Máy bay năng lượng Mặt Trời hoàn thành bay thử đầu tiên

Máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời Solar Impulse 2 đã kết thúc thành công chuyến bay thử đầu tiên, vượt qua trở ngại lớn nhất để hướng tới mục tiêu thực hiện chuyến bay vòng quanh thế giới vào năm 2015.

Phát biểu trước báo giới tại một căn cứ không quân ở Payenrne (Thụy Sĩ), phi công người Đức Markus Scherdel- người thực hiện chuyến bay- cho biết chuyến bay kéo dài 2h15’, lâu hơn dự kiến 30 phút. Mọi hoạt động diễn ra đúng dự định. Scherdel cũng cho biết Solar Impulse 2 còn phải được bay thử thêm nhưng đây là một sự khởi đầu tốt đẹp.

Solar Impulse 2 được sản xuất bằng sợi carbon, nặng 2,3 tấn với 4 động cơ 17,5 mã lực được cấp điện nhờ 17.248 tấm pin mặt trời. Các tấm pin này được lắp vào thân và sải cánh máy bay, dài tới 72 mét, tương đương sải cánh máy bay Airbus A380. Mục tiêu dành cho Solar Impulse 2 là bay không ngừng trong hơn 120 giờ (tương đương 5 ngày và 5 đêm), vượt qua Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời Solar Impulse 2 đã kết thúc thành công chuyến bay thử đầu tiên (Ảnh: elnacional.com.do)

Máy bay chạy bằng năng lượng Mặt Trời Solar Impulse 2 đã kết thúc thành công chuyến bay thử đầu tiên (Ảnh: elnacional.com.do)

Tiền thân của Solar Impulse 2 là Solar Impulse, chiếc máy bay đạt kỷ lục thực hiện chuyến bay dài 26 giờ hồi năm 2010. Điều này cho thấy pin trong máy bay có thể nạp đủ nhiên liệu vào ban ngày để dùng vào ban đêm. Năm ngoái, Solar Impulse cũng đã bay qua châu Âu, qua Địa Trung Hải đến Marocco và vượt qua Mỹ mà không cần sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Dự kiến, chuyến bay vòng quanh thế giới của Solar Impulse 2 vào tháng 3/2015 sẽ bắt đầu từ vùng Vịnh để tận dụng điều kiện mây thấp ở Trung Đông và sẽ có vài chặng dừng chân. Máy bay sẽ vượt qua Biển Arab để đến Ấn Độ, Myanmar và Trung Quốc.

Tiếp đó, máy bay sẽ vượt Thái Bình Dương, bay qua nước Mỹ, Đại Tây Dương, Nam Âu và cuối cùng là Bắc Phi trước khi trở về điểm xuất phát.

Tốc độ ban đêm của máy bay là 46 km/h nhằm tránh pin cạn quá nhanh. Phi công có thể chợp mắt trên ghế “hạng thương gia” do có “người đồng hành” là thiết bị đánh thức và báo cáo bất kỳ trục trặc nào đến bộ phận kiểm soát chuyến bay đặt tại Thụy Sĩ.

Chủ dự án phát triển máy bay sử dụng năng lượng mặt trời là Bertrand Piccard, người đầu tiên bay quanh thế giới bằng khinh khí cầu khí nóng và Andre Borschberg, nguyên là một phi công trong lực lượng không quân Thụy Sĩ. Hai ông cho rằng pin năng lượng mặt trời kết hợp cùng vật liệu siêu nhẹ có thể biến máy bay sử dụng năng lượng mặt trời thành hiện thực.

Theo Thu Huyền/Chinhphu.vn, 03/06/2014

 

Quỹ Ủy thác tín dụng xanh đồng hành cùng Techcombank cung cấp Gói giải pháp tài chính toàn diện và ưu đãi tài chính vượt trội dành riêng cho các doanh nghiệp phát triển “xanh”

Ngày 30/5/2014, tại Vĩnh Phúc, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) đã tổ chức Hội thảo “Khách hàng sử dụng năng lượng trọng điểm 2014” nhằm giới thiệu lợi ích và hướng dẫn thực hiện giải pháp kiểm toán năng lượng và các mô hình quản lý năng lượng hiệu quả. Với vai trò là ngân hàng duy nhất cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu dành riêng cho các doanh nghiệp tham gia kiểm toán năng lượng, Ngân hàng Techcombank cũng giới thiệu đến nhóm đối tượng này nhiều ưu đãi tài chính vượt trội tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển “xanh” một cách bền vững.

Theo đó, bên cạnh các giải pháp tài chính toàn diện đáp ứng tất cả các nhu cầu về tài chính của doanh nghiệp từ tín dụng, giao dịch, quản lý dòng tiền…, Techcombank còn mang đến nhiều ưu đãi vượt trội dành riêng cho nhóm doanh nghiệp tham gia kiểm toán năng lượng: 

• Gói tín dụng với với lãi suất ưu đãi, thời hạn khoản vay lên đến 24 tháng, phương thức trả gốc và tài sản đảm bảo linh hoạt, thủ tục nhanh gọn 

• Doanh nghiệp có cơ hội nhận được gói hỗ trợ đặc biệt từ Quỹ Ủy thác tín dụng xanh (GCTF) do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ tài chính không hoàn lại và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư mới hoặc thay thế các dây chuyền công nghệ mới

Năng lượng đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, đặc biệt trong bối cảnh các nguồn năng lượng không tái tạo ngày càng khan hiếm. Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy, nhu cầu dùng điện mỗi năm tăng rất nhanh, tối thiểu là 12 – 13% – đạt mức gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP nhưng mức độ tăng trưởng ngành năng lượng trong nước lại chỉ đáp ứng được khoảng 60% yêu cầu. Với mức tiêu thụ năng lượng như vậy, nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên khan hiếm và cạn kiệt, trong khi tình trạng lãng phí năng lượng cho sản xuất, xây dựng… hiện nay rất lớn. Cùng với đó, hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng thấp so với các nước phát triển đã khiến giá thành sản phẩm tăng cao và làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Điều này cho thấy vai trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp trọng điểm trong việc tiết kiệm năng lượng, không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí mà còn đóng góp cho sự phát triển bền vững của cả cộng đồng. 

Để tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả, khâu kiểm toán năng lượng đóng một vai trò quan trọng. Đây là cách thức để doanh nghiệp nhận diện những bất hợp lý, thất thoát, sử dụng không hiệu quả.. từ đó đánh giá được tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Sau kiểm toán, chuyên gia tư vấn sẽ đề xuất cho doanh nghiệp các giải pháp sử dụng năng lượng tối ưu nhất, giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, gia tăng cạnh tranh. 

Gói giải pháp tài chính toàn diện cùng với những ưu đãi của Techcombank là nền tảng tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp tham gia kiểm toán năng lượng thực hiện hiệu quả các giải pháp tiết kiệm năng lượng thông qua việc nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất, công nghệ. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đạt hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị thương hiệu, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 

Tin từ techcombank.com.vn

Hướng tới một “nền kinh tế xanh”

Phát triển kinh tế xanh và bảo vệ môi trường hiện đang là xu thế phát triển chung của hệ thống kinh tế toàn cầu. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, để rút ngắn khoảng cách, tiếp cận với một nền kinh tế hiện đại, văn minh và hướng tới một “nền kinh tế xanh” trong tương lai không xa, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện những cơ chế, chính sách sát thực. Đồng thời học tập cách thức tiến hành của các nước đi trước để có một lộ trình và bước đi phù hợp với tình hình thực tế.

PGS, TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Viện trưởng Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: “Kinh tế xanh và bảo vệ môi trường là hai phạm trù chứa đựng những nội hàm khác nhau, nhưng đang có xu hướng tiến gần nhau trong một phạm trù phổ biến đã được dùng trong mọi lĩnh vực là “Phát triển bền vững”. Từ Hội nghị thượng đỉnh về môi trường toàn cầu Ri-ô đờ Gia-nây-rô (năm 1992) ở Bra-xin về “Môi trường và Phát triển” đã khởi xướng “Chương trình nghị sự 21” về “Phát triển bền vững”. Kể từ đó đến nay, thế giới đã nỗ lực thực hiện chương trình này. Tại Việt Nam, tính đến nay có hơn 33 luật và hơn 20 pháp lệnh có nội dung liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như: Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản… Như vậy, về cơ bản chính sách bảo vệ môi trường, các văn bản pháp luật của chúng ta đã tương đối đầy đủ và được thực thi rộng rãi, dần đi vào chiều sâu với sự kết hợp hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội…

Bên cạnh đó, nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước cũng được ban hành. Mới đây nhất, Hội nghị Ban Chấp hành T.Ư Đảng lần thứ 7, khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 24-NQ/T.Ư về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là “Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”. Đối với nội dung bảo vệ môi trường, Nghị quyết đã khẳng định “Phát triển ngành kinh tế môi trường trên cơ sở ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ bảo vệ môi trường và tái chế chất thải. Đẩy mạnh xã hội hóa bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng bền vững”.

Thực tế cho thấy, vấn đề nhận thức, hiểu thế nào là một “nền kinh tế xanh” hiện nay ở nước ta vẫn là một khái niệm mới mẻ, đòi hỏi phải có những nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức từ các cấp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người dân. Trong khi đó, “nền kinh tế xanh” thường gắn liền với sử dụng năng lượng tái tạo, xây dựng xã hội các-bon thấp, đầu tư khôi phục hệ sinh thái và giải quyết sinh kế gắn liền với phục hồi môi trường… Tuy nhiên, công nghệ sản xuất tại Việt Nam hiện nay phần lớn là công nghệ cũ, tiêu hao năng lượng lớn, cho nên việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với “nền kinh tế xanh” đang là thách thức không nhỏ nếu không có sự trợ giúp về vốn và công nghệ từ các nước phát triển. Việc huy động vốn cho thực hiện mục tiêu xây dựng “nền kinh tế xanh” vẫn còn nhiều khó khăn. Mặc dù Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng của nước nghèo nhưng tích lũy quốc gia còn quá thấp, lại chưa huy động được các nguồn lực của toàn xã hội, cho nên ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình triển khai hướng tới một “nền kinh tế xanh”…

Phát huy lợi thế về nguồn vốn tự nhiên sẵn có, khắc phục những hạn chế của nhiều nước trên thế giới đã gặp phải, cũng như hướng tới một “nền kinh tế xanh” trong tương lai, theo các chuyên gia cần tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới mô hình tăng trưởng, trọng tâm là cơ cấu lại nghề nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, phát thải các-bon thấp; công nghệ thân thiện với môi trường; sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, không gây ô nhiễm môi trường; phục hồi tài nguyên và hệ sinh thái. Đồng thời tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề trong nội hàm của “nền kinh tế xanh” như: sử dụng năng lượng tái tạo; công nghệ sản xuất tiết kiệm tài nguyên, tiêu hao ít năng lượng; công nghệ giảm phát thải khí nhà kính; hạn chế thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường. Đổi mới quy hoạch sử dụng đất cho phát triển đô thị, phát triển giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất, các công trình phúc lợi xã hội theo hướng dành quỹ đất đủ cho phát triển cây xanh, hồ nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường theo quy định tiêu chuẩn quốc tế.

Việc cải cách lại hệ thống thuế tài nguyên và xem xét lại thuế môi trường hướng tới phát triển “nền kinh tế xanh” cũng cần sớm được điều chỉnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức của xã hội để tạo ra sự đồng thuận cao từ lãnh đạo đến người dân và doanh nghiệp, từ đó thay đổi quan điểm và nhận thức về một “nền kinh tế xanh”. Tăng cường sự hợp tác quốc tế trong nỗ lực xây dựng “nền kinh tế xanh” ở Việt Nam bằng việc huy động nguồn hỗ trợ của quốc tế, nhất là nguồn vốn đầu tư 2% GDP toàn cầu cho phát triển “nền kinh tế xanh”…

Theo nhandan.com.vn, ngày 13/04/2014

Ngày Môi trường thế giới 2014: Hãy hành động để ngăn nước biển dâng

bankimontrongrung

Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon trồng cây

Hưởng ứng Năm Quốc tế các tiểu quốc đảo đang phát triển 2014 International Year of Small Island Developing States -SIDS), chủ đề Ngày Môi trường thế giới 05/6 (tạm dịch là): “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng” (Raise your voice, not the sea level) hướng tới chủ đề rộng lớn là biến đổi khí hậu và tác động của nó.

​Thông qua đó hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho chủ đề Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về tiểu đảo diễn ra vào tháng 9 tới và sự cấp bách phải bảo vệ các hải đảo khi phải đối mặt với các rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu.

Quốc đảo là nơi lưu giữ các nền văn hóa và các di sản độc đáo và đang dạng cũng như là nơi có hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Tuy nhiên, các quốc đảo đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, tiêu thụ không bền vững, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, thiên tai khắc nghiệt, là nạn nhân của sự gia tăng ô nhiễm và công nhgiệp hóa trên toàn cầu.

Trong đó, biến đổi khí hậu là thách thức hàng đầu, mặc dù các quốc đảo nhỏ chỉ phát thải CO2 hằng năm ít hơn 1% lượng phát thải trên toàn thế giới nhưng họ lại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và nước biên dâng. Ủy ban Quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC, năm 2007) đã ước tính rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ khiến mực nước biển dâng lên từ 180 – 590 mm vào năm 2100. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy những ước tính trên có khả năng tăng lên ít nhất hai lần.

Tính dễ bị tổn thương do sự biến đổi khí hậu, hạn chế về khả năng phục hồi sau thiên tai và sự đe dọa của đa dạng sinh học độc đáo trên các đảo. Trong 400 năm qua, đã có 724 loài động vật bị tuyệt chủng, khoảng một nửa trong số đó là các loài ở hải đảo, và có ít nhất 90% số loài chim đã tuyệt chủng trong cùng thời gian ở các đảo trên.

Cộng đồng ven biển ở mọi quốc gia sẽ bị đe dọa do lũ lụt và triều cường, trong đó các hải đảo nhỏ là những nơi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhiều quốc đảo với dân cư và các nền văn hóa sẽ bị nước biển nhấn chìm.

Tại Lễ khai mạc Năm Quốc tế các tiểu quốc đảo đang phát triển 2014, Tổng Thư ký LHQ Ban-Ki-moon kêu gọi : “Trái Đất chính là hòn đảo chung của tất cả chúng ta, vì vậy hãy cùng nhau bảo vệ trái đất”.

Theo nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), việc chuyển đổi này sẽ tạo cơ hội cho các tiểu quốc đảo quản lý vốn tự nhiên tốt hơn, bảo vệ môi trường, tạo ra các việc làm xanh để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Theo nguồn UNEP