Nga chế tạo thiết bị có thể sản xuất điện từ nước thải

Các nhà khoa học ở thành phố Kazan của Nga vừa thông báo đã chế tạo thành công thiết bị có tên là xi phông nhiệt xoáy lạnh, cho phép thu nhận điện năng nhờ làm lạnh nước thải đô thị.
Các nhà khoa học cho biết nguyên tắc của việc của thiết bị này khá đơn giản. Nguồn tài nguyên tái sinh sử dụng nước tái xuất từ các cơ sở công nghiệp, kênh cấp nước đô thị và các hồ chứa tự nhiên. Xi phông nhiệt lạnh xoáy không chỉ làm mát nước mà còn dùng nhiệt của nó để tạo ra điện.
Phạm vi ứng dụng của thiết bị mới rất rộng rãi, từ các tòa nhà chung cư, các bộ lọc xử lý nước thải thành phố, công nghiệp năng lượng, hóa dầu, luyện kim.
Các chuyên gia về năng lượng cho biết mỗi năm chi phí dùng khí đốt sưởi ấm các tòa nhà tại Nga lại tăng lên đáng kể. Ngay từ bây giờ cần ứng dụng công nghệ mới hiện đại và sử dụng xi phông nhiệt xoáy lạnh có thể giúp giảm bớt chi phí tiêu thụ điện trong các doanh nghiệp từ 2-3 lần.
Thiết bị xi phông nhiệt xoáy lạnh được coi là độc nhất vô nhị trên toàn thế giới. Thiết bị này đã sẵn sàng cho thử nghiệm thí điểm.
Hiện tại, các nhà khoa học ở Kazan đang hướng tới ứng dụng đại trà xi phông nhiệt xoáy lạnh tại các nhà máy sản xuất trong nước.
Theo TTXVN
cần thuê xe innova giá rẻ nhất tại hà nội

 

 

Túi xanh vì môi trường xanh

Việc tiêu dùng quá mức, thải bỏ bừa bãi túi nylon gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các loại túi thân thiện với môi trường. Ảnh: NGỌC CHÂU

Nằm trong chương trình giảm sử dụng túi nylon trên địa bàn TP.HCM năm 2013, ngày 15-9 tại Trung tâm TDTT quận Bình Thạnh, Quỹ Bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT TP.HCM phối hợp cùng UBND quận Bình Thạnh tổ chức ngày hội Túi xanh vì môi trường xanh. Chương trình nhằm tuyên truyền, vận động người dân và đơn vị bán lẻ sử dụng, thải bỏ hợp lý túi nylon. Từ đó, chúng ta có thể dần chuyển sang các loại túi thân thiện với môi trường. Tham dự chương trình có sự góp mặt của lãnh đạo địa phương, hội liên hiệp phụ nữ, tình nguyện viên cùng đông đảo người dân địa phương.

Vấn nạn túi nylon

Tại ngày hội, ông Nguyễn Văn Phước, PGĐ Sở TN&MT TP.HCM, cho biết TP.HCM là một trong những thành phố đi đầu trong việc giảm sử dụng túi nylon. Hoạt động này được triển khai từ năm 2007 với nhiều sự kiện ý nghĩa nhằm vận động, tăng cường ý thức cộng đồng. Với sự phối hợp của Sở cùng các ban, ngành khác, đến nay chương trình đã đạt được kết quả bước đầu.

Với đặc tính tiện lợi, bền, rẻ, có thể nói khó có loại bao bì nào thay thế được túi nylon. Tuy nhiên, thói quen sử dụng và thải bỏ túi nylon chưa đúng cách của con người đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường và sức khỏe cho cộng đồng. Ông Phước chia sẻ thêm: “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn năm 2025, tầm nhìn năm 2050 đã xác định mục tiêu đến năm 2015 giảm 40% khối lượng túi nylon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010. Luật Thuế về môi trường có hiệu lực vào ngày 1-1-2012 cũng xem túi nylon và đưa nó vào danh sách nhóm hàng chịu thuế để giảm sử dụng túi nylon. Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nylon khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020 được phê duyệt tháng 4-2013 đưa ra mục tiêu đến năm 2015 giảm 40% khối lượng sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại so với năm 2010; giảm 20% khối lượng túi nylon tại chợ dân sinh so với năm 2010; thu gom tái chế 25% khối lượng rác thải túi nylon khó phân hủy trong rác sinh hoạt”.

Phát động Tuần không túi nylon

Tại ngày hội, ban tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động thú vị khác như giới thiệu các loại túi đựng hàng thay thế túi nylon; trưng bày các tác phẩm dự thi chủ đề giảm sử dụng túi nylon; thu gom, tái chế túi nylon đã qua sử dụng qua việc vận đồng người dân tham gia nộp túi nylon; hướng dẫn xếp, trang trí túi giấy, túi sử dụng nhiều lần; vẽ, trang trí túi vải… Trong khuôn khổ chương trình, ông Dương Hồng Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, đã phát độngTuần không túi nylon trên địa bàn quận, bắt đầu từ ngày 23 đến 29-9.

Theo thông tin từ Sở TN&MT TP.HCM, mỗi ngày cư dân thành phố tiêu thụ khoảng 8-10 triệu túi nylon. Con số này tương đương khoảng 60-70 tấn. Quả thật, túi nylon từ lâu đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Đâu đâu người ta cũng thấy tràn lan túi nylon, trong nhà sách, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng… Thậm chí trong gia đình chúng ta cũng lưu trữ một lượng lớn túi nylon. Cũng bởi loại túi này dễ mua, dễ sử dụng, tiện lợi nên có vẻ như chúng ta đang lạm dụng nó quá nhiều.

Sở TN&MT TP.HCM kêu gọi cộng đồng dân cư cùng nhau bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe bằng việc hạn chế sử dụng túi nylon. Làm thế nào để giảm sử dụng túi nylon? Rất đơn giản, bạn có thể thay thế bằng các loại túi cói, túi vải, làn nhựa; trữ thực phẩm trong hộp nhựa… Với túi nylon đã qua sử dụng, chúng ta có thể dùng để lót thùng rác; phân loại để được tái chế; không bỏ chung với rác thực phẩm; không thải bỏ bừa bãi ra đường phố, cống rãnh…

NGỌC CHÂU -Môi Trường Online

 

 nhận thi công cải tạo nhà ở