Video clip cảm động đạt 200 triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày!

Ô nhiễm kinh khủng ngay giữa thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân

Một video phim tài liệu về vấn đề ô nhiễm môi trường của Trung Quốc đã đạt 200 triệu lượt truy cập chỉ sau 2 ngày cuối tuần và số người truy cập vẫn tiếp tục tăng. Các nhà môi trường đánh giá rằng bộ phim giúp người dân Trung Quốc mở rộng tầm mắt.

Khách du lịch phải bịt kín khẩu trang và đeo kính khi đến Công viên Thiên Đàn ở Bắc Kinh vào tháng Giêng. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Khách du lịch phải bịt kín khẩu trang và đeo kính khi đến Công viên Thiên Đàn ở Bắc Kinh vào tháng Giêng. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Chai Jing là một phóng viên điều tra đang làm việc tại đài truyền hình quốc gia Trung Quốc. Cô đã phải bỏ công việc của mình vào năm ngoái để chăm sóc con gái điều trị khối u lành tính.Trong bộ phim tài liệu này, Chai Jing đã diễn tả cô phải rất khó khăn khi giải thích cho cô con gái của mình rằng tại sao không nên ra ngoài đường.

“Tại Bắc Kinh vào năm 2014, tôi chỉ dám đưa con gái ra ngoài khi không khí trong lành hơn,” cô nói trong bộ phim. “Có 175 ngày ô nhiễm trong năm ngoái. Điều đó có nghĩa rằng trong nửa năm, tôi không có sự lựa chọn nào khác mà phải giữ con gái ở nhà, đóng cửa tại như một tù nhân.”

Chai Jing đã đầu tư 160.000 USD và mất một năm để làm bộ phim Under The Dome, tiêu đề giống như một cuốn tiểu thuyết của Stephen King. Một số cảnh trong phim đang gây sốc, trong đó có một chuyến thăm tới một phòng điều hành của bệnh viện, nơi mà các khán giả nhìn thấy những bệnh nhân bị bênh phổi do ô nhiễm không khí tại Trung Quốc gây ra.

Chai Jing hỏi một số câu hỏi khó về chính trị và kinh tế, về nguyên nhân gây ra sương khói, nhưng thường với một cách nhẹ nhàng, hài hước.

Cô phỏng vấn một quan chức môi trường, địa phương, người cảm thấy bất lực khi thực thi pháp luật của nhà nước. Ông thừa nhận rằng, “Tôi không muốn mở miệng, bởi vì tôi e sợ bạn sẽ thấy tôi không có răng.”

Cô thú nhận rằng, giống như nhiều công dân Trung Quốc, chỉ mới đây cô mới biết được sự khác biệt giữa sương mù và sương khói.

Cô đã phỏng vấn các quan chức địa phương, người đã bảo vệ cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm vì các ngành công nghiệp đó đã tạo ra công ăn việc làm và nộp thuế.

Chai Jing không chỉ trích một cách rõ ràng mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Cô cũng không gọi tên các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải chịu trách nhiệm đối với các chính sách này. Cô muốn nói lên rằng, ô nhiễm là cái giá phải trả cho việc công nghiệp hóa nhanh chóng và Trung Quốc đã đến lúc bị trả giá.

Trong bộ phim, Chai đã đi đến Los Angeles và London để tìm hiểu cách để những thành phố đó có không khí sạch. Cô kết luận rằng Trung Quốc có thể làm theo những tấm gương đó, và các công dân nên cùng chung tay giải quyết.

“Các chính phủ lớn mạnh trên thế giới không thể tự giải quyết các ô nhiễm… Họ phải dựa vào mỗi người dân bình thường như bạn và tôi, dựa trên sự lựa chọn của chúng tôi, và theo ý của chúng tôi.”

Ma Jun, giám đốc của Viện công cộng và các vấn đề môi trường Bắc Kinh, đồng ý với quan điểm này/ Ông coi bộ phim tài liệu Chai như một lời cảnh tỉnh đối với Trung Quốc, sánh với An Inconvenient Truth, các phim tài liệu về biến đổi khí hậu năm 2006, và Silent Spring, cuốn sách năm 1962 của Rachel Carson về thuốc trừ sâu độc hại.

Ông Ma Jun đã đưa ra lời giải thích vì sao chính phủ Trung Quốc không im lặng trước Chai Jing, và Bộ trưởng môi trường mới của Trung Quốc thậm chí còn cảm ơn cô.

“Bộ phim được chú ý mạnh mẽ vì đề cập đến vấn đề gốc rễ sâu xa, đã được phép phổ biến rộng rãi,” ông nói, ” đó là mặt tích cực của bộ phum, mang đến cho mọi người hy vọng và niềm tin.”

Chai đã từ chối yêu cầu phỏng vấn, ngoại trừ cuộc phỏng vấn với phiên bản web của tờ Nhân dân Nhật báo.

“Mười năm trước, tôi từng tự hỏi, có mùi gì (khó chịu) trong không khí vậy. Giờ đây, tôi đã biết, đó chính là “mùi tiền” – Chai Jing, phóng viên, nhà làm phim tài liệu.

Website đó cho phát trực tuyến bộ phim tài liệu cho đến tận ngày 4/3. Sau đó, nó biến mất mà không có lời giải thích. Tuy nhiên bộ phim vẫn có thể xem được ở những trang web khác ở chính Trung Quốc.

Trong hơn một thập niên qua, Trung Quốc tuyên bố đã đến lúc xử lý ô nhiễm môi trường và họ sẵn sàng giảm tăng trưởng kinh tế để thực hiện được điều đó. Nhưng năm ngoái chỉ có 8 trên 74 thành phố Trung Quốc đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng không khí – nhiều hơn 5 thành phố so với năm 2013.

Các nhà môi trường đã hoan nghênh dấu hiệu đáng khích lệ khác trong những tháng gần đây. Cuối tháng 11/2014, lần đầu tiên, Trung Quốc đặt mục tiêu cho năm 2030 lượng khí thải carbon đath mức tối đa, sau đó sẽ giảm dần.

Và đã hứa sẽ cho phép các nhóm nghiên cứu môi trường nộp đơn kiện tập thể chống lại những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.

Theo CTV Nguyễn Xuân Hưng/ vov.vn