Đổi mới công nghệ để giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính

Những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ điện năng của TPHCM ngày càng tăng cao. Chỉ tính trong năm 2011 điện năng tiêu thụ toàn Thành phố chiếm 15% so với cả nước, trong đó lĩnh vực sản xuất (công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp) tiêu thụ điện năng chiếm tỉ lệ 42% trên tổng tỉ lệ điện năng thương phẩm của toàn thành phố (trong khi tỉ lệ tiết kiệm của khu vực này chỉ đạt 20,8% trong tổng tỷ lệ tiết kiệm điện toàn thành phố). Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân 9%/năm.

Giảm mức tiêu thụ năng lượng để giảm phát thải bảo vệ môi trường

 

Việc khu vực sản xuất của thành phố chiếm 42% tỉ lệ so với điện năng thương phẩm do yêu cầu của quy mô sản xuất đảm bảo tăng trưởng GDP đồng thời cũng do trình độcông nghệquyết định. Theo báo cáo gần đây nhất 12/2008 của Sở Khoa học Công nghệ phối hợp với Ban quản lý các Khu chế xuất – Khu công nghiệpTPHCMvề đánh giá trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TPHCM, trong số 429 doanh nghiệp được khảo sát tỉ lệ doanh nghiệp đạt mức tiên tiến chỉ chiếm 1% nhưng tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá ở mức yếu là 51%.

Trên địa bàn thành phố tính đến 5/2012 có khoảng 58.463 doanh nghiệp đang hoạt động trong đó có khoảng 170 doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm (có mức tiêu thụ năng lượng tương đương 10 triệu kWh/năm trở lên). Chính vì vậy, việc áp dụng giải pháp tiết kiệm điện tại các doanh nghiệp là vấn đề cấp bách. Thiết nghĩ, các giải pháp cơ bản có thể áp dụng là: Thành phố có chính sách hỗ trợ thông qua Cơ quan quản lý đầu mối Sở Công thương để doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất hiện đại, thiết bị công nghệ tiên tiến để giảm mức sử dụng điện trên một đơn vị sản phẩm. Đây là giải pháp cơ bản đồng thời cũng là mục tiêu lâu dài cho lĩnh vực sản xuất, vừa nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả, vừa giảm chi phí tiêu thụ điện năng. Hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ nhân lực cho từng ngành sản xuất cụ thể để tiến tới không còn tỉ lệ yếu trong nguồn nhân lực sản xuất. Việc này phải được khởi đầu từ hệ thống các trường dạy nghề và được bổ túc thường xuyên trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại mỗi ngành sản xuất và trong từng doanh nghiệp cụ thể. Hỗ trợ nâng cao trình độ công nghệ tổ chức cho các doanh nghiệp trong từng ngành sản xuất để những năm tới không còn tỉ lệ yếu. Trình độ công nghệ nhân lực lao động và tổ chức được nâng cao sẽ góp phần thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát đánh giá việc sử dụng điện trong các doanh nghiệp sản xuất, thông qua đó tổ chức hướng dẫn và thực hiện luật sử dụng năng lượng tiết kiệmvà hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Tiết kiệm, sử dụng năng lượng điện hợp lý cũng đồng nghĩa với giảmphát thảilượng cacbon trong sản xuất và nâng cao chất lượng môi trường. Doanh nghiệp sản xuất của thành phố, lực lượng tiêu thụ tới trên 42% sản lượng điện thương phẩm sẽ đóng vai trò quyết định tiếtkiệm năng lượng đểxây dựng đô thịHồ Chí Minh phát thải cacbon thấp – một đô thị xanh.

Ngày 7.5.2012 Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định số 2305/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình Năng lượng xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015. Chương trình với những mục tiêu hết sức quan trọng và tổng quát nhằm: Thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng tái tạo (bao gồm ánh sáng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo); khuyến khích sử dụng năng lượng mới thân thiện với môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về sử dụng năng lượng tiết kiệm và năng lượng xanh; áp dụng các biện pháp quản lý, kỹ thuật và khoa học công nghệ nhằm giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị, phương tiện mà vẫn đảm bảo nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất, đời sống đi đôi với việc nâng cao hiệu quả nghiên cứu, sử dụng, phát triển nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch nhằm bảo vệ môi trường.

Nguyễn Văn Chiến
Văn phòng biến đổi khí hậu TPHCM