Xây dựng một thế hệ trẻ sống xanh
“Sống Xanh” là lối sống văn minh, hiện đại xuất phát từ phương Tây. Từ nhỏ, trẻ em phương Tây đã được giáo dục lối sống xanh vì môi trường, đồng thời phát triển nhân cách để trở thành công dân văn minh lịch sự.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý, trẻ em sớm hình thành lối “Sống Xanh” quan tâm đến môi trường sẽ thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Đây là tác động tích cực của “Sống Xanh’ lên tâm lý và nhân cách của trẻ em.
Gần đây, “Sống Xanh” đã du nhập vào Việt Nam và đang dần trở thành xu hướng sống hiện đại, văn minh lịch sự. Nhiều gia đình trẻ nhận thấy “Sống Xanh” là một phần tất yếu của giáo dục dành cho con cái, bên cạnh học chính khóa, ngoại ngữ, thể thao và nghệ thuật. Chị Phan Ngọc Thanh, 29 tuổi, nói chị cảm thấy những đứa trẻ thể hiện lối “Sống Xanh” như: không xả rác, tiết kiệm điện nước, tự giác chăm sóc cây xanh và tái sử dụng đồ cũ là những đứa trẻ xuất phát từ nền văn hóa, giáo dục phương Tây; nên chị cũng mong muốn con mình cũng sẽ trở nên như vậy.
Dạy lối “Sống Xanh” cho trẻ như thế nào?
Cô Nguyễn Thanh Cúc, giáo viên một trường tiểu học Q.Tân Bình, TP.HCM cho biết, để hình thành thói quen sống xanh cho trẻ không khó và cần bắt đầu ngay độ tuổi tiểu học. Đây chính là giai đoạn trẻ dễ học hỏi và tiếp thu. Ở trường , thay vì dạy bé bằng những bài học lý thuyết khô khan, trừu tượng và khó hiểu, giáo viên có thể sử dụng những phương pháp trực quan sinh động giúp trẻ vừa học vừa chơi. Về phía gia đình, các bậc phụ huynh có thể vui chơi với trẻ bằng những câu chuyện và trò chơi về “Sống Xanh”.
Nắm bắt được xu hướng giáo dục lối “Sống Xanh” dành cho trẻ của bậc phụ huynh. Nhãn hàng OMO phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện năm “Sống Xanh” đầu tiên tại 70 trường tiểu học thuộc địa bàn TP.HCM. Đây là một chương trình giáo dục trực quan sinh động, phù hợp với lứa tuổi các em. Cụ thể, các em sẽ được tìm hiểu tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường thông qua cuộc phiêu lưu vui nhộn và bổ ích,đóng vai Hiệp Sĩ Xanh giải cứu thế giới khỏi rác thải; qua việc dùng “cỗ máy kỳ diệu” (mô hình của quy trình tái chế) biến những chai nhựa bỏ đi thành vật hữu ích; hay sáng tạo ra các loại đồ chơi mới từ những chai nhựa, giấy báo cũ…
Say mê sáng tạo đồ chơi mới từ những chai nhựa cũ.
Theo đánh giá của cô Phạm Thúy Hà, hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TP.HCM, chương trình này sẽ mở ra một sân chơi đầy ý nghĩa, nâng tầm những hoạt động xanh tại các trường tiểu học, tạo nên những chuyển biến tích cực trong ý thức bảo vệ môi trường và hình thành lối sống văn minh lịch sự trong tương lai của các em học sinh.
tinxanh.com