Không chi quá 50 triệu đồng để đánh giá sản xuất sạch hơn cho một cơ sở

Được phép chi hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp (Nguồn: baohaiquan.vn)
Theo quy định mới của liên Bộ Tài chính- Công Thương, các đề án thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đủ điều kiện để bố trí kinh phí và triển khai thực hiện.
Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư liên tịch số 221/2012/TTLT-BTC-BCT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10-2-2013.Kinh phí thực hiện các đề án thành phần của Chiến lược do NSNN đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế (bao gồm cả nguồn vốn viện trợ). Ngoài ra cần huy động các nguồn tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các đề án của Chiến lược.

Thông tư quy định những khoản chi để thực hiện các đề án của Chiến lược gồm: Chi cho nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp; Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại Bộ Công Thương…

Mức chi được quy định cụ thể như sau: Mức chi thực hiện các đề án của Chiến lược phải thực hiện theo đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Mức chi hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp tối đa không quá 50% chi phí tư vấn, nhưng không quá 50 triệu đồng/1 cơ sở.

Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, nội dung thực hiện các đề án thành phần của Chiến lược sản xuất sạch hơn, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và một số mức chi quy định tại Thông tư này, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung đề án thành phần của Chiến lược lập dự toán kinh phí báo cáo Bộ Công Thương xem xét tổng hợp vào dự toán ngân sách của Bộ cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét tổng hợp trình Chính phủ, trình Quốc hội phê duyệt.

Các đơn vị được giao thực hiện các đề án của Chiến lược có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Định kỳ hàng năm, Bộ Công Thương tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Tài chính.

Theo sxsh.vn

Nuôi con nói chuyện sống xanh

Tôi xếp mấy cái lõi cuộn giấy toilet, vỏ hộp khăn giấy, vỏ hộp sữa chua… mà tôi gom góp cả tuần nay vào cái túi vải. Sáng hôm sau sẽ phải mang tới cho cô giáo con tôi. Con trai tôi hơn bốn tuổi, đang học mẫu giáo, và điều tôi rất thích ở trường này là các cô giáo dạy cho lũ trẻ “sống xanh” ngay từ lớp bé nhất (2 – 3 tuổi).

Cô giáo viết thư về cho cha mẹ “Không có cái gì là rác cả. Hãy mang cho chúng tôi tất cả các thứ mà bạn định vứt đi…” Sau đó tất cả được các cô biến thành đủ thứ đồ chơi. Hộp giấy biến thành robot, xe tải, lõi cuộn giấy biến thành ống nhòm, quần áo cũ may lại thành quần áo búp bê. Các cô còn dạy cho lũ nhỏ tự tay làm những đồ chơi đó nữa chứ. Nhà tôi bây giờ chật ních đồ mà con tôi làm ở lớp, trong đó tôi thấy “tự hào” nhất là một bức tranh ghép cu cậu làm (tất nhiên là cô giáo giúp là chính) từ nilông cũ và… vỏ trứng. Không chỉ thế, cu cậu còn không cho tôi vứt các đồ bỏ đi nữa. Mỗi khi tôi quen tay quăng cái lõi cuộn giấy vào thùng rác, là cu cậu lại hét lên “Đấy là ống nhòm của con mà!”

Thói quen phải được học từ những năm thơ ấu

Sau bao nhiêu năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, tôi cũng chỉ rút ra một kết luận: Nói chung là cực kỳ khó để thay đổi nhận thức, hành vi của các thế hệ lớn tuổi. Bao nhiêu dự án, chiến dịch môi trường, từ kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã, cho đến kêu gọi tiết kiệm điện nước (là có lợi cho chính mình), mà chẳng thấy thay đổi được mấy người. Chỉ có học sinh sinh viên, nhất là trẻ con, là nhận thức và thay đổi nhanh hơn cả.

Quay lại câu chuyện làm đồ chơi bằng vật liệu tái chế của con tôi, mọi người đừng nghĩ nó chỉ đơn thuần là luyện thói quen “tiết kiệm”. Thực ra, cái mà các cô giáo làm được, là làm cho lũ trẻ thấm nhuần các thói quen của lối sống xanh một cách tự nhiên nhất. Như đám chúng tôi, thời đi học không được học một cái gì gọi là giáo dục môi trường, đến khi lớn lên, ra nguyên một thế hệ hết sức lạnh lùng và ý thức cực kỳ kém với môi trường. Chứ trẻ con ngày nay, ít nhiều cũng được học ở trường, thì ra đường còn biết vứt rác vào thùng, ở nhà cũng biết tắt đèn khi ra khỏi phòng. Nếu bạn đã đến các nước phát triển, không thể phủ nhận là môi trường của họ sạch hơn, động vật hoang dã không bị tuyệt diệt, cũng là vì giáo dục môi trường là môn mà ai cũng phải học từ mẫu giáo. Mà nói đúng ra thì, nó cũng không phải là môn học nữa, mà nó là lối sống, thói quen hàng ngày mà các bé nhìn thấy ở chính bố mẹ, thầy cô giáo từ khi còn bé. Có như vậy thì việc bảo vệ môi trường mới không phải là những chiến dịch, những “ngày hành động” nâng hạ quyết tâm… hết chiến dịch, mọi chuyện đâu vào đấy.

Bảo vệ con bằng lối sống xanh

Lọ cắm hoa từ những chai lọ cũ.

Chúng ta hãy bắt đầu từ khi em bé bạn mới chào đời. Trong tình trạng ô nhiễm môi trường và quản lý sản phẩm còn rất lộn xộn như hiện nay, điều tốt nhất bạn có thể làm cho em bé của mình là áp dụng lối sống xanh, vừa đảm bảo sức khoẻ cho bé, giúp bảo vệ môi trường, lại giảm chi phí trong tình hình kinh tế cũng đang khủng hoảng như hiện nay. Tôi xin chia sẻ một số mẹo nhỏ nhé:

• Dùng sản phẩm thiên nhiên hoặc hữu cơ: các sản phẩm cho bé, từ sữa tắm gội, dưỡng da, cho đến các sản phẩm tẩy rửa, các bạn hãy mua những sản phẩm hữu cơ, hoặc có thành phần thiên nhiên, không mùi, để tránh các hoá chất có hại tiếp xúc với làn da của bé. Theo nhiều chuyên gia, thì dầu ôliu chính là một loại kem giữ ẩm cho da bé rất tốt đấy. Giấy ướt cũng nên chọn mua loại không có chlorine, tự phân huỷ, hoặc dùng khăn mặt xô rồi giặt.

• Hạn chế mua quá nhiều đồ sơ sinh, nhất là những thứ quần áo đắt tiền, vì bé lớn rất nhanh, rất nhiều thứ đồ chưa kịp mặc thì đã không còn mặc vừa nữa rồi. Khi mua quần áo, ưu tiên tiêu chí là chất liệu vải cotton thật mềm, hơn là màu sắc hay hình in ngộ nghĩnh. Bạn cũng hoàn toàn có thể giảm lãng phí, bằng cách xin quần áo và đồ dùng cho trẻ sơ sinh vẫn còn tốt của bạn bè người thân.

• Đồ chơi: bạn hãy đọc sách hoặc tìm trên mạng về cách mua đồ chơi phù hợp cho độ tuổi, tránh việc mua những thứ đồ mà nhiều khi chỉ là sướng mắt mình, chứ bé lại chẳng chơi được. Hãy chọn các loại đồ chơi bằng vải bông thật mềm, hoặc đồ chơi bằng gỗ với sơn an toàn, hoặc dùng lại đồ chơi của các em bé đã lớn.

Những chú bọ rùa từ khay để trứng cũ.

• Đồ gỗ, vật dụng trong phòng bé: hãy chọn các đồ gỗ tự nhiên, tre nứa, dùng ít vécni và các chất xử lý làm bóng gỗ; dùng thảm bằng len tự nhiên hoặc cotton hữu cơ. Ngoài ra, rất nhiều thứ đồ gỗ, sơn, mành rèm và nhiều vật dụng khác, khi còn mới thường thải vào không khí các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (chất VOC), vốn rất độc hại cho sức khoẻ, nên bạn hãy chú ý chọn những đồ không có hoặc có ít VOC. Và tối thiểu nhất, thì khi mua một thứ đồ gỗ cho phòng bé, bạn hãy để bên ngoài vài ngày để các chất độc nhất bay hơi hết trước khi cho chúng vào phòng ngủ của bé.

Cùng con sống xanh

Nếu bạn có em bé, tôi đoán là bạn cũng muốn con mình yêu môi trường, vì suy cho cùng, một đứa trẻ biết yêu cái cây, con vật, thì thường là sẽ trở thành những người nhân hậu, và sống có trách nhiệm hơn với mình và mọi người xung quanh. Một đứa trẻ quen với việc vặn vòi nước lại khi đánh răng, tự tắt tivi khi ra khỏi phòng, thì khi lớn lên chắc cũng sẽ là những người ngăn nắp, biết sắp xếp tổ chức cuộc sống và công việc của mình tốt hơn.

Gia đình chim cánh cụt làm từ vỏ chai và những đôi tất cũ.

Cách hiệu quả nhất để giúp em bé của bạn có một lối sống xanh, là chính bạn phải là tấm gương. Khi con bạn nhìn thấy bạn nhặt rác trong công viên bỏ vào thùng, thì chúng sẽ tự có ý thức về việc phải giữ vệ sinh nơi công cộng.

Để làm tấm gương sống xanh, bạn thử thực hiện các việc sau nhé:

• Chọn một lối sống năng động. Bạn hãy đi bộ, đi xe đạp nhiều hơn, và chịu khó chơi với con thường xuyên hơn. Con bạn mà thấy bạn ôm cái laptop cả ngày, ra tới cửa mua mấy quả ớt cũng cưỡi xe máy, thì bạn cũng đừng trách con không thích chạy nhảy ngoài trời mà cứ ngồi ôm cái iPad và ăn đồ vặt cả ngày.

• Dùng phương tiện giao thông công cộng. Biết là đi xe máy tiện hơn, nhưng đôi khi vào cuối tuần, bạn thử đưa con bạn đi chơi công viên bằng xe buýt xem sao, vì cuối tuần thì xe buýt không đông. Bạn thường đi nghỉ mát bằng xe ôtô của gia đình, nhưng bạn đã thử đi tàu hoả chưa, thú vị lắm.

• Nhờ con giúp việc. Trẻ con thường thích làm các việc của người lớn đó. Bạn hãy thử nhờ bé giúp một tay khi phân loại rác để bán ve chai, hay nhờ bé tưới nước trong khi bạn trồng rau thơm trên sân thượng chẳng hạn. Con tôi rất đắc lực trong các việc tắt đèn tắt quạt mỗi khi cô bảo mẫu quên, vì tôi hay rủ rỉ vào tai con “Nhớ nhắc bác nhé, bác bận nhiều việc hay quên, con phải giúp bác “.

Ống cắm bút tết từ những tờ giấy báo.

• Cho con sớm tiếp xúc với các loài vật. Bạn có bà con họ hàng ở quê, thỉnh thoảng đưa con về quê rồi cho chơi với đàn gà vịt hay những chú lợn con mà các gia đình nuôi (đừng có sợ bẩn nhé), sẽ làm cho bé hiểu rằng bên cạnh những người sống quanh mình, còn có cả một thế giới các loài vật, và dần dần em bé sẽ yêu thương loài vật hơn. Ở thành phố, hãy đưa con đi vườn thú và giải thích cho bé hiểu về những loài vật sống trong thiên nhiên hoang dã, và con người cần phải bảo vệ chúng như thế nào. Đưa con đi du lịch nước ngoài, thì vườn thú hay vườn quốc gia ở các đất nước này chắc chắn sẽ là những điểm đến đáng nhớ hơn nhiều đối với bé, hơn là trung tâm mua sắm đấy.

• Hãy cùng con làm vườn. Hãy tận dụng bancông hay sân thượng trồng một ít rau. Nếu có dịp về quê, hãy đưa bé ra thăm các ruộng rau, rồi mẹ con tự hái rau để về ăn. Con bạn sẽ hiểu là thức ăn không phải đến từ siêu thị, và người trồng rau cũng phải vất vả mới trồng được mớ rau, thì con bạn sẽ có thể hứng thú với việc ăn rau hơn, và giảm được thói quen xấu là bỏ thừa đồ ăn.

Khu vườn côn trùng làm từ khay để trứng cũ.

• Hạn chế tiêu thụ quá mức. Mua đồ chơi cho con, thà bạn mua ít những thứ hơi đắt tiền một chút, nhưng chất lượng tốt, hơn là mua cả đống đồ chơi rẻ, vừa lãng phí tiền, lại bừa bộn cả nhà, mà chính con bạn lại không có được đồ đẹp để chơi. Con bạn sắp sinh nhật, bạn có thể “tâm sự” với các bạn bè thân của mình để nếu họ định tặng đồ chơi, thì cũng tránh bị mua trùng. Và bạn hãy khuyến khích bé tặng lại đồ chơi cũ cho các bạn khác hoặc cho các quỹ từ thiện khi không chơi nữa.

• Khuyến khích thói quen tiết kiệm. Bạn đừng ngại giải thích cho bé là nước sạch không phải là vô hạn, và do đó con không nên lãng phí nước. Giải thích cả chuyện giấy được làm từ cây, và nếu như con bạn yêu cây cối thiên nhiên, thì chúng sẽ biết tiết kiệm giấy nữa đấy. Bạn hãy dạy con “tái sử dụng” các đồ vật trong nhà, làm cái tủ đồ chơi từ mấy vỏ hộp diêm, làm ống cắm bút từ vỏ chai nước cũ, vừa giảm rác thải, vừa giúp bé tăng cường tư duy sáng tạo đấy.

Tất nhiên, bạn không cần phải lúc nào cũng phải “lăm lăm” tinh thần sống xanh, bạn cũng không nên nghĩ là con mình cũng phải tăm tắp như vậy. Hãy bắt đầu từ những việc dễ nhất, mỗi ngày một chút, và dần dần gia đình bạn sẽ ngày càng sống xanh mà có khi chính bạn cũng không nhận ra đâu

Songxanh

12 lý do vì sao phải sống xanh

Gần đây có khá nhiều câu hỏi gửi cho tôi và họ thắc mắc rằng tại sao lại phải Sống Xanh? Một số trong chúng cũng có giá trị, một số khác thì khá nực cười. Một trong những câu hỏi phổ biến họ gửi là một câu hỏi đơn giản, nhưng lại khá khó để trả lời được cho họ hiểu:

“Tại sao tôi cần phải quan tâm đến môi trường?”

Tôi biết các bạn đang tự nghĩ” Ồ đó là một câu hỏi đơn giản, có hàng tá lí do để chúng ta quan tâm đến môi trường…”, bạn hoàn toàn đúng, có cả đống lí do để trả lời câu hỏi dễ đó. Ý tôi là tại sao lại không bảo vệ môi trường chứ.

Vấn đề là ở chỗ câu trả lời như thế lại không đến từ những người vốn yêu thích  thực phẩm xanh (thực phẩm sạch, không dùng các chất phụ gia,.. quy trình trồng trọt thân thiện với môi trường, không dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học…) trồng từ vườn nhà mình, thích việc tái chế,hay  lái những chiếc xe tiết kiêm năng lượng. Câu hỏi đến từ những người không có nhiều tiền để có thể mua thực phẩm xanh, không nhìn thấy lợi ích lớn từ việc tái chế, hay không muốn từ bỏ sở thích lái những chiếc xe thể thao.

Tin tôi hay không la tùy bạn, nhưng vẫn còn nhiều lí do hay ho để bạn quan tâm một chút cho môi trường – thậm chí bạn chẳng cần phải là nhà môi trường học mới hiểu chúng. Đây là 12 lí do cho tất cả mọi người, bất kể là ai, nên lưu tâm đến môi trường mà mình đang sống.

1. Cho thế giới thấy mặt tốt của bạn

Tác động của chúng ta đến môi trường sống sẽ  tạo ra sự khác biệt lớn cho môi trường của thế hệ mai sau. Vì vậy trách nhiệm của chúng ta là  giữ gìn môi trường xanh sạch.

Ngay cả khi bạn không đồng ý với ý kiến trên hãy nhớ rằng thái độ của bạn đối xử với môi trường bộc lộ phần nào đó con người bạn với mọi người. Không thèm quan tâm đến các tác động ảnh hưởng tới môi trường làm bạn giống một đứa trẻ vô ý thức vứt mọi thứ lung tung lại phía sau. Bạn không muốn là một người như vậy chứ?

2. Hãy nghĩ đến túi tiền của bạn

Rất nhiều người nghĩ rằng phong cách sống xanh là tốn thời gian và tiền bạc – và ở vài trường hợp thì họ đúng – nhưng không phải luôn như vậy.

Hầu hết những “công nghệ xanh” thực tế được thiết kế để giảm việc tiêu thụ năng lượng và tái sử dụng những nguồn sẵn có. Năng lượng khá đắt đỏ, tiết kiệm chúng nghĩa là bạn tiết kiệm được nhiều tiền. bạn có thể nhận thấy nhiều lợi ích về tài chính khi tiêu dùng xanh.

3. Sẽ thật khó chịu khi phải hít khói bụi

Không ai muốn sống trong một thế giới toàn khói bụi. Khó mà có thể thở, và mùi của nó cũng không hề dễ chịu, hơn nữa khói bụi còn gây ra cơ số bệnh mà không thể liệt kê ra hết. Rõ ràng là sống với khói bụi là điều rất tệ.

Bạn vẫn không nghĩ đây là một vấn đề lớn ư? Hãy xem ở Olympics Bắc Kinh – họ đã phải đóng những nhà máy và cấm 50% phương tiện xe gắn máy hàng ngày trong vòng vài tuần để không giết chết các vận động viên với màn không khí ô nhiễm ở đó. Sau những biện pháp đó, những lời phàn nàn vẫn không ngớt.

4. Những bãi rác thật kinh khủng phải không?

Bạn đã phóng qua đường cao tốc hay thị trấn nào đó mà gần đó là một bãi rác lớn? Bạn ngửi thấy mùi đó chứ? Tôi không rõ bạn thế nào, nhưng tôi sẽ làm nhiều nhất có thể để không phải trải qua cảm giác ấy lần nữa.

Hầu như mọi thứ bạn quẳng vô sọt rác đều được chuyển đến bãi rác. Nghĩ đến số lượng rác mà mỗi người chúng ta thải ra, thật kì diệu là chúng ta vẫn chưa bơi trong cái bể rác đó. Nếu bạn không muốn cái viễn cảnh mà bãi rác ở khắp mọi nơi thì hãy quan tâm hơn đến môi trường.

5. Hãy nghĩ đến những bãi biển tuyệt đẹp

Mọi người đều thích ở trên một bãi biển đẹp. Cát trắng, nước trong, rừng cọ hoang sơ ngiêng mình  trong nắng.

Thật không may, những bãi biển tuyệt vời đang dần dần đi vào dĩ vãng. Rác thải đang xâm lấn, thậm chí vào những góci hẻo lánh nhất của Trái Đất, nếu chúng ta không ngăn được điều đó thì những kì nghỉ nên thơ ở bãi biển rồi cũng sẽ biến mất.

6. Gấu Bắc Cực là những sinh vật đáng yêu

Không chỉ những bãi biển và khu nghỉ dưỡng con người bị xuống cấp mà môi trường sống của những loài động vật cũng bị đe dọa. Bạn có muốn con của bạn, cháu của bạn, sống trong một môi trường thiếu thốn những thứ mà chúng ta còn đang được hưởng.

Liệu đến một ngày nào đó bọn trẻ sẽ hỏi chúng ta

“Mẹ ơi, gấu bắc cực là gì ạ?”

7. Những sản phẩm phi tự nhiên gây ra bệnh ung thư

Những sản phẩm thiên nhiên không chỉ tốt cho môi trường mà còn tốt cả cho sức khỏe ban. Nếu bạn thường xuyên nghe tin tức, tôi chắc bạn đã nghe về một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng _______đã được tìm thấy là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Vâng đó là một chỗ trống, ngày nay thì bạn có thể điền vào đó bất cứ sản phẩm/ thực phẩm nhân tạo nào.

Bài học ở đây là hãy ăn và sử dụng những sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn và cả sức khỏe của môi trường đang che chở cho bạn.

8. Nhu cầu sản sinh ra những phát minh

Nếu bạn là một người nghiện đồ công nghệ thì ủng hộ nền công nghiệp xanh là một lựa chọn dễ dàng. Nguồn tiền, tài nguyên, chất xám dùng vào để giải quyết các vấn đề thách thức với hệ sinh thái đang dẫn đến một làn sóng đổi mới công nghệ tiên tiến mà chúng ta hiếm thấy trước đó.

9. Lái xe đạp là việc thú vị

Có vài thứ dễ dàng bạn có thể làm để bảo vệ môi trường mà lại khá thú vị. Đạp xe, đi bộ, hay những cách khác dùng đến sức bạn nhiều hơn thay vì dùng những thiết bị nhả khói là cách để giảm lượng lớn khí thải nhà kính.

Những điều này bạn có thể làm sẽ cải thiện sức khỏe cho bạn và bạn sẽ có một câu chuyện để kể cho mọi người khi có ai đó ngạc nhiên: “Bạn đạp xe đi làm thiệt hả?”

10. Tôi không muốn bị tuyệt chủng

Thôi được, loài người sẽ không chết hết ngay lập tức – nhưng chúng ta đang dùng với tốc độ quá nhanh so với tốc độ để chúng ta có thể làm đầy những nguồn tài nguyên.

Nếu cứ giữ nguyên tốc độ như thế này, chẳng mấy chốc năng lượng hóa thạch, những rừng cây, và kế đến cả nước sạch cũng sẽ bị cạn kiệt. Muốn giữ lại những thứ thiết yếu  cho cuộc sống hàng ngày thì bạn nên bắt đầu có khái niệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

11. Cứu thế giới, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn

Mối quan tâm của nhiều người là chuyển sang phong cách sống xanh sẽ đòi hỏi sự thay đổi lớn so với cách họ từng sống trước đây.Và điều này cũng đúng, tuy nhiên đây là lúc bạn có cơ hội thay đổi sang một lối sống mới, lành mạnh hơn cho cả bạn và môi trường.

VD bạn sẽ muốn thay cái bóng đèn tròn của mình mỗi năm một lần hay 10 năm mới phải thay bóng một lần? Hẳn bạn sẽ muốn chọn cách thứ hai, và sử dụng bóng đèn CFL, thân thiện với môi trường, và lại tiết kiệm được tiền nữa.

12. Hòa bình thế giới

Hòa bình thế giới dường như là rất khó để đạt được nhưng hãy nhìn nhận sự thật hầu hết các cuộc chiến tranh nổ ra khi con người tranh giành quyền với các nguồn tài nguyên. Nếu chúng ta đều nhận thức được chúng ta đang sống vững bền, với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ đem đến đủ nguồn tài nguyên cho tất cả sử dụng, mọi thứ sẽ rất khác. Sẽ ít chiến tranh hơn, ít nghèo đói hơn, và chúng ta sẽ tìm ra cách để cuộc  sống loài người là vô tận.

Đối với tôi thì một vài sự thay đổi theo hướng tích cực cho bản thân, thân thiện với môi trường là một giải thưởng lớn.

Bạn nghĩ thế nào? Bạn có hoàn toàn đồng ý với những quan điểm trên? Còn có những lí do nào khác cho việc bảo vệ môi trường không nhỉ? Share your opinion in the comments.

 Songxanh

Hãy tạo cho mình một không gian sống trong lành

Những cách dưới đây sẽ giúp làm giảm lượng hóa chất trong không gian sống của bạn một cách đơn giản và dễ dàng, giúp bạn khỏe mạnh hơn rất nhiều.

1. Thay thế rèm cửa bằng nhựa vinyl

Đây là một trong những điều đầu tiên bạn nên làm vì rèm bằng chất liệu vinyl có chứa chất phthalates, có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản và phát triển, kể cả ung thư. Chất phthalates dễ dàng bay hơi vào không khí và trong điều kiện nóng ẩm chúng càng dễ dàng phát tán. Nếu nhà tắm nhà bạn dùng cửa bằng nhựa thì cũng cần chú ý điều này nhé, nên thay bằng cửa gỗ sẽ tốt hơn.

Cửa gỗ sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Ảnh minh họa

2. Hạn chế sử dụng đồ bằng nhựa
Thay vì sử dụng các đồ nhựa, bạn hãy lựa chọn sản phẩm thủy tinh thì sẽ tốt hơn cho cơ thể. Vì cũng như cửa và rèm nhựa, các đồ, hộp bằng nhựa cũng có thể chứa chất phthalates, nếu dùng thường xuyên sẽ rất hại sức khỏe. Đồ nhựa kém chất lượng càng tiềm ẩn nguy cơ cao hơn.

3. Hạn chế ăn các loại thực phẩm đóng hộp
Bạn nên giảm dần các loại thực phẩm đóng hộp trong thực đơn gia đình bởi vì cũng giống như đồ nhựa, hộp chứa thực phẩm có khả năng chứa các hóa chất độc hại, hơn nữa, thực phẩm đóng trong đó cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu có thể nên đi chợ mỗi ngày để lựa chọn được đồ tươi ngon. Nếu phải mua đồ đóng hộp, cố gắng tránh các thực phẩm có tính axit như cà chua.

4. Lưu ý khi dùng nước hoa

Bạn không thể biết các sản phẩm tạo hương thơm mà mình đang sử dụng liệu có an toàn hay không. Vì thế bạn nên hết sức chú ý khi sử dụng nước hoa hay các sản phẩm có mùi thơm khác như tinh dầu, làm mát không khí xịt khử mùi… Các sản phẩm này thường có hàm lượng hóa chất và cồn cao nên nếu dùng nhiều sẽ không có lợi cho da của bạn.

5. Ngừng sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn

Các sản phẩm kháng khuẩn (xà phồng kháng khuẩn, chất tẩy rửa…) chứa các hóa chất mạnh như triclosan, có thể gây nhiễm độc gan. Rửa tay bằng xà phòng thường hiệu quả và rẻ hơn rất nhiều. Bạn có thể sử dụng xà phòng để làm sạch nhiều thức từ tắm cho đến giặt giũ hay rửa tay.

6. Không mua kem đánh răng với chất ngọt nhân tạo

Bạn không nên mua kem đánh răng với chất ngọt nhân tạo vì chúng có chứa phẩm màu và sodium lauryl/laureth sulfat có khả năng làm mòn da, gây khó thở. Thông thường, kem dành cho trẻ em là sản phẩm hay được “làm đẹp” bằng màu sắc bắt mắt và hương vị hấp dẫn như là kẹo để thu hút trẻ. Vì vậy bạn nên xem xét kỹ sản phẩm trước khi quyết định mua cho bé.

7. Chọn đồ gia dụng bằng gang và thép không gỉ

Bạn nên lựa chọn đồ gia dụng bằng gang hoặc thép không gỉ thay vì bằng chất liệu chống dính. Bởi nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ khiến bạn “rước họa vào thân”. Nhiệt độ cao có thể khiến các loại chảo chống dính sinh ra hợp chất PFCs (perfluorocarbons) dưới dạng khói không tốt cho gan và phát triển trí tuệ. Nếu bạn không đủ khả năng để thay thế toàn bộ thì ít nhất cũng loại bỏ những đồ có dấu hiệu xuống cấp.

Ảnh minh họa.

8. Mở cửa sổ hàng ngày

Bạn nên mở cửa sổ ngôi nhà hàng ngày, đặc biệt là trong khi bạn nấu ăn hay khi tắm vòi sen. Nếu bạn cứ đóng cửa im ỉm suốt ngày thì chất lượng không khí trong nhà có thể tồi tệ hơn ngoài trời. Do đó, hãy để cho nhà của bạn được “thở”. Mở màn cửa của bạn và để cho ánh nắng mắt trời tự do chiếu vào như một tác nhân kháng khuẩn tự nhiên. Nhờ đó, không khí sẽ trong lành và dễ chịu hơn.

9. Để giày ngoài cửa

Hãy để đôi giày của bạn ngoài cửa để không lan truyền các chất ô nhiễm và bụi độc hại ngoài trời vào trong ngôi nhà. Đây là điều dễ nhất bạn có thể làm và tất nhiên, không mất chi phí gì.

Songxanh

Thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm nước uống đóng chai

Nhằm giảm thiểu rác thải và khuyến khích người dân dùng nước máy, thành phố Concord ở Massachusetts, Mỹ đã quyết định cấm bán nước uống đóng chai dưới 1 lít. Đây là thành phố đầu tiên ở Mỹ ra lệnh cấm này.

Concord là thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm nước uống đóng chai cỡ nhỏ – Ảnh: tumblr.com

Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 1-1, sau một chiến dịch vận động kéo dài ba năm. Theo đó người bán sẽ bị cảnh cáo nếu vi phạm lần đầu. Nếu vi phạm lần hai họ sẽ bị phạt tiền 25 USD, nếu tái phạm sẽ bị phạt 50 USD. Theo các nhà vận động, mỗi năm người Mỹ tiêu thụ 50 tỉ chai nước uống cỡ nhỏ. Phía nhà sản xuất nói chai nước cỡ nhỏ là cần thiết trong đời sống hiện đại và khuyến khích người dân sống lối sống lành mạnh hơn.

Tuy nhiên Jean Hill, người đứng đầu chiến dịch vận động cấm nước uống đóng chai ở Concord, nói: “Để giúp mọi người thay đổi, cần có chính sách để hướng họ từ chỗ mua nước đóng chai sang những lựa chọn khác tốt hơn”. Bà cho biết bắt đầu chiến dịch vận động này sau khi cháu trai bà kể với bà về một đảo rác thải nhựa khổng lồ trên Thái Bình Dương.

Trước Concord, hơn 90 trường đại học ở Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới đã hạn chế việc bán chai nước nhựa. Tại Úc, thị trấn Bundanoon đã cấm hoàn toàn nước uống đóng chai vào năm 2009.

 Theo Songxanh

10 lĩnh vực vì một hành tinh sống xanh

Xây dựng, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông vận tải, nước, nông nghiệp, … là những lĩnh vực quan trọng để bảo đảm cho một hành tinh xanh
Xây dựng

Việc xây dựng gây ảnh hưởng rất lớn đế tài nguyên và khí hậu toàn cầu – chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn!
• Kiểm toán năng lượng của các tòa nhà hoặc cơ sở kinh doanh có thể làm giảm thiểu dấu vết các-bon gây ra bởi công việc xây dựng và nhờ đó bạn có thể tiết kiệm đáng kể các chi phí về năng lượng.
• Bạn muốn đầu tư cho việc cải thiện cảnh quan ngôi nhà của mình? Hãy góp phần giảm tác động của bạn lên môi trường bằng cách tìm kiếm các công ty xây dựng ít gây tác động đến môi trường
• Bạn có thể hỗ trợ nền Kinh tế Xanh bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, tham gia vào việc quản lý năng lượng của tòa nhà nơi bạn sống. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Thủy sản
Hải sản là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe – nhưng đừng làm suy giảm trữ lượng cá!
– Việc đánh bắt quá mức ở nhiều nơi trên thế giới làm tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn cá trong tương lai. Chúng ta có thể tránh điều này bằng các hình thức tuyên truyền, vận động và giáo dục để thúc đẩy các hoạt động khai thác bền vững.
– Nghiên cứu về nhãn sinh thái tại địa phương, hãy mua những sản phẩm thủy sản được chứng nhận khai thác một cách bền vững.
– Bằng cách chọn sản phẩm thủy sản bền vững, bạn đã gửi một thông điệp đến nhà sản xuất rằng bạn ủng hộ một nền Kinh tế Xanh cho ngành thủy sản. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Lâm nghiệp
– Gần 20% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn thế giới là do nạn phá rừng.
– Quản lý rừng bền vững có thể hỗ trợ quần xã sinh vật và các hệ sinh thái mà không gây tổn hại đến môi trường – khí hậu.
– Sử dụng thư điện tử để giảm nhu cầu sử dụng giấy hoặc sử dụng các sản phẩm từ gỗ và giấy lấy từ rừng đã được chứng nhận thân thiện môi trường.
– Khi bạn hỗ trợ các sản phẩm rừng được chứng nhận bền vững là bạn đã ủng hộ việc phát triển một môi trường lành mạnh và sinh kế bền vững. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Giao thông vận tải
Tắc nghẽn, ô nhiễm, tai nạn giao thông. . . cần có một giải pháp tốt hơn!
– Đi một mình một xe không chỉ ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế mà còn rất cô đơn! Dùng chung xe với bạn bè hoặc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng sẽ góp phần làm giảm tác động đến môi trường và các chi phí kinh tế, đồng thời làm tăng tính cộng đồng.
– Đi bộ hoặc dùng xe đạp cho các chuyến đi ngắn vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ môi trường.
– Khi bạn chọn các phương tiện giao thông thay thế, bạn đang hỗ trợ một nền Kinh tế Xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Nước
Sử dụng nước một cách hợp lý!
– Hàng tỷ người trên toàn thế giới không được tiếp cận với nước sạch hoặc các dịch vụ vệ sinh tiên tiến, gia tăng dân số sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề.Từng bước hướng tới việc sử dụng nước hợp lý có thể giúp gìn giữ tài nguyên quý giá này.
– Vặn chặt vòi nước khi bạn không sử dụng, chỉ chạy máy giặt hay máy rửa bát khi có đủ số lượng; tiết kiệm nước bằng cách tắm nhanh hơn; và không tưới nước cho bãi cỏ trước nhà ngay sau khi mưa.
– Sử dụng tài nguyên hiệu quả là chìa khóa cho một nền Kinh tế Xanh và nước là một trong những tài nguyên quan trọng nhất của chúng ta. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Nông nghiệp
Sử dụng sức mạnh người tiêu dùng để hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ và bền vững tại địa phương!
– Dân số đang gia tăng! Hỗ trợ nông nghiệp bền vững để đảm bảo an ninh lương thực cho tất cả.
– Tự tạo vườn rau riêng, ăn rau theo mùa hoặc mua tại các chợ địa phương.
– Khi bạn mua các thực phẩm hữu cơ và bền vững tại địa phương, bạn đã gửi một thông điệp đến nhà sản xuất rằng bạn ủng hộ một nền Kinh tế Xanh cho nông nghiệp.
Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Công nghiệp năng lượng
Dường như nhu cầu năng lượng từ lối sống của chúng ta đã vượt quá khả năng của các nguồn tài nguyên!
– Các nguồn năng lượng chính như dầu mỏ, than đá, khí đốt,… không chỉ có hại cho sức khỏe và môi trường, mà chúng còn không bền vững trong một thế giới mà nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.
– Bạn có thể hỗ trợ cho sự phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo bằng cách lựa chọn sử dụng các thiết bị sử dụng các nguồn năng lượng này – hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm như vậy.
– Trong khi hướng tới một quá trình chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo, cá nhân bạn hãy cải thiện việc sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng. Tắt đèn và rút phích cắm các thiết bị khi bạn không sử dụng. Không điều hòa khi không ai ở nhà.
– Bạn có thể giúp xây dựng một nền Kinh tế Xanh bằng cách hỗ trợ  các nguồn năng lượng sạch và bền vững, trở thành một mô hình sử dụng năng lượng hiệu quả. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Du lịch
Nhẹ bước đến điểm du lịch của bạn.
– Phát triển du lịch có thể là mối nguy hại tiềm tàng đối với các địa phương nếu nó đem đến những tác động tiêu cực về môi trường và xã hội.
– Áp dụng các nguyên tắc tương tự khi ở nhà để hỗ trợ nền Kinh tế Xanh khi đi du lịch: mua các sản phẩm địa phương, du lịch cùng bạn bè, sử dụng nước và năng lượng một cách hợp lý và tiết kiệm…
– Trước khi đi, hãy tìm các khách sạn và các công ty lữ hành có phục vụ các tour du lịch sinh thái; tìm hiểu các phương thức nhằm hạn chế tác động lên môi trường và sinh thái.
– Khi bạn hỗ trợ du lịch sinh thái, bạn sẽ giúp cộng đồng tại các điểm du lịchđạt tăng trưởng kinh tế mà không phải đánh đổi bằng môi trường và phúc lợi xã hội. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Lãng phí
Nếu tất cả mọi thứ bạn mua sẽ trở thành rác thải, chúng ta sẽ đưa nó vào đâu?
– Khi vứt đi một thứ gì đó, bạn mất đi cơ hội để tái sử dụng và làm tăng lượng khí mêtan (khí gây ra hiệu ứng nhà kính mạnh nhất) thải ra từ các bãi chôn lấp.
– Chỉ 15% các đồ dùng điện tử được tái chế trên toàn cầu.
– Tái chế một cách hợp lý các loại vật liệu và sử dụng chất thải hữu cơ làm phân bón sẽ góp phần làm giảm tác động của bãi chôn lấp cũng như giảm nhu cầu về sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên làmnguyên liệu cho sản xuất.
– Tìm hiểu về khả năng tái chế tại địa phương và hỗ trợ một nền Kinh tế Xanh sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Công nghiệp và Sản xuất
Một điều chắc chắn là các ngành công nghiệp và sản xuất đã gây tác động xấu đến môi trường – nhưng mọi thứ có thể thay đổi, và bạn có thể giúp thực hiện điều đó!
– Các ngành công nghiệp và sản xuất tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước, nhưng chúng ta cũng phải trả giá bằng sự ô nhiễm.
– Hãy là một người tiêu dùng thông minh: hỗ trợ các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển bền vững; sử dụng những nhãn hàng tại địa phương được chứng nhận hạn chế các ảnh hưởng lên môi trường sinh thái trong quá trình sản xuất và thân thiện với môi trường khi sử dụng; đầu tư vào năng lượng tái tạo.
– Tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm từ những công ty đạt cam kết về bền vững (thông qua nhãn môi trường, nhãn sinh thái…)
– Khi bạn chọn kinh doanh theo cách bền vững, bạn đã gửi một thông điệp rằng đã đến lúc để công nghiệp và sản xuất chuyển đổi sang nền Kinh tế Xanh. Cùng chung tay vì một hành tinh xanh!
Songxanh

Cafe Sống Xanh

Sau nhiều tháng mong chờ, thành viên Mạng Xã hội Sống Xanh cùng bạn bè là những cá nhân, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực phát triển con người, xã hội và môi trường, cũng như cộng đồng doanh nhân xã hội sắp sửa đón nhận ngôi nhà chung – Cafe Sống Xanh – để cùng hoạt động, chia sẻ và kết nối hợp tác nhằm thúc đẩy việc mang lại một hạnh phúc bền lâu cho cộng đồng.

Cafe Sống Xanh nằm ngay khu vực trung tâm, tại địa chỉ 64 đường Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ cách bến xe buýt gần nhất trên đường Trần Hưng Đạo chưa đầy 100m, ai cũng có thể tới Cafe Sống Xanh một cách dễ dàng.

Được xây dựng là một công trình có định hướng kiến trúc xanh, cùng việc cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ xanh dưới sự quản lý của một doanh nghiệp xã hội và việc liên kết với tất cả các cá nhân và tổ chức cùng lý tưởng, Cafe Sống Xanh sẽ mang lại nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người về một thế giới chan hòa với thiên nhiên và một xã hội hạnh phúc, tiến bộ và nhân văn.

Cùng chuẩn bị cho việc ra đời của Cafe Sống Xanh, đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức đồng hành và hỗ trợ cho chúng tôi, điển hình như Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng CSIP, WWF Việt Nam, Trung tâm Sản xuất Sạch hơn VNCPC, CLB Kiến Trúc Xanh Tp. HCM, Trường Nghiệp vụ Nhà hàng Thành phố SESAME… Chúng tôi cũng rất mong có thêm sự ủng hộ từ các bạn, những chủ nhân tương lai của ngôi nhà chung này. Mọi ý kiến đóng góp vui lòng gửi đến địa chỉ info(at)songxanh.vn

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin liên quan trên trang cafesongxanh.vn mời các bạn chú ý theo dõi. Rất mong sẽ được đón tiếp các bạn vào một ngày gần nhất.

Hình ảnh của căn nhà phố bình thường trước khi cải tạo:

Hình ảnh tương lai của Cafe Sống Xanh:

 Theo Song xanh

Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini

Chỉ cần khéo tô màu một chút, bạn cũng có thể hô biến những vỏ chai nhựa tưởng chừng như bỏ đi thành những chậu cây cảnh mini dễ thương như thế này.

Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini

Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini
Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau: – Vỏ chai nhựa: 2 chai- Cọ quét sơn và sơn acrylic: các màu: nâu, trắng, xanh lam (hoặc nhiều màu hơn nữa)

– Sơn dầu bóng

– Kéo, bút, dây thừng

– Chậu cây nhỏ đã trồng sẵn cây

– Mẫu giấy: in mẫu bên sao cho bề rộng của mỗi khuôn mặt thỏ và gấu nhỏ hơn đường kính của chai nhựa một chút. Cắt hình in làm mẫu giấy.

Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini
Bước 1:Cắt bỏ phần chóp nhọn dần của vỏ chai nhựa, chỉ lấy đoạn thẳng đều. Áp mẫu giấy lên thành chai và căn ke hình. Cắt theo hình đã căn ke và nhớ cắt thêm hai nửa hình tròn đối diện hai bên mép thành chai, khoét lỗ tròn ở giữa để làm hai mấu treo nhỏ nếu bạn muốn treo chậu hoa mini này.
Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini
Bước 2:
Sơn màu trắng phủ nền toàn bộ phía ngoài vỏ chai đã cắt hình.
Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini
Bước 3:Sơn màu trang trí cho chậu nhỏ hình chú gấu: Sơn nền ngoài chậu màu xanh lam, khuôn mặt gấu màu nâu nhạt, đường nét nhỏ màu nâu đậm, mũi gần như màu trắng (chỉ pha chút nâu), các đốm trang trí màu trắng chấm sau cùng.
Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini
Bước 4:Sau khi sơn khô bạn quét phủ một lớp sơn dầu bóng lên toàn bộ phần đã sơn. Nếu không tiện mua sơn bóng này thì bạn có thể quét tạm một lớp keo sữa mỏng phủ lên hình sơn cũng được.
Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini
Bước 5:Tương tự như trang trí hình gấu, bạn trang trí cho chậu nhỏ hình chú thỏ: Sơn phủ màu nâu làm nền, màu trắng cho khuôn mặt, tai hồng hoặc nâu nhạt, các đường nét nhỏ trên khuôn mặt màu nâu đậm, đốm trắng chấm sau cùng, bạn có thể biến tấu thành đốm nhỏ hình trái tim. Cuối cùng sơn phủ dầu bóng lên bề ngoài để bảo quản hình sơn và để hình sơn thêm óng đẹp.

Buộc quai thừng cho chậu nhỏ mini nếu bạn cần treo lên cao.

Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini
Đặt những chậu cây cảnh nhỏ xíu vào trong vỏ chậu vừa trang trí, bày trên mặt bạn trông ngộ nghĩnh, dễ thương lắm đấy!

Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini
Hoặc bạn treo lên thành cao ở vị trí so le, đôi bạn gấu và thỏ sẽ góp phần làm cho không gian nhà bạn thêm sinh động, tươi trẻ và đẹp mắt. Bạn có thể sáng tạo bằng những hình mẫu khác thỏ và gấu, chẳng hạn như những hình ảnh hoạt hình mà bé nhà bạn đang yêu thích.

Tái chế vỏ chai nhựa thành chậu cây cảnh mini
Rất đơn giản với thao tác tô màu, bạn hoàn toàn có thể tái chế vỏ chai nhựa một cách hữu ích và đẹp mắt, chúc bạn thành công nhé!
Songxanh

Mía có thể làm nguội trái đất

Với khả năng làm giảm nhiệt độ môi trường, cây mía có thể trở thành vũ khí hữu ích trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Ảnh minh họa: antoansinhhoc.vn.
Ảnh minh họa: antoansinhhoc.vn.

Xinhua cho biết, các nhà khoa học của Phòng Sinh thái địa cầu thuộc Viện nghiên cứu Carnegie tại Mỹ thu thập hàng trăm bức ảnh một vùng trồng mía có diện tích khoảng 1.173 km2 tại Brazil do các vệ tinh chụp. Trước kia vùng đất này được sử dụng để trồng một loại cây lương thực. Họ phân tích nhiệt độ, mức độ phản chiếu ánh sáng mặt trời và tốc độ mất nước trong đất cũng như thân cây trong giai đoạn trước và sau khi trồng mía.

Kết quả cho thấy nhiệt độ trung bình sau khi trồng mía thấp hơn nhiều so với giai đoạn trồng cây lương thực.

“Chúng tôi nhận thấy việc trồng cây lương thực hay cỏ khiến nhiệt độ trung bình trong vùng tăng lên vì các loại cây đó giải phóng ra ít hơi nước. Tuy nhiên, lá mía phản chiếu được nhiều ánh sáng mặt trời hơn, đồng thời thân mía giải phóng nhiều hơi nước hơn so với các loại cây kia”, Scott Loarie, trưởng nhóm nghiên cứu, nói.

Loarie cho rằng việc trồng mía có hai lợi ích. Thứ nhất, người ta có thể dùng mía để sản xuất xăng sinh học. Khi ô tô dùng xăng sinh học, lượng khí thải ra môi trường sẽ giảm. Thứ hai, sự hiện diện của những ruộng mía góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường, nhờ đó làm giảm tốc độ ấm lên toàn cầu.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng tác dụng làm giảm nhiệt độ của mía chỉ thể hiện trên những ruộng trồng cây lương thực hoặc cỏ, chứ không thể hiện trên những ruộng rau. Trên thực tế mức độ phản chiều ánh sáng mặt trời và giải phóng hơi nước của mía và rau gần tương đương nhau.

Songxanh

Nhiên liệu sinh học từ dưa hấu

Sau dầu chiên, mía đường, dầu hạt nho, vỏ chuối, nước dưa hấu có thể là nguồn nhiên liệu sinh học mới nhất mà con người có thể sử dụng.

Các nhà khoa học phát hiện dưa hấu là một nguồn đường có thể được chưng cất thành rượu cồn dùng để vận hành xe hơi và các loại máy móc nông nghiệp. Khoảng 360.000 tấn dưa hấu “dưới chuẩn” thải ra mỗi năm (chỉ riêng tại Mỹ) có thể dùng để tạo ra 9 triệu lít nhiên liệu sinh học mỗi năm.

Dưa hấu không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn là nguyên liệu dùng để sản xuất ethanol – Ảnh: AFP

Một nhóm chuyên gia thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng công nghệ sinh học của nước dưa hấu nhằm tận dụng khoảng 1/5 số dưa thu hoạch có hình dáng xấu xí không thể bán được. Sau khi trích xuất các dược chất như lycopene và citrullin, phần “nước thải” còn lại của dưa chứa glucose, fructose và sucrose có thể được ủ với các tế bào men để sản xuất ethanol, một loại nhiên liệu sinh học có giá trị. Tiến sĩ Wayne Fish, trưởng nhóm nghiên cứu, nói: “Chúng tôi nhận thấy nước từ những quả dưa hấu là nguồn đường sẵn sàng cho việc ủ men, là kho nguyên liệu sản xuất ethanol cho đến nay chưa được khai thác”.

Nghiên cứu của tiến sĩ Fish và các cộng sự, được đăng tải trên chuyên san Biotechnology for Biofuels, cho thấy có thể sản xuất hơn 75 lít nhiên liệu từ số dưa hấu không được thu hoạch trên mỗi mẫu Anh (khoảng 0,4 héc-ta). Nước cốt dưa hấu thường rất đặc nên trong quá trình sản xuất nó được pha trộn với các nguyên liệu khác, rồi thêm nước để tinh chế ethanol.

Các nước châu Âu đã xác định sản xuất nhiên liệu sinh học là một cách củng cố các mục tiêu về năng lượng tái tạo. Chính sách nhiên liệu vận tải tái tạo của Chính phủ Anh yêu cầu 5% nhiên liệu bán ra tại các “cây xăng” vào năm 2010 là nhiên liệu sinh học.

Songxanh