Dây Chuyền Sản Xuất

Dây Chuyền Sản Xuất

Ngoài phiên bản thường, LFA còn có phiên bản Nurburgring với giá bán cộng thêm 70.000 USD và chỉ 50 chiếc xuất xưởng.

Ở một xưởng lắp ráp khác, khách tham quan gặp động cơ V10 của LFA. Phủ ngoài là một lớp nhựa dày và được mệnh danh là một “tiết mục thăng bằng”, với rất nhiều ý nghĩa. Động cơ đặt nằm phía sau cầu trước. Hộp số nằm phía sau, tạo đối trọng với tỷ lệ phân bố trước/sau lý tưởng là 48/52. Động cơ và hộp số được kết nối bằng trục các-đăng nhằm tạo sự cân bằng của sự nhẹ nhàng và độ bền bỉ.

Lexus LFA
Động cơ của siêu xe Lexus LFA. Ảnh: Thetruthaboutcars.

Dù bản chất là một “bữa tiệc thịnh soạn” với nhôm, titan, magiê, động cơ của LFA vẫn nhẹ. Nhỏ như loại V8 truyền thống và nhẹ như V6 thông thường, nhưng sức mạnh là của loại V12: công suất 560 mã lực và mô-men xoắn 480 Nm.

Động cơ của LFA cũng có những bài tập khá nhàm chán, như kiểm tra độ chính xác của đồng hồ tốc độ. Rồi mỗi chiếc bu-lông được vặn chặt bằng một cần siết lực kỹ thuật số cầm tay. Sau mỗi chiếc bu-lông, người công nhân dừng lại và ghi chú lên một tờ giấy.

Không chỉ mỗi chiếc bu-lông, mà mọi thứ sau khi được chạm vào, lắp ráp, xếp, chỉnh, gắn hay kiểm tra trên mỗi và mọi chiếc LFA đều được ghi chép lại. Giấy tờ đó có chữ ký của người nhập dữ liệu, sau đó được ký lại bởi một quản đốc.

Mỗi chiếc trong số 500 chiếc LFA rời khỏi Motomachi thì người quản lý là Mami Murofushi lại thu về 4 hộp tài liệu, đựng một bộ sưu tập hàng nhìn tờ giấy như trên, và đặt lên một chiếc giá trong một căn phòng lưu trữ nằm gần LFA Works. Được xắp xếp theo số, những chiếc hộp tài liệu sẽ nằm đó ít nhất trong 50 năm tới.

Bộ giấy tờ chứng từ của mỗi chiếc LFA.

Tại sao không lâu hơn 50 năm? Bởi LFA có thể tồn tại lâu hơn thế. Nhưng thành thực mà nói, Tanahashi không biết được LFA sẽ “sống” được bao lâu. “Tôi cảm thấy vật liệu có thể tồn tại vĩnh cửu. Để chắc chắn, hãy lấy mức bán vĩnh cửu”. Và về những vấn đề muôn thuở về rác thải, khi sản phẩm kết thúc dòng đời, Tanahashi cho rằng khi đó, LFA bằng sợi carbon có thể “được ép và có thể được sử dụng để gia cố cho các công trình xây dựng”.

Khách thăm quan tiếp tục di chuyển đến một căn phòng khác nằm ở phía cuối phía đông bắc khu phức hợp Motomachi. Đó là nơi những chiếc xe được xử lý và kiểm tra kỹ trước khi được chuyển đi.

Một trong số những chiếc LFA đợi được kiểm tra là một phiên bản mang gói thiết bị Nurburgring, với một khoản chi phí 70.000 USD thêm vào giá xe chính thức. Chỉ 50 chiếc có gói thiết bị này.

Bỏ thêm 70.000 USD, khách hàng “mua” thêm 11 mã lực cho siêu xe. “Đó là sự khác biệt chủ yếu”, Tanahashi cho biết. Hệ thống treo có chế độ hiệu chỉnh riêng. Chiếc xe có thêm những cánh gió nhỏ bên hông và những thay đổi nhẹ trong khoang động cơ. Mở nắp ca-pô, Tanahashi chỉ cho khách bộ lọc dầu bằng bạc và một miếng nhựa đen có ghi dòng chữ “Làm thủ công bởi Lexus LFA Works”, thay vì bộ lọc dầu và miếng nhựa màu rượu sâm panh trên bản thường.

70.000 USD thêm vào giá xe nằm ở đây.

“Nó đắt, nhưng chạy một vòng đường đua Nurburgring nhanh hơn LFA bản thường đến 8 giây”, Tanahashi nhấn mạnh, và cho biết 7 phút 14 giây là thời gian hoàn thành của LFA Nurburgring Edition vào ngày 31/8/2011.

Với bộ lốp Bridgestone, LFA Nurburgring Edition là mẫu xe sản xuất hàng loạt nhanh nhất tính theo thời gian kết thúc một vòng đường đua nổi tiếng của Đức. Nhưng thành tích này chỉ giữ được trong 2 tuần. Ngày 14/9/2011, một chiếc Dodge Viper ACR sử dụng lốp Michelin Pilot Cup vượt qua LFA bản đặc biệt, với thời gian nhanh hơn 2 giây.

Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1419 /QÐ-TTg ngày 7-9-2009 với mục tiêu: Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, vật liệu… giảm phát thải, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

 
Công nhân Công ty Canon Việt Nam lắp ráp máy in la-de.

      Ðược kế thừa kinh nghiệm của Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, sau hơn một năm triển khai thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đã từng bước đi vào cuộc sống.
Trên quan điểm vận dụng tối đa các nguồn viện trợ từ năm 2010, Bộ Công thương đã huy động nguồn vốn thuộc Hợp phần sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) để thực hiện các mục tiêu của chiến lược, đặc biệt trong năm 2011, mặc dù nguồn vốn của CPI đã hết nhưng Bộ Công thương đã huy động thêm được 3,5 triệu DKK Ðan Mạch (khoảng 10 tỷ đồng) từ nguồn vốn chưa phân bổ của Chương trình Hợp tác Phát triển Việt Nam – Ðan Mạch về  môi trường để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược. Ðồng thời bằng nguồn vốn sự nghiệp môi trường, Bộ Công thương đã xây dựng được tài liệu tập huấn cho các đối tượng là các nhà lãnh đạo, chuyên viên  thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ kỹ thuật các doanh nghiệp và chuyên gia tư vấn sản xuất sạch hơn. Theo đó từ năm 2010 đến tháng 5-2011 Chương trình đã tổ chức được 124 đợt hội thảo và tập huấn với số người tham dự hơn 8.000 người.
Cùng với đó là công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, theo Phó Vụ trưởng Khoa học công nghệ Nguyễn Huy Hoàn  (Bộ Công thương) khẳng định “Chiến lược đã đặt mục tiêu đến năm 2015, 50% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có nhận thức về sản xuất sạch hơn tuy nhiên theo khảo sát chưa đầy đủ thì đến nay con số này đã đạt 28%, tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn giảm tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm đạt 11/25%, tỷ lệ Sở Công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho công nghiệp đạt 18/70%. Cuộc khảo sát này được thực hiện tại 9.012 doanh nghiệp của 63 Sở Công thương. Như vậy có khả năng con số các doanh nghiệp nhận thức được vấn đề và áp dụng sản xuất sạch hơn còn lớn hơn rất nhiều”.
Tuy nhiên, cũng theo ông Hoàn thì tại thời điểm khảo sát  đã có 2.509 doanh nghiệp (28% số doanh nghiệp được khảo sát) có nhận thức về sản xuất sạch hơn với các mức độ khác nhau, từ việc nghe nói đến sản xuất sạch hơn và nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích song hành kinh tế và môi trường của sản xuất sạch hơn đến việc thực hiện áp dụng sản xuất sạch hơn. Ðặc biệt tại nhiều địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp cao, tỷ lệ nhận thức về sản xuất sạch hơn của doanh nghiệp cũng tăng cao như: Thái Nguyên, Bến Tre, Nghệ An, An Giang, Cần Thơ, Phú Thọ, Lào Cai… có hơn 50% doanh nghiệp nhận thức được vấn đề này. Trong đó có 8 ngành sản xuất là: Dệt may, rau quả nông sản, mỏ và khai khoáng, xi-măng – gạch – gốm, thủy sản, thực phẩm khác, gỗ – tre – nứa và nhựa cao-su là có hơn 100 doanh nghiệp nhận thức về sản xuất sạch hơn.
Mặc dù chỉ sau hơn một năm thực hiện Chiến lược, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thay đổi từ nhận thức sang hành động, và để Chiến lược thật sự đi vào cuộc sống, vào hành động cụ thể của từng doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2015, Chiến lược sẽ tập trung vào thực hiện các đề án khung đã dược duyệt  như tỷ lệ các doanh nghiệp nhận thức được về sản xuất sạch hơn, tỷ lệ các Sở Công thương có cán bộ có trình độ hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp. Theo đó, nội dung chính sẽ tập trung vào công tác tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp, tập huấn, phổ biến thông tin, tư vấn đánh giá sản xuất sạch hơn, phát triển mạng lưới tư vấn, phát triển hệ thống báo cáo và cấp chứng chỉ cũng như xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn.

sonla.gov

Ngành cá tra cam kết sản xuất bền vững

giá cá tra giảm

Ngày 21.12, Tổng cục Thủy sản phối hợp Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), Hội Nghề cá VN (VINAFIS) tổ chức lễ trao chứng nhận sản xuất bền vững ASC cho 6 DN nuôi, chế biến cá tra trong nước.  Chứng nhận ASC là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất hiện nay, đảm bảo cho người tiêu dùng tính bền vững về môi trường và xã hội cũng như an toàn thực phẩm của cá tra VN. Đến nay, khoảng 30 công ty sản xuất cá tra lớn nhất VN đã nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức WWF, Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH), Phát triển Hà Lan (SNV), Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) với cam kết đến năm 2015 sẽ có 100% sản phẩm cá tra xuất khẩu đạt được một trong số các chứng nhận nuôi có trách nhiệm, trong đó 50% đạt chứng nhận ASC.  Riêng năm 2012, ngành cá tra cam kết 10% sản lượng đạt chứng nhận ASC và từ đây đến cuối năm mục tiêu này nhiều khả năng sẽ đạt được.

Thanhnien

Chất Thải Công Nghiệp

Để sản xuất ra một tấn xi măng, một nhà máy phải thải ra khoảng 1/10 giá trị đó là khí, bụi và các chất độc hại. Vì thế các TP công nghiệp thông thường là những TP ô nhiễm cao nhất”. Đó là ví von của GS Trần Mạnh Trí, một chuyên gia về môi trường, khi nói về độ tàn phá của ô nhiễm công nghiệp.

Ảnh minh họa

70% bụi dưới 10 mm là sản phẩm… công nghiệp
Khẳng định của GS Trần Mạnh Trí được sự xác nhận của rất nhiều hộ dân sống xung quanh các KCN tại TPHCM. Bà Nguyễn Thị Hòe, đường Tây Thạnh (KCN Tân Bình-TPHCM), cho biết: “Các cây hoa kiểng đều bị héo vàng, chết dần hoặc lá quắt queo lại”. Ban đầu bà Hòe nghĩ rằng do chăm sóc không đúng cách, nhưng sau đó bà mới biết do tại khu vực xung quanh KCN có quá nhiều chất độc hại.
Một khảo sát của Quân đoàn 4 đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực lân cận Quân đoàn 4 như KCN Sóng Thần 1, KCN Bình Chiểu, KCN Sóng Thần 2, KCN Đồng An, KCN Bình Đường, KCN Việt Hương, KCN Tân Đông Hiệp A (Bình Dương), KCN Tân Bình (TPHCM)… cho thấy mức độ ô nhiễm ở khu vực này cao hơn rất nhiều lần so với những khu vực cách xa KCN. Nồng độ bụi có kích thước nhỏ dưới 10 mm ở các KCN này chiếm tỉ lệ khoảng 70%; trong khi đó ở những giao lộ, bụi kích thước nhỏ thấp hơn rất nhiều lần. Chưa hết, hàm lượng các loại khí như NO2, CO, SO2… và ô nhiễm tiếng ồn đều gia tăng theo từng năm. Không chỉ là con số, nhiều hoạt động của dân cư trong khu vực đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm từ các KCN xả ra như thiếu nguồn nước, hứng chịu mùi hôi, hóa chất, mắc bệnh về hô hấp. Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM, ô nhiễm công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất so với các loại ô nhiễm khác. Và các loại bụi kích thước nhỏ, hầu hết đều là… sản phẩm công nghiệp.
Lan rất xa
TS Vũ Văn Tiễu, nguyên giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, cho biết tác hại của ô nhiễm công nghiệp không chỉ dừng ở khu vực xung quanh. “Ở các KCN có sản xuất vật liệu, đất có khả năng bị ô nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen; nước có khả năng bị ngấm hóa chất hoặc những nguồn thải nguy hại; không khí bị nhuốm bởi các loại khí độc như CO, SO2, benzen… và xả ra hàng loạt khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên”. Nhưng, điều mà TS Tiễu lo hơn là ô nhiễm công nghiệp có khả năng lan rất xa: “Sản xuất công nghiệp ở tận châu Âu mà còn tác động mạnh mẽ đến chúng ta nên thật khó để chắc chắn ở xa KCN sẽ được an toàn”.
Không chỉ lan xa, ô nhiễm công nghiệp còn gây ra hàng loạt bệnh tật. Theo thống kê của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM, hiện có khoảng 25 bệnh tật được cho là có liên quan trực tiếp đến ô nhiễm công nghiệp như: nhiễm độc benzen, nhiễm độc nicotin, viêm da, viêm gan do virus, bệnh rung chuyển tần số cao, bệnh điếc nghề nghiệp, nhiễm độc các-bon…
Bỏ ngỏ vấn đề kiểm soát
Mặc dầu ô nhiễm công nghiệp gây nhiều tác hại nghiêm trọng nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được chú trọng. TPHCM có 15 KCN, KCX nhưng có đến 8 KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải. Đặt vấn đề bao giờ các KCN có hệ thống xử lý khí thải, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM cũng lắc đầu: “Chưa thể làm được”. Lý do được xác nhận là chưa đủ trang thiết bị, con người và tiền bạc để kiểm soát. Như vậy, từng ngày người dân và môi trường vẫn phải hít thở với hàng tấn khí thải, chất thải, cam chịu sống chung với… ô nhiễm.

Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) thăm quan doanh nghiệp trong khuôn khổ dự án Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh (GCTF)

Ngày 23/11/2012 đại diện Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Bà Katrin Ochsenbein, Quản lý chương trình, Ban hỗ trợ kinh tế vĩ mô Tổng hành dinh SECO tại Thụy Sĩ và bà Bruhin Brigitte – Phó giám đốc Cơ quan Phát triển Kinh tế và Hợp tác Thụy Sỹ (SECO/SDC) tại Hà Nội cùng Trung Tâm Sản xuất Sạch Hơn Việt Nam (VNCPC) là cơ quan điều phối Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh(GCTF) đi thăm quan doanh nghiệp đang triển khai dự án dưới sự hỗ trợ của quỹ GCTF để đổi mới công nghệ.

Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh(GCTF) được thành lập từ năm 2007 tại Việt Nam dưới sự bảo trợ của SECO nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước mạnh dạn đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Cho đến nay đã có hàng chục doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã đăng ký dự án với GCTF và một số đã được nhận trả thưởng.

Trong khuôn khổ chuyến công tác lần này của Tổng Hành dinh SECO, đoàn đã đi thăm quan Hộ kinh doanh cá thể Đào Văn Tùng. Đây là một đơn vị chuyên sản xuất mặt hàng lưới nhựa che phủ sử dụng trong nông nghiệp và xây dựng. Doanh nghiệp này đã tham gia quỹ GCTF trong năm 2012 để thay đổi dây chuyên công nghệ nhằm mục tiêu chính là giảm lượng nước tiêu thụ trong sản xuất. Kết quả đạt được ở đây rất ấn tượng với suất tiêu hao nước giảm trên 90%, điện giảm 30% và năng suất tăng khoảng 8% và bên cạnh đó điều kiện an toàn trong sản xuất được cũng được cải thiện.


Bà Nguyễn Lê Hằng Điều phối viên quỹ GCTF tại Việt Nam đang thảo luận cùng Bà Bruhin và Bà Katrin

Trong tình hình kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần được hỗ trợ vốn để đầu tư sản xuất thì Quỹ GCTF là một giải pháp hữu hiệu không chỉ về nguồn vốn tức thì cho doanh nghiệp mà hơn cả là sự thay đổi công nghệ còn giúp cải thiện chi phí sản xuất về lâu dài cũng như bảo vệ môi trường doanh nghiệp và cộng đồng.

Phái đoàn SECO sau khi thăm quan đã cho biết rất hài lòng với những thay đổi trong công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Bà Bruhin còn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thêm vào dự án Better Work (dự án cải thiện điều kiện lao động và hợp tác của chủ doanh nghiệp và người lao động). Khi tham gia vào dự án này doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật để bảo vệ người lao động khỏi những bệnh nghề nghiệp và những rủi ro mất an toàn trong khi làm việc (VD: trang bị nút bảo vệ tai cho công nhân đứng máy, khẩu trang và đồ bảo hộ lao động trong những môi trường khói bụi, hóa chất độc hại).

Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) đã và đang làm cầu nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến và tối ưu hóa sản xuất đưa doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Bà Nguyễn Lê Hằng (VNCPC) điều phối viên quỹ GCTF tại Việt Nam cho biết: “Trong thời gian tới quỹ GCTF sẽ tiếp tục được triển khai rộng hơn và mong muốn sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp nữa tham gia”. Bên cạnh đó VNCPC cũng sẽ tìm kiểm các cơ hội để, cùng với sự hỗ trợ của SECO, tiếp tục triển khai thêm nhiều dự án mới trong thời gian tới nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững hơn nữa.

Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) thăm quan doanh nghiệp trong khuôn khổ dự án Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh (GCTF)

Ngày 23/11/2012 đại diện Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO), Bà Katrin Ochsenbein, Quản lý chương trình, Ban hỗ trợ kinh tế vĩ mô Tổng hành dinh SECO tại Thụy Sĩ và bà Bruhin Brigitte – Phó giám đốc Cơ quan Phát triển Kinh tế và Hợp tác Thụy Sỹ (SECO/SDC) tại Hà Nội cùng Trung Tâm Sản xuất Sạch Hơn Việt Nam (VNCPC) là cơ quan điều phối Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh(GCTF) đi thăm quan doanh nghiệp đang triển khai dự án dưới sự hỗ trợ của quỹ GCTF để đổi mới công nghệ.

Quỹ Ủy Thác Tín Dụng Xanh(GCTF) được thành lập từ năm 2007 tại Việt Nam dưới sự bảo trợ của SECO nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước mạnh dạn đầu tư trung và dài hạn vào công nghệ sạch hơn trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Cho đến nay đã có hàng chục doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã đăng ký dự án với GCTF và một số đã được nhận trả thưởng.

Trong khuôn khổ chuyến công tác lần này của Tổng Hành dinh SECO, đoàn đã đi thăm quan Hộ kinh doanh cá thể Đào Văn Tùng. Đây là một đơn vị chuyên sản xuất mặt hàng lưới nhựa che phủ sử dụng trong nông nghiệp và xây dựng. Doanh nghiệp này đã tham gia quỹ GCTF trong năm 2012 để thay đổi dây chuyên công nghệ nhằm mục tiêu chính là giảm lượng nước tiêu thụ trong sản xuất. Kết quả đạt được ở đây rất ấn tượng với suất tiêu hao nước giảm trên 90%, điện giảm 30% và năng suất tăng khoảng 8% và bên cạnh đó điều kiện an toàn trong sản xuất được cũng được cải thiện.

Nguyễn Lê Hằng Điều phối viên quỹ GCTF tại Việt Nam đang thảo luận cùng Bà Bruhin và Bà Katrin

Trong tình hình kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần được hỗ trợ vốn để đầu tư sản xuất thì Quỹ GCTF là một giải pháp hữu hiệu không chỉ về nguồn vốn tức thì cho doanh nghiệp mà hơn cả là sự thay đổi công nghệ còn giúp cải thiện chi phí sản xuất về lâu dài cũng như bảo vệ môi trường doanh nghiệp và cộng đồng.

Phái đoàn SECO sau khi thăm quan đã cho biết rất hài lòng với những thay đổi trong công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Bà Bruhin còn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia thêm vào dự án Better Work (dự án cải thiện điều kiện lao động và hợp tác của chủ doanh nghiệp và người lao động). Khi tham gia vào dự án này doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật để bảo vệ người lao động khỏi những bệnh nghề nghiệp và những rủi ro mất an toàn trong khi làm việc (VD: trang bị nút bảo vệ tai cho công nhân đứng máy, khẩu trang và đồ bảo hộ lao động trong những môi trường khói bụi, hóa chất độc hại).

Quỹ Ủy thác Tín dụng xanh (GCTF) đã và đang làm cầu nối giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến và tối ưu hóa sản xuất đưa doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Bà Nguyễn Lê Hằng (VNCPC) điều phối viên quỹ GCTF tại Việt Nam cho biết: “Trong thời gian tới quỹ GCTF sẽ tiếp tục được triển khai rộng hơn và mong muốn sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp nữa tham gia”. Bên cạnh đó VNCPC cũng sẽ tìm kiểm các cơ hội để, cùng với sự hỗ trợ của SECO, tiếp tục triển khai thêm nhiều dự án mới trong thời gian tới nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển theo hướng bền vững hơn nữa.

Admin GCTF

Hội thảo Xây dựng Chiến lược công nghệ sạch

Ngày 14/11, tại Hà Nội, Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công Thương) đã tổ chức Hội thảo Xây dựng Chiến lược công nghệ sạch, lấy ý kiến góp ý của các đơn vị thuộc Bộ. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đã tới tham dự và chủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo, Vụ Khoa học và công nghệ đã trình bày dự thảo Chiến lược sử dụng công nghệ sạch. Việc nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chiến lược nhằm thực hiện các mục tiêu về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh; phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Mục đích của Chiến lược là đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ sạch một cách có chọn lọc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và trong đời sống xã hội sao cho công nghệ sạch vừa phát huy được những ưu điểm vốn có về hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường vừa mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và cộng đồng.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Dự thảo, từ nay đến năm 2020, sử dụng rộng rãi công nghệ sạch tại các cơ sở sản xuất; đạt mức 50% số cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ sạch khi có hoạt động cải tạo; 100% cơ sở sản xuất sử dụng cộng nghệ sạch khi đầu tư mới; 50% sản phẩm sản xuất công nghiệp là sản phẩm sạch, v.v…

Bên cạnh mục tiêu, dự thảo Chiến lược cũng đã đưa ra các nhiệm vụ và các nhóm giải pháp thực hiện, bao gồm các giải pháp về thông tin truyền thông, quản lý, giải pháp về khoa học công nghệ, tài chính và đầu tư, giải pháp thị trường, v.v…

Đa số đại biểu tham dự Hội thảo đều cơ bản thống nhất với những vấn đề được đề cập đến trong Dự thảo. Song cũng có những ý kiến cho rằng cần làm rõ khái niệm “Công nghệ sạch”, đi cùng với việc sử dụng công nghệ sạch là việc sản xuất các sản phẩm sạch, ít gây hại đến môi trường. Mặt khác, phần mục tiêu trong Dự thảo cũng cần được xem xét lại để có thể có những mục tiêu cụ thể chính xác. Tổ soạn thảo Dự thảo cũng cần nghiên cứu lại phần mục tiêu và giải pháp để tránh chồng chéo, nhầm lẫn.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú nhấn mạnh, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thế giới. Do đó, việc xây dựng, soạn thảo Dự thảo cần đặt trong xu thế phát triển chung của thế giới về kinh tế xanh, bảo vệ môi trường. Theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, tổ soạn thảo cần chú ý đến việc xác định rõ khái niệm Công nghệ sạch, đưa ra danh mục về các công nghệ sạch và lộ trình thực hiện. Đồng thời, cần xác định lại phạm vi và chia nhóm giải pháp theo ba vấn đề: khuyến khích, kiểm soát và cấm. Điều này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ sạch, ngăn cấm các hành vi sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

Sau khi tham khảo ý kiến của các đại biểu tham dự Hội thảo cũng như lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, Vụ Khoa học và công nghệ sẽ tổng hợp và tiếp thu, sửa đổi những vấn đề cần thiết trong Dự thảo trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo vpia.org.vn

Sử dụng công nghệ sạch trong sản xuất và đời sống

alt

Ngày 14.11.2012, tại Hà Nội, Vụ KH&CN (Bộ Công thương) đã tổ chức Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học và các đơn vị trực thuộc Bộ cho dự thảo Chiến lược sử dụng công nghệ sạch. Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú chủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo, đại diện Vụ KH&CN đã trình bày dự thảo Chiến lược sử dụng công nghệ sạch. Mục tiêu của Chiến lược là đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ sạch một cách có chọn lọc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp và trong đời sống xã hội sao cho công nghệ sạch vừa phát huy được những ưu điểm vốn có về hiệu quả kinh tế và giảm tác động xấu tới môi trường, vừa mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và cộng đồng. Dự thảo đề ra mục tiêu cụ thể là từ nay đến năm 2020, sử dụng rộng rãi công nghệ sạch tại các cơ sở sản xuất với 50% số cơ sở sử dụng công nghệ sạch khi có hoạt động cải tạo, 100% cơ sở sản xuất sử dụng cộng nghệ sạch khi đầu tư mới, 50% sản phẩm sản xuất công nghiệp là sản phẩm sạch… Các đại biểu tham dự Hội thảo cơ bản đều nhất trí với những nội dung được đề cập đến trong dự thảo Chiến lược. Tuy nhiên, các đại biểu kiến nghị cần làm rõ khái niệm “công nghệ sạch”, cũng như làm rõ  hơn nữa phần mục tiêu và giải pháp để tránh chồng chéo.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú đánh giá cao những cố gắng của Vụ KH&CN trong viện soạn thảo Chiến lược, song cũng lưu ý tổ soạn thảo cần chú ý đến việc xác định rõ khái niệm công nghệ sạch, đưa ra danh mục các công nghệ sạch và lộ trình thực hiện. Đồng thời, cần xác định lại phạm vi và chia nhóm giải pháp theo ba vấn đề: khuyến khích, kiểm soát và cấm. Điều này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ sạch, ngăn chặn các hành vi sản xuất gây ô nhiễm môi trường… Thứ trưởng giao Vụ KH&CN tổng hợp và tiếp thu các ý kiến đóng góp tại Hội thảo, chỉnh sửa dự thảo Chiến lược để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo www.tchdkh.org.vn

Công ty thân thiện với môi trường

Trong cơn mưa xuân lất phất của xứ Huế chúng tôi tìm đến khu công nghiệp Tứ Hạ- Hương Trà (TT- Huế). Ngồi trên xe, anh Nguyễn Lương Bảy- Giám đốc Trung tâm Khuyến công với mái đầu hói, luôn hóm hỉnh nói: Hôm nay chúng ta sẽ đến thăm nhà máy “ba sạch” các nhà báo sẽ ngạc nhiên đấy!

Công ty thân thiện với môi trường 

CôngThương – Nghe anh nói, chúng tôi cảm thấy háo hức hơn. Xe chạy lòng vòng quanh khu công nghiệp, vượt qua nhiều nhà máy, xí nghiệp và dừng lại trước một “Khu du lịch” rộng lớn có tường rào bao bọc, bên trong từng tòa nhà lúp xúp ẩn hiện trong màu xanh của cây cảnh. Và chúng tôi đã ngạc nhiên thực sự khi nhìn thấy tấm biển “Nhà máy giấy Hipp Phụng Phát” chứ không phải là địa chỉ… du lịch.

Tiếp chúng tôi tại văn phòng là bà Giám đốc Hoàng Thị Yến rất xinh xắn trong chiếc áo dài lụa tơ tằm. Bên chén trà ướp hương sen chúng tôi đã nghe chị kể về Công ty Phụng Phát một cách lý thú. Khởi đầu chị chỉ là một đại lý chuyên cung cấp các sản phẩm giấy cho một số cửa hàng bán lẽ, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn. Do vai trò của nhà cung ứng chị được một số nhà máy mời đến thăm nơi sản xuất. Từ sự quan sát tinh tế của mình chị phát hiện ra rằng làm được một sản phẩm giấy sạch, thậm chí siêu sạch, đảm bảo vệ sinh quả là… khó còn nếu muốn thu lợi nhuận cao, bất chấp người tiêu dùng, dùng giấy tận dụng thì dễ như trở bàn tay. Với vốn kiến thức sẵn có và được sự hỗ trợ của người chồng chị quyết định chia tay vai trò nhà cung ứng sau 18 năm gắn bó để trở thành nhà sản xuất.

Chị Yến cho biết, ngoài việc quen bạn hàng, thị trường, chị còn đánh giá nhu cầu về sản phẩm giấy vệ sinh và khăn giấy của người tiêu dùng rất lớn. Đây là một trong những nhóm sản phẩm mới có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, chất lượng , giá cả, vệ sinh môi trường của nhóm sản phẩm này có nhiều vấn đề. Vì vậy đầu tư sản xuất giấy vệ sinh và khăn giấy các loại với chất lượng cao, thân thiện môi trường làm chị rất quan tâm. Đầu tiên, chị tìm đến các nhà máy giấy có thương hiệu ở trong nước, chưa đủ, chị đi ra nước ngoài đến Đài Loan, Trung Quốc, Thái lan…“tầm sư học đạo” và kết quả bây giờ là Nhà máy giấy Phụng Phát ra đời với số vốn đầu tư ban đầu gần 30 tỷ đồng…

Điểm khác biệt của Phụng Phát so với nhiều cơ sở khác là được sản xuất trên dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại, sản phẩm chất lượng cao, siêu sạch…. Ngoài ra, công ty còn quan tâm thiết kế, đầu tư, lắp đặt các thiết bị điện và tổ chức sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

Cũng là sản phẩm giấy nhưng trong bàn tay của người phụ nữ tài hoa, những sản phẩm giấy của chị Yến lại có nhiều điểm khác biệt. Không những chăm chút về kiểu dáng, bao bì, chị còn luôn tìm cách đưa sản phẩm của mình với nhiều mới lạ có mùi thơm dịu, sản phẩm lau không có những hạt mịn óng ánh của bột xà cừ ốc biển đọng lại trong lòng bàn tay không đảm bảo vệ sinh như một số sản phẩm giấy khác. Để hướng đến một thị trường rộng lớn hơn, vừa mới ra đời, ngoài xây dựng hệ thống đại lý trong nước, chị còn đăng ký kiểu dáng, nhãn hiệu, mã vạch… để đưa sản phẩm vào hệ thống các siêu thị và xuất khẩu; đồng thời hướng đến việc đăng ký và quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, FDA…

Với bước đi đó, chỉ hơn một năm đưa vào hoạt động, với sự cần mẫn nghiên cứu, sáng tạo của người phụ nữ tài hoa, Công ty Phụng Phát đã đưa ra thị trường gần 30 sản phẩm giấy các loại với nhiều dòng sản phẩm, nhiều loại kích cỡ… Có một điều tưởng như vô lý là sản phẩm của Phụng Phát được sản xuất với “tiêu chuẩn siêu sạch”, nhưng giá bán lại thấp hơn 15% so với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Chị Yến lý giải, khách hàng chính là người đánh giá đúng nhất về chất lượng và giá cả sản phẩm; đồng thời chính là người quyết định sự sống còn của sản phẩm. Tuy nhiên, trước hết họ phải có cơ hội được dùng sản phẩm mới có lựa chọn và quyết định đúng. Tặng 15% giá sản phẩm là cách quảng bá, khuyến mại trực tiếp của công ty với khách hàng trong bối cảnh nền kinh tế đang khó khăn hiện nay.

Tuy nhiên để làm được điều đó không phải dễ, buộc công ty đề ra hàng loạt giải pháp tiết kiệm trong sản xuất. Như khâu nhập nguyên liệu, ban đầu công ty nhập giấy khổ rộng 1,76m sau khi nghiên cứu, chỉ nhập giấy khổ rộng 1,74m mà vẫn đảm bảo quy cách giấy cuộn nhỏ khi cắt ra và tiết giảm được 2cm giấy rẻo thừa hai đầu. Ngay cả khâu làm lõi giấy cũng được doanh nghiệp tính toán lại để tiết kiệm và tiện dụng. Từ mua lõi giấy làm sẵn công ty quyết định nhập máy móc thiết bị tự sản xuất lõi luôn, vừa tiết kiệm tiền vận chuyển, chi phí mà cùng một lúc, công nhân có thể vận hành được 2 đến 3 máy. Với việc tính toán lại và hợp lý hoá trong tất cả các khâu sản xuất, Nhà máy Giấy HIPP đã tiết kiệm được trên 200 triệu đồng/tháng. Khoản này được bù vào sản xuất để giữ giá sản phẩm trong khi giá nhiều mặt hàng cùng loại của 1 số nhãn hàng khác đã tăng từ 10 đến 20%, nhờ vậy, giấy siêu sạch HIPP vẫn tiêu thụ tốt.

Với chiến lược kinh doanh khôn ngoan trên hành trình chinh phục người tiêu dùng của mình nên sản phẩm của Phụng Phát lần lượt đi vào nhiều nhà hàng, khách sạn lớn của cả nước. Giấy Phụng Phát ra bắc vào nam trải rộng khắp miền Trung – Tây Nguyên vươn đến các thị trường Đông Nam Á như Lào, Camphuchia, Thái Lan; xa hơn đến Hàn Quốc, Cu Ba, thị trường các nước Trung Mỹ.. và chuẩn bị qua nhiều nước châu Âu, Đông Á khác… trong năm 2012 này. Chính nhờ vậy, từ doanh thu bình quân 2 tỷ đồng/tháng năm 2010, sang năm 2011 dù thị trường có khó khăn hơn nhưng Giấy Hipp Phụng Phát lại… phát to khi doanh thu xấp xỉ trên 50 tỉ đồng.

Bên cạnh việc sản xuất, người phụ nữ Huế  còn chăm chút cho nhà máy mình như chăm chút một vườn hoa cây cảnh. Thật không ngoa khi nói như ông Nguyễn Lương Bảy- Đây là khu du lịch nghỉ dưỡng chứ có phải nhà máy giấy mô!. Chị Yến cho biết, tất cả các công trình kiến trúc, trang trí nội thất là xuất phát từ ý tưởng của chị, chỉ riêng cây cảnh ở khu đất trước văn phòng chị đã đầu tư không dưới 1 tỉ đồng. Với chị, nhà ăn, nhà nghỉ, khu làm việc… nếu hòa lẫn vào thiên nhiên sẽ làm cho người công nhân bớt mệt mỏi hơn, yêu đời, dễ chịu hơn nếu so với một môi trường làm việc khô nóng, thiếu bóng mát. Chưa hết, chị còn biến những khu đất trống của nhà máy thành nơi cung cấp thức ăn hàng ngày cho công nhân với hàng trăm cây chuối đủ loại, chè Thái Nguyên, vườn sả, các loại rau cải củ, thậm chí cau trầu cũng không thiếu. Chị cho biết, từ những sản phẩm này ngoài phục vụ cho các bữa ăn của công nhân còn đóng góp thêm vào quỹ công đoàn mỗi tháng chí ít cũng hơn chục triệu đồng để bồi dưỡng, hỗ trợ thêm cho công nhân khi ốm đau, hoạn nạn…

Sản phẩm giấy Hipp của Công ty Phụng Phát vừa được UBND tỉnh TT- Huế chọn là sản phẩm nông thôn tiêu biểu năm 2011 và được Sở Công thương trao giải về chất lượng, mẫu mã, sản phẩm mới trong Hội thi các sản phẩm làng nghề do tỉnh TT- Huế tổ chức năm 2011 và là sản phẩm được chọn để chuẩn bị cho Hội thi quốc gia năm 2012 sắp đến.

Thành tích của Phụng Phát thì nhiều như với người bạn đồng nghiệp cùng đi: Đây là công ty 3 đẹp: sản phẩm đẹp, môi trường đẹp và… bà giám đốc đẹp; còn với tôi ấn tượng nhất đây vẫn là “Công ty ba sạch”, thân thiện với môi trường.  Và tôi hi vọng rằng ấn tượng này sẽ còn được giữ mãi như phương châm “ Hipp – cùng nhau phát triển ” của công ty và con chim “Phụng” sẽ luôn bay lên…, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, thị trường mới và mãi là người bạn thân thiện của môi trường.

Tinmoi

Hội nghị Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực TN&MT các tỉnh, thành phố phía Bắc

​Sáng 23/11, Bộ TN&MT phối hợp UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực TN&MT các tỉnh, thành phố phía Bắc tại TP.Vĩnh Yên nhằm đánh giá tình hình 5 năm triển khai công tác đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT ngành TN&MT giai đoạn 2008 – 2012 và triển khai Kế hoạch giai đoạn 2013 – 2015.
Tới dự có Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Hà Hòa Bình; đại diện, lãnh đạo của các Bộ Thông tin Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư cùng hơn 30 Sở TN&MT các tỉnh phía Bắc.

Thực hiện Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) ngành TNMT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của Chính phủ và Chương trình Quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015,  những năm qua, Bộ TN&MT đã xây dựng, ban hành được nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định những vấn đề liên quan đến CNTT nói chung và điều chỉnh hoạt động ứng dụng CNTT nói riêng. Các văn bản và quy định được ban hành đã tạo khung pháp lý ngày càng đầy đủ và chặt chẽ, thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước, tạo môi trường ứng dụng CNTT đồng bộ, góp phần giảm thiểu rủi ro, hạn chế các thách thức đặt trong quá trình ứng dụng và phát triển CNTT trên quy mô toàn ngành TN&MT.
Đến nay, 100% Sở TN&MT trên cả nước đã có mạng cục bộ, hầu hết đã kết nối Internet bằng ADSL hoặc Leased Line, Wireless. Mạng cục bộ và các thiết bị mạng cơ bản đã được đầu tư, trang bị cho 62/63 Sở TN&MT các tỉnh, thành phố. Tại các đơn vị thuộc Bộ TN&MT đã triển khai hệ thống thư điện tử trong công việc. 100% cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử và tỷ lệ số người sử dụng thường xuyên đạt 80%. Trong lĩnh vực đất đai đã đạt 100% số Sở TN&MT dùng phần mềm hệ thống CSDL thống kê đất đai có chức năng cập nhật, lưu giữ số liệu đồng thời cho phép tổng hợp, kết xuất báo cáo bằng văn bản, giúp tổng hợp số liệu về đơn vị, cập nhật số liệu biến động và trợ giúp thiết kế biểu mẫu, in báo cáo. Có khoảng 20% số Sở TN&MT dùng phần mềm Elis; 30% dùng phần mềm ViLis xây dựng hồ sơ địa chính, hệ thống thông tin đất đai.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc cho rằng, thời gian qua phần lớn các Sở TN&MT triển khai tốt Chương trình Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực TN&MT nên đã đạt được một số kết quả nhất định, là tiền đề quan trọng trong việc hình thành Chính phủ điện tử tương lại. Tuy nhiên, hiện việc triển khai dự án tại một số địa phương còn không ít khó khăn khi lãnh đạo tỉnh chưa có sự quan tâm đúng mức tới lĩnh vực này, chưa có cơ chế tài chính cụ thể cũng như kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực thích hợp dẫn tới chậm triển khai và hiện quả thực sự của Chương trình không cao. Chính vì vậy, tại Hội nghị này, Thứ trưởng đề nghị các Bộ, ngành liên quan cùng lãnh đạo Sở TN&MT các tỉnh cần tập trung vào việc đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn của địa phương, tìm kiếm những sáng kiến hay, mô hình triển khai tốt để Chương trình quan trọng này đạt được kết quả cao hơn trong thời gian tới.
Toàn cảnh Hội nghị

vea.gov.vn