Kỉ nguyên quang điện mới với bộ tách sóng quang điện Graphen

Bộ tách sóng quang học graphen được tích hợp vào chip CMOS silicon có thể dự báo một kỉ nguyên quang điện tử mới.

Phần lớn lượng thông tin hiện đại truyền đi trên một khoảng cách lớn đề dưới dạng ánh sáng laser hồng ngoại nhưng do đó các thiết bị đầu cuối đều cần một thiêt bị gọi là bộ tách sóng quang học để chuyển tín hiệu quang học thành tín hiệu điện. Tuần này các nhà khoa học đến từ đại học Kỹ thuật Viena đã tạo ra được một bộ tách sóng quang học hồng ngoại từ graphen. Vật liệu tuyệt vời này đã tạo nên cuộc cách mạng trong nhiều ngành công nghiệp có thể sẽ giúp thay đổi cách chúng ta tạo ra máy tính và mạng máy tính.

Có hai thuận lợi chủ yếu trong trường hợp này. Thuận lợi phải nhắc đến đầu tiên đó là tốc độ. Phải nói là hàng ngàn hàng ngàn lần. Thậm chí bộ tách sóng quang học mới tạo ra rất ít hao hụt phía sau tấm graphen xét về mặt tốc độ và khả năng đáp ứng (độ trễ). Bởi vì graphen có cấu trúc sắp xếp nguyên tử đăc biệt nên nó có khả năng phân bố đều các electro trong mạng nguyên tử do đó chuyển động của các electron hầu như không bị cản trở. Do đó khi một photon đập vào thì tín hiệu điện nhanh chóng xuất hiện. Đáp ứng của bộ thu chuyển sóng hồng ngoại mới nhanh hơn 8 lần so với những mô hình graphen tách biệt với chip trước đó.

Ưu điểm thứ 2 của graphen đó chính là kích thước nhỏ đến khó tin. Nó nhỏ đến nỗi một con chip 1 centimet vuông có thể chứa đến 20000 bộ tách sóng kiểu này. Điều đó có nghĩa là một cơ cấu chuyển đổi chịu được độ phân giải cao có thể giúp một con chíp tiếp nhận 20000 đường tín hiệu độc lập trên lý thuyết. Còn việc con chíp có làm được việc đó không là một chuyên haonf toàn khác.

Khó khăn lớn nhất không phải là việc tạo ra bộ tách sóng quang học từ ghraphen mà là tích hợp nó vào chip. Chúng ta không thể chỉ đơn giản là đổi bộ tách sóng và sử dụng con chip cũ. Xét về nhiều mặt thì một bộ chuyển đổi hồng ngoại phải chuyển được tín hiệu quang học để sử dụng được trong máy tính. Nhiều vi xử lý trong một hệ thống phải kết nối được với nhau nhanh hơn và tiêu tốn ít điện năng hơn.

Graphen có thể hấp thụ và chuyển hóa gần như hoàn toàn quang phổ ánh sáng của tín hiệu truyền thông hiện đại. Những bộ tách sóng quang học thế hệ cũ tạo ra các điện tử từ một sóng duy nhất của dải ánh sáng đi tới. Các nhà nghiên cứu cho thấy graphen cod khả năng hấp thụ phổ ánh sáng trong dải từ 1310nm đến 1650nm. Vì vậy yêu cầu một một bộ dẫn sóng trưc tiếp đến bộ thu.

Nghiên cứu của đại học Viena là một trong 3 nghiên cứu về khả năng hấp thụ của graphen được công bố trên Nature Photomics trong tuần này mở ra thêm những ứng dụng bất ngờ cuả graphen. Nghiên cứu này dựa trên những tính chất vật lý nền tảng của graphen trước đó giúp graphen trở thành vật liệu tiềm năng cho các dây siêu dẫn tốc độ tức thì và các bộ chuyển đổi ánh sáng.

Hạn chế lớn nhất của graphen đó là độ nhạy. Trong khi mà tốc độ chuyển đổi quá nhanh thì đáp ứng của nó đối với ánh sáng có cường độ thấp lại quá tệ, tệ hơn 10 lần so với đối thủ của nó là germani. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn tự tin về khả năng tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề trên. Mặc dù vậy con chip của họ cũng đã mở ra một giới hạn mới trong lĩnh vực truyền dẫn và chuyển đổi thông tin.

Theo Quốc Thiên – Khoahoc.com.vn

 

 

Doanh nghiệp chậm đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm

Việc đổi mới và nâng cao chất lượng ở các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua khá chậm chạp. Đây là thông tin được nêu ra tại hội thảo nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động đổi mới, diễn ra hôm 13-11 tại TPHCM.

Hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Hiệp hội Tiêu chuẩn Hàn Quốc (KSA) tổ chức.

Ông Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho hay đổi mới chất lượng ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất chậm và lạc hậu so với thế giới.

“Nguyên nhân là đại đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản lý theo mô hình gia đình có phần hạn chế về trình độ quản lý. Phần lớn doanh nghiệp nhỏ vẫn trung thành với thiết bị cũ, lạc hậu, chưa quen sử dụng đội ngũ tư vấn và việc áp dụng tiêu chuẩn còn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài”, ông nói.

Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp và chuyên gia đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại của nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng.

Cụ thể, công tác quản lý chất lượng chưa được định hình ổn định, cơ chế kiểm soát hàng hóa tiêu thụ trong nước và hàng hóa xuất khẩu chưa chặt chẽ. Việt Nam chưa xây dựng được bộ quy chuẩn chung cho từng ngành.

“Điều này đã không định hướng được cho doanh nghiệp đổi mới chất lượng ra sao”, ông Phạm Ngọc Hưng, đại diện của Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM nói.

Cũng tại hội thảo này, KSA đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ với Cục Công tác phía Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam đổi mới và quản lý công nghệ.

Theo đó, KSA sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về tư vấn chuyên môn, đánh giá chất lượng sản xuất và sản phẩm. Đồng thời, hiệp hội này sẽ tham gia đào tạo và chia sẻ các kinh nghiệm quản lý chất lượng, nghiên cứu và phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Chang Ryung Kim, Chủ tịch KSA, nói rằng cách đây hơn 30 năm, các doanh nghiệp Hàn Quốc vẫn hoạt động trong tình trạng trì trệ nhưng nhờ có đổi mới sáng tạo và quản lý chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt, họ đã trở thành những doanh nghiệp lớn và vươn ra quốc tế như Samsung, LG hay POSCO.

Hà Vân – TBKTSG Online

Nga phát minh công nghệ mới chống ăn mòn kim loại

Các nhà khoa học Nga đã tìm ra phương pháp độc đáo để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. Họ đã chế tạo ra một loại sơn loại dựa trên dung môi thủy tinh lỏng biến hình. Đó là lớp phủ natri silicat hoặc kali mà khi khô cứng thì trở nên giống như thủy tinh. Ngoài ra còn có chất độn là bột kẽm, đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn. Ý tưởng áp dụng thủy tinh lỏng không phải là mới và đã được sử dụng để bảo vệ sắt không rỉ, nhưng công nghệ đó có nhiều bất cập. Tổng giám đốc của công ty “InnTehPro” Alexander Mikhailov cho biết:

“Tất cả các loại sơn có trên thị trường bây giờ đều sử dụng dung môi hữu cơ và điều này không áp dụng được ở những nơi liên quan đến cháy, dầu mỏ, nước biển. Bí quyết của chúng tôi là làm thế nào để đưa kẽm vào kim loại mà không sử dụng dung môi hữu cơ… Đó là thủy tinh lỏng hòa tan trong nước”.

Ảnh: nastol.com.ua

Loại sơn thủy tinh mới so với các vật liệu cũ thông thường có ưu điểm là không độc hại. Nó không tích lũy tĩnh điện, không phát tia lửa và có thể sử dụng trong ngành công nghiệp nhiên liệu. Hóa ra, công nghệ sản xuất của nó cũng khá đơn giản. Vấn đề ở đây là liều lượng chính xác của các thành phần và chất lượng của bột kẽm.

Sau khi sơn, mặt kim loại cần bảo vệ được bao phủ bằng một màng mỏng bao gồm hạt thủy tinh cứng xen kẽ với các hạt kẽm. Ưu điểm của công nghệ này là ngay cả khi lớp bảo vệ bị phá hủy đáng kể thì gỉ vẫn không thể ăn mòn được kim loại. Nhờ phản ứng điện hóa giữa sắt và kẽm, kẽm hút phân tử oxy và ức chế quá trình oxy hóa của sắt. Một điều cũng quan trọng là lớp bảo vệ rất bền. Như đã trình bày, độ dày lớp sơn mới từ 100 đến 200 micron có thể chống ăn mòn cho ít nhất là 20 năm, tối đa lên đến 50 năm.

Công nghệ sản xuất sơn chống ăn mòn thân thiện với môi trường của Nga đã được các nhà sản xuất sơn hàng đầu như Hà Lan quan tâm.

Theo Tiếng Nói Nước Nga

 

Nhật xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi

Nhật Bản hôm qua khởi động tua bin đầu tiên thuộc tổ hợp nhà máy điện gió nằm ở ngoài khơi, cách bờ biển tỉnh Fukushima 20km.

Tua bin điện gió công suất 2MW chính thức khởi động hôm 11/11/2013 được cắm sâu tới 120m. Các tua bin của trại điện gió được nối với một cỗ máy phát điện nổi có công suất 66 KV và một dây cáp dưới biển có điện áp cao.

Theo AP, tổ hợp điện gió ngoài khơi được Nhật Bản đưa vào hoạt động nhằm cung cấp mạng lưới điện vốn gắn với nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Tuabin đầu tiên thuộc trại điện gió nằm ngoài khơi cách bờ biển Fukushima 20km. (Ảnh: AP)

 

Tổ hợp điện gió dự kiến có công suất phát điện 1GW với 143 tua bin và đảm nhiệm vai trò chính trong việc cung cấp năng lượng cho khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của thảm họa động đất và sóng thần xảy ra hồi tháng 3/2011, khiến nhà máy điện hạt nhân phải ngưng hoạt động.

“Rất nhiều người đã trở thành nạn nhân và bị tổn thương do tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân gây ra. Vì vậy, một tổ hợp điện gió được xây dựng ở khu vực này nhằm tạo ra một nguồn năng lượng mới là công trình rất có ý nghĩa”, Kazuyoshi Akaba, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, cho biết.

Tổ hợp hay còn gọi là trang trại điện gió đồng thời cũng thể hiện mong muốn tối ưu hóa công nghệ năng lượng tiên tiến của của Nhật Bản, từ các phiên bản năng lượng sạch hơn của các nhà máy điện sử dụng than đá, dầu mỏ hay khí đốt thông thường, đến các nguồn năng lượng tái tạo và điện hạt nhân.

Với lợi thế đường bờ biển chủ yếu bao quanh bởi các vùng nước sâu, phù hợp với việc xây dựng các tua bin phát điện từ năng lượng gió cần được cắm ở độ sâu hơn 50m so với mực nước biển, Nhật Bản đang đi tiên phong trong lĩnh vực tạo nguồn năng lượng mới này.

Về lý thuyết, Nhật Bản có tiềm năng sản xuất điện với công suất 1.600GW từ năng lượng gió, hầu hết ở ngoài khơi. Hàng chục dự án trại phong điện đang được thi công ở nước này, từ Kyushu ở miền nam đến Hokkaido ở miền bắc.

Cho đến nay, toàn bộ 50 lò phản ứng hạt nhân chưa hỏng của Nhật Bản đều phải ngưng hoạt động để kiểm tra độ an toàn sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Việc xây dựng các trại năng lượng gió sẽ cung cấp năng lượng cho các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề sau khi các lò phản ứng hạt nhân đóng cửa.

Theo VNE

 

 

Đèn điện bằng bìa cứng

Nhà thiết kế người Đức Johannes Kiessler đã sáng chế ra loại đèn điện treo kiểu dáng lạ, đẹp mà thân vỏ của nó lại làm từ giấy bìa cứng nên khá thân thiện môi trường.

 

Theo tạp chí Gizmag, loại đèn treo này được đặt tên Numerouno, nặng 600gr, chỉ tiêu thụ 21W nhưng phát sáng tương đương như bóng đèn truyền thống 150W. Johannes Kiessler nói với tạp chí Gizmag rằng ông là một giảng viên về thiết kế bao bì và luôn bị các tông cuốn hút như là một chất liệu quý. Không những giá rẻ, rất linh hoạt mà còn có thể tái chế đến 80%.

Đèn Numerouno treo trên trần nhà, rất dễ lắp đặt phù hợp với không gian như nhà bếp, phòng ăn, thậm chí phòng làm việc… Hiện loại đèn này bắt đầu được bán tại châu Âu với giá 120 USD.

Kiessler cho biết đang tiếp tục phát triển phiên bản mới với giá rẻ hơn để thâm nhập vào thị trường Mỹ nhưng vẫn thu được lợi nhuận nhờ các sản phẩm kèm theo như đèn dây trang trí.

 Theo Thanh Niên

 

 

 

 

 

 

Dùng vỏ trấu để sản xuất pin điện

Vỏ hạt thóc (vỏ trấu) vốn bị xem là vô giá trị trong công nghiệp, tuy nhiên hàng triệu tấn phế phẩm mà ngành nông nghiệp sản xuất ra hằng năm có thể được sử dụng để sản xuất pin điện dùng cho xe hơi nhờ một nghiên cứu mới.

Pin lithium-ion đến nay vẫn tồn tại hai vấn đề về giá thành và tính an toàn thấp. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy giá của loại pin này có thể giảm nhờ việc tận dụng một loại sản phẩm thừa thãi trong nông nghiệp: vỏ trấu.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chungnam, Hàn Quốc, vừa khám phá ra một tiềm năng ứng dụng mới cho vỏ trấu, vốn chiếm khoảng 20% khối lượng hạt thóc khi thu hoạch, tương đương với tổng khối lượng hơn 80 triệu tấn được tạo ra mỗi năm. Họ phát hiện ra rằng, ô-xít silic bên trong trấu có thể được chuyển thành silicon để sử dụng cho pin lithium điện dung cao. Silicon là loại chất liệu được dùng rất nhiều trong ngành chế tạo pin, đặc biệt là khi thị trường xe hybrid và xe điện bùng nổ, nhu cầu của loại vật liệu này còn tăng cao hơn nhiều. Phát hiện mới về ứng dụng của võ trấu có thể khiến cho giá của pin điện giảm đáng kể.

Vỏ trấu, một phế phẩm của nông nghiệp sẽ hữu ích và bảo vệ môi trường trong vai trò mới sản xuất pin lithium.

Nhóm nghiên cứu đã đạt được nhiều bước tiến trong việc tách ô-xít silic. Thông qua các phương pháp xử lý bằng nhiệt và a-xít, họ nhận thấy rằng loại silicon này có tính năng điện hóa học vượt trội khi sử dụng đề chế tạo a-nốt của pin, từ đó tìm thấy khả năng ứng dụng rất lớn của võ trấu.

Các nhà nghiên cứu gần đây cho rằng, các công nghệ xanh trong ngành ôtô thực chất không “xanh” như nhiều người vẫn nghĩ vì mặc dù các sản phẩm được sản xuất ra ít phát thải khí gây ô nhiễm tuy nhiên quá trình sản xuất ra chúng lại để lại nhiều hậu quả cho môi trường. Toyota mới đây bị chỉ trích vì kế hoạch xây dựng một trung tâm công nghệ và đường thử xe, sử dụng cho việc nghiên cứu các mẫu xe xanh, cách trụ sở của họ ở Aichi 30km. Theo kế hoạch này, Toyota sẽ phải giải tỏa một diện tích hơn 650 hec-ta, trong đó có khoảng 270 hec-ta đất rừng và đồi núi và đất trồng lúa có từ thế kỷ thứ 17.

Với việc phát hiện ứng dụng mới của vỏ trấu, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Toyota cùng tham gia nghiên cứu ứng dụng mới này để “trung hòa” các chỉ trích, đồng thời nếu được sản xuất bằng phương pháp mới, Pin lithium-ion sẽ thực sự “xanh” đúng như kỳ vọng về một loại năng lượng mới. Không chỉ vậy, công nghệ này cũng sẽ khiến cách nhà hoạch định chính sách của những quốc gia nông nghiệp thay đổi cách nghĩ về công nghệ khi biết tận dụng thế mạnh vốn có xung quanh thay vì chạy theo các mục tiêu công nghiệp ô tô mơ mộng, xa vời không đi đến đâu.

Theo Songmoi/Tạp chí Xe&ĐờiSống

 

Tạo nhiên liệu hydro từ ánh sáng mặt trời và nước thải

Các nhà khoa học mới đây tìm ra cách tạo khí hydro từ ánh sáng mặt trời và nước thải, giúp tạo ra nguồn năng lượng ổn định và cải thiện nguồn nước.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California, Santa Cruz, Mỹ, tạo ra thiết bị hydro bằng cách kết hợp pin nhiên liệu vi khuẩn MFC và pin mặt trời quang điện hóa PEC, Science World Report đưa tin.

Trong thành phần của MFC, các vi khuẩn sẽ phân hủy chất hữu cơ trong nước thải và sinh ra điện năng. Dòng điện này sau đó sẽ được chuyển đến PEC để hỗ trợ quá trình tách hợp chất hydro và oxy từ nước bằng năng lượng mặt trời.

Mô hình tạo ra khí hydro từ nước thải và ánh sáng mặt trời trong phòng thí nghiệm. (Ảnh: University of California, Santa Cruz)

 

Trong thực tế, khi được cung cấp nước bẩn và chiếu sáng trong thiết bị năng lượng mặt trời, quá trình sinh ra khí hydro từ thiết bị kết hợp PEC và MFC diễn ra liên tiếp với tốc độ trung bình 0,05m khối/ngày. Đồng thời, trong quá trình tạo ra khí hydro, nước thải cũng trở nên bớt đục hơn. Thêm vào đó, chỉ tiêu và thử nghiệm nhu cầu oxy hóa học được sử dụng để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước và đánh giá nguồn nước cũng giảm tới 67% trong 48 giờ.

Các nhà khoa học đang lên kế hoạch nhân rộng thiết bị trong phòng thí nghiệm để tạo ra một thiết bị lớn hơn với dung tích khoảng 40 lít và liên tục cung cấp bằng nguồn nước thải đô thị và tiến hành thử nghiệm thiết bị trên một nhà máy xử lý nước thải. MFC sẽ được tích hợp với các đường ống nước hiện có của nhà máy xử lý nước thải liên tục và PEC sẽ được thiết lập ngoài trời để tiếp nhận ánh sáng mặt trời tự nhiên.

Pin mặt trời quang điện hóa PEC hay pin nhiên liệu vi khuẩn MFC đều có thể được sử dụng để tạo ra khí hydro. Mặc dù chỉ cần điện áp bổ sung nhỏ để tạo ra nhiên liệu hydro, tuy nhiên hai loại pin này vẫn cần điện áp để làm giảm proton trong khí hydro. Do đó việc sử dụng hai thiết bị chuyển đổi năng lượng này khá tốn kém và phức tạp.

Theo VNE

 

 

 

Những nguồn năng lượng bất ngờ cho tương lai

Nguồn năng lượng trên Trái Đất ngày càng cạn kiệt và các nhà khoa học đang làm tìm mọi cách để tạo ra những nguồn năng lượng mới để thay thế.

1. Năng lượng từ núi lửa

Núi lửa sinh ra năng lượng sóng và thậm chí các nhà nghiên cứu đang cân nhắc sử dụng năng lượng sinh ra từ núi lửa như một nguồn năng lượng thay thế hữu hiệu cho dầu mỏ, khí đốt, than đá trong tương lai.

Hiện nay hai công ty tại bang Oregon đang có kế hoạch thử nghiệm công nghệ khai thác năng lương tại núi lửa Newberry gần Oregon. Tuy nhiên, các chuyên gia bày tỏ mối quan ngại rằng, kế hoạch này khá nguy hiểm và rủi ro cao.

2. Khí metan lạnh

Các phân tử khí metan được lưu trữ ở nhiệt độ thấp có thể trở thành nguồn năng lượng dồi dào nhất trên Trái Đất. Nhật Bản là quốc gia đầu tiên lưu trữ khí metan lạnh từ tháng 3 năm nay.

Tuy nhiên, loại năng lượng này là một loại nhiên liệu hóa thạch và chuyển hóa thành loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính.

3. Năng lượng gió

Năng lượng gió ngày càng được sử dụng rộng rãi. Những cánh diều làm từ sợi carbon được gắn với tuabin để chuyển hóa động năng thành điện năng. Năng lượng sản xuất bởi những cánh diều này tương đương với năng lượng của một tua-bin cố định nhưng chi phí vật liệu thấp hơn rất nhiều.

Những chiếc xe không người lái và Google Glass nhiều khả năng sẽ được trang bị công nghệ này khi Google mua lại công ty năng lượng Makani vào tháng 5.

4. Biến đổi gene vi khuẩn E.coli

Công nghệ này không hề kinh khủng như tên gọi của nó. Các nhà khoa học Anh đã biến đổi gen của vi khuẩn để sản xuất ra phẩn tử hydro carbon giống như dầu khí. Họ tin rằng ngân hàng vi khuẩn sản xuất ra sinh chất có thể sử dụng làm nhiên liệu.

5. Năng lượng từ tia laser trong không gian

Trong không gian, mặt trời sẽ không bị che khuất bởi các đám mây. Điều đó có nghĩa là những tấm pin năng lượng mặt trời sẽ hứng trọn nguồn năng lượng này mà không chịu sự cản trở của khí quyển.

Ý tưởng này được đề xuất từ những năm 70 của thế kỷ 20 và những người quan tâm đến vũ trụ cho biết gần đây, NASA đang cân nhắc ý tưởng này.

6. Năng lượng sinh học

 

Dall Bentzen – nhà phát minh người Đan Mạch, đã lai ghép một loại cây gai mà khi đốt cháy có thể sinh ra năng lượng nhiều hơn đến 20-30%.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng đốt cháy loại cây này sẽ sinh ra CO2 trong khi phe ủng hộ cho rằng trồng cây xanh sẽ sinh ra O2 và có thể bù đắp lại nhược điểm này. Công ty năng lượng sinh học Patriot đang cân nhắc phương án này.

7. Năng lượng từ sóng biển

Sóng liệu có phải nguồn năng lượng tốt hơn gió. Người dân Scotland nghĩ vậy và họ đã dựng lên những cụm năng lượng sóng lớn nhất thế giới trong năm nay. Sóng va chạm với gió và năng lượng này sẽ được tích hợp vào lưới điện, vô cùng đơn giản và dễ dàng. Có vẻ như cách thức này sẽ phổ biến trong tương lai.

8. Năng lượng từ tảo biển

Lâu nay, chúng ta vẫn nghĩ tảo biển chỉ có chức năng làm thực phẩm. Và bây giờ, bạn sẽ biết tới chức năng mới của tảo. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Stanford đã tìm ra phương thức để lấy electron từ các tế bào tảo. Cách thức này có vẻ hơi phức tạp nhưng nếu thành công sẽ mở ra cánh cửa cho ngành nghiên cứu năng lượng xanh từ thực vật.

9. Năng lượng từ nhựa ẩm

Polyme khi cuộn tròn và ướt sẽ sản sinh ra năng lượng để vận hành các thiết bị cơ khí và sinh ra điện năng. Các nhà nghiên cứu tại MIT đã tạo ra một dòng điện nhỏ bằng cách phun nước vào polymer đặt trong môt vật liệu dẫn điện điện và thả trôi trên mặt nước.

Hiện nay, công nghệ này vẫn còn manh mún nhưng đã đánh dấu thành công đầu tiên trong việc tạo ra điện năng theo cách thức hoàn toàn mới.

10. Năng lượng từ máy gia tốc hạt bỏ túi

Large Hadron Collider đã nảy ra ý tưởng về máy gia tốc hạt thu nhỏ và có thể bỏ túi. Máy gia tốc hạt cỡ nhỏ này đã được thử nghiệm tại Daresbury, vương quốc Anh và cung cấp năng lượng sạch thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, người dân ở đây liệu có vui vẻ khi sống bên cạnh một lò phản ứng hạt nhân?

12. Năng lượng từ tụ điện

Tụ điện sẽ là giải pháp thay thế cho pin và cung cấp năng lượng lớn hơn. Tụ điện sẽ hỗ trợ hoàn hảo cho các thiết bị chạy bằng pin hiện tại như điện thoại, xe điện. Tụ điện cũng là giải pháp hoàn hảo vì nó ổn định hơn so với năng lượng mặt trời và gió.

Theo Tiền Phong, CNN

 

Đổi mới công nghệ để giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

Những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ điện năng của TPHCM ngày càng tăng cao. Chỉ tính trong năm 2011 điện năng tiêu thụ toàn Thành phố chiếm 15% so với cả nước, trong đó lĩnh vực sản xuất (công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) tiêu thụ điện năng chiếm tỉ lệ 42% trên tổng tỉ lệ điện năng thương phẩm của toàn thành phố (trong khi tỉ lệ tiết kiệm của khu vực này chỉ đạt 20,8% trong tổng tỷ lệ tiết kiệm điện toàn thành phố). Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân 9%/năm.

Giảm mức tiêu thụ năng lượng để giảm phát thải bảo vệ môi trường

 

Việc khu vực sản xuất của thành phố chiếm 42% tỉ lệ so với điện năng thương phẩm do yêu cầu của quy mô sản xuất đảm bảo tăng trưởng GDP đồng thời cũng do trình độcông nghệquyết định. Theo báo cáo gần đây nhất 12/2008 của Sở Khoa học Công nghệ phối hợp với Ban quản lý các Khu chế xuất – Khu công nghiệpTPHCMvề đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TPHCM, trong số 429 doanh nghiệp được khảo sát tỉ lệ doanh nghiệp đạt mức tiên tiến chỉ chiếm 1% nhưng tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá ở mức yếu là 51%.

Trên địa bàn thành phố tính đến 5/2012 có khoảng 58.463 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có khoảng 170 doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm (có mức tiêu thụ năng lượng tương đương 10 triệu kWh/năm trở lên). Chính vì vậy, việc áp dụng giải pháp tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp là vấn đề cấp bách. Thiết nghĩ, các giải pháp cơ bản có thể áp dụng là: Thành phố có chính sách hỗ trợ thông qua Cơ quan quản lý đầu mối Sở Công thương để doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất hiện đại, thiết bị công nghệ tiên tiến để giảm mức sử dụng điện trên một đơn vị sản phẩm. Đây là giải pháp cơ bản đồng thời cũng là mục tiêu lâu dài cho lĩnh vực sản xuất, vừa nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả, vừa giảm chi phí tiêu thụ điện năng. Hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ nhân lực cho từng ngành sản xuất cụ thể để tiến tới không còn tỉ lệ yếu trong nguồn nhân lực sản xuất. Việc này phải được khởi đầu từ hệ thống các trường dạy nghề và được bổ túc thường xuyên trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại mỗi ngành sản xuất và trong từng doanh nghiệp cụ thể. Hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ tổ chức cho các doanh nghiệp trong từng ngành sản xuất để những năm tới không còn tỉ lệ yếu. Trình độ công nghệ nhân lực lao động và tổ chức được nâng cao sẽ góp phần thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát đánh giá việc sử dụng điện trong các doanh nghiệp sản xuất, thông qua đó tổ chức hướng dẫn và thực hiện luật sử dụng năng lượng tiết kiệmvà hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Tiết kiệm, sử dụng năng lượng điện hợp lý cũng đồng nghĩa với giảmphát thảilượng cacbon trong sản xuất và nâng cao chất lượng môi trường. Doanh nghiệp sản xuất của thành phố, lực lượng tiêu thụ tới trên 42% sản lượng điện thương phẩm sẽ đóng vai trò quyết định tiếtkiệm năng lượng đểxây dựng đô thịHồ Chí Minh phát thải cacbon thấp – một đô thị xanh.

Ngày 7.5.2012 Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định số 2305/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Năng lượng xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015. Chương trình với những mục tiêu hết sức quan trọng và tổng quát nhằm: Thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm ánh sáng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo); khuyến khích sử dụng năng lượng mới thân thiện với môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng xanh; áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật và khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị, phương tiện mà vẫn đảm bảo nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất, đời sống đi đôi với việc nâng cao hiệu quả nghiên cứu, sử dụng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch nhằm bảo vệ môi trường.

Nguyễn Văn Chiến
Văn phòng biến đổi khí hậu TPHCM

 

Bayer sử dụng khí thải làm nguyên liệu thô cho ngành nhựa

Theo nhiều nghiên cứu, thí nghiệm, khí CO2 sẽ được sử dụng như một nguyên liệu thô mới trong ngành nhựa (tiền thân cho vật liệu foam chất lượng cao). Việc bắt đầu sản xuất số lượng lớn chất tiền thân này sẽ được thực hiện từ năm 2015.

Đây là phát minh mới của Tập đoàn Bayer. Doanh nghiệp này đã bắt đầu lên kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất tại Dormagen, Đức. Tại đây, khí CO2 sẽ được sử dụng sản xuất chất tiền thân cho vật liệu foam chất lượng cao. Nguyên liệu chất lượng cao này được ứng dụng trong nhiều vật dụng hàng ngày, bao gồm ghế bọc da, phụ tùng ôtô, thiết bị điện lạnh và vật liệu cách nhiệt cho các tòa nhà. Các buổi thử nghiệm nội bộ cho thấy foam mới đạt chất lượng cao, ít nhất là tương đương với chất lượng vật liệu thông thường sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch. Việc sử dụng khí thải cacbon điôxít sẽ mang lại lợi ích cho môi trường.

Khí CO2 sẽ được sử dụng như một nguyên liệu thô mới trong ngành nhựa (tiền thân cho vật liệu foam chất lượng cao).

 

Khí CO2 thay thế cho thành phần nguyên liệu hóa thạch thô như dầu mỏ vốn được xem như một trong những nguyên liệu không thể thay thế. “Khí thải trở thành nguyên liệu thô hữu ích và mang lại lợi nhuận. Điều đó giúp chúng tôi trở thành một trong những công ty đầu tiên trên toàn cầu có cách tiếp cận khác trong ngành sản xuất foam chất lượng cao. Giai đoạn đầu công ty sẽ sử dụng khí CO2 mới để sản xuất foam mềm cung cấp cho ngành sản xuất nệm”, ông Patrick Thomas, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của nhánh Bayer MaterialScience phát biểu.

Với doanh thu 11,5 tỷ năm 2012, Bayer MaterialScience (thuộc Tập đoàn Bayer) là một trong những công ty về polymer lớn nhất thế giới. Hoạt động kinh doanh của nhánh Bayer MaterialScience tập trung vào sản xuất vật liệu kỹ thuật cao polymer và phát triển các sản phẩm sáng tạo phục vụ cho đời sống. Các sản phẩm của doanh nghiệp phục vụ cho các ngành công nghiệp ôtô và xây dựng, ngành điện – điện tử, sản xuất phụ tùng cho ngành thể thao và giải trí. Cuối năm 2012, Bayer MaterialScience đã có 30 cơ sở sản xuất và khoảng 14.500 nhân viên trên toàn thế giới.

Phương Thảo – VNexpress.net