với với các đối tác khác là VASEP, WWF-Việt Nam và WWF- Áo.

Tới dự Hội thảo về phía các cơ quan Nhà nước có:

–   Ông Nguyễn Huy Điền – Tổng Cục phó Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

–   Bà Dương Phương Thảo – Cục phó Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương

Cơ quan tài trợ:

–   Ông Hoàng Thành – Cán bộ Chương trình môi trường và biến đổi khí hậu – Phái đoàn Châu Âu tại Việt Nam

Các cơ quan thực hiện:

–   Bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, Chủ tịch danh dự Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP

–   Ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký VASEP

–   Bà Ngô Thị Nga – Phó Giám đốc Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC)

–   Ông Lê Xuân Thịnh – Quản lý dự án.

–   Ông Ngô Tiến Chương – Điều phối Chương trình WWF-VN

–   Bà Sabine – Điều phối Chương trình WWF-Áo

Các đại biểu tham dự hội thảo

Đại diện của các bên tham gia dự án trả lời các câu hỏi liên quan

Hội thảo đã diễn ra rất tốt đẹp với sự quan tâm của gần 200 đại biểu từ các cơ quan quản lý của Trung ương và địa phương, các nhà nhập khẩu, các doanh nghiệp chế biến, nuôi, sản xuất thức ăn, các cơ quan tư vấn và nghiên cứu trong lĩnh vực cá tra.

Phát biểu về dự án, Bà Berenice Muraille, Tham tán về Hợp tác Phát triển của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cho biết: “Dự án sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thông qua dự án, EU sẽ hỗ trợ trực tiếp toàn bộ chuỗi cung ứng cá tra từ khâu ươm, sản xuất thức ăn nuôi và chế biến của Việt Nam đến các nhà xuất nhập khẩu và người tiêu dùng cuối cùng nói chung, trong đó có EU, hiện đang là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Giới thiệu nội dung của dự án

Các đại biểu đang chia sẻ thông tin và đóng góp ý kiến cho Hội thảo

Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm từ 2013 đến 2017, tập trung vào nâng cao năng lực, thúc đẩy việc sản xuất có trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường và giảm chi phí sản xuất thông qua áp dụng phương pháp luận Sử dụng tài nguyên có hiệu quả và Sản xuất sạch hơn (RECPnet), cải tiến sản phẩm và phát triển thị trường. Dự án cũng giúp trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà sản xuất quy mô hộ gia đình áp dụng các tiêu chuẩn bền vững hiện hành như ASC, Global GAP, v.v, hướng tới sản xuất bền vững nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra trên thị trường thế giới.

Đóng góp ý kiến cho buổi Hội thảo bà Nguyễn Thị Hồng Minh trao đổi: Đây là dự án lần đầu tiên ở Việt Nam thực hiện theo chuỗi cung cho ngành cá tra. Dự án đã đưa ra rất nhiều các hoạt động hỗ trợ trong đó quan trọng nhất là hỗ trợ xúc tiến thị trường và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp thông qua áp dụng sản xuất sạch hơn. Dự án nên cùng với các doanh nghiệp dẫn đầu thiết kế tạo ra dòng sản phẩm mới dựa trên sản phẩm truyền thống nhưng có chất lượng nổi bật đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu.

Ông Nguyễn Huy Điền – Tổng Cục phó Tổng cục Thủy sản phát biểu tại Hội thảo

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh đóng góp ý kiến

Phát biểu tại Hội thảo đại diện của Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ CT) cũng rất ủng hộ dự án này coi như là một hình mẫu để có thể nhân rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu và rất tin tưởng sau khi dự án kết thúc sẽ đóng góp một phần vào trong quá trình phát triển bền vững chuỗi cung ứng cá tra của Việt Nam.

SUPA – VNCPC

 

Tiết kiệm năng lượng đưa doanh nghiệp thép “vượt bão” thành công

Trong xu thế giá năng lượng đang tăng cao dần như hiện nay, việc áp dụng những giải pháp giảm tiêu hao năng lượng không những là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp ngành thép trụ vững trong khó khăn, mà còn giúp phát triển bền vững.

Ngành Thép là một trong những ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, nhiên liệu ở quy mô lớn. Công nghệ luyện phôi thép hiện nay chủ yếu là lò điện, công suất thấp, lạc hậu nên hiệu suất tiêu hao năng lượng rất cao. Lượng than, dầu, điện mà ngành tiêu thụ chiếm khoảng 6% tổng tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp.

Bên cạnh đó, do công nghệ lạc hậu nên thời gian luyện một mẻ thép của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng cao gần gấp đôi so với trung bình trên thế giới. Cụ thể, năm 2010, để luyện được 1 mẻ thép, DN Việt Nam trung bình mất khoảng 90-180 phút (trung bình thế giới là 45-70 phút), tiêu hao điện từ 550-690 kWh/tấn (trung bình thế giới là 360-430 kWh/tấn). Với lượng tiêu thụ lớn như vậy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng ngành Thép có thể lên đến 30 – 40%.

Trong xu thế giá năng lượng có chiều hướng tăng lên, tiết giảm chi phí sản xuất (trong đó có chi phí năng lượng) là giải pháp “sống còn” với DN thép. Bên cạnh đó, ngay ở mảng thị trường xuất khẩu, kinh nghiệm thời gian qua cho thấy, những “đại gia” xuất khẩu thép Việt Nam chủ yếu đều là những DN đã đầu tư công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, để giảm chi phí năng lượng, hiện nhiều nhà máy cán thép đã chuyển sang dùng than thay vì dùng dầu. Bên cạnh đó, nhiều nhà máy đã đầu tư lò điện hiện đại, dung lượng lớn nhằm giảm tiêu hao điện…
Đơn cử như trước đây, nhiều DN đầu tư các lò điện có công suất 20 tấn/mẻ thì hiện nay, nhiều DN đã chu động đầu tư các lò có công suất lớn, khoảng 120 tấn/mẻ, giúp giảm tiêu hao điện chỉ còn một nửa, từ 600 kWh xuống còn 300 kWh/tấn sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đi đầu trong xu hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giảm tiêu hao điện năng, Tổng công ty Thép Việt Nam đã đầu tư chiều sâu, cải tạo các thiết bị sẵn có, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến và tổ chức sắp xếp lại sản xuất để giảm tiêu hao năng lượng và tăng tính hiệu quả trong sản xuất thép.
Tại Tổng công ty, các giải pháp được áp dụng bao gồm: Tăng công suất máy biến thế lò để rút ngắn thời gian nấu chảy, sử dụng nước làm mát tường lò và đỉnh lò để tăng tuổi thọ của lò; Đầu tư thiết bị gia công phế thép để làm sạch sắt thép vụn, rút ngắn thời gian nạp liệu, giảm số lần ngừng lò và mở nắp lò, giảm tổn thất điện năng; Sử dụng gang lỏng trong phối liệu; Loại bỏ tất cả các lò điện có dung lượng nhỏ hơn 10 tấn, tổ chức sản xuất 2 ca, 10 tiếng/ca vào các giờ thấp điểm và bình thường, dành giờ cao điểm để kiểm tra bảo dưỡng thiết bị và chuẩn bị nguyên liệu… Những giải pháp này đã giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu vào khoảng gần 20%.

Nhiều doanh nghiệp thép đã ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu hao điện năng trong sản xuất và tôi luyện thép

Với sản xuất thép cán nóng, tiêu hao nhiên liệu cho việc nung phôi chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu chi phí sản xuất. Để giảm tiêu hao nhiên liệu, Công ty CP Thép Thủ Đức đã áp dụng thành công hệ thống nạp phôi nóng cho cán thép, tiết kiệm đáng kể tiêu hao nhiên liệu nung phôi.
Từ khi đưa hệ thống này vào sử dụng, công ty đã giảm 0,3% lượng tiêu hao kim loại trong lò nung khi cán phôi nóng so với phôi nguội, tiết kiệm nhiên liệu nung khoảng 6m3 khí CNG/tấn sản phẩm (tương đương 6 kg dầu FO/tấn sản phẩm). Sau nhiều lần cải tạo, dây chuyền sản xuất phôi của xưởng luyện thép đã đáp ứng được 70% nhu cầu phôi cho sản xuất cán, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao và góp phần giảm tiêu hao cho nhiên liệu đốt lò nung cán.
Nhằm nâng cao sản lượng phôi thép và giảm tiêu hao điện năng cho 1 tấn sản phẩm, Nhà máy Luyện thép Lưu Xá (Công ty CP Gang Thép Thái Nguyên) đã áp dụng các giải pháp hợp lý nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Theo đó, nhà máy xây dựng quy trình tác nghiệp đồng bộ giữa các công đoạn sản xuất của dây chuyền, sử dụng 40-60% gang lỏng trong phối liệu, cải tạo thùng trung gian của máy đúc liên tục 4 dòng R4m nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng phôi; sử dụng các loại nguyên vật liệu có chất lượng cao và các thiết bị phụ trợ vào sản xuất, bảo đảm độ an toàn cao như hệ thống cửa trượt interstop, chất phức hợp luyện kim hiệu quả cao…
Các giải pháp này đã giúp giảm thời gian nấu luyện ở lò điện 30 tấn, giảm tiêu hao điện năng, nâng cao tuổi thọ của các loại lò, giảm thời gian sửa chữa và thay mới. Ngoài ra, nhà máy còn đầu tư máy đúc liên tục 4 dòng, bán kính cong 6m với sản phẩm là phôi vuông, đại tu cải tạo lò điện hồ quang 30 tấn cũ thành lò điện 30 tấn có khả năng sử dụng tỷ lệ gang lỏng và sản lượng tương đương với lò điện cũ. Nhà máy cũng đầu tư một lò xử lý trước gang lỏng dung lượng 15 tấn, giảm được hơn 25% tiêu hao điện năng cho một tấn thép lỏng ở lò điện.
Những điển hình trên cho thấy, ứng dụng các giải pháp TKNL đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế lớn cho DN. Ông Nguyễn Tiến Nghi khẳng định: Nhiều DN thép đã ứng dụng và thực sự thấy được hiệu quả mà các giải pháp tiết kiệm năng lượng mang lại. Trong xu thế giá năng lượng đang tăng cao dần như hiện nay, đây chính là “chìa khóa” giúp DN thép vượt bão thành công và phát triển bền vững.
Theo tietkiemnangluong.com.vn

Hội thảo giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững trong sản xuất công nghiệp

Sáng nay 30/07/2013 tại TP.Hải Phòng, Sở KHCN TP.Hải Phòng kết hợp cùng Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam(VNCPC) tổ chức hội thảo với nội dung : “Giải pháp bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững trong sản xuất công nghiệp “. Tham dự hội thảo có  đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường – Ông Lê Sơn Phó chi cục trưởng chi cục BVMT Hải Phòng, Phòng cảnh sát PCTP Môi trường CATP Hải Phòng, Sở KHCN TP Hải Phòng và hơn 50 đại biểu thuộc các tổ chức cung cấp công nghệ, các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng.

Khai mạc hội thảo do ông Lê Sơn phát biểu

 

Tại hội thảo Ông Lê Sơn đã khai mạc hội thảo và trình bày về thực trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp tại Hải Phòng và các giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó ông còn đưa ra những phương án tiềm năng xử lý rác thải công nghiệp Hàng hải tàu thuyền có tính khả thi cao, tăng thêm tiềm lực kinh tế cho TP Hải Phòng.

Sau lễ khai mạc Chuyên gia cao cấp Đinh Mạnh Thắng thuộc Trung tâm Sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC) trình bày về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và lợi ích thực tế do sản xuất sạch hơn mang lại khi áp dụng tại doanh nghiệp, bà Nguyễn Lê Hằng điều phối viên Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) giới thiệu quỹ đến với các đại biểu doanh nghiệp. Các tiêu chí đánh giá tham gia quỹ rất mở và hấp dẫn đối với các đại biểu tham gia hội thảo.

Bà Nguyễn Lê Hằng điều phối viên quỹ GCTF giới thiệu quỹ Ủy thác Tín dụng Xanh

 

Buổi hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, với tinh thần chia sẻ và những cơ hội thay đổi về quy trình công nghệ trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Hải Phòng là một địa bàn lớn tập trung nhiều khu công nghiệp lớn nhỏ thuộc các ngành nghề, hiện nay đã có tới 3 khu xử lý nước thải tập trung cho các cụm doanh nghiệp tuy nhiên cũng còn tồn đọng một số doanh nghiệp vân vi phạm xả thải vượt mức cho phép. Do đó cần có những buổi hội thảo như thế này để các doanh nghiệp được tiếp cận với các quy trình sản xuất mới cũng như các công nghệ mới tiết kiệm được chi phí sản xuất và thân thiện hơn với môi trường. Bên cạnh đó với sự hỗ trợ của quỹ GCTF sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thay đổi công nghệ mới tăng tính cạnh tranh, giảm thiểu chi phí trong đầu tư và sản xuất.

GCTF – VNCPC

thi cong nha ơ | phim 18+

Phát triển nông nghiệp bằng thiết bị quản lý khí hậu tự động

Nông nghiệp Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu. Để ứng phó với sự “thất thường” của thiên nhiên, Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng (RECO) đã đưa công nghệ Imetos quản lý khí hậu tự động vào áp dụng tại Việt Nam nhằm giúp người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất.

Công nghệ “khắc chế” thời tiết

Tại Hội thảo “Kết quả khảo nghiệm trạm khí hậu tự động công nghệ iMetos, đề xuất các giải pháp tổng hợp ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp bền vững tại Việt Nam” diễn ra ngày 23/7 tại Phú Thọ, đại diện Dự án iMetos Việt Nam cho biết, Trạm quản lý khí hậu tự động ACS công nghệ Imetos đã được sử dụng tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, phục vụ đắc lực cho nông lâm nghiệp qua việc tính toán lịch gieo cấy, thu hoạch, cảnh báo sớm sâu bệnh cho cây trồng và gia súc, cảnh báo thiên tai, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu cao với các điều kiện bất lợi.

Cây trồng được tưới bởi công nghệ Imetos

Trạm ACS phục vụ quan trắc và cảnh báo tiểu khí hậu, đáp ứng cho việc ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông lâm nghiệp và đời sống với các tính năng như xử lý, lưu trữ số liệu, các thiết bị đầu cuối kết nối không dây.

Các cảm biến của trạm ACS thu nhận, xử lý và nhận được thông tin với khoảng thời gian đo 6 giây, phát đáp tới người sử dụng từ 10 – 60 phút/lần qua mạng thông tin di động và internet.
Những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp có thể truy cập thông tin thời tiết và môi trường bằng cách truy cập tại website: www.fieldclimate.com về các yếu tố thời tiết, khí hậu của tiểu vùng của tất cả các nơi đặt trạm như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ (giờ chiếu sáng), tốc độ gió bão, lượng mưa, độ ướt lá… và dự báo thời tiết năm ngày tại khu vực…

Các thiết bị này hoạt động nhờ tấm pin năng lượng mặt trời, cung cấp năng lượng điện ổn định cho thiết bị ngay cả khi điều kiện thiếu ánh nắng (sương mù, tuyết, bóng núi…). Thiết bị, công nghệ Imetos có nhiều ưu điểm vượt bậc của công nghệ hiện đại, giá thành rẻ, bền, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, có thể phục vụ cho từng trang trại, tiểu vùng một cách hiệu quả.

Những ghi nhận ban đầu

Trong tháng 4 và 5/2013, Trung tâm Công nghệ Môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu đã lắp đặt, chuyển giao công nghệ và đưa vào vận hành thành công năm Trạm khí hậu tự động ACS thuộc công nghệ Imetos do hãng Pessl Instruments (Cộng hòa Áo) tặng. Các trạm được đặt khảo nghiệm tại năm tỉnh là thành là Hà Nội, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ và Quảng Trị. Tại Sapa (Lào Cai) độ cao 1.570 m, thiết bị hiện đang thực hiện công việc cảnh báo cháy rừng, mưa lũ, lũ quét, sâu bệnh trên rau hoa. Còn ở Quản Bạ (Hà Giang) Imetos phục vụ vùng nông nghiệp công nghệ cao rau hoa, dược liệu cho người dân địa phương.

Đại biểu tham quan Trạm quản lý khí hậu tự động tại tỉnh Phú Thọ

Đại biểu tỉnh Lào Cai đánh giá, sau ba tháng thử nghiệm, trạm khí hậu tự động công nghệ iMetos tại vườn Quốc gia Hoàng Liên, trạm được vận hành tốt và dễ sử dụng. Các thông số về bức xạ mặt trời, lượng mưa, độ ẩm, tốc độ, gió… được thể hiện rõ ràng, chính xác và cập nhật liên tục từng giờ thông qua trang web trên mạng internet. Chức năng dự báo thời tiết trong 5 ngày tiếp theo đã giúp địa phương nắm bắt được diễn biến thời tiết để từ đó có những ứng phó kịp thời với những diễn biến thời tiết bất thường…

Theo PGS, TS Mai Quang Vinh, Giám đốc Dự án Imetos Việt Nam, hệ thống còn kết hợp, kết nối, bổ sung giữa mạng dự báo thời tiết địa phương giúp ích kết nối các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp vào hệ thống hiển thị quốc gia. Đồng thời kết nối với mạng lưới quan trắc, dự báo rộng của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia để dự báo thời tiết khu vực một cách chính xác.

Sau ba tháng vận hành khảo nghiệm năm Trạm quản lý khí hậu tự động tại các tỉnh thành phía bắc, Tiến sĩ Nguyễn Hữu La, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng của công nghệ Imetos đối với sự phát triển của cây chè Việt Nam, ông đánh giá: Nếu kết nối được các trạm này vào hệ thống quản lý sản xuất, chế biến chè cho cả nước thì đây là giải pháp hữu ích, nâng cao năng lực quản lý khí hậu tự động cho ngành chè, phục vụ xây dựng thương hiệu quốc gia chè Việt Nam trên nhiều khía cạnh như sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, chất lượng và sự an toàn của sản phẩm, giảm giá thành, phát triển bền vững…

GS, TS Vương Văn Quỳnh, Viện sinh thái rừng và môi trường, Đại học Lâm nghiệp nhận định: Có thể tin tưởng rằng việc kết nối công nghệ Imetos với phần mềm cảnh báo lũ quét được phát triển trên cơ sở các mô hình dự báo và cảnh báo lũ quét phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực sẽ mở ra một bước tiến mới trong dự báo và cảnh báo lũ quét tại Việt Nam.

PGS, TS Mai Quang Vinh đề xuất các bộ, ngành, địa phương giúp đỡ, phối hợp với Dự án iMetos Việt Nam xây dựng một số các dự án ứng dụng công nghệ này, bổ sung kinh phí đầu tư để xây dựng một số Trạm chuyên dụng và cử cán bộ phối hợp thực hiện ứng dụng nhanh kết quả KHCN về công nghệ tự động quản lý khí hậu cho các lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp, thủy lợi trên phạm vi cả nước.

Theo Đặng Giang/ Nhân Dân.

Hấp thụ năng lượng mặt trời bằng cửa kính

​Lớp tráng phát điện dùng cho cửa kính là một trong ba phát minh mang tính đột phá, hứa hẹn có khả năng làm đảo lộn thế giới của ngành năng lượng tái tạo.
Lớp tráng phát điện dùng cho cửa kính
Có một điều mà người bình thường ít khi nghĩ tới, đó là con số của những cửa sổ kính tồn tại trong xã hội hiện đại. Cuộc sống này dường như không thể thiếu sự hiện diện của các dạng vật chất như kính hay thuỷ tinh. Trước đây, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách để kết hợp pin/tế bào năng lượng mặt trời vào một dạng vật chất có thể nhìn xuyên thấu. Hiện nhóm nghiên cứu tại Columbia, Mỹ đã phát minh ra một loại lớp tráng trong suốt có thể cung cấp tính năng phát điện cho thuỷ tinh.
Thiết kế xoay cho pin lượng mặt trời
Một vấn đề nhức nhối trong quá trình trích xuất năng lượng điện từ các thiết bị tạo điện, đó là sức nóng tạo ra trong quá trình này. Đây cũng chính là lý do tại sao xe ô tô chạy bằng khí phải có tản nhiệt và ống tuần hoàn nước làm mát liên tục trong bộ máy của xe. Trích xuất điện từ năng lượng mặt trời cũng phải đối mặt với khó khăn tương tự, nơi nhiệt dư thừa từ mặt trời có thể phá vỡ hoặc làm hỏng thanh panen trong khoảng thời gian ngắn.
V3Solar đưa ra giải pháp khéo léo và đơn giản cho vấn đề này. Công ty đã tạo ra một bảng điều khiển ba chiều, xoay tự động dùng năng lượng của chính nó. Thiết kế mới lạ này tiếp thụ năng lượng hiệu quả từ tia nắng mặt trời cao hơn tới 20% so với thiết kế tấm panen truyền thống, đồng thời tính năng giảm thiểu sức nóng. Sự cải tiến này hứa hẹn sẽ giảm chi phí cho năng lượng mặt trời tới một mức độ thấp hơn so với năng lượng được tạo ra từ than và thủy điện.
Cảm hứng từ bướm đêm
Tế bào quang điện màng mỏng đã xuất hiện từ lâu, nhưng hiệu quả của công nghệ này bị hạn chế, bởi thực tế khi nhiều lớp màng mỏng được đặt chồng lên nhau sẽ phát sinh ra ánh phản xạ làm giảm lượng điện có thể khai thác. Nhờ có thành tựu mới từ các nhà nghiên cứu ở bang Bắc Carolina, Mỹ, vấn đề này có thể không còn là sự trở ngại đối với các nhà khoa học.
Sau khi nghiên cứu lớp phủ không phản chiếu trên đôi mắt của bướm, giới khoa học đã tìm ra cách để tái tạo hiệu ứng trên các tế bào năng lượng mặt trời màng mỏng. Kết quả là sự thất thoát năng lượng do ánh phản xạ được giảm xuống khoảng 100 lần.
“Chúng tôi lấy cảm hứng từ cấu trúc bề mặt mắt của bướm đêm. Được tiến hoá đến độ bề mặt này có tính chống phản xạ cao, vì thế bướm có thể sử dụng lượng ánh sáng dù chỉ rất nhỏ sẵn có để nhìn trong bóng tối”, tiến sĩ Chih-Hao Chang, phó giáo sư về kỹ thuật cơ khí và hàng không vũ trụ ở North Carolina kiêm đồng tác giả nghiên cứu nói.
“Bằng cách bắt chước khái niệm đó, chúng tôi đã phát triển một cấu trúc nano giảm thiểu đáng kể sự thất thoát năng lượng do màng mỏng gây ra”, tiến sĩ Chih-Hao Chang nói thêm.
Theo VNE

Hội thảo: Đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh (Cần Thơ)

Sáng ngày 18/7/2013 tại Thành phố Cần thơ, Hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ đã phối hợp với Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Cục kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ (SECO) tổ chức Hội thảo “Đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và Giới thiệu Quỹ Uỷ thác Tín dụng xanh (GCTF) ”. Tới dự buổi Hội thảo về phía Ban tổ chức có:

Bà Brigitte Bruhin – Phó Giám đốc quốc gia, Đại diện SECO tại Việt Nam

Bà Eva Krummenacher – Đại diện SECO Thuỵ Sỹ

Ông Trần Văn Nhân – Giám đốc Trung Tâm Sản Xuất Sạch Hơn Việt Nam (VNCPC)

Ông Dương Nghĩa Hiệp – PGĐ Sở Công Thương Cần Thơ

Bà Nguyễn Mỹ Thuận – Phó CT Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ.

Đại biểu tham dự hội thảo

Hội thảo đã thu hút được gần 40 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau quan tâm đến tham dự hội thảo. Các đại biểu đã nghe các bài trình bày của PGS.TS Mai Văn Nam – Trưởng Khoa Sau đại học Trường ĐH Cần Thơ về đo lường tác động của ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và ông Dương Nghĩa Hiệp – PGĐ Sở Công thương Cần Thơ về những thuận lợi và khó khăn trong đổi mới công nghệ.

Đại diện Cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ (SECO) tại Việt Nam

Đại diện Cục kinh tế liên bang Thuỵ Sỹ cũng đã chia sẻ những thông tin quan trọng về các hỗ trợ của Chính thủ Thuỵ Sỹ thông qua SECO cho Việt Nam. SECO gần đây cũng đã chuyển dần trọng tâm hỗ trợ từ quy mô cấp quốc gia xuống quy mô cấp vùng. SECO cũng đã quyết định hỗ trợ thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đặt tại Cần Thơ.

Tòan cảnh buổi hội thảo

Phần quan trọng nhất của buổi Hội thảo là Giới thiệu Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) do Bà Nguyễn Lê Hằng – Trưởng phòng đào tạo, điều phối viên của Quỹ GCTF thuộc Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) trình bày. Bài giới thiệu đã đưa ra khái quát các thông tin về Quỹ, các cơ chế hỗ trợ cũng như các thủ tục cần thiết khi tham gia Quỹ. Cuối buổi giới thiệu đã có rất nhiều các câu hỏi, quan tâm của các doanh nghiệp và đã đã nhận được các câu trả lời thoả đáng từ SECO và VNCPC.

Admin GCTF